kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Ai giải thích hộ mình dòng gợi ý cuối cùng kia là ntn nhỉ, đó là lời gợi ý cho đoạn đầu dòng trang 23
IMG_UPLOAD_20210827_212333.jpg
 
Ai giải thích hộ mình dòng gợi ý cuối cùng kia là ntn nhỉ, đó là lời gợi ý cho đoạn đầu dòng trang 23
View attachment 733394
mua 2 tặng 1, có nghĩa là được khuyến mãi 50% vì "1" là 50% của "2".

tương tự mua 3 và trả tiền 2, nghĩa là chỉ cần trả tiền 2 phần, 1 phần kia coi như là được khuyến mãi 50%(vì "1" là 50% của "2")
mua 12 trả tiền 8, có 4 là 50% của 8
mua 15 trả tiền 10, có 5 là 50% của 10
 
Last edited:
Đã quá nửa đêm. Anh cúi đầu và thấy không thể giữ nổi những giọt nước mắt. Đã lâu rồi anh không cảm thấy cô đơn như vậy. Chỉ tại cái sinh nhật này. Từ mấy năm nay, cô đơn như một cảm giác hiếm khi chạm phải anh trong cái nhịp sống thường nhật điên cuồng. Người ta chỉ cô đơn khi có thời gian cho nó. Anh không có thời gian. Anh cần mẫn tổ chức cuộc sống của mình sao cho không còn thời gian. Những dự án ở Munich, ở Mỹ, làm tiến sĩ khoa học, và những bài giảng ở Ba Lan, hội thảo khoa học, các bài công bố. Không, trong tiểu sử của anh thời gian gần đây không có những quãng nghỉ cho suy ngẫm về nỗi cô đơn, cho sự uỷ mỵ và yếu đuối như anh đang cảm thấy lúc này, ở đây. Ở đây, ở cái nhà ga trống trải xám xịt này, bị trừng phạt bằng cách không có gì để làm, anh không thể làm một cái gì khác để quên, và cô đơn ập đến như một cơn hen. Việc anh ở đây và có quãng nghỉ không hề kế hoạch trước này chỉ là một sự nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn thông thường, phi lý, vô nghĩa. Giống như một lỗi in. Trước khi hạ cánh ở Berlin Hegel, anh đã kiểm tra giờ tàu trên Internet và không để ý là tàu từ Berlin Lichtenberg đi Warszawa chỉ chạy vào các ngày làm việc. Mà thứ bẩy thì vừa kết thúc trước đây một lúc. Thậm chí anh có quyền không để ý đến điều đó. Khi ấy là buổi sáng và trước mắt anh là hơn chục giờ bay từ Seattle, một chuyến bay khép lại một tuần làm việc không kịp thở.
Sinh nhật vào nửa đêm tại ga Berlin Lichtenberg. Một cái gì đó thật khó tin. Phải chăng anh có mặt ở đây vì một sứ mệnh nào đấy?! Chỗ này có thể là địa điểm cho một cảnh phim, nhất thiết phải là đen trắng, về sự vô nghĩa, ảm đạm và nỗi đau của cuộc đời. Anh dám chắc rằng trong khoảnh khắc như thế này, Wojaczek có thể viết nên bài thơ thê lương nhất của mình.
Sinh nhật. Anh đã ra đời như thế nào nhỉ? Việc ấy đã xảy ra như thế nào? Mẹ anh đã đau ra sao? Mẹ đã nghĩ gì trong cơn đau ấy? Chưa bao giờ anh hỏi mẹ về điều này. Mà tại sao anh lại chưa hề hỏi? Chỉ đơn giản: "Mẹ ơi, lúc sinh con, chắc mẹ đau lắm phải không?"
Giờ đây anh muốn biết điều đó, thế mà khi mẹ còn sống anh lại không nghĩ đến

novel: Cô đơn trên mạng

240392752_199921315530713_2445559542828605788_n.jpg
 
Mình có đọc quyển " cổ học tinh hoa" , muốn share đến mn. trích tóm tắt thì là như này
"Qua 250 mẩu chuyện nhỏ, vô cùng ngắn gọn và súc tích, “Cổ học tinh hoa” đã đưa chúng ta đến với những tư tưởng lớn của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử Chuyện tuy đã xưa, thời đại dù đã đổi khác, nhưng tin rằng tinh thần nhân văn cao đẹp từ hàng nghìn năm trước của cổ nhân thấm đẫm trong từng tích truyện vẫn đủ sức làm rung động bao trái tim của người đọc hôm nay. Bởi lẽ, trước khi những triết lý mà cuốn sách chứa đựng rộng mở tư duy của chúng ta, những đạo lý được gửi gắm trong đó đã âm thầm bồi đắp cho chúng ta một đời sống tình cảm phong phú, vị tha, nhân ái, bao dung."
 
lại thích chơi đường tắt à? muốn hưởng nhiều thì phải cày cuốc như trâu như chó thôi và tất nhiên là làm vừa phải, không quá chậm và không quá nhanh
phim ảnh thì đem ra tóm tắt, sách thì hỏi tips đọc nhanh, game thì không chơi mà chọn coi review cốt truyện (vẫn là một dạng tóm tắt) của mấy channel rẻ tiền...ôi dân trí VN :beated:
 
thực ra thì đọc nhanh để nắm đc ý chính vẫn có cách. thường là đọc báo. hoặc đọc lướt một vài trang xem cuốn sách đấy có thú vị, có hợp ko.
mình cũng chả biết diễn giải như nào. nhưng mình làm đc. mình cho rằng ai đọc nhiều và đọc nghiêm túc cũng làm đc.
vừa đọc vừa đoán. đọc báo thì tìm ra đoạn nào trong bài báo viết về cái mà mình quan tâm, tập trung vào nó thôi.
đọc sách, ví dụ văn học, có những đoạn tả cảnh, bạn biết bỏ qua chả ảnh hưởng mấy đến cốt truyện, có thể đọc lướt nhanh. ví dụ thế thôi nhé, chứ mình ko khuyến khích.

còn nói chung, để đọc nhanh vẫn nắm đc ý chính thì mắt đọc lướt, đầu ko cần phân tích sâu nội dung, lúc nào chạm phải keyworld quan trọng thì chậm lại, đọc kỹ. yếu quyết là phải biết hoặc đoán đc cái đoạn mình đang đọc nó đang nói về cái gì, có quan trọng ko.
 
thực ra thì đọc nhanh để nắm đc ý chính vẫn có cách. thường là đọc báo. hoặc đọc lướt một vài trang xem cuốn sách đấy có thú vị, có hợp ko.
mình cũng chả biết diễn giải như nào. nhưng mình làm đc. mình cho rằng ai đọc nhiều và đọc nghiêm túc cũng làm đc.
vừa đọc vừa đoán. đọc báo thì tìm ra đoạn nào trong bài báo viết về cái mà mình quan tâm, tập trung vào nó thôi.
đọc sách, ví dụ văn học, có những đoạn tả cảnh, bạn biết bỏ qua chả ảnh hưởng mấy đến cốt truyện, có thể đọc lướt nhanh. ví dụ thế thôi nhé, chứ mình ko khuyến khích.

còn nói chung, để đọc nhanh vẫn nắm đc ý chính thì mắt đọc lướt, đầu ko cần phân tích sâu nội dung, lúc nào chạm phải keyworld quan trọng thì chậm lại, đọc kỹ. yếu quyết là phải biết hoặc đoán đc cái đoạn mình đang đọc nó đang nói về cái gì, có quan trọng ko.
Vấn đề là đọc để làm gì? Tôi suy nghĩ mãi mới ra 2 trường hợp khả dĩ nhất.

1. Để giải trí. Cái này là với tâm thế thoải mái nhất, thì cơ bản là thích thì hãy đọc, không thích thì đừng đọc. Đừng ráng, cố, mày mò lướt tìm cái gì hết, bởi vì nó ít nhiều khiến mình khó chịu, mà mục tiêu là giải trí, cho nên bỏ.

2. Để tiếp thu kiến thức. Cái này mà lướt thì cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trầm trọng đến kiến thức nếu lướt không đúng, đủ ý, rồi áp dụng vào đời thực thì tè le, tét lét ra đó. Khuyên nên đi đọc báo mạng thì hay hơn.

Với 2 trường hợp trên, cái nào cũng chả ra gì nếu đọc lướt. Cho nên không thích, không hấp dẫn thì đừng cố đấm ăn xôi chi cho cực. Hãy tiếp cận kiến thức bằng cách khác. Sách chả có cái mom gì trong cả, nếu người đọc không toàn tâm toàn ý dành cho nó.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vấn đề là đọc để làm gì? Tôi suy nghĩ mãi mới ra 2 trường hợp khả dĩ nhất.

1. Để giải trí. Cái này là với tâm thế thoải mái nhất, thì cơ bản là thích thì hãy đọc, không thích thì đừng đọc. Đừng ráng, cố, mày mò lướt tìm cái gì hết, bởi vì nó ít nhiều khiến mình khó chịu, mà mục tiêu là giải trí, cho nên bỏ.

2. Để tiếp thu kiến thức. Cái này mà lướt thì cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trầm trọng đến kiến thức nếu lướt không đúng, đủ ý, rồi áp dụng vào đời thực thì tè le, tét lét ra đó. Khuyên nên đi đọc báo mạng thì hay hơn.

Với 2 trường hợp trên, cái nào cũng chả ra gì nếu đọc lướt. Cho nên không thích, không hấp dẫn thì đừng cố đấm ăn xôi chi cho cực. Hãy tiếp cận kiến thức bằng cách khác. Sách chả có cái mom gì trong cả, nếu người đọc không toàn tâm toàn ý dành cho nó.

via theNEXTvoz for iPhone
thiếu gì cái chỉ cần nắm ý chính, ko có nhu cầu đào sâu.
như vài cuốn viết về lối sống tối giản, tôi đọc mỗi in đậm, những ví dụ tôi đọc lướt nhanh, chả thấy có vấn đề gì.

tôi trả lời cho câu hỏi làm cách nào để đọc nhanh vẫn nắm đc ý chính. còn có ra gì hay ko là một câu hỏi khác.
 
Vấn đề là đọc để làm gì? Tôi suy nghĩ mãi mới ra 2 trường hợp khả dĩ nhất.

1. Để giải trí. Cái này là với tâm thế thoải mái nhất, thì cơ bản là thích thì hãy đọc, không thích thì đừng đọc. Đừng ráng, cố, mày mò lướt tìm cái gì hết, bởi vì nó ít nhiều khiến mình khó chịu, mà mục tiêu là giải trí, cho nên bỏ.

2. Để tiếp thu kiến thức. Cái này mà lướt thì cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trầm trọng đến kiến thức nếu lướt không đúng, đủ ý, rồi áp dụng vào đời thực thì tè le, tét lét ra đó. Khuyên nên đi đọc báo mạng thì hay hơn.

Với 2 trường hợp trên, cái nào cũng chả ra gì nếu đọc lướt. Cho nên không thích, không hấp dẫn thì đừng cố đấm ăn xôi chi cho cực. Hãy tiếp cận kiến thức bằng cách khác. Sách chả có cái mom gì trong cả, nếu người đọc không toàn tâm toàn ý dành cho nó.

via theNEXTvoz for iPhone
tôi nói thêm vài dòng.

tôi hiểu ý của anh. và đồng ý với những trường hợp không nên đọc lướt. như anh nói, kiến thức đặc thù, muốn lướt cũng ko được. những cuốn văn học hay, những cuốn triết học... ví dụ vậy. đọc là để tiếp thu mà. hay đọc dở bỏ. ko thể ăn xổi.

tuy nhiên có những trường hợp như này này, cuốn sách có 10 phần thì 7 phần hay, 3 phần dở. tôi có thể đọc nhanh và đoán được phần nào dở để tua hoặc bỏ qua.
những cuốn sách mới cũng vậy, sao biết đc có hợp mới mình hay ko. phải đọc thử. tôi có thể đọc lướt đoán nội dung. đi nhà sách mua tiểu thuyết thì thời gian đâu mà đọc kỹ từng cuốn.

mà cái chuyện đọc cũng ko gói gọn trong sách, đọc nhiều thứ, mấy bài viết trên mạng chẳng hạn.
để tôi tìm ví dụ. trong cái topic này đi, mấy post trích dẫn tiểu thuyết văn học của anh tiker.bell, dài quá, biết hay hay dở. dụng công đọc xong có khi mất thời gian cộng với bực mình. nhưng lỡ nó là một cái gì đó thú vị và biết đâu mình lại phát hiện ra một cuốn tiểu thuyết hay thì sao.
vậy nên tôi chọn cách đọc lướt, tổng hợp từ khoá, và đoán xem nó nói cái gì. có phải cái mình thích, mình quan tâm ko. thích thì đọc kĩ lại, ko thì thôi.
như cái post gần nhất, lướt qua tôi đoán đc viết về sự cô đơn rồi.

vậy đấy, có những trường hợp mình cần đọc nhanh, tổng hợp ý chính, rồi đưa ra quyết định.
 
Để đạt được mục đích này thì ko gì tốt hơn là nghiên cứu triết học và tâm lý học. Fence có thể bắt đầu bằng các tác phẩm critical thinking:
1. Tư duy nhanh và chậm
2. Nghệ thuật tư duy rành mạch
3. Tư duy có hệ thống
4. Phi lý trí
5. Tư duy logic

Rồi Phải trái đúng sai (xem clip của đại học Harvard hay tuyệt)
Sau đó là các cuốn sách tâm lý học hiện đại của Sigmund Freud, Carl Jung.
Tiếp đó có thể đọc sách triết học phương Đông như Đạo giáo ( Đạo đức kinh, Nam hoa kinh), Khổng giáo và triết học phương tây cổ đại như ARISTOTLE, PLATO ...
và cuối cùng là Phật giáo, với tư tưởng có thể bao trùm hết những thứ ở trên.
@nghiabros nghiên cứu hết list này chưa? :beauty:
 
Tôi nghĩ vấn đề đọc là để cảm nhận, để tận hưởng vẻ đẹp trong từng câu chữ của tác giả, tác phẩm chứ. Kiểu muốn hiểu tóm tắt ý chính này nọ thì có lẽ không hợp với việc đọc rồi.
 
Về Thiên Nhiên nhớ tới cuốn này ai đã đọc qua chưa ạ ?
Cuốn này có liên quan gì đến thiên nhiên đâu, quan sát thiên nhiên trong này mang tính ẩn ý, tuyền tải thông điệp là chủ yếu. Nói về nội hàm cuốn sách này thì không khó, nhưng không nói về ảnh hưởng của nó thì lại là thiếu sót, nói về ảnh hưởng của nó mà ko dính dáng tới chính trị thì lại khá gian nan. Mỗ sẽ nói vắn tắt cho dễ hiểu nhất.

Để nói về nó thì phải quay lại thời kỳ Nhân Văn Phục Hưng của Erasmus. Chính trong giai đoạn bị đè nén bởi triết học kinh viện và giáo điều của thần học, quyền lực của Nhà Thờ lúc này ngăn cản việc phát triển của lực lượng sản xuất mới nổi lên. Từ đây mới sinh ra các phong trào Nhân Văn và sau đó là phong trào Kháng Cách của Luther khi đặt lại vấn đề giải nghĩa Kinh Thánh và giảm vai trò của Nhà Thờ. Ở Anh sau này thần học Calvin tiếp tục xu hướng này và hình thành nên các hệ phái Puritanism,Quaker... Chính tinh thần của hệ phái này sinh ra tinh thần của chủ nghĩa tư bản, thông qua nhập thế của các quan điểm "khổ hạnh". Các khái niệm về "beruf"~nghề nghiệp là được sinh ra trong giai đoạn này để hình thành nên các phường hội, hình thức sơ khai nhất của CNTB. Những người Thanh Giáo này tiếp tục mang hệ phái của mình sang New England.

Giai đoạn tích luỹ tư bản ở Châu Âu và Tân Thế Giới gây ra những ảnh hưởng vô cùng lớn đến tầng lớp bị bóc lột nên nảy sinh nên các phản kháng. Ở Châu Âu có những phong trào triết học của Schopenhauer (sau này là Nietzsche) văn học của Hugo, Balzac,Gogol,Dos, Tolstoy (giai đoạn sau)... Với những xu hướng khác nhau như những tiếng thét, kêu gọi đề cao giá trị con người, phá bỏ xiềng xích của nền đạo đức tôn giáo kìm kẹp con người (Đây chính là trọng tâm trong Madame Bovary) nhiều người đi xa hơn ở chủ nghĩa hư vô, cn vô chính phủ.

Phải trình bày một chuỗi dài của lịch sử, để thấy được cái hoàn cảnh và cái phức cảm mà vì sao xuất hiện cuốn Walden-Một mình sống trong rừng. Thoreau còn hơn cả bị ảnh hưởng bởi Ralp Waldo Emerson, giống một mối quan hệ thầy trò-cha con. Walden là tiếp nối tư tưởng của Emerson trong Nature. Nature đề cao Nhất Vị thay vì Tam Vị Nhất Thể đi ngược lại giáo lý Ky tô truyền thống, nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm cá nhân và tự lực cánh sinh dựa trên lương tri và lý lẽ, không bị trói buộc trong giáo điều. Rộng ra, con người phải chịu trách nhiệm đối với bản thân mình, chứ không phải phó mặc hoặc đổ lỗi cho định mệnh. Ở điểm này, thuyết nhất vị đối đầu với thuyết định mệnh của Thần Học Calvin. Thoreau đi xa hơn khi trong Walden thể hiện chủ nghĩa phiếm thần cổ điển kiểu Spinoza thậm chí là vô thần với chủ nghĩa tiên nghiệm cho rằng trạng thái tinh thần lý tưởng vượt lên trên vật chất và kinh nghiệm, nó tin rằng con người đạt được thấu hiểu chân lí thông qua trực giác cá nhân hơn là những giáo thuyết tôn giáo. Thiên nhiên là biểu tượng bên ngoài của nội tâm, là “sự tương ứng căn bản của vật hữu hình với tư tưởng con người”. Chủ nghĩa tiên nghiệm tin rằng xã hội và các thiết chế của nó, đặc biệt là những tôn giáo có tổ chức và các đảng phái chính trị, cuối cùng sẽ làm hỏng sự trong sáng của cá nhân, và tin rằng con người tốt nhất khi sống tự lực, và độc lập.

Ông chủ trương sống đơn giản vì “Phần lớn những xa xỉ và cái được gọi là tiện nghi không chỉ không tuyệt đối cần thiết, mà còn rõ ràng cản trở việc nâng cao phẩm giá con người.” Ông mang vào rừng giấc mơ về một cuộc sống vô ưu đầy vui thú. Bỏ đi những thứ dư thừa, ảo tưởng để tìm ra những nhu cầu thật sự thiết yếu của cuộc sống; ông nhiệt liệt tán dương văn học cổ điển mà ông thích đọc trong nguyên bản cổ ngữ Hi Lạp và Latin, ông phàn nàn về cái xu hướng phổ biến (có vẻ quen thuộc) tìm những thứ “dễ đọc” thay vì những tư tưởng sâu sắc nhưng mệt óc; ông mơ mở một trường đại học cho người lớn, tại đó Concord có thể mời các nhà thông thái trên thế giới đến để giảng dạy và làm “cao quý tâm hồn” người dân bản xứ.

Cuốn Walden không đơn giản chỉ là một trước tác văn học thông thường, nó tuyền tải những thông điệp, ẩn ý sâu xa hơn. Bút pháp thì hơi khó đọc với những câu bỏ lửng và những đoạn diễn đạt rất tối nghĩa( theo văn phong ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn), nhiều đoạn ẩn ý, ẩn dụ, ám chỉ sâu xa, chỉ trích ngầm, châm biếm, mỉa mai, thậm chí đánh tráo khái niệm. Thoreau có thể coi là nhân vật bản lề để tiếp tục trào lưu triết học không chân, với niềm tin vào cá nhân và "Thuyết tiên nghiệm" mà sau này có nhiều nhân vật còn cực đoan hơn, kế tục và phát triển. Thoreau cũng là người khai sinh ra "Bất Tuân dân sự", phương pháp kháng cự của cá nhân trong đó phản đối sự bất công của nhà nước, tuy nhiên chính bản thân ông chưa bao giờ ủng hộ tình trạng vô chính phủ mà ngược lại là ủng hộ một chính phủ mạnh mẽ hơn có quyền lực điều chỉnh lớn hơn.

Thoreau có ảnh hưởng đến những người theo chủ nghĩa nhân văn về sau với phương pháp bất tuân dân sự như Gandhi,Tolstoy, Mandela. Martin Luther King. Tuy nhiên ảnh hưởng cực đoan của nó cũng lớn không kém với các phong trào vô chính phủ và là nhân tố chính giúp Phương Tây truyền bá các cuộc cách mạng màu sắc.

Cái tự do chủ nghĩa cái tuỳ thuận bằng lòng cái trở về thiên nhiên của Walden thật nhỏ bé khi đặt trước những Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh. Cũng thật khó tránh khi Walden vẫn không thoát ra được các quan điểm của tôn giáo mù quáng về cái tiên định mà bỏ qua thực tế hiện hữu.
 
tôi nói thêm vài dòng.

tôi hiểu ý của anh. và đồng ý với những trường hợp không nên đọc lướt. như anh nói, kiến thức đặc thù, muốn lướt cũng ko được. những cuốn văn học hay, những cuốn triết học... ví dụ vậy. đọc là để tiếp thu mà. hay đọc dở bỏ. ko thể ăn xổi.

tuy nhiên có những trường hợp như này này, cuốn sách có 10 phần thì 7 phần hay, 3 phần dở. tôi có thể đọc nhanh và đoán được phần nào dở để tua hoặc bỏ qua.
những cuốn sách mới cũng vậy, sao biết đc có hợp mới mình hay ko. phải đọc thử. tôi có thể đọc lướt đoán nội dung. đi nhà sách mua tiểu thuyết thì thời gian đâu mà đọc kỹ từng cuốn.

mà cái chuyện đọc cũng ko gói gọn trong sách, đọc nhiều thứ, mấy bài viết trên mạng chẳng hạn.
để tôi tìm ví dụ. trong cái topic này đi, mấy post trích dẫn tiểu thuyết văn học của anh tiker.bell, dài quá, biết hay hay dở. dụng công đọc xong có khi mất thời gian cộng với bực mình. nhưng lỡ nó là một cái gì đó thú vị và biết đâu mình lại phát hiện ra một cuốn tiểu thuyết hay thì sao.
vậy nên tôi chọn cách đọc lướt, tổng hợp từ khoá, và đoán xem nó nói cái gì. có phải cái mình thích, mình quan tâm ko. thích thì đọc kĩ lại, ko thì thôi.
như cái post gần nhất, lướt qua tôi đoán đc viết về sự cô đơn rồi.

vậy đấy, có những trường hợp mình cần đọc nhanh, tổng hợp ý chính, rồi đưa ra quyết định.
Quan điểm về cách đọc nhanh của fen tôi thấy cũng hợp lý. tuy nhiên để đạt được đến tầm như thế này thì phải có kiến thức nền tảng kha khá, biết mình muốn gì, cần gì ở một quyển sách. Mà để được thế thì đầu tiên phải đọc chậm và đọc kỹ đã.
 
Kéo đọc 184 page mà để ý chưa thấy bác nào giới thiệu Shakespeare nhỉ. Hay là do em đọc sót, Em thì em mê Shakespeare lắm. To be or not to be, that is the question!!! Hamlet, Romeo & Juliet, Othello, King Lear, Macbeth, A Midsummer Night's Dream, Antony and Cleopatra, .... Chưa kể đến các bài thơ Sonet của ông nữa.
 
Kéo đọc 184 page mà để ý chưa thấy bác nào giới thiệu Shakespeare nhỉ. Hay là do em đọc sót, Em thì em mê Shakespeare lắm. To be or not to be, that is the question!!! Hamlet, Romeo & Juliet, Othello, King Lear, Macbeth, A Midsummer Night's Dream, Antony and Cleopatra, .... Chưa kể đến các bài thơ Sonet của ông nữa.

thời nay ít ai mê đọc kịch lắm, họ coi play cho rồi, có đọc qua vài vở kịch trong đó có kịch của Tolstoy cũng khá nhưng nói chung là không thịnh lắm với xu hướng hiện này
 
thời nay ít ai mê đọc kịch lắm, họ coi play cho rồi, có đọc qua vài vở kịch trong đó có kịch của Tolstoy cũng khá nhưng nói chung là không thịnh lắm với xu hướng hiện này
Em cũng đọc khá là tạp, Tây Đông đủ cả, thấy người ta ví Shakespeare với Lão Tử nên tò mò đọc, thế là mê luôn, Lúc đầu thì đọc bản dịch, sau đọc bản gốc Tiếng Anh càng mê hơn. Về mặt ước lệ diễm tuyệt trong câu văn thì không kém Puskin, về mặt cuồng loạn, đen tối không kém gì Dostoevsky (nhất là trong cảnh Hamlet hài tội mẹ) rí rỏm châm biếm không kém gì Cervantes cả. Tiếc là ít người cùng sở thích để trao đổi bác ạ.
 
thời nay ít ai mê đọc kịch lắm, họ coi play cho rồi, có đọc qua vài vở kịch trong đó có kịch của Tolstoy cũng khá nhưng nói chung là không thịnh lắm với xu hướng hiện này
thời này ko thịnh hành nên lạ lẫm, chứ tác phẩm có tiếng vang, người ta cũng tìm đọc nhiều đấy.
gần đây nhất tôi để ý thì thấy cuốn harry potter và đứa trẻ bị nguyền rủa, được chú ý và tìm đọc khá nhiều. nó được viết dưới dạng một vở kịch.
 
Back
Top