Thấy gì từ vụ Taylor Sheesh bị tấn công ở Philippines

itisme

Senior Member
Taylor Sheesh, người nổi tiếng khi hóa trang thành phiên bản Taylor Swift, bị tấn công trong buổi hòa nhạc phản ánh sự phân biệt và bạo lực mà cộng đồng LGBTQ+ đang phải đối mặt.

Taylor Sheesh, drag queen được mệnh danh là phiên bản Philippines của Taylor Swift, mới đây bị tấn công trong một buổi hòa nhạc tại quê nhà Philippines.

Sự việc đã làm dấy lên cuộc tranh luận và kêu gọi thông qua dự luật chống phân biệt đối xử nhằm bảo vệ những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ khỏi quấy rối và bạo lực.

Nạn phân biệt ở nơi thân thiện với LGBTQ+​

Sheesh, tên thật là Mac Coronel, xác nhận trong một bài đăng trên trang cá nhân rằng cô bị tấn công tại một buổi hòa nhạc ở thị trấn địa phương Bayambang, thuộc tỉnh Pangasinan cách Manila khoảng 200 km.

"Tôi đã bị chấn thương. Theo đúng nghĩa đen. Bây giờ tôi vẫn còn run rẩy", nữ nghệ sĩ biểu diễn viết trên X (Twitter cũ) sau vụ việc.

cho thấy một khán giả nam giơ tay đánh vào cổ drag queen giữa màn trình diễn của cô vào ngày 6/4 đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, khiến dư luận phẫn nộ và nhiều người đứng lên bảo vệ "bản sao" Taylor Swift.

Thị trưởng Bayambang Niña Jose-Quiambao lên án hành động này trên trang mạng xã hội của bà.

"Tôi sẽ không tha thứ cho sự kỳ thị người đồng tính và lạm dụng thể chất trong thị trấn của mình. Tôi đảm bảo rằng công lý sẽ được thực thi. Tôi cũng xin lỗi Taylor Sheesh vì cô đã bị ai đó hành hung trong buổi biểu diễn", Quiambao viết. Bà đồng thời trấn an người dân rằng thủ phạm đang bị chính quyền địa phương giam giữ.

Taylor Sheesh sau đó đăng một bản cập nhật thông tin, cho biết người đàn ông bị buộc tội gây rối công cộng, một tội nhẹ có thể bị phạt tù từ 1 đến 30 ngày và phạt tiền từ 5-200 peso Philippines.
ban sao taylor swift anh 2

Taylor Sheesh tại một buổi biểu diễn ở Singapore hôm 16/3. Ảnh: SCMP.

"Tôi sẽ không dung thứ cho hành vi bạo lực đối với cộng đồng LGBTQIA+. Chúng ta cần Dự luật SOGIE (Khuynh hướng tình dục, Bản dạng giới và Bình đẳng về biểu hiện) hoặc một đạo luật để bảo vệ chúng tôi khỏi bất kỳ loại hoạt động kỳ thị đồng tính hoặc chuyển giới nào. Hy vọng chúng tôi nhận được sự công bằng mà mình xứng đáng được nhận", cô viết.

Dự luật Bình đẳng SOGIE của Philippines, nhằm hình sự hóa sự phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục, bản dạng giới, biểu hiện giới tính hoặc đặc điểm tình dục (SOGIESC), lần đầu tiên được đệ trình lên Quốc hội cách đây 20 năm. Nhưng kể từ đó đến nay, việc thông qua dự luật này có rất ít tiến triển.

Những người ủng hộ quyền LGBTQ+ tin các biện pháp pháp lý của dự luật là cần thiết trong việc ngăn chặn sự phân biệt đối xử với người thiểu số, điều mà họ cho rằng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng mặc dù mức độ chấp nhận LGBTQ+ của đất nước dường như rất cao.
...
 
Back
Top