kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Mom thằng tác giả cuốn này, Dark Nhân Tâm còn chưa đủ, còn ăn theo How to Dark Nhân Tâm :choler:
Khí không phải em cũng hơi dị ứng với loại sách này. Không bài bác người ta nhưng mà kiểu em đọc nó không nuốt trôi được. Toàn câu hỏi mà các tôn giáo có truyền thống hàng ngàn năm còn chưa làm rõ được 1 cuốn sách cầm trên tay đọc phát khai ngộ giống tổ Huệ Năng ngày trước nghe kinh Kim cang thì bạn này phải nói là có căn cơ cực kỳ sâu dày.
 
sách nào cũng hay thì rating, goodread, review ra để làm đéo gì? thôi cứ vét sạch túi ra tiệm sách bảo nó ship nguyên cái thư viện về nhà mình đi, cần chi đắn đo lựa chọn từng cuốn-từng cuốn chi cho mất thời gian đúng không anh bạn?

rồi đến cái dòng văn học đương đại như ngôn tình, đam mỹ, xuyên không, trinh thám cũng đều tốt đẹp đôi lứa cả nhỉ? cái bẫy lớn nhất của người đọc sách là cái bẫy nhìn đời bằng lăng kính màu hồng như anh, anh không chấp nhận sách dở vì cái tôi anh quá lớn, độ thờ sách của anh quá vô cực, anh quan tâm quá nhiều về ý kiến của người khác, hoặc tệ hơn vùi đầu vào đống review hào nhoáng, bóng bẩy của đám seeder Nhã Nam

tiện thể nhắc cho anh nhớ thì Tạm Hóa Namiya và Kiêu Hãnh Định Kiến nó vẫn thuộc thể loại xuyên không và ngôn tình đấy, giờ thì tùy anh đánh giá nó thế nào, nhưng ai hỏi thì tôi vẫn bảo rác thôi, chứ tôi quan tâm anh nghĩ gì? anh có sỡ thích của mình thì tôi có sỡ ghét của tôi, va chạm 2 quan điểm trái cực nhau làm gì để rồi anh hô hào "với anh thì thấy dở nhưng tôi thấy hay"? ừ thì tôi thấy dở đấy và tôi đang nói ra điều đấy và anh thấy hay thì cứ thấy đi

số lượng sách trần tục rất nhiều, không phải tội của nó chỉ vì nó dở, mà nó dở mà lại marketing tốt, cách viết thân thiện với casual nên câu chuyện trở thành: đã dở mà còn lắm đứa bu vào đọc
và trần tục thì không xứng đáng được công nhận, rồi sẽ bị đào thải dù tốn chục năm với văn học đương đại hay tốn mấy trăm năm so với văn học cổ điển, ngày nào tôi còn thở là ngày đấy tôi còn trân trọng những tác phẩm xứng đáng và đạp bọn sách trần tục xuống địa ngục
 
Lâm lắm r chưa đọc sách, Nay lướt qua đây.
Tối về đọc nốt cuốn tiếng chim hót trong bụi mận gai vậy :)

cuốn này theo mình được dân VN đọc nhiều nhưng không hề dễ cảm thụ :doubt:

tổng thể thì nó là một family saga đồ sộ, liên kết chặt chẽ nhưng mấu chốt thì vẫn là mối tình của cô bé Meggie và cha Ralph, xin lỗi cho mình dùng khoảng thời gian Meggie còn là cô bé vì tới giờ mình vẫn cảm nhận rõ cái đoạn Meggie và gia đình cuối cùng cũng đặt chân với vùng đất nước Úc và cha Ralph đã có cảm tình với cô bé Meggie trong lần đầu tiên chạm mặt thế nào và cái tình cảm đó vẫn được nuôi dưỡng xuyên suốt đến tận khi Meggie trưởng thành
dù tính cách nhu nhược, trốn chạy của Ralph lẫn chủ đề tình yêu bị ngăn cách bởi tôn giáo là quả combo chả dễ gì mà nuốt được khi đọc quyển này, đặc biệt là khi nó bắt con người ta phải trải qua một số sự kiện gần mức tương tự trong đời thật, thì mới có cảm xúc và vốn liếng để hiểu về nỗi đau khi xa mặt cách lòng của cả đôi, thay vì chỉ có bản năng tự nhiên là chỉ trích mỗi Ralph hoặc Meggie :whistle:

văn học Úc bấy nhiêu năm qua chỉ có 2 siêu phẩm đối với mình: Tiếng chim hót trong bụi mận gai và Tất cả dòng sông đều chảy
 
sách nào cũng hay thì rating, goodread, review ra để làm đéo gì? thôi cứ vét sạch túi ra tiệm sách bảo nó ship nguyên cái thư viện về nhà mình đi, cần chi đắn đo lựa chọn từng cuốn-từng cuốn chi cho mất thời gian đúng không anh bạn?

rồi đến cái dòng văn học đương đại như ngôn tình, đam mỹ, xuyên không, trinh thám cũng đều tốt đẹp đôi lứa cả nhỉ? cái bẫy lớn nhất của người đọc sách là cái bẫy nhìn đời bằng lăng kính màu hồng như anh, anh không chấp nhận sách dở vì cái tôi anh quá lớn, độ thờ sách của anh quá vô cực, anh quan tâm quá nhiều về ý kiến của người khác, hoặc tệ hơn vùi đầu vào đống review hào nhoáng, bóng bẩy của đám seeder Nhã Nam

tiện thể nhắc cho anh nhớ thì Tạm Hóa Namiya và Kiêu Hãnh Định Kiến nó vẫn thuộc thể loại xuyên không và ngôn tình đấy, giờ thì tùy anh đánh giá nó thế nào, nhưng ai hỏi thì tôi vẫn bảo rác thôi, chứ tôi quan tâm anh nghĩ gì? anh có sỡ thích của mình thì tôi có sỡ ghét của tôi, va chạm 2 quan điểm trái cực nhau làm gì để rồi anh hô hào "với anh thì thấy dở nhưng tôi thấy hay"? ừ thì tôi thấy dở đấy và tôi đang nói ra điều đấy và anh thấy hay thì cứ thấy đi

số lượng sách trần tục rất nhiều, không phải tội của nó chỉ vì nó dở, mà nó dở mà lại marketing tốt, cách viết thân thiện với casual nên câu chuyện trở thành: đã dở mà còn lắm đứa bu vào đọc
và trần tục thì không xứng đáng được công nhận, rồi sẽ bị đào thải dù tốn chục năm với văn học đương đại hay tốn mấy trăm năm so với văn học cổ điển, ngày nào tôi còn thở là ngày đấy tôi còn trân trọng những tác phẩm xứng đáng và đạp bọn sách trần tục xuống địa ngục
Em thấy bình thường mà bác. Sách cũng như món ăn của tinh thần vậy. Có người thích ăn đồ ăn nhanh thì ăn McDonald's nhưng cũng có những người thích những món cầu kỳ phải đun bằng củi lửa, bằng rượu vang Pháp. Tùy khẩu vị mỗi người thôi. Em cũng không đọc những kiểu sách như bác bảo là "nhảm shít" kia nhưng em thấy cục shít nếu biết mang đi bón ruộng thì vẫn có công dụng của riêng nó. thì các sách kia cũng thế, nó giải quyết 1 phần nào đó vấn đề của cá nhân hoặc của 1 nhóm người thì nó mới được tạo ra và phát triển, có thể 1 lúc nào đó nó suy tàn rồi biến mất nhưng không thể phủ nhận nó đã từng tồn tại. Nếu bác muốn so sánh thì em nghĩ dùng từ sách hàn lâm và sách đại chúng thì nghe hợp lý hơn. Còn cái gì cao hơn, đẹp hơn thì không thể bàn được vì mỗi người cảm nhận theo 1 cách khác nhau. Mà nếu dùng số lượng có khi thể loại đại chúng lại còn áp đảo hơn (điển hình là best sellers).
 
cuốn này theo mình được dân VN đọc nhiều nhưng không hề dễ cảm thụ:doubt:

tổng thể thì nó là một family saga đồ sộ, liên kết chặt chẽ nhưng mấu chốt thì vẫn là mối tình của cô bé Meggie và cha Ralph, xin lỗi cho mình dùng khoảng thời gian Meggie còn là cô bé vì tới giờ mình vẫn cảm nhận rõ cái đoạn Meggie và gia đình cuối cùng cũng đặt chân với vùng đất nước Úc và cha Ralph đã có cảm tình với cô bé Meggie trong lần đầu tiên chạm mặt thế nào và cái tình cảm đó vẫn được nuôi dưỡng xuyên suốt đến tận khi Meggie trưởng thành
dù tính cách nhu nhược, trốn chạy của Ralph lẫn chủ đề tình yêu bị ngăn cách bởi tôn giáo là quả combo chả dễ gì mà nuốt được khi đọc quyển này, đặc biệt là khi nó bắt con người ta phải trải qua một số sự kiện gần mức tương tự trong đời thật, thì mới có cảm xúc và vốn liếng để hiểu về nỗi đau khi xa mặt cách lòng của cả đôi, thay vì chỉ có bản năng tự nhiên là chỉ trích mỗi Ralph hoặc Meggie :whistle:

văn học Úc bấy nhiêu năm qua chỉ có 2 siêu phẩm đối với mình: Tiếng chim hót trong bụi mận gai và Tất cả dòng sông đều chảy
Chính vì lí do này nên e mới đọc được khoảng 1 nửa bác ạ.
Nó k hay và cuốn như: Cuốn theo chiều gió vs Đồi gió hú
 
Nơi mà đạo đức và tài năng trở thành một thứ đồ cổ bị gạt ra bền lề cuộc sống, bởi lẽ trong một xã hội thương mại chỉ có hai thứ mà người ta thần tượng, thờ phụng là đồng tiền và uy thế của các mối quan hệ.
Novel: Hội chợ phù hoa.

1630394521268.png
 
tức là trên đời tiểu thuyết nào cũng hay? lại thần thánh hóa sự đặc biệt của từng cá thể LMAO, phim có rác, game có rác nhưng sách thì hảo hảo quá không chấp nhận hạ mình xuống nhỉ?
chịu khó đọc nhiều vào mới lòi ra sách rác nhé, chứ đọc toàn hàng nổi trội thì đời chả màu hồng, kinh điển cho tới đương đại gì đọc nhiều rồi sẽ sinh ra rác
cái list con dẩm kia nội có Kiêu hãnh định kiến và Tạp Hóa Namiya là đủ tầm rác rồi, đọc 2 quyển đấy chưa hay lại đi đọc review tung bợ của bọn seeding trên FB?
Thì ít nhất cũng phải đọc qua mới biết nó là rác chứ anh?
 
202119e486a8-06c4-4ec6-b36a-63811135eb21.png

Điển hình của việc "chạy theo điểm số" đây 😀 Ở đây hỏi thật có anh nào dám khẳng định đọc nỗi 25 cuốn trong 30 ngày, mỗi cuốn trung bình 400 trang như này không?

via theNEXTvoz for iPhone
Bọn self-hefp, ngôn lù, đam mỹ tôi không bàn đến nhé. Còn tốc độ đọc như thế này thì nhiều người đạt được, không có gì ghê gớm cả. Tùy thể loại sách, cách in nữa. Ví dụ như tôi, gặp mấy tiểu thuyết của Dan Brown, in chữ to thì nhiều trang, nhưng tốc độ đọc rất nhanh. Còn mấy cuốn sách triết như "Dân chủ và giáo dục" chẳng hạn, tốc độ đọc rất chậm, nếu không muốn nói là cực kỳ chậm.

Btw, những người thích đọc sách mà tôi quen thì chả thấy ai đi khoe thành tích như bạn trong ảnh thím đăng cả. :)
 
202119e486a8-06c4-4ec6-b36a-63811135eb21.png

Điển hình của việc "chạy theo điểm số" đây 😀 Ở đây hỏi thật có anh nào dám khẳng định đọc nỗi 25 cuốn trong 30 ngày, mỗi cuốn trung bình 400 trang như này không?

via theNEXTvoz for iPhone
Mấy sách dạng tiểu thuyết đọc nhanh mà. Có phải suy nghĩ mấy đâu. Mà mình hơi bị dị ứng kiểu khoe đọc sách vầy :)))
 
Mấy sách dạng tiểu thuyết đọc nhanh mà. Có phải suy nghĩ mấy đâu. Mà mình hơi bị dị ứng kiểu khoe đọc sách vầy :)))

thôi đi ông, đã kiểm chứng cái gì thì phải kiểm dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của mình thì mới tăng phần độ tin cậy không thì chỉ toàn lý thuyết thôi, nhanh hay chậm không phải lúc nào cũng tùy người, gặp ngay bản dịch hoặc cách hành văn nhọc nhằng tí thôi là cũng tốn kha khá thời gian đấy
Tạp hóa namiya, Kiêu hãnh định kiến ngốn của tôi hết 6 ngày
cái list 25/30 đó là hư cấu nhé hoặc cheat, đọc lướt, drop các kiểu mới thành vậy, nó đã vạch cả trang ra đếm để khoe thành tích thì có sự đáng tin dành cho hành động của nó
còn thím nào đánh đồng "dạng" tiểu thuyết gì thì làm ơn nên biết mỗi cuốn sách là mỗi cách hành văn khác nhau, có cái hành văn thân thiện, có cái đánh đố, không phải cứ hễ auto tiểu thuyết là tức nó tương đồng chất lượng nhau như loạt phim rạp giới hạn 2h chiếu
đọc 5 cuốn của Nhật Ánh còn nhanh hơn đọc 1 cuốn của Vũ Trọng Phụng đấy như Giông Tố, Trúng Số Độc Đắc, Vỡ Đê... văn của chú Phụng cần thời gian ngẫm nghĩ từ từ nó mới sảng khoái đầu óc, còn văn chú Ánh cuốn méo nào cũng hao hao cũng nào, đọc tỉ mỉ làm gì trong khi biết trước kết quả vẫn như cũ, đòi đọc nhanh bằng cách áp dụng văn chú Ánh vào chú Phụng thì thôi khuyên nên bỏ xuống sách xuống và ra đường làm gì có ích hơn còn hơn
 
Last edited:
hồi đầu mới đọc sách mình chả có ai định hướng, nên đọc lung ta lung tung, thể loại nào cũng thử. sau rồi hình thành sở thích, đọc có định hướng hơn, khả năng cảm nhận của bản thân cũng đc nâng lên từ từ.

thể loại mình đọc nhanh nhất là trinh thám, đơn giản vì bị cuốn vào câu truyện và óc suy đoán hoạt động liên tục nên thành ra nhanh. nửa tháng mình có thể đọc liền tù tì khoảng chục cuốn. nhưng sau đó thì nghỉ dài. nhìn sách là chán. và nhanh ở đây là nhanh kiểu chăm chỉ chứ ko phải đọc lướt đâu ạ.
tất nhiên, có nhiều thứ chả tài nào mà đọc nhanh nổi, đọc chậm mới thích, cứ vừa đọc vừa miên man suy tưởng. cái thú vui này ngốn thời gian lắm.

nói chung mình thấy nên đọc sách theo cảm hứng, thích hãy đọc, đừng gượng ép. mình chỉ đọc khi nào cơ thể trong trạng thái thoải mái. ngủ dậy tỉnh táo rồi đọc, nhớ sâu hơn hẳn đọc trước lúc đi ngủ.

mình thấy nhiều bạn trẻ đọc khá linh tinh, nhưng mình ko lấy đó làm khó chịu, vì hoạt động đọc của họ âm thầm. ai chả có khởi đầu, chịu đọc đã là mừng.

còn cái bọn đọc lấy thành tích thì phải khen chết cụ chúng nó đi chứ. thông não thế đếch nào đc. :sexy_girl:
 
có thím nào đọc cuốn Cách nền kinh tế vận hành chưa ạ? e xin ít thông tin với

via theNEXTvoz for iPhone
Cuốn đấy ổn, Ý tưởng của Farmer khá hữu ích, cuốn này viết ra sau Khủng hoảng 2008-2009. Có những ý tưởng mới hơn về vận hành nền kinh tế và được ứng dụng một phần vào cuộc giải cứu 03/2020 của FED.

Nhưng ông này viết khá vắn tắt, dù cố gắng phù hợp với bạn đọc phổ thông nhưng nếu chưa có kiến thức vỹ mô thì sẽ hơi khó hiểu, cuốn này không biết thuộc thể loại gì, hơi nửa nạc nửa mỡ. Dạng sách chuyên khảo thì vấn đề quá rộng và viết hơi đơn giản chưa đi sâu vào phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng, dạng sách phổ thông đại chúng thì vắn tắt quá, nhiều nội dung chưa làm rõ được. Đọc để có cái nhìn tổng thể cách thị trường và nền kinh vận hành thì có thể tạm ổn. Cuốn này cũng giống một dạng lịch sử sơ lược các học thuyết,Farmer nêu vắn tắt một vài học thuyết kinh tế chính yếu và ứng dụng của nó vào vận hành kinh tế từ cuối Tk 20 đến giờ.

<Nên tìm hiểu một chút về trường phái kinh tế áo của Hayek (có cuốn "lược khảo trường phái kinh tế Áo" của Butler đọc tạm được, ngoài ra còn mấy cuốn nữa trong cùng nhóm sách lược khảo) và Lý thuyết Tổng quát của Keynes-Cái này được dạy trong các trường ĐH Kinh Tế ở VN (nếu không học chuyên ngành kinh tế thì có thể đọc Kinh tế Vi Mô và Kinh tế Vĩ Mô của NXB Cengage Learning viết thống nhất về mặt khái niệm và ký hiệu nhất, hoặc vắn tắt nhất là "ba người khổng lồ trong kinh tế học" của Skousen), đọc cuốn trên sẽ dễ hiểu hơn. Còn nếu đã có kiến thức nền thì cứ thế đọc thôi>
 
Mà cái hội khoe đọc sách đó tên gì vậy các thím? Để tôi vào tham quan xem có gì thú vị không.
Hội Yêu Sách nhé fence, hội này được cái không rác share bán hàng, vẫn tạo được sân chơi. Tuy nhiên cả admin và member đa phần là trẻ nên "đều có tình trạng như trên". Đặc biệt là có nhiều múi mít ở trỏng :dribble:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Mịa. Hôm bữa có bị mời vào mấy Group sách. Các con giời review Bên Phía Nhà Swann và Dưới Bóng Những Cô Cái Đương Hoa với bút pháp như những thánh nhân, cơ mà giống nhau lắm mấy anh ạ.
qZV215Z.png
Tôi cảm giác như chép cùng một mẫu ra rồi mỗi đứa chỉnh lại một tẹo.
 
Back
Top