thảo luận Hội đam mê DIY amplifier hifi

noi_phet99

Junior Member
Như title, em có kinh nghiệm diy một vài bộ ampli classA, AB hifi đảm bảo tiêu chí ngon bổ rẻ, mạnh dạn lập thread trao đổi kinh nghiệm,
anh em nào có kinh nghiệm diy cùng chia sẻ ạ.
1. Mạch khuếch đại
2.
Các lớp của mạch khuếch đại (Focus và class A, AB và class D)
unnamed.jpg

1. Thông thường một mạch khuếch đại hay bộ khuếch đại, đôi khi gọi gọn là khuếch đại, là một thiết bị hoặc linh kiện bất kỳ nào, sử dụng một lượng công suất nhỏ ở đầu vào để điều khiển một luồng công suất lớn ở đầu ra.
2. Các mạch khuếch đại được phân chia thành các lớp theo góc dẫn của tín hiệu đầu vào khi đi qua mạch khuếch đại.
- Class A
Khi hiệu suất không phải là vấn đề đáng quan tâm, đa số các mạch khuếch đại tuyến tính tín hiệu nhỏ được thiết kế ở Lớp A. Điều đó có nghĩa là các thiết bị đầu ra luôn làm việc ở trong vùng dẫn. Các mạch khuếch đại Lớp A thường tuyến tính và ít phức tạp hơn các lớp khác, nhưng hiệu suất lại rất kém. Loại mạch khuếch đại này thường được sử dụng nhiều ở các tầng khuếch đại tín hiệu nhỏ, hoặc các tầng công suất thấp như các tầng để nghe bằng tai nghe.
- Class AB
Các mạch khuếch đại Lớp AB được phối hợp giữa 2 Lớp A và Lớp B, làm tăng cường độ tuyến tính của các tín hiệu nhỏ, sẽ có góc dẫn lớn hơn 180 độ tùy thuộc vào sự lưa chọn của nhà thiết kế. Thông thường chúng được sử dụng trong các mạch khuếch đại tần số thấp như hệ thống âm thanh và hi-fi, do có sự phối hợp giữa hiệu suất và độ tuyến tính hoặc các thiết bị mà cả hiệu suất lẫn độ tuyến tính đều có tầm quan trọng như nhau.
- Class D
Lớp D
Các mạch khuếch đại Lớp D, hay còn gọi là các mạch khuếch đại điều biến độ rộng xung, sử dụng kỹ thuật chuyển mạch để đạt được hiệu suất rất cao (hơn 90% ở các mạch khuếch đại hiện đại). Vì nó chỉ cho phép các linh kiện chỉ ở dạng hoàn toàn dẫn hoặc không dẫn, tiêu tán trên linh kiện sẽ là tối thiểu. Một số loại mạch khuếch đại điều biến độ rộng xung đơn giản vẫn còn được tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, các mạch khuếch đại kiểu đóng ngắt hiện đại sử dụng kỹ thuật số, thí dụ như kỹ thuật điều biến sigma-delta, cho độ trung thực tối ưu. Trước đây, lớp D được sử dụng trong các mạch khuếch đại loa siêu trầm vì giới hạn của băng thông và khả năng không gây méo dạng, sau này các tiến bộ kỹ thuật chất bán dẫn đã cho phép chế tạo các mạch khuếch đại có độ trung thực cao, dải tần rộng, với tỷ số nhiễu trên tín hiệu và hệ số méo dạng thấp tương đương với những mạch khuếch đại tuyến tính cùng loại.





Em sẽ update từ từ :)
 
Last edited:
Comment hóng thôi; chứ kiên thức mạch điện của mình bằng 0.
Có bác nào đóng loa toàn dải thì m cũng hóng nốt :LOL:
 
Giới thiệu 1 project của Tây lông em đã DIY theo
1600935063348.png

Mạch sử dụng IC tích hợp Class AB, giá thành thấp, độ méo tín hiệu thấp, phù hợp cho dàn hifi 100W, chất lượng âm thanh có thể so sánh với các ampli bình dân của denon, onkyo
Chắc chắn đập chết mấy bộ dàn mini nếu các bác sử dụng linh kiện xịn
nguồn: https://320volt.com/en/tda7294-mini-pcb-200w/
 
Cũng đang mày mò DIY dàn hifi 2.1 thay cho con TPA3116d2. Các bác cho hỏi trong 3 loại amply này cái nào nghe ổn nhất nhỉ. Mình hay nghe nhạc trữ tình, bolerro với thi thoảng đá tí nhạc quốc tế
1. Tas5630 2.1 Class D
https://shopee.vn/Bảng-Mạch-Khuếch-Đại-Âm-Thanh-Tas5630-2.1-Class-D-300w-150w-150w-i.180520922.7645581697
2. Stk 401 2.1
https://shopee.vn/Bảng-Mạch-Khuếch-Đại-Âm-Thanh-Stk-401-2.1-i.163494353.5642839162
3. Lm 3886
https://shopee.vn/Bộ-Loa-Bluetooth-2.1-Lm-3886-Chuyên-Dụng-i.163494353.5942839101
 
Em dùng amply đèn, bật lên nó có tiếng kêu như kiểu tiếng tắc te đèn nó kêu ý. Các thím tư vấn cách khắc phục với
 
e có con DAC fxaudio x6, preamp đèn fxaudio giờ muốn chơi cặp loa bookshelf nội địa nhật cỡ 70w thì mua amp nào p/p để kéo vậy bác :D
 
Back
Top