kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

1VQTbs4.jpg
🕮 Hóa thân (*) ― Franz Kafka ― ĐỨC TÀI a.k.a. ĐĂNG THƯ dịch (từ bản tiếng Anh)​
"Một sáng tỉnh giấc sau những giấc mơ xáo động, Gregor Samsa, nằm trên giường, nhận thấy mình đã biến thành một con côn trùng khổng lồ. Anh nằm ngửa trên cái lưng rắn như thể được bọc giáp sắt, và khi dợm nhấc đầu lên, anh nhìn thấy bụng mình khum tròn, nâu bóng, phân chia làm nhiều đốt cong cứng đờ, tấm chăn bong đắp trên bụng đã bị xô lệch, gần tuột hẳn. Chân anh nhiều ra, mảnh khảnh đến thảm hại so với phần còn lại của thân hình to đùng, vung vẩy bất lực trước mắt anh.”​
 
không thích Hóa Thân bằng 3 cuốn kia của Kafka dù nó là cuốn duy nhất finished được nội dung nhưng cái plot twist biến con người thành con bọ gián thì không được chân thực, dù biết đó chỉ là một hình ảnh ví von mặc cho từng người đọc muốn suy ra sao thì ra :doubt::doubt:
 
Mấy bác cho em hỏi là ở SG có trang nào bán lại sách uy tín không ạ, dạo này hết lúa, nên chuyển sang mua lại sách ạ :). Em cám ơn các thím nhiều.
 
Bệnh của người đọc nhiều sách là nếu tham gia vào những group thích đọc sách, mê sách, nghiện sách, vân vân, thì sẽ nhận ra đó đều là những hội nhóm tên nghe thì oai nhưng rỗng ruột, gặp toàn seeder bán sách và các con chiên, những người mới nhập môn, lẫm chẫm bước vào đọc sách, giống như một cụ già lạc vào nơi toàn trẻ con 4,5 tuổi, điều này dễ dẫn tới 2 điều, bực dọc vì tìm cạ mà gặp toàn người tập tọe, và thứ 2 là kiêu ngạo vì ngay cả trong đám đọc sách, mình vẫn là phượng giữa bầy gà, cả 2 thứ đều không có ích, vì vậy nếu đã đọc đủ nhiều, tốt nhất là hoặc tham gia những gr chất lượng có người giới thiệu, hoặc là không tham gia bất kỳ gr nào cả, khi lẽ ra đọc sách phải khiêm tốn hơn lại hóa thành đọc sách để kiêu ngạo hơn, nó làm hỏng ý nghĩa tốt đẹp của sách. Anh bạn Tinker kia ít nhiều mắc cái bệnh thượng đẳng mà khi xưa tôi từng mắc nên tôi hiểu, và rất thông cảm, nhưng bệnh đó nếu sửa được thì nên sửa
Group sách trên fb đúng chán. Nói như voz là cảm thấy bản thân thượng đẳng. Trên otofun còn thấy bác doctor76 hay dịch sách hán. Rất quý.
 
Group sách trên fb đúng chán. Nói như voz là cảm thấy bản thân thượng đẳng. Trên otofun còn thấy bác doctor76 hay dịch sách hán. Rất quý.
Vậy nên sau khi cắn thuốc lú từ mấy gr sách xong tôi phải tức tốc quay về voz vật nhau mấy tháng cho cân bằng tâm lý :rolleyes: :rolleyes:
 
⁠có ai như tôi đọc xong tác phẩm kinh điển rồi thì không bao giờ coi phim của nó không? chả phải trọng sách, khinh điện ảnh hay gì, tức là tôi cũng coi sơ một số đoạn cắt từ movie clip trên youtube, cũng quan tâm tối thiểu về những nhân vật không mặt mũi trong sách, nay lên điện ảnh được cast vai thế nào
⁠nhưng tôi cảm giác như là đọc sách xong coi phim là 1 trải nghiệm tốn thời gian, có thể nó không thừa thãi hay phí phạm vì nhiều phim cũng tuốt lại nội dung khác biệt kha khá so với nguyên tác (thậm chí có trường hợp hay hơn hẳn sách) nhưng chủ trương tận dụng thời gian của tôi vẫn là thà coi một bộ phim mà không chuyển thể từ sách hoặc chưa từng đọc qua sách nguyên tác, còn hơn là coi lại 1 nội dung đến 2 lần bằng phim và sách
⁠p.s: nói thế chứ trước cũng từng coi phim lẫn đọc sách nhiều rồi, nay thấy không ăn thua vì lúc coi phim cũng ghét và đọc sách xong cũng chả khá hơn nên tôi quyết định thay đổi kế ⁠hoạch


ddbea8552957160101aedd9ff81da6dc.jpg
 
202166fd0634-2f6f-47c7-bdc8-5f4bcde44a14.jpg

Thiên Lương đánh giá chuẩn đấy chớ các thím.

Cái gì cũng có 2 mặt thôi, nhưng tầm gã Thiên Lương hay phát biểu vậy là quá phiến diện, chắc đi tây học tàu đọc được đăm ba quyển sách ngoại văn nên về vỗ ngực trước dân tộc, chứ nói về di sản dịch thuật của VN thì cái óc của gã Thiên Lương này chưa đủ trình để thẩm thấu, đặc biệt qua bản dịch Dân Dublin của nó đọc được nửa cuốn drop mẹ cho lành, đã không cống hiến gì cho đất nước còn gáy vang trời.
Cả văn học VN lẫn người đọc tinh hoa VN dù không ít nhưng cũng không đủ nhiều vả rảnh rang để mà mang tiếng nói lớn trong cộng đồng nên thôi việc ai nấy lo, cố làm gì trong khi chả nhận lại được là bao. Người biết đọc sách là người chăm lo vào điều thiết thực, cần thiết, bổ ích thực sự chứ không phải như mấy con dẫm chụp cái hình nó nằm khoe vếu cầm quyển sách sẹp help kèm cái caption thả thính đếu liên quan gì.

177871976_930551547781352_7177237797096215428_n.jpg

137092338_1482849728773027_5975082169771065856_o.jpg
 
Tình trạng trẻ em trưởng thành nhanh hơn là do nền y tế và dinh dưỡng, kinh tế ngày càng nâng cao, một phần là do tồn dư các hóa chất kích thích tăng trưởng trong thực phẩm làm quá trình dậy thì diễn ra sớm bất thường, và trưởng thành khác lão hóa, đừng có đánh tráo khái niệm
Luận điểm “Uống nhiều sữa gây loãng xương”
Ông Hiromi Shinya có viết rằng “Chính lượng canxi trong sữa bò vốn được ta uống để hấp thu thêm canxi lại làm giảm lượng canxi trong cơ thể” vì khi uống sữa thì nồng độ canxi trong máu sẽ tăng đột ngột và kích thích thận thải ra nhiều canxi hơn qua nước tiểu.
Thật ra, đúng là cơ thể có chức năng tuyệt vời là luôn giữ mình ở trạng thái cân bằng. Nếu cơ thể đang thiếu canxi thì nó sẽ cố gắng hấp thụ thêm canxi, còn nếu ăn thừa canxi, nó sẽ thải phần canxi THỪA ra ngoài để giữ mức canxi ở mức ổn định. Có nghĩa là mức canxi trong cơ thể sẽ KHÔNG SỤT GIẢM như ông Shinya nghĩ.
Một điểm đáng buồn cười là ông Shinya cho rằng nên ăn nhiều cá nhỏ (như cá mòi), rong tảo biển để bổ sung canxi. Ổng có tự nghĩ xem nếu canxi trong sữa làm “sụt giảm” canxi cơ thể thì tại sao canxi trong cá mòi và rong tảo biển lại không gây hiệu ứng như vậy?
“Uống nhiều sữa gây loãng xương” còn là một kết luận SAI BẬY do đọc bài báo khoa học không đến nơi đến chốn. Ông Shinya dựa chủ yếu vào bài báo dưới đây:
D. Feskanich et al. Milk, Dietary Calcium, and Bone Fracture in Women. American J. Public Health, Vol. 87, 991~997 (1997) để kết luận, nhưng thật ra nghiên cứu này cho thấy uống nhiều sữa không giúp phòng ngừa chứng loãng xương, chứ HOÀN TOÀN KHÔNG NÓI gì tới việc uống sữa là nguyên nhân gây loãng xương. Chính vì vậy, kết luận uống sữa có hại là một tuyên bố rất “bà trợn”; tác giả hoặc không hiểu nghiên cứu, hoặc cố tình lái kết luận của nghiên cứu theo hướng có lợi cho mình.
Cũng xin nói thêm về nghiên cứu trên, nó được tiến hành ở các nước Bắc Âu nơi người ta tiêu thụ sữa nhiều hơn Việt Nam rất nhiều, và cấu trúc cơ thể cũng khác người Việt rất nhiều (ví dụ, xương đùi dài hơn). Kết quả nghiên cứu đó áp dụng lên người Việt được không cũng là một câu hỏi cần suy nghĩ.
Luận điểm liên quan tới Chứng không dung nạp lactose
Chứng không dung nạp lactose là một lý do chính yếu trong thuyết sữa là có hại của bác sĩ Hiromi Shinya. Đúng là người Châu Á có ít men (enzyme) phân giải đường lactose, loại đường chính yếu trong sữa. Những người thiếu men này khi dùng sữa và sản phẩm từ sữa sẽ hay gặp các triệu chứng như khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng hay trướng bụng, được gọi chung là Chứng không dung nạp lactose. Tiêu chảy hay bị liên tưởng tới hình ảnh ghê ghê và ám chỉ sự không hấp thu dưỡng chất nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Ví dụ, canxi vẫn được hấp thu ở đoạn trên của ruột non (tá tràng và hỗng tràng), vì triệu chứng chính của sự không dung nạp lactose chỉ xảy ra khi lactose xuống tới đại tràng. Mỗi đoạn ruột có chức năng hấp thu dưỡng chất khác nhau, nên lời nói rằng chất dinh dưỡng hoàn toàn không được hấp thu trong Chứng không dung nạp lactose là không đúng. Uống sữa bị tiêu chảy không có nghĩa là sữa có hại.
Nhưng vì sao cuốn sách của ông Hiromi Shinya vẫn được hoan nghênh nhiệt liệt?
Một số nhà nghiên cứu tại Nhật Bản đã phân tích rằng cuốn sách đã ra đời trong bối cảnh có quá nhiều người trong xã hội thần tượng hóa sữa, coi nó là một loại “thực phẩm vạn năng” có đầy đủ dinh dưỡng, đến nỗi nhiều bố mẹ ông bà cho rằng con nít ko cần ăn gì chỉ cần cho nó uống sữa là đủ! Cuốn sách này đã chọn đúng điểm rơi, đóng vai trò “gãi ngứa” rất tốt cho những người muốn phản bác quan điểm này.
Quan điểm “Sữa = thực phẩm hoàn hảo” là sai nhưng quan điểm “Sữa = có hại” cũng sai bét nhè. Theo quy luật tự nhiên mà ai cũng biết thì “Cái gì thái quá cũng không tốt”. Chúng ta thử nghĩ xem “Uống sữa chừng nào mới xấu? Hay chừng nào mới tốt?” thì sẽ tự hiểu được cái ngây ngô của những người đang cổ súy.
"Catechin trong lá trà kết hợp lại với nhau tạo ra tannin, tannin gây đông tụ protein làm teo dạ dày". Phần tôi in đậm là thông tin chính xác, phần còn lại là bị cắt xén, bóp méo. Catechin trong lá trà, bản thân nó chính là tannin, tannin là tập hợp các chất có cấu trúc polyphenol tương tự nhau, catechin là một trong số chúng, chứ ko phải catechin kết hợp lại tành tannin. Các tannin gây đông tụ protein là đúng, chúng tạo phức khó tan, kém hấp thu với protein, nhưng chúng ko làm teo dạ dày, nguyên nhân chủ yếu của teo dạ dày là do viêm loét gây ra bởi vi khuẩn HP, uống trà chỉ là yếu tố gây nhiễu
Và nhiều thứ nữa mà nếu kể ra thì chắc cũng dài ngang ngửa cuốn sách đó, tôi cảm thấy nếu đọc tiếp là một sự xúc phạm đến IQ của tôi
Cảm ơn bro. Thực lòng tôi chán nản đến nỗi đéo muốn chửi. Nhưng đôi lúc nghĩ cái tệ hại của ngụy khoa học ảnh hưởng đến thế hệ sau này, lại ráng giảng giải cho người có đem lòng nhiệt tình mà hỏi tôi chứng thực những chuyện ấy.
 
Cảm ơn bro. Thực lòng tôi chán nản đến nỗi đéo muốn chửi. Nhưng đôi lúc nghĩ cái tệ hại của ngụy khoa học ảnh hưởng đến thế hệ sau này, lại ráng giảng giải cho người có đem lòng nhiệt tình mà hỏi tôi chứng thực những chuyện ấy.
Đoạn ông tác giả phê phán việc uống sữa thì quả thật riêng cá nhân tôi cũng thấy vô lý. Chuyện nêu lên các tác hại khi uống trà, cà phê cũng thế.

Nhưng đoạn ông dặn nhai kĩ (thậm chí đếm số lần nhai trước khi nuốt), nhằm tiết ra đủ nước bọt để tránh hoặc giảm bớt các triệu chứng của bệnh trào ngược, thì tôi thấy cũng hợp lý (theo quan điểm của người không làm trong ngành y khoa).

Rồi kết luận răng của người là nhằm ăn 80 thực vật, 20 động vật cũng là 1 hướng tiếp cận thú vị :D
 
Đang độc Địch công kỳ án thấy khá hay. Các thể loại truyện về thời phong kiến này còn bộ nào ok không các bác?
 
Mấy bác đọc sách thì đọc 2 cuốn cùng lúc hay từng cuốn vậy ạ, em thì đọc 1 cuốn về ls với 1 cuốn văn học để giải trí cho vui thui. Mỗi tội trí nhớ kém đọc sách ls xong nhớ mang máng vài ý chính à, không biết cách các bác đọc sách về lịch sử ra làm sao?:sad:
 
🕮 Mộng phù kiều (*) ― Tanizaki Junichiro ― Nhật Chiêu dịch​
Mộng phù kiều - cầu mộng là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp phù ảo của cuộc đời, theo Genji là “một chiếc cầu bắc giữa giấc mộng này và giấc mộng khác”.
Tanizaki không bận tâm đến cái nhìn nhị nguyên về tình dục như phương Tây (hoặc coi nó như một “nguyên tội”, hoặc đề cao nó như một “tự do”) mà viết về sắc dục trong tính chất “nhất thể” của nó, một nhất thể của đời sống hòa lẫn hoan lạc với khổ đau.
― Nhật Chiêu
*Dự kiến phát hành trong tháng 8​
(*): The Floating Bridge of Dreams; Yume no Ukihashi; 夢の浮橋.​
 
Last edited:
Tầm này có tìm được cuốn: “Nghị luận chọn lọc & lời bộc bạch” không nhỉ các bác?
Em tìm cuốn này và cuốn “Tết &…” từ lâu rồi mà không thể săn được. Giá mà có ai có ebook scan thôi thì share cho em xin với. :stick:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Last edited:
Back
Top