[ANH] Bí ẩn pin bền nhất thế giới, hơn 180 năm vẫn chạy tốt

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Chiếc chuông chạy bằng pin này đã rung từ năm 1840 và là một trong những thí nghiệm khoa học được thực hiện lâu nhất thế giới.

1715675706688.png

Chiếc chuông chạy bằng pin này đã rung từ năm 1840 và hiện vẫn đang chạy tốt - Ảnh: owlcation.com

Hiện được đặt tại Phòng thí nghiệm Clarendon tại Đại học Oxford, Anh quốc, chuông điện Oxford là một thí nghiệm bao gồm hai chiếc chuông bằng đồng, mỗi chiếc đặt bên dưới một cục pin khô, với một quả cầu kim loại lắc lư giữa chúng.

Người ta cho rằng tính đến nay nó đã rung hơn 10 tỉ lần.

Được trưng bày lần đầu tiên vào năm 1840, nó được các nhà sản xuất dụng cụ Watkin và Hill chế tạo, và được giáo sư vật lý - mục sư Robert Walker mua lại. Quả cầu lơ lửng giữa hai quả chuông có đường kính 4mm, luân phiên chạm liên tục giữa các quả chuông nhờ lực tĩnh điện và tạo ra tần số dao động 2 Hertz.

Một trong các lý do khiến chiếc chuông hoạt động lâu như vậy được cho là vì ngay từ đầu nó không cần nhiều năng lượng và cũng không bị thất thoát nhiều năng lượng.

Trong khi cần điện áp cao để tạo ra chuyển động thì lúc quả cầu chạm vào một trong những chiếc chuông, cục pin khô tương ứng sẽ phóng ra một điện tích nhỏ, đẩy tĩnh điện vào quả chuông, khiến nó bị hút vào chiếc chuông đối diện.

1715675716828.png

Chuông điện Oxford đã rung hơn 10 tỉ lần - Ảnh: wikimedia.org

"Khi nó di chuyển tới lui, điều xảy ra là quả cầu chạm vào hai chiếc chuông ở hai bên. Và nó sạc và xả liên tục", tiến sĩ Robert Taylor giải thích với BBC.

Điều thú vị và bí ẩn nhất liên quan đến thành phần của pin. Mặc dù các nhà khoa học có một số ý tưởng hợp lý nhưng không ai biết chính xác chúng được làm từ gì.

Chuông điện Oxford còn được gọi là Cọc khô Clarendon (Clarendon Dry Pile). Nó được gọi là "cọc khô" vì được cho là có thể giống với những thứ do linh mục và nhà vật lý người Ý Giuseppe Zamboni phát minh trong những năm 1800.

Cọc khô Zamboni là loại pin đời đầu được tạo thành từ các chồng đĩa kim loại, bao gồm "khoảng 2.000 cặp lá thiếc dán vào giấy tẩm kẽm sunfat và phủ một mặt khác bằng mangan dioxide". Pin ở Oxford cũng được phủ một lớp bên ngoài được cho là lưu huỳnh, khiến chúng trông giống nến hơn.

Chúng chắc chắn không phải là nến, nếu không thì chuông sẽ không hoạt động, nhưng trừ khi có ai đó mở pin ra - điều này rõ ràng sẽ làm hỏng thí nghiệm.

................
 
Back
Top