kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

cuốn Dune có ai dịch chưa nhỉ bác​
Chỉ có 2 tập đầu là có tiếng Việt, còn các tập sau chưa được dịch chắc do ế khách. Tập 2 là tập dễ gây nhàm chán vì triết lý, độc thoại nội tâm và mô tả tâm lý chiếm đến 90% dung lượng, có lẽ do vậy mà tập 2 ế nên nhà sách không dịch tiếp tập 3, một tập rất thành công.​
 
Chỉ có 2 tập đầu là có tiếng Việt, còn các tập sau chưa được dịch chắc do ế khách. Tập 2 là tập dễ gây nhàm chán vì triết lý, độc thoại nội tâm và mô tả tâm lý chiếm đến 90% dung lượng, có lẽ do vậy mà tập 2 ế nên nhà sách không dịch tiếp tập 3, một tập rất thành công.​

vãi cả tôi lần đầu tiên thấy con bot chạy bằng cơm biết nói quan điểm, tưởng chỉ biết preview sách :censored::censored:
 
có ai review chút về DẦU MỎ, TIỀN BẠC & QUYỀN LỰC không nhỉ?
Quyển đấy xoay quanh cái loop, phát hiện vùng đất trữ mỏ, đầu tư, đi đào
Cuốn này khá chi tiết, nói về lịch sử loài người từ khi phát hiện dầu mỏ, cho tới cuối thế kỉ 19 khi ở Mĩ người ta bắt đầu biết cách đào giếng và các máy móc để khai thác dầu mỏ.
Và nhắc về dầu mỏ thì ko thể thiếu ông trùm siêu khổng lồ John D. Rockefeller , tất nhiên Rockefeller ko phải người đầu tiên khai thác dầu ở Mĩ nhưng là người nhanh nhạy nhất trong tất cả các đối thủ.
Cuốn sách nói về ngành CN dầu mỏ ở Mĩ, nước phát tích đầu tiên về các kĩ thuật khoan dầu. Tiếp đó sách nói về việc phát hiện ra dầu mỏ ở Nga (cụ thể là Baku), 1 trong những nước có sản lượng dầu mỏ lớn nhất, rồi tiếp đó là lịch sử phát triển ngành CN dầu mỏ ở Trung Đông.
Tiếp đó là mô tả sơ về 7 chị em - 7 Đại Cty lớn nhất của ngành CN dầu mỏ thống trị thế giới. Tiếp đó là các chiêu trò chính trị bẩn thỉu và cuộc chiến tranh giành dầu mỏ, giữa Do Thái và các nước Hồi giáo . Có mô tả về WW2, Nhật thiếu dầu mỏ tới mức ko thể vận hành dc tàu chiến và các cỗ máy khác...:beauty:
=> Kết lại: 1 cuốn sách cực hay,rất đáng để đọc. Trust Me.

P/S: Các bác nên đọc thêm cuốn "Gia tộc Rockefeller" của Ron Chernow viết chi tiết hơn. Ngày nay Đế chế Standard Oil của Rockefeller bị chia tách ra gần chục Cty nhỏ. Nhưng mỗi Cty đó thôi cũng là 1 Đế chế khổng lồ rồi.
lLqRnCJ.png
VD Chevron, ExxolMobil, Conoco Philip,...
 
Last edited:
🕮 Trăng cười ― tuyển tập truyện ngắn hiện đại Nhật Bản ― Hoàng Long tuyển dịch
⍞ (trích) Thư gửi Kawabata YasunariA Letter to Kawabata Yasunari ― Dazai Osamu
✑ "Hoa hề” là tác phẩm tôi viết cách đây ba năm vào mùa hè năm tôi hai mươi bốn tuổi. Chủ đề của tác phẩm là viết về biển. (...). Mùa thu năm đó, tôi mượn được quyển “Luận về Dostoevsky” của Gide từ nhà thơ Akamatsu Gessen gần nhà để đọc. Quyển sách này gợi cho tôi nhiều suy nghĩ nên tôi đã mang tác phẩm "Biển” nguyên sơ chân chất đó chia nhỏ ra, để cho nhân vật nam là "tôi” xuất hiện tùy chỗ trong tác phẩm và ra uy với bạn bè rằng đây là tác phẩm Nhật Bản chưa từng có. (...).
✑ Nuôi con chim nhỏ, đi xem ca múa thì cuộc sống cao sang quý phái à? Đau lòng thì có, tôi nghĩ vậy. Đại ác nhân. Nhưng lúc đó từ sâu thẳm trong mình tôi không ngừng cảm thấy một thứ tình yêu mạnh mẽ nóng bỏng mà cũ kỹ già nua của ông dành cho tôi như thể Nellie trong "Những kẻ tủi nhục” của Dostoevsky vậy. Không phải đâu. Không phải. Tôi lắc đầu. Tuy nhiên cái thứ tình ái quá khích và thác loạn kiểu Dostoevsky dù bên ngoài tỏ ra lạnh lùng của ông thiêu đốt cơ thể tôi. (...).​
Mộ hoa cúc dạiThe Wild Daisy ― Ito Sachio
Trăng cườiThe Laughing Moon ― Abe Kobo
Thư gửi Kawabata YasunariA Letter to Kawabata Yasunari ― Dazai Osamu​
 
Sao bọn Nhật lắm tuyển tập vậy, vài ngày lại thấy giới thiệu một tuyển tập.

cảm giác như các văn hào Nhật có một mối liên hệ mật thiết, đáng iu như các nhà văn Nga hồi thế kỉ 19
kệ tuyển tập nhiều vậy cũng được cho mình có nhiều sự lựa chọn, còn hơn lũ cắm đầu vào mỗi sách của Murakami xong nghĩ rằng mình phá đảo nền văn học Nhật bởi một gã người Nhật nhưng cách hành văn thuần Tây số 1
tôi đang bận đọc linh tinh chút đỉnh, xong phát trở lại đọc tiếp Murakami, Mong Manh Hoa Tuyết, Đèn Không Hắt Bóng, Chết Giữa Mùa Hè... quyết tâm kì này lấy lại danh dự cho văn học Nhật :ah::ah::ah:
 
cảm giác như các văn hào Nhật có một mối liên hệ mật thiết, đáng iu như các nhà văn Nga hồi thế kỉ 19
kệ tuyển tập nhiều vậy cũng được cho mình có nhiều sự lựa chọn, còn hơn lũ cắm đầu vào mỗi sách của Murakami xong nghĩ rằng mình phá đảo nền văn học Nhật bởi một gã người Nhật nhưng cách hành văn thuần Tây số 1
tôi đang bận đọc linh tinh chút đỉnh, xong phát trở lại đọc tiếp Murakami, Mong Manh Hoa Tuyết, Đèn Không Hắt Bóng, Chết Giữa Mùa Hè... quyết tâm kì này lấy lại danh dự cho văn học Nhật :ah::ah::ah:
Tôi đọc xong mấy cuốn văn học Nhật thấy toxic quá, chuyển sang đọc Non-Fiction cho nó lành tính một thời gian.
 
Tôi đọc xong mấy cuốn văn học Nhật thấy toxic quá, chuyển sang đọc Non-Fiction cho nó lành tính một thời gian.
đọc cuốn Biến Động của Jared, dù mấy cuốn trước của ổng cũng khai thác chút đỉnh về Nhật nhưng không ngờ cuốn này ổng viết về Nhật hay đến vậy, đây cũng là cuốn mới nhất của ổng luôn. Đúng là Jared gừng càng già càng cay, Súng vì trùng và thép không nên được làm cuốn tiêu biểu vì cuốn nào của ổng cũng hay và khai thác một góc nhìn mới để tránh bị lập lại kiến thức, quan điểm như một số sử gia khác :cautious::cautious:
 
đọc cuốn Biến Động của Jared, dù mấy cuốn trước của ổng cũng khai thác chút đỉnh về Nhật nhưng không ngờ cuốn này ổng viết về Nhật hay đến vậy, đây cũng là cuốn mới nhất của ổng luôn. Đúng là Jared gừng càng già càng cay, Súng vì trùng và thép không nên được làm cuốn tiêu biểu vì cuốn nào của ổng cũng hay và khai thác một góc nhìn mới để tránh bị lập lại kiến thức, quan điểm như một số sử gia khác :cautious::cautious:
Tôi đang đọc Minh Trị Thiên Hoàng, sau đó sẽ đọc Biến động xem sao.
 
Last edited:
Tôi đang đọc Minh Trị Thiên Hoàng, sau đó sẽ đọc Biến động xem sao. Nhà còn nhiều sách quá mà cày mãi chưa hết :( Mỗi ngày đọc được tầm 50 trang, con cái quấy như ma, mình ngồi đọc sách mà nó toàn ra hỏi vặt về sách của nó.
chuẩn bị đọc cuốn Minh Trị luôn nè bác, hi vọng nuốt trôi được và dạo này cực kì thích tìm hiểu mốc thời gian Nhật chuyển từ Edo thành Tokyo, từ bỏ truyền thống duy trì samurai, và trở thành nước đầu tiên tại Châu Á đưa phong trào Tây hóa vào cải cách đất nước như thế nào
 
Tôi đang đọc Minh Trị Thiên Hoàng, sau đó sẽ đọc Biến động xem sao. Nhà còn nhiều sách quá mà cày mãi chưa hết :( Mỗi ngày đọc được tầm 50 trang, con cái quấy như ma, mình ngồi đọc sách mà nó toàn ra hỏi vặt về sách của nó.
Cuốn này thiên về học thuật, chú thích nhiều đọc rất mệt. Các tên lịch sử kể rất chi tiết.
 
chuẩn bị đọc cuốn Minh Trị luôn nè bác, hi vọng nuốt trôi được và dạo này cực kì thích tìm hiểu mốc thời gian Nhật chuyển từ Edo thành Tokyo, từ bỏ truyền thống duy trì samurai, và trở thành nước đầu tiên tại Châu Á đưa phong trào Tây hóa vào cải cách đất nước như thế nào
cuốn Minh Trị thực sự là hay, rất đáng để đọc đó bác.
 
không hiểu sao cái Tại sao phương Tây vượt trội tôi đọc được một nửa vẫn thấy nuốt không trôi, lôi đủ thứ dẫn chứng phim ảnh vào làm trò, kiến thức thì được kể bằng một văn chương chả hấp dẫn
có VOZER nào ban cho tôi tí động lực để hoàn thành cuốn này không nhỉ hay drop mẹ cho nhẹ nợ :nosebleed: :nosebleed:
 
không hiểu sao cái Tại sao phương Tây vượt trội tôi đọc được một nửa vẫn thấy nuốt không trôi, lôi đủ thứ dẫn chứng phim ảnh vào làm trò, kiến thức thì được kể bằng một văn chương chả hấp dẫn
có VOZER nào ban cho tôi tí động lực để hoàn thành cuốn này không nhỉ hay drop mẹ cho nhẹ nợ :nosebleed: :nosebleed:
Thật là trùng hợp. Mình vừa đọc cuốn này 2 tuần trước, nói thật là sách viết rất chán và ko có gì đáng để lưu tâm. Khuyên chân thành bác là cuốn nầy là FAIL nặng. Nên bỏ mẹ đi gọn nhà.
Về đề tài này, bác có thể tham khảo 2 cuốn sách khá hay, đáng để đọc là:
Văn minh Phương Tây và phần còn lại của thế giới (Civilization: The West and the Rest) Niall Ferguson. Nguyễn Nguyên Hy dịch. Tôi cho cuốn này 9/10 điểm về độ hay của nó, cung cấp nhiều thông tin, dẫn chứng, đi thẳng vào vấn đề lí giải vì sao Phương Tây lại vượt trội hơn, ko lan man, ko dài dòng văn tự. :nosebleed:
Văn minh phương Tây - Lịch sử và văn hóa. Của Edward McNall Burns.
 
Last edited:
🕮 Pedro Páramo - Juan Rulfo - Nguyễn Trung Đức dịch
Gabriel García Márquez said:
Juan Rulfo is widely reproached for having only written Pedro Páramo . It's a mistake. For me Rulfo's stories are as important as his novel Pedro Páramo , which, I repeat, is for me, if not the best, if not the longest, if not the most important, if not the most beautiful of the novels that are they have never written in the Spanish language. If I had written Pedro Páramo I would never worry or write again in my life.
Gabriel García Márquez said:
... That night I couldn't sleep until I finished the second reading. Never, since the terrible night I read Kafka's Metamorphosis in a gloomy Bogota student boarding house - almost ten years ago - had I suffered such a shock.
Jorge Luis Borges said:
Pedro Páramo is one of the best novels of Hispanic-language literature, and even of all literature.
 
Back
Top