kiến thức BIM & Revit super thread

Dạ đúng rồi ạ. Bác có thể hướng dẫn cho em đc ko ạ. Bên em làm wfh rồi mà mua A360 thì đắt quá
Làm VPN Server cần 2 thứ sau:
  • 1 con router có chức năng VPN server, ví dụ Asus D-link Tplink Mikrotik Draytek
  • 1 IP tĩnh hoặc DDNS cũng được
Tùy tài chính của thím mà chọn router thôi. một người dùng thì asus cho rẻ cũng đc, nhiều ng thì nên xem xét các router doanh nghiệp như Draytek Mikrotik, Cisco. MÌnh đã từng thử qua Asus Mikrotik Synology Draytek, nói chung đều đáp ứng được cả.
Cách tạo VPN server thì cũng tùy vào từng router, dễ nhất là Asus Synology D-link draytek gì đó, còn Mikrotik Cisco thì lằng nhằng hơn nhiều. Tựu chung lại là thế này: bật chức năng VPN server, tạo acc và pass để từ ngoài truy cập, gán IP tĩnh hoặc DDNS cho con router đó.
Để kết nối VPN thì thế này, ở máy nhà, vào mục Network setting của Window 10 có phần VPN
1627128165929.png


Chọn Add a VPN connection
1627128241004.png

VPN provider chọn Window
Connection Name thì đặt đại 1 cái tên nào đó, sao cũng đc
Server name thì chính là địa chỉ IP tĩnh public của con router trên kia hoặc là DDNS
VPN type thì tùy thuộc cái settiing ở con router cho phép kết nối loại nào. Dễ nhất nhưng nguy hiểm nhất là PPTP, an toàn hơn thì IPsec hoặc là L2TP/IPsec
User và pass chính là user và pass được tạo trong con Router
Save lại.

Quay ra mục VPN setting ở ngoài, ấn connect. Nếu thành công thế là xong, lúc này máy tính kết nối như là 1 cái máy nội mạng ở cty, truy cập dữ liệu chung ở server thoải mái
 
Last edited:
Bạn có chắc là 3d lúc nào cũng đúng được ko? Kèm theo một số yêu cầu khác của bên thẩm tra thì làm 3d chưa chắc làm được ấy chứ đừng nói là làm đúng. Hoặc làm được nhưng cũng tốn rất nhiều time để trình bày, trong khi đó 2d thì chỉ cần xóa cái này rồi vẽ thêm cái kia là xong. Nên nói 3d hơn 2d hoàn toàn hay j đó thì rất khó nói, có thể trong trường hợp 3d hơn 2d nhưng mặt khác thì lại thua. Tùy vào yêu cầu của dự án, khả năng của nhà thầu để đưa ra lựa chọn phù hợp thôi bạn.

Thân !
Đồng cảm với thím này
FqPSFPf.gif
chắc bị cđt và thẩm tra bón hành. Trên thực tế có vài thao tác chỉ cần vào cad sửa nhẹ lại và in ra bản vẽ đóng dấu ký tên gửi đi gấp. Vì vậy chờ load file revit rồi xuất lại qua cad quá tốn time.
kElKEVl.gif
Thậm chí còn nghe sếp chửi. Nên mấy thím nhớ linh động, cái nào gấp thì cứ chỉnh cad trước, xong note lại sửa lại file revit sau
4gmOAMB.png
 
Đồng cảm với thím này
FqPSFPf.gif
chắc bị cđt và thẩm tra bón hành. Trên thực tế có vài thao tác chỉ cần vào cad sửa nhẹ lại và in ra bản vẽ đóng dấu ký tên gửi đi gấp. Vì vậy chờ load file revit rồi xuất lại qua cad quá tốn time.
kElKEVl.gif
Thậm chí còn nghe sếp chửi. Nên mấy thím nhớ linh động, cái nào gấp thì cứ chỉnh cad trước, xong note lại sửa lại file revit sau
4gmOAMB.png
Mình ko muốn quote lại cái câu của thím Nova trên kia vì thấy nó hơi buồn cười và ngây ngô thôi :D

Bạn có chắc là 3d lúc nào cũng đúng được ko?

3D ko đúng hay là 2D ko đúng nó phụ thuộc vào trình độ của người vẽ chứ :D liên quan gì đến 2D hay 3D, vẽ 3D mà sai thì tức là 2D cũng có thể sai, chuyên môn của ng vẽ mà đúng thì vẽ tay cũng đúng, cần gì phải 3D. Vậy nên cái câu trên kia nó là điều hiển nhiên rồi
qZV215Z.png
Còn tại sao lại làm 3D vì nó giảm thiểu được tình trạng không khớp giữa các bản vẽ, ví dụ 2D sửa mặt bằng mà quên sửa mặt cắt mặt đứng, ra hiện trường mới phát hiện ra, nó là chuyện quá thường tình, người vẽ có kỹ đến mấy thể nào cũng sót 1 chỗ nào đó, đặc biệt là ở các dự án lớn, bản vẽ nhiều, team nhiều người vẽ. Nhưng dùng 3D ếu bao giờ có chuyện ko khớp luôn
tFvvWhy.jpg
đó là cái ưu điêm của 3D
hB8nmx5.png


Các thím có biết tại sao Tekla lại rất phổ biến ở các nhà thầu làm thép ko? vì làm thép yêu cầu chính xác cực cao, tính bằng mm, ko như BTCT có thể sai số vài cm. nên là 3D mới có thể đạt được cái yêu cầu chính xác đó để chế tạo kết cấu thép
 
cái VNP đó ở nhà kết nối được ko thím @ceibga hiện nay trên công ty mình dùng desktop remote control của win để log vào server làm việc trên đó. Mỗi lần thanh niên kiến trúc render là server hơi lag nhẹ
4gmOAMB.png
với lại có độ trễ khi khi remote. It đang tư vấn nâng cấp hub lên port tốc độ 10 gb + mua card lan 10gb tương ứng để lắp vào máy con
xjIzSG9.png
chi phí gần 100 củ
KgmQHtR.png
 
cái VNP đó ở nhà kết nối được ko thím @ceibga hiện nay trên công ty mình dùng desktop remote control của win để log vào server làm việc trên đó. Mỗi lần thanh niên kiến trúc render là server hơi lag nhẹ
4gmOAMB.png
với lại có độ trễ khi khi remote. It đang tư vấn nâng cấp hub lên port tốc độ 10 gb + mua card lan 10gb tương ứng để lắp vào máy con
xjIzSG9.png
chi phí gần 100 củ
KgmQHtR.png
Thoải mái, máy nhà mình hơi yếu nên mình toàn bật máy cty, kết nối VPN rồi remote desktop con máy ở cty để làm việc luôn, ko khác ngồi trước máy tính là mấy nếu mạng nhà thím đủ mạnh.
Đội kế toán ở công trường cũng thế, vì bảo mật nên dữ liệu dự toán ko được phép đem xuống công trường, kế toán ở công trường cũng kết nối VPN rồi remote vào server, mỗi người được cấp 1 session để làm việc trực tiếp với data trên đó.
Mà bọn window server có cái hay là, remote desktop trên server nhưng lại vẫn có thể connect vào ổ local máy mình, và cả máy in ở công trường nữa, data vẫn được bảo mật ở công ty, nhưng khi in ra thì giấy in lòi ra ở phía công trường
tFvvWhy.jpg
, ko cần phải in ra ở phía công ty rồi gửi bưu điện xuống nữa
 
Các thím có biết tại sao Tekla lại rất phổ biến ở các nhà thầu làm thép ko? vì làm thép yêu cầu chính xác cực cao, tính bằng mm, ko như BTCT có thể sai số vài cm. nên là 3D mới có thể đạt được cái yêu cầu chính xác đó để chế tạo kết cấu thép
haha vụ này nhớ đến thổi lỗ thả bulong thổi hồi 2 lỗ ko khớp nhau
FfsqRRV.png

ết nối VPN rồi remote desktop con máy ở cty để làm việc luôn, ko khác ngồi trước máy tính là mấy nếu mạng nhà thím đủ mạnh.
à vậy trên cty phải bật hết máy con lên hay sao. Mỗi máy con là của mỗi nhân viên
BdgiW7R.png
 
à vậy trên cty phải bật hết máy con lên hay sao. Mỗi máy con là của mỗi nhân viên
BdgiW7R.png
Nếu máy nhà thím đủ mạnh để chạy revit hoặc là chỉ cần truy cập data, ko cần dùng phần mềm gì trên máy cty thì dùng máy nhà truy cập thẳng vào server thôi. Hoặc như đội kế toán cty mình remote server thì cũng từ máy công trường remote thẳng, ko qua máy trung gian nào ở công ty cả.

Nói đơn giản thì khi đã kết nối VPN rồi thì máy thím như là máy trong nội mạng cty, muốn làm gì thì làm như là khi ngồi ở cty.

Có 1 điều phải chú ý là nên đặt dải địa chỉ IP private ở nhà và cty khác nhau để tránh xung đột. Ví dụ ở nhà hay dùng 192.168.1.xxx thì ở cty nên đặt là 192.168.2.xxx , khác lớp IP thì mới remote được
 
Mình ko muốn quote lại cái câu của thím Nova trên kia vì thấy nó hơi buồn cười và ngây ngô thôi :D



3D ko đúng hay là 2D ko đúng nó phụ thuộc vào trình độ của người vẽ chứ :D liên quan gì đến 2D hay 3D, vẽ 3D mà sai thì tức là 2D cũng có thể sai, chuyên môn của ng vẽ mà đúng thì vẽ tay cũng đúng, cần gì phải 3D. Vậy nên cái câu trên kia nó là điều hiển nhiên rồi
qZV215Z.png
Còn tại sao lại làm 3D vì nó giảm thiểu được tình trạng không khớp giữa các bản vẽ, ví dụ 2D sửa mặt bằng mà quên sửa mặt cắt mặt đứng, ra hiện trường mới phát hiện ra, nó là chuyện quá thường tình, người vẽ có kỹ đến mấy thể nào cũng sót 1 chỗ nào đó, đặc biệt là ở các dự án lớn, bản vẽ nhiều, team nhiều người vẽ. Nhưng dùng 3D ếu bao giờ có chuyện ko khớp luôn
tFvvWhy.jpg
đó là cái ưu điêm của 3D
hB8nmx5.png


Các thím có biết tại sao Tekla lại rất phổ biến ở các nhà thầu làm thép ko? vì làm thép yêu cầu chính xác cực cao, tính bằng mm, ko như BTCT có thể sai số vài cm. nên là 3D mới có thể đạt được cái yêu cầu chính xác đó để chế tạo kết cấu thép

Sao phải cay mình thế hả bạn ,đã nói là phụ thuộc vào đội ngũ sdw còn j?

Uh thì 3d lúc nào cũng khớp thật, nhưng mà thể hiện một số yêu cầu của bên checking thì bạn có sure là 3d lúc nào cũng thể hiện đc ko? Hay lại chuyển về 2d rồi xóa cái này thêm cái kia vào? Rồi khi phức tạp quá 3d ko thể hiện kịp lúc đấy quay ra bị phạt tiền, bị mất uy tín thì bạn nghĩ thế nào?

Cá nhân mình làm 3d trong khoảng thời gian khá dài nên cũng biết rõ những hạn chế của nó. Mình muốn chia sẻ để anh em có cái nhìn đúng hơn, k lệch quá về bên nào.
 
Đồng cảm với thím này
FqPSFPf.gif
chắc bị cđt và thẩm tra bón hành. Trên thực tế có vài thao tác chỉ cần vào cad sửa nhẹ lại và in ra bản vẽ đóng dấu ký tên gửi đi gấp. Vì vậy chờ load file revit rồi xuất lại qua cad quá tốn time.
kElKEVl.gif
Thậm chí còn nghe sếp chửi. Nên mấy thím nhớ linh động, cái nào gấp thì cứ chỉnh cad trước, xong note lại sửa lại file revit sau
4gmOAMB.png
Chuẩn bạn, nên linh đông thì sẽ trơn tru hơn trong quá trình làm việc.
 
Thực ra mà nói, Revit Structure vốn dĩ ko mạnh mà
qZV215Z.png
Cả bộ Revit nói chung cũng ko mạnh hẳn ở bất cứ bộ môn nào , nó mạnh và phổ biến ở tính đồng bộ và là của Autodesk thôi. Còn về Structure thì thua xa Tekla, nếu các cty nào thực sự muốn làm rebar hoặc steel thì mình khuyên là làm Tekla, các dự án cầu đường có khối lượng rebar cực lớn ng ta triển khai bằng Tekla hoặc Allplan hết, bảo đảm hiệu quả hơn cad.
Topic này mình muốn nói chung về BIM, ko gói gọn trong Revit thím ạ, tùy nhu cầu của các thím mà mình đưa lời khuyên phù hợp thôi.
Rebar của revit vốn dĩ ko mạnh, nên nếu phải làm thì thường sẽ thêm Plug-in, hoặc là xuất ifc cho các phần mềm khác xử lý. Làm BIM vốn dĩ khó mà 1 phần mềm bao trọn tất cả được, vẫn cần các bộ môn đồng bộ, cộng đồng BIM cũng đang cải thiện IFC từng năm để chuyển giao data giữa các phần mềm ko bị thất thoát dữ liệu rồi. Quy trình phối hợp bộ môn và phần mềm trong BIM cũng là cả 1 câu chuyện dài, mỗi Project một khác. Cty mình cứ khi bắt đầu dự án là lại đau đầu chuyện này.
9NN5SUy.png
Chào thím. Mình tìm thấy topic này và đang tìm hiểu về Revit trong thi công.
Hiện tại ko biết các nhà thầu lớn có sử dụng Revit trong thi công nhiều không. Với mình nhu cầu kiểm soát khối lượng như giàn giáo, cắt ghép copha...
Và nhu cầu của mình là vẽ, thiết kế nữa (Các công trình đơn giản). Cái này mình đang học SU.
 
Chào thím. Mình tìm thấy topic này và đang tìm hiểu về Revit trong thi công.
Hiện tại ko biết các nhà thầu lớn có sử dụng Revit trong thi công nhiều không. Với mình nhu cầu kiểm soát khối lượng như giàn giáo, cắt ghép copha...
Và nhu cầu của mình là vẽ, thiết kế nữa (Các công trình đơn giản). Cái này mình đang học SU.
Thấy bảo Cotec với Hòa Bình đều có đội Revit đó thím
OG0lsXv.png


Còn mình bên Đài thì nhiều lắm, cty mình chính là cty thi công đây
Hi2rkhz.gif


Revit làm giàn giáo với cốp pha mình cũng thấy nhiều cty làm rồi, họ viết cả API tự động dựng cũng nhanh lắm
 
Hello mấy thím, mấy thím lúc xuất IFC từ Revit và Tekla, khi combine lại có bị lỗi coordinate giống em không.

Chứ em cáu quá, xuất ra IFC mà mở bằng solibri thì nó ra 1 chỗ, mở bằng Navisworks thì nó ra chỗ khác, import IFC ngược lại vào revit thì nó lại nằm 1 chỗ khác nữa.

Bà mẹ autodesk phần coordination ngu không tả được.
 
Hello mấy thím, mấy thím lúc xuất IFC từ Revit và Tekla, khi combine lại có bị lỗi coordinate giống em không.

Chứ em cáu quá, xuất ra IFC mà mở bằng solibri thì nó ra 1 chỗ, mở bằng Navisworks thì nó ra chỗ khác, import IFC ngược lại vào revit thì nó lại nằm 1 chỗ khác nữa.

Bà mẹ autodesk phần coordination ngu không tả được.
thím phải để ý xem Revit lúc xuất Navis là dùng Shared coordinate hay là Origin, Tekla cũng thế. nếu đều dùng share coordinate hết, origin thì origin hết, mình coordinate cả Revit với Tekla trong Naviswork hết có sao đâu
Dầm cột trong này là tekla xuất IFC rồi link vào Revit nè thím, chuẩn đét ko lệch 1 ly. Hiểu bản chất thì ko có gì khó cả
1628155307371.png
 
Có 1 lỗi mà người dựng revit ít kinh nghiệm rất hay gặp phải, đó là lúc dựng lưới tọa độ, ko căn vào điểm origin 0, 0,0 của Revit. Điểm mốc này là điểm 0 0 0 của phần mềm nhé, điểm này mặc định lúc tạo file chính là đặt Survey Point và project base point.
Người dùng ít kinh nghiệm khi tạo file sẽ vẽ bừa lưới trục công trình đâu đó trên mặt bằng, mà ko để ý điểm 0 0 0 này, sau này sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề, trong đó có cả việc Coordination trong Naviswork hoặc các phần mềm kiểm tra va chạm khác.
Theo kinh nghiệm của mình, ngay khi tạo dự án, phải hiện 3 điểm này lên, nó vốn bị ẩn đi, Origin, PBP, SP, bấm phím R H
1628155957882.png

Sau đó phải tạo 1 điểm cắt của 2 trục công trình tại điểm này, ví dụ A-1 chẳng hạn, tùy vào ý định của các thím định đặt gốc công trình ở trục nào, phải thống nhất điểm này với các bộ môn ngay từ đầu
Từ điểm gốc này các thím mới phát triển hệ trục công trình theo các hướng còn lại
1628156105263.png


Hãy nhớ là việc này cực kỳ quan trọng, và đừng bao giờ move Project base point ra khỏi điểm Origin này, vì điểm Origin là ko bao giờ thay đổi, nó cũng là điểm để đồng bộ hệ tọa độ giữa các phần mềm với nhau
 
Có 1 lỗi mà người dựng revit ít kinh nghiệm rất hay gặp phải, đó là lúc dựng lưới tọa độ, ko căn vào điểm origin 0, 0,0 của Revit. Điểm mốc này là điểm 0 0 0 của phần mềm nhé, điểm này mặc định lúc tạo file chính là đặt Survey Point và project base point.
Người dùng ít kinh nghiệm khi tạo file sẽ vẽ bừa lưới trục công trình đâu đó trên mặt bằng, mà ko để ý điểm 0 0 0 này, sau này sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề, trong đó có cả việc Coordination trong Naviswork hoặc các phần mềm kiểm tra va chạm khác.
Theo kinh nghiệm của mình, ngay khi tạo dự án, phải hiện 3 điểm này lên, nó vốn bị ẩn đi, Origin, PBP, SP, bấm phím R H
View attachment 694202
Sau đó phải tạo 1 điểm cắt của 2 trục công trình tại điểm này, ví dụ A-1 chẳng hạn, tùy vào ý định của các thím định đặt gốc công trình ở trục nào, phải thống nhất điểm này với các bộ môn ngay từ đầu
Từ điểm gốc này các thím mới phát triển hệ trục công trình theo các hướng còn lại
View attachment 694207

Hãy nhớ là việc này cực kỳ quan trọng, và đừng bao giờ move Project base point ra khỏi điểm Origin này, vì điểm Origin là ko bao giờ thay đổi, nó cũng là điểm để đồng bộ hệ tọa độ giữa các phần mềm với nhau
Thường thì bên mình sẽ dựng mô hình theo tọa độ chính xác của 1 điểm ngoài site chứ không dựa vào mốc 0 này thím, nên các công trình bên mình thường rất xa so với mốc 0 này của revit, và góc xoay cũng khác nữa. Do vậy thường rất hay dính cái vụ này.
 
Thường thì bên mình sẽ dựng mô hình theo tọa độ chính xác của 1 điểm ngoài site chứ không dựa vào mốc 0 này thím, nên các công trình bên mình thường rất xa so với mốc 0 này của revit, và góc xoay cũng khác nữa. Do vậy thường rất hay dính cái vụ này.
Cái điểm thím nói là survey point đó :D dùng để gán toạ độ thực tế vào công trình, chứ đối với phần mềm nó vẫn chỉ là 0 0 0 thôi
Nghĩa là 1 điểm gốc của revit có 2 giá trị, một là giá trị thực tế , 2 là giá trị x y z của phần mềm. Cái giá trị 1 chỉ là tham số thôi, chứ chả ai move cả cái model đi vài trăm km so với toạ độ gốc cả
 
Last edited:
Back
Top