Đi khám bảo hiểm y tế nhưng tốn tiền triệu mua thuốc

Bệnh nhân tôi "nghèo" lắm anh. Viên amox - cla 1g của DHG có 7-8k còn chê mắc.
Nghèo thì không có lựa chọn
Nghèo mà đòi tiếp cận phác đồ tiến bộ thì không ổn lắm
Với bệnh nhân nghèo thì buộc phải dùng cepha 3 rẻ tiền trừ cefixim ra, ví dụ cefdinir giá rẻ để nã, dù hậu quả lâu dài nhiều nhưng trước mắt là khỏi được bệnh
 
Nghèo thì không có lựa chọn
Nghèo mà đòi tiếp cận phác đồ tiến bộ thì không ổn lắm
Với bệnh nhân nghèo thì buộc phải dùng cepha 3 rẻ tiền trừ cefixim ra, ví dụ cefdinir giá rẻ để nã, dù hậu quả lâu dài nhiều nhưng trước mắt là khỏi được bệnh
"Nghèo" nhân cách ấy fen. Tiền thuốc cho con cái thì tiếc, trong khi vàng vòng đỏ tay, mỗi thằng cha con mẹ một cái ip đời mới. BS khám thì xài Samsung thấy moẹ :amazed:
 
Cái ngành Y học lòi cứt gần 10năm rồi thêm quá trình công tác, kinh nghiệm chữa trị các bậc trước truyền lại mà thằng kia so với dược sĩ đứng quầy thuốc tư (gọi cho sang chứ trình còn đéo tới).
Chuyện bv, bs kê thêm thuốc, hoặc chỉ định thêm làm tiền thì rõ ràng có, nhưng số ít chứ vơ hết như thằng kia tới lúc có bệnh thì nằm chờ chết chứ đi khám làm mẹ gì nữa. Hay lại ra mấy a ds quầy thuốc khám?

via theNEXTvoz for iPad
 
"Nghèo" nhân cách ấy fen. Tiền thuốc cho con cái thì tiếc, trong khi vàng vòng đỏ tay, mỗi thằng cha con mẹ một cái ip đời mới. BS khám thì xài Samsung thấy moẹ :amazed:
Thế nã cepha 3, đíu gì
Mình nghĩ cho nó chứ nó có nghĩ cho nó đâu mà
Bọn bên ngoài nó lạm dụng đầy ra, tôi nói thật, bọn nào mà tôi thấy nói chuyện ưng mắt thì mới điều trị theo phác đồ tối ưu lợi ích cho bn
Chứ bọn nào mà cũng tầm phào, kiểu muốn 1 liều khỏi luôn thì cũng không nên tốn neuron
 
Thế chính sách của bệnh viện thì sao anh, làm các xn, chỉ định ko cần thiết. Như tôi này xquang xong lại đòi ct, xong thì bắt buộc nhập viện 10 ngày chứ ko cho ngoại trú luôn, có ho viêm phổi trào ngược thôi đấy làm tôi phải chạy sang viện khác
uxby0Nl.gif
Cái này do bv hoặc bác sĩ chứ đâu phải do bhyt. Tôi gặp nhiều người đi khám vào ko biết bệnh gì cứ dí xquang chụp cái đã …

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cần phải có kiến thức kinh nghiệm để biết thuốc nào thuốc xịn, thuốc nào thuốc lởm , đổi thuốc ra sao, 99,9% dược sĩ đíu biết
Đến bọn ds ckii ở viện tôi nó còn đíu dám đổi đơn của tôi
Ví dụ đơn giản nhất là kháng sinh
Tôi hay kê betamox es là loại chính ngạch duy nhất có tỷ lệ 14/1
Có cháu cầm ra tiệm ngoài mua cho rẻ, các cháu bán thuốc đổi sang augmentin hoặc amox/clav loại gì đó toàn 4/1-8/1
Uống liều cao ỉa chảy tung toé ra
Xong tái khám tôi thì cười cười bảo em mua thuốc chắc rẻ được vài chục mà con em ăn trận ẻ nhớ đời, còn tốn thêm tiền thuốc ẻ
em xin địa chỉ phòng khám với fen
 
giờ muốn tốn tiền hay là uống thuốc khác xong lòi ra bệnh khác, không có bằng cấp, kiến thức mà tự đổi đơn thuốc thì tôi cũng ạ anh...gì chứ sức khỏe thì đừng có tiếc tiền làm gì
Thế thì cứ đưa cổ ra cho các anh "bác sĩ" chặt thôi.
Tôi thì vẫn khuyên là nghe lời bác sĩ thôi chứ chả bao giờ khuyên là đi nghe dược sĩ cả.
Nhưng tôi không thượng đẳng để ra vẻ miệt thị những người đi tham vấn ở các quầy thuốc, vì tôi biết nguyên nhân chính không phải ở việc họ thiếu kiến thức mà ở việc nhiều "bác sĩ" quá đốn mạt.
 
Kể thêm một câu chuyện nữa, trước giờ tôi cũng khá tôn trọng đồng nghiệp trong ngành Y tế hay cụ thể là các bạn Dược. Nhưng từ khi xảy ra vụ việc này thì xin lỗi, tôi không còn giữ được tư tưởng đó.
Ai có con bị bệnh hô hấp, chắc ăn sẽ biết là kháng sinh Augmentin, Klamentin... là đầu tay trong điều trị ở trẻ em do tính an toàn và hiệu quả.
Thuốc này dù là đồ xịn hay dỏm nó đều có 2 thành phần: Amoxicillin (thành phần chính, diệt khuẩn) + acid clavulanic (thành phần phụ, tăng hiệu quả của amox). 2 thành phần này nó phối hợp theo một tỉ lệ nhất định để đạt hiệu quả.
Cần biết là nếu acid clavulanic cao quá thì các bé nhỏ tuổi, có tiêu hoá kém dễ gặp tiêu chảy kinh lắm, thường phải bỏ thuốc dẫn đến giảm tuân thủ điều trị, lâu hết bệnh. Vì vậy người ta sẽ dùng viên thuốc có hàm lượng nhỏ để giới hạn lượng acid clavulanic.
NHƯNG, nếu làm vậy thì lượng amox trong viên thuốc cũng sẽ giảm, không đủ tác dụng điều trị trong một số bệnh cần hàm lượng amox cao như viêm tai giữa, viêm phổi cộng đồng chưa tới mức nhập viện. Vì vậy tôi sẽ kê đơn như sau đối với các bệnh này:
  • Viên 1: Amoxicillin + Acid clavulanic vừa đủ lượng acid clavulanic tối đa
  • Viên 2: Amoxicillin đơn độc, để tăng lượng kháng sinh lên diệt khuẩn triệt để.
Việc cho đơn này không phải tôi tự ý nghĩ ra, mà là kinh nghiệm từ các thầy cô chuyên khoa Nhi, đã áp dụng và thành công, không hề vi phạm bất kỳ nguyên tắc an toàn hay vấn đề đạo đức nào, vì Amox đơn độc rất rẻ, chỉ có amox + clavulanic là đắt.
Mọi chuyện không có gì, đến một ngày tôi cho đơn trên, ba mẹ cháu bé ra một nhà thuốc mua. Con súc vật bán hàng vừa dốt vừa ra vẻ ta đây nói rằng BS cho sai, BS THIẾU HIỂU BIẾT cho 2 thuốc cùng hoạt chất. Ba mẹ bé cũng tin lời, đến chỗ tôi làm dữ đòi trả thuốc. Tôi tức nhưng không thể giải thích cho phụ huynh hiểu được (vì họ có khả năng hiểu quái đâu). Tôi đành phải hỏi địa chỉ nhà thuốc, lại tận chỗ thông não cho con DS kia biết (nhưng có lẽ nó cũng không có hiểu đâu, bọn nó học như một con vẹt thôi).
Đó là lần duy nhất tôi to tiếng với đồng nghiệp trong ngành, và cũng là lần làm tôi thay đổi thái độ.
Khổ 1 cái là quy trình cho thuốc của fen có nằm trong quy định trị bệnh hô hấp của BYT ko, nếu ko đúng cho thuốc ngoài thì BHYT ko thanh toán. Cái này thì BHYT với BV cãi nhau suốt …

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thế nã cepha 3, đíu gì
Mình nghĩ cho nó chứ nó có nghĩ cho nó đâu mà
Bọn bên ngoài nó lạm dụng đầy ra, tôi nói thật, bọn nào mà tôi thấy nói chuyện ưng mắt thì mới điều trị theo phác đồ tối ưu lợi ích cho bn
Chứ bọn nào mà cũng tầm phào, kiểu muốn 1 liều khỏi luôn thì cũng không nên tốn neuron
Cepha 3 chỗ tôi có Cefixim, Cefpodoxim, mà để dành thôi chứ ít khi nào tui phải rớ tới đó :byebye:
 
Khổ 1 cái là quy trình cho thuốc của fen có nằm trong quy định trị bệnh hô hấp của BYT ko, nếu ko đúng cho thuốc ngoài thì BHYT ko thanh toán. Cái này thì BHYT với BV cãi nhau suốt …

via theNEXTvoz for iPhone
Bt fen. Bộ Y tế kêu là amox + cla chứ đâu có ghi rõ chỉ một viên duy nhất đâu.
Hơn nữa cái này là bọn nó xách đơn ra ngoài mua chứ có lấy thuốc BHYT éo đâu.
 
đi khám BHYT hay gặp cái câu "kê cho thuốc ngoại để nhanh khỏi nhé" và thuốc ngoại này chỉ duy nhất bệnh viện độc quyền, các chỗ khác méo bh có :LOL:
tốt nhất bsi kê thuốc gì nên tra lại công dụng các thứ, thuốc bổ linh tinh thì dẹp luôn. Thuốc đặc trị thì mua mấy loại cùng thành phần nhưng hãng khác nó rẻ hơn nhiều
thuốc cùng thành phần thì đầy, nhưng nó hơn nhau ở tá dược, anh thích rẻ thì cứ mua thôi.
 
thuốc cùng thành phần thì đầy, nhưng nó hơn nhau ở tá dược, anh thích rẻ thì cứ mua thôi.
Cùng 1 viên paradol mà nội với ngoại nó chênh nhau chắc chục lần, Uống nó cũng khác hẳn chứ nói gì các loại thuốc khác.
 
Bảo hiểm ở VN nói chung chỉ bệnh nhẹ thôi, bệnh nặng hoặc tốt là phải tiền hết. Trong danh mục có bao nhiêu đâu.
Cái này thì phiếm diện,
Bảo hiểm là dành cho lúc bệnh nặng, tiền vẫn có nhưng nó giảm đi kha khá.
Ông chú ở quê bị uốn ván, phát hiện muộn nên nằm nhiệt đới cả tháng, lúc ra về tiền viện hết có tý. Bảo hiểm cựu quân nhân. Case này không có bảo hiểm chắc phải vài trăm.
 
đi khám BHYT hay gặp cái câu "kê cho thuốc ngoại để nhanh khỏi nhé" và thuốc ngoại này chỉ duy nhất bệnh viện độc quyền, các chỗ khác méo bh có :LOL:
tốt nhất bsi kê thuốc gì nên tra lại công dụng các thứ, thuốc bổ linh tinh thì dẹp luôn. Thuốc đặc trị thì mua mấy loại cùng thành phần nhưng hãng khác nó rẻ hơn nhiều
cần gì đâu! cầm đơn thuốc ra mấy hàng thuốc lớn bảo họ lấy cho loại tương tự cũng được :angry:
 
Anh cười người ta nhưng anh lờ đi nguyên nhân thực sự tại sao người ta phải làm thế.
Đừng bảo tôi là các "bác sĩ" không có những trò nuôi bệnh, kê nhiều nhé? Bệnh nhân người ta dính quá nhiều rồi nên giờ người ta cảnh giác thì lại cười, tôi không hiểu có gì đáng cười khi họ là nạn nhân của chính những trò đốn mạt đến mức giờ họ không còn cả dám tin người mà đáng nhẽ ra họ phải tin tưởng nhất.
Còn anh bảo đi tham vấn bác sĩ khác? Xin lỗi, không phải ai cũng có người quen là bác sĩ hoặc dư giả tài chính và thời gian để đi khám thêm 1 lần nữa trừ khi bệnh nặng, người mà họ chọn để tham vấn chính là các dược sĩ đứng quầy ở các tiệm thuốc đấy.
Tại BN tưởng nó khôn hơn BSI chứ sao
 
Biết vào mắt
Kể cả dược sỹ mỹ cũng chỉ là thợ bán thôi, mà mỹ là ds đại học
Ds đứng quầy Việt Nam đa phần học 18 tháng-24 tháng, thậm chí có đứa còn học 6 tháng thì hỏi nó học được cái gì
Chỉ số ít dược sĩ đại học theo con đường dược sỹ lâm sàng thì còn nắm được đôi chút, tuy nhiên sự khác biệt thì chỉ bác sĩ điều trị mới nắm được, vì sao?
Tài liệu kiến thức thì nó up đầy trên mạng internet, nhưng đa phần bọn bán thuốc đọc không hiểu
Thứ 2 là về quen tay hay việc, cùng 1 bệnh viêm tai giữa, 1 ông bác sĩ nhi hoặc bs TMH 1 năm điều trị hàng ngàn ca, hàng chục ngàn ca, người ta điều trị cả những ca rất khó nên dư sức nắm được sự khác biệt của từng loại thuốc khác nhau, thậm chí cùng 1 loại hoạt chất mà khác tên biệt dược người ta cũng biết sự khác nhau giữa tác dụng phụ, tác dụng chánh luôn, cái đó thì không có ai dạy cả
Thứ 3 là về cập nhật, người ta chỉ cập nhật cho bác sĩ, ví dụ như cefixim, cefaclor, cefprozil thì kém hiệu quả với viêm tai giữa, ví dụ như biseptol thì kém hiệu quả với icc nhiễm khuẩn ở trẻ em, hay Termisartan không có hiệu quả với suy tim, mấy kiến thức đó thì bs chuyên ngành mới biết, những cái đó nó thay đổi qua từng năm, từng tháng, nếu k làm ngành đó biết chỗ nào mà học
Long châu nó mở ồ ạt, dược sĩ đứng quầy còn google của thuốc đấy mấy anh
 
Thế chả lẽ dược sĩ chỉ là thợ bán thuốc thôi à, cùng dược chất nhưng khác hãng và có khác biệt như nào không biết :surrender:
Muốn biết chất lượng thuốc thì 1 là dược sĩ bên trung tâm kiểm định thuốc và tất nhiên là phải loại thuốc mình kiểm định , 2 là bác sĩ thực hành lâm sàng có sử dụng nhiều loại thuốc có hoạt chất giống nhau thì mới so sánh được hiệu quả.
Nói dài dòng nhưng nếu cần mua thuốc không quan trọng tiền bạc thì quất brandname( biệt dược gốc ), ít tiền hơn thì generic loại 1 ( giống công thức do các hãng dược ở Bắc Mỹ hoặc Tây Âu sản xuất thì ít nhất là 80-90% là thuốc hiệu quả tương đương thuốc gốc, còn các loại generic loại 2-3-4 xác suất giảm dần nhất là các hàng của Ấn , Hàn , ... thì đòi hỏi phải có kinh nghiệm sử dụng so sánh hiệu quả điều trị mới biết được loại nào xịn. Nhưng mà đa phần dân đến nhà thuốc không qua khám bệnh thì lúc nào cũng đặt tiêu chí rẻ lên hàng đầu thì chỉ có xài thuốc Ấn,Pakistan, Hàn và VN thôi.
Dược sĩ bán thuốc không đủ trình độ để khám và chẩn đoán bệnh và rất khó để học kinh nghiệm sử dụng thuốc do không thể theo dõi được bệnh nhân. Nếu bán xong không thấy bệnh nhân quay lại thì cũng chả biết được là người ta hết bệnh, hoặc bệnh nặng hơn hoặc gặp tác dụng phụ phải ngừng thuốc...
 
Hôm qua tôi mua lọ thuốc bôi vết côn trùng cắn cho con mà dược sĩ ở Long Châu phải google xem đây
Mở nhanh quá, nên toàn mấy cháu học chắc dc mấy tháng, rồi tư vấn toàn thuốc cùng thành phần - mình nghe là bỏ chạy liền
 
Back
Top