kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

mình đang tìm hiểu về stoicism, điều này dẫn biết diễn đàn https://redpillvn.com. Mình tò mò tìm hiểu trào lưu redpill là gì. đánh giá ban đầu mình diễn đàn này https://redpillvn.com kiến thức cóp nhặt, đọc vài bài viết rời rạc, không có hệ thống rồi nghĩ người khác toàn cừu non.
Các thím có đánh giá gì về redpillvn này không? Mình có đánh giá quá vội vàng mà có thể bỏ qua một nguồn tư liệu hay không vậy?
Ngắn gọn thôi, redpill là lũ tâm thần giả danh tâm lý học, stoicism có nhiều nguồn, không cần đọc redpill
 
Ngắn gọn thôi, redpill là lũ tâm thần giả danh tâm lý học, stoicism có nhiều nguồn, không cần đọc redpill
đang đọc trang này bác đánh giá sao ợ,hic
20210caf080f-3909-4330-b5ad-88e972dc7bca.png
 
Lời thú nhận của tay lừa đảo Felix Krull - cuốn này đang viết thì tác giả tèo hử các anh? Đang hấp dẫn thì ngưng bặt.
Wz51zuD.png
 
🕮 (ngoại văn) The Daily Stoic: 366 Meditations on Wisdom, Perseverance, and the Art of Living ― Ryan Holiday & Stephen Hanselman
(...)
Ryan Holiday chia chủ nghĩa khắc kỷ gồm 3 phần chính:​
  • The Discipline of Perception (how we see and perceive the world around us): Hiểu mình là ai trong thế giới này.​
  • The Discipline of Action (the decisions and actions we take—and to what end): Hiểu mình rồi thì nên làm những gì.​
  • The Discipline of Will (how we deal with the things we cannot change, attain clear and convincing judgment, and come to a true understanding of our place in the world): Làm gì với những tác động bên ngoài, những thứ mình không thể kiểm soát.​
Trong mỗi phần, ông sẽ chia bài viết theo dạng tháng -> ngày; tức là quyển sách này sẽ có 366 bài viết / trang.
(...)​
 
mình đang tìm hiểu về stoicism, điều này dẫn biết diễn đàn https://redpillvn.com. Mình tò mò tìm hiểu trào lưu redpill là gì. đánh giá ban đầu mình diễn đàn này https://redpillvn.com kiến thức cóp nhặt, đọc vài bài viết rời rạc, không có hệ thống rồi nghĩ người khác toàn cừu non.
Các thím có đánh giá gì về redpillvn này không? Mình có đánh giá quá vội vàng mà có thể bỏ qua một nguồn tư liệu hay không vậy?
Redpill toàn nghiêm trọng hoá mấy cái suy nghĩ sự thật này kia của nó, rồi coi ai ko lấy viên thuốc đỏ là trốn tránh, kém cỏi. Bản thân cái tư tưởng hay tên gọi này nó là 1 trào lưu internet thì có gì mà hệ thống đâu.
 
đang đọc trang này bác đánh giá sao ợ,hic
20210caf080f-3909-4330-b5ad-88e972dc7bca.png
Reply anh một lần và mong là sẽ ko có lần 2 cho những vấn đề này.

1. Mỗ thấy anh như chú bướm, cứ đậu rồi lại bay chẳng kiên trì được chuyện gì cho thấu đáo, nội trong thread này đã thấy anh hỏi từ những chuyện từ đông sang tây. Suy nghĩ của anh như một mớ hỗn độn.
2. Anh ko thấy hài hước khi anh đang đọc bài viết tiêu đề "vì sao bạn không nên cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người" rồi anh lại đi hỏi mọi người ý kiến về bài viết. Tư duy chỉ có thể tự mình xây dựng, ko thể có tư duy ban phát. Anh nên ngừng việc hỏi ý kiến người khác mà nên tự mình suy tưởng để nhân thức, nếu ko đạt được điều đó kiến thức của anh dù đọc sách hay tiếp nhận ở bất kỳ cách nào cũng chỉ như một cái đĩa ghi lại rồi phát lên như một con vẹt nhắc lại lời người khác.
3. Đọc sách hay tìm hiểu thêm kiến thức khác, cái cốt yếu là cái chính yếu mình thu lượm được, còn mấy cái râu ria về các câu nói ấn tượng cốt đề loè bịp thiên hạ hay thói quen, đời tư của tác giả anh quan tâm làm đ gì.
4. Nếu anh coi đọc sách đơn giản là một cuộc dạo chơi, một thú vui tư duy cũng như chơi game hay xem TV Shows, thì ko cần phải đọc phần dưới. Hãy cứ tiếp tục làm điều mình muốn, phần dưới là phần nghiêm túc.
Về đám redpill hay mấy trang mạng như triethocduongpho, tamlyhoctoipham,tamlyhocung dung... Hầu hết là trash. Bọn này sinh ra là để đáp ứng nhu cầu của một thế hệ hời hợt, tri thức với chúng chỉ là đồ trang sức để bước vào đời, vì quá hời hợt để quan tâm những cái sâu xa nhưng những hoài niệm về một thế hệ tinh hoa khiến chúng ham muốn gắn vào mình những thứ triết học giả cầy, tâm lý giả cầy. . . Hiện tượng này ko chỉ xảy ra ở VN hay những nước mới nổi, mà ngay cả trong giới học thuật bôi cư* vào tri thức ko có gì mới lạ ở Phương Tây. Vấn đề xã hội của hiện tượng này thì quá dài nên tạm gác qua bên.
Vì sao bọn này là trash? Những thứ được viết trên các trang này thuộc 1 trong 3 dạng chính
1.Tri thức phái sinh, nó ko được trích xuất ra từ các văn bản gốc mà phần lớn thông qua nghiên cứu của các tác gỉa hiện đại, vấn đề này rất nguy hiểm vì a. Kiến thức này được nhìn qua lăng kính của những người khác, b. Dấu hỏi về tính chân thật nghiên cứu của các học giả này. Hiện tượng này có thể kể đến khi người ta không còn đọc Dos mà đọc Berdyaev, ko còn đọc Kafka, Nietzsche mà đọc Deleuze.....
2.Tuyên truyền thuyết âm mưu thông qua các văn bản nguỵ khoa học, Nhiều nghiên cứu học thuật gây tranh cãi mà rất nhiều trong số đó là phi khoa học được lược dịch và quảng bá như là khám phá và tri thức mới. Nó bị lược bỏ hoặc ko đạt các tiêu chí cơ bản của một nghiên cứu là Cơ sở lý luận,dữ liệu nghiên cứu, khiến cho người đọc ko thể kiểm nghiệm được thông tin. Về mặt tri thức, cái này tương đương chuyện kể của Tony Buo*.
3. Quan điểm cá nhân ngu học, loại này nhiều nhất và rác rưởi nhất, thua cả c*. Thế giới quan hạn hẹp và trải nghiệm hạn chế , cùng với việc có chút khả năng viết lách tạo ra các hiện tượng như Tonar. Tonar* không chỉ là một cái tên mà trở thành một hệ tươngr, tên gọi cho một hiện tượng, như bệnh nhân số 0.

Trích lại một cmt trong thread này để mọi người có chút hiểu biết sơ bộ về Khắc kỷ và trào lưu Khắc kỷ.
Về mặt nội dung thì chủ nghĩa Khắc kỷ, Phật Giáo (nguyên thuỷ) hay Lão Giáo (chỉ xét mặt tư tưởng, ko xét mặt thực hành tín ngưỡng) đều có nhiều điểm tương đồng ở cách tiếp cận và cách giải quyết các câu hỏi của nhận thức, nếu ko nghiên cứu chuyên sâu thì sẽ khó phân biệt được điểm khác nhau giữa 3 học thuyết này.

Bản thân cả 3 hệ tư tưởng này đều đề cao tính cân bằng, tính nội tại và tính "có thể rèn luyện". Trong lịch sử của "Các loại hình tưởng tượng" thì 3 hệ tư tưởng này khá đặc biệt, nó ko được xếp vào nhóm "tôn giáo lấy thần thánh làm trung tâm", hay "Hệ thống vô thần dựa trên quy luật tự nhiên".< Cũng có thể nó thuộc nhóm 2, nó có những dấu hiệu của nhóm 2. Tuy đến nay chưa có các bằng chứng bằng nhận thức con người có thể xác định được nó thuộc nhóm 2>

Nên có thể (chỉ là phỏng đoán thôi, ko có bằng chứng), Trường phái khắc kỷ nó có nổi lên ở VN (nếu thông tin của anh là chính xác), thì là trào lưu bình thường sẽ gặp ở một bộ phận giới trẻ khi hệ tư tưởng của họ bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng Phật giáo (suốt ngày ra rả trên zootub và hàng đống các loại sách thiền, sách đạo đức lối sống <các loại sách này thường cóp nhặt rất nhiều ví dụ, chuyện kể có xuất phát từ Đạo Giáo, được hoàn nhập cùng với Phật Giáo ở Trung Hoa để hình thành nên hệ phái Đại Thừa với các mô tuýp cúng kính tụng niệm, không khác biệt Đạo Giáo>,VN cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của Đaọ Giáo (một cách vô hình), hình thành nên các tín ngưỡng truyền thống mà bình thường đang thực hành), tuy nhiên tư tưởng của Phật, Lão lại ko có được tính hiện đại, tính biểu tượng văn minh như Khắc Kỷ nên việc giớ trẻ ôm ấp trào lưu này là khá bình thường.
Cốt lõi trong cả 3 hệ tư tưởng này đều là tính "rèn luyện". Tức tập trung chính yếu vào việc "hành" hơn là "kiến thức". Nguyên gốc của Khắc kỷ chỉ còn hiển hiện trên một vài văn bản, chính yếu trong đó là Suy Tưởng của Aurelius, hiểu được cốt lõi của Suy Tưởng thì ko nhất thiết phải đọc các văn bản khác(Đương nhiên là đọc được của Epictetus,Seneca thì càng tốt) . Một vài tác giả về sau lại đi xa hơn theo hướng "chủ nghĩa phiếm thần cổ điển", ko còn nguyên mẫu Khắc Kỷ cổ điển.Các văn bản càng về hiện đại càng trở thành dạng Self Help khi chỉ nói phét mà ko tập trung vào cốt lõi. Các trang blog thì thay nhau diễn giải, bôi chữ ra giấy là chính, chưa hiểu rõ chưa hành được nhưng thích dạy người khác. Mỗi khi gặp ý kiến trái chiều, việc trái ý lại xù lông như nhím, thứ đức hạnh ti tiện này đi ngược lại hoàn toàn nền Đạo Đức Khắc kỷ. Người đọc càng đọc nhiều càng mông lung.

Các anh muốn tìm hiểu triết học mà lười đọc các nguyên tác thì có thể vào trang Web của Học Viện Thánh Giuse của Dòng Tên Việt Nam, có những bài trích xuất từ nguyên tác rất phù hợp với phổ thông đại chúng.
 
Reply anh một lần và mong là sẽ ko có lần 2 cho những vấn đề này.

1. Mỗ thấy anh như chú bướm, cứ đậu rồi lại bay chẳng kiên trì được chuyện gì cho thấu đáo, nội trong thread này đã thấy anh hỏi từ những chuyện từ đông sang tây. Suy nghĩ của anh như một mớ hỗn độn.
2. Anh ko thấy hài hước khi anh đang đọc bài viết tiêu đề "vì sao bạn không nên cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người" rồi anh lại đi hỏi mọi người ý kiến về bài viết. Tư duy chỉ có thể tự mình xây dựng, ko thể có tư duy ban phát. Anh nên ngừng việc hỏi ý kiến người khác mà nên tự mình suy tưởng để nhân thức, nếu ko đạt được điều đó kiến thức của anh dù đọc sách hay tiếp nhận ở bất kỳ cách nào cũng chỉ như một cái đĩa ghi lại rồi phát lên như một con vẹt nhắc lại lời người khác.
3. Đọc sách hay tìm hiểu thêm kiến thức khác, cái cốt yếu là cái chính yếu mình thu lượm được, còn mấy cái râu ria về các câu nói ấn tượng cốt đề loè bịp thiên hạ hay thói quen, đời tư của tác giả anh quan tâm làm đ gì.
4. Nếu anh coi đọc sách đơn giản là một cuộc dạo chơi, một thú vui tư duy cũng như chơi game hay xem TV Shows, thì ko cần phải đọc phần dưới. Hãy cứ tiếp tục làm điều mình muốn, phần dưới là phần nghiêm túc.
Về đám redpill hay mấy trang mạng như triethocduongpho, tamlyhoctoipham,tamlyhocung dung... Hầu hết là trash. Bọn này sinh ra là để đáp ứng nhu cầu của một thế hệ hời hợt, tri thức với chúng chỉ là đồ trang sức để bước vào đời, vì quá hời hợt để quan tâm những cái sâu xa nhưng những hoài niệm về một thế hệ tinh hoa khiến chúng ham muốn gắn vào mình những thứ triết học giả cầy, tâm lý giả cầy. . . Hiện tượng này ko chỉ xảy ra ở VN hay những nước mới nổi, mà ngay cả trong giới học thuật bôi cư* vào tri thức ko có gì mới lạ ở Phương Tây. Vấn đề xã hội của hiện tượng này thì quá dài nên tạm gác qua bên.
Vì sao bọn này là trash? Những thứ được viết trên các trang này thuộc 1 trong 3 dạng chính
1.Tri thức phái sinh, nó ko được trích xuất ra từ các văn bản gốc mà phần lớn thông qua nghiên cứu của các tác gỉa hiện đại, vấn đề này rất nguy hiểm vì a. Kiến thức này được nhìn qua lăng kính của những người khác, b. Dấu hỏi về tính chân thật nghiên cứu của các học giả này. Hiện tượng này có thể kể đến khi người ta không còn đọc Dos mà đọc Berdyaev, ko còn đọc Kafka, Nietzsche mà đọc Deleuze.....
2.Tuyên truyền thuyết âm mưu thông qua các văn bản nguỵ khoa học, Nhiều nghiên cứu học thuật gây tranh cãi mà rất nhiều trong số đó là phi khoa học được lược dịch và quảng bá như là khám phá và tri thức mới. Nó bị lược bỏ hoặc ko đạt các tiêu chí cơ bản của một nghiên cứu là Cơ sở lý luận,dữ liệu nghiên cứu, khiến cho người đọc ko thể kiểm nghiệm được thông tin. Về mặt tri thức, cái này tương đương chuyện kể của Tony Buo*.
3. Quan điểm cá nhân ngu học, loại này nhiều nhất và rác rưởi nhất, thua cả c*. Thế giới quan hạn hẹp và trải nghiệm hạn chế , cùng với việc có chút khả năng viết lách tạo ra các hiện tượng như Tonar. Tonar* không chỉ là một cái tên mà trở thành một hệ tươngr, tên gọi cho một hiện tượng, như bệnh nhân số 0.

Trích lại một cmt trong thread này để mọi người có chút hiểu biết sơ bộ về Khắc kỷ và trào lưu Khắc kỷ.

Cốt lõi trong cả 3 hệ tư tưởng này đều là tính "rèn luyện". Tức tập trung chính yếu vào việc "hành" hơn là "kiến thức". Nguyên gốc của Khắc kỷ chỉ còn hiển hiện trên một vài văn bản, chính yếu trong đó là Suy Tưởng của Aurelius, hiểu được cốt lõi của Suy Tưởng thì ko nhất thiết phải đọc các văn bản khác(Đương nhiên là đọc được của Epictetus,Seneca thì càng tốt) . Một vài tác giả về sau lại đi xa hơn theo hướng "chủ nghĩa phiếm thần cổ điển", ko còn nguyên mẫu Khắc Kỷ cổ điển.Các văn bản càng về hiện đại càng trở thành dạng Self Help khi chỉ nói phét mà ko tập trung vào cốt lõi. Các trang blog thì thay nhau diễn giải, bôi chữ ra giấy là chính, chưa hiểu rõ chưa hành được nhưng thích dạy người khác. Mỗi khi gặp ý kiến trái chiều, việc trái ý lại xù lông như nhím, thứ đức hạnh ti tiện này đi ngược lại hoàn toàn nền Đạo Đức Khắc kỷ. Người đọc càng đọc nhiều càng mông lung.

Các anh muốn tìm hiểu triết học mà lười đọc các nguyên tác thì có thể vào trang Web của Học Viện Thánh Giuse của Dòng Tên Việt Nam, có những bài trích xuất từ nguyên tác rất phù hợp với phổ thông đại chúng.
có phải trang này nhấn vào mục triết học không bác nhỉ
20216f2af520-e109-4063-bcd0-742d6fb422c3.png
 
thời đại phát triển -> công nghệ phát triển-đáp ứng việc đọc theo kiểu ''mỳ ăn liền'' thì sách selfhelp cũng như các sách na ná như vậy nổi lên 1 cách hầm bà lằng... làm cho việc đọc sách thay đổi đi....bác trên có đề cập tới khiến em thắc mắc 1 ngày nào việc đọc sách trở nên hời hợt,thực dụng,khô khan đi....mất đi vẻ đẹp , tinh hoa mà các nhà văn nhà thơ đã để lại ... :embarrassed:

 
cuốn "Hồi ký '' mà bác coi ''After Work Relaxtion'' là cũng dị thường rùi. được cái cuốn đó mỏng nhẹ bỏ ba lô đi cafe lâu lâu lôi đọc nhâm nhi nghiệm lại thì is da best:ah:
 
có phải trang này nhấn vào mục triết học không bác nhỉ
20216f2af520-e109-4063-bcd0-742d6fb422c3.png
ủa. vậy rốt cục thím muốn tìm hiểu về tâm lý hay triết học hay tôn giáo vậy. sao thím hỏi sách về vua tàu, rồi độc về tâm lý trên web, giờ lại tìm kiếm tôn giáo vậy.
 
^ hãy cảm nhận nỗi đau từ chiếc răng sâu, có cảm giác ủ bệnh nhưng chả biết bệnh gì vì không tin vào y khoa, cảm giác ăn bố thí vài xu từ thằng (tạm cho là bạn), cảm giác bị thằng cha già người làm khinh bỉ trước mặt cô gái bán hoa mới quen, đó là cảm giác relaxtion thực thụ :after_boom: :after_boom:
 
Sống Sót Ở Berlin
"Nước Đức trước thềm Thế chiến Hai, qua con mắt tinh tường và giọng kể điềm nhiên của Christopher Isherwood, hiện lên thật sống động với những quán bar đêm, với nhạc jazz, chất cồn và tình ái. Nhưng chua chát thay, ẩn sau đời sống phóng túng thơ mộng ấy là dự cảm chẳng lành về cái kết kề cận, là mầm mống suy đồi và bạo lực chực chờ bùng nổ. Chân thực khắc họa sự chuyển mình khốc liệt của cả một dân tộc, Từ Biệt Berlin đúng như tên gọi của nó, là lời giã từ cay đắng, là khúc bi ca trầm mặc cho sự điêu tàn của cả một thời đại hào hoa."

câu này nên dành cho Erik chứ không phải Isherwood :misdoubt::misdoubt:


dc6ga1x-c07446c2-5816-499e-af88-2d92a3032345 - Copy.jpg
 
bác nào có ebook cuốn thói quen nguyên tử (Atomic habit) cho mình xin với, hình như dính bản quyền nên gg bị gỡ hết rồi kiếm ko ra =((
 
Back
Top