kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Truyện nói về cuộc đời của 2 nhân vật. Abel thì sinh ra ở Balan nghèo khó, Kane thì sinh ra trong 1 gia đình có truyền thống làm ngân hàng giàu có ở Mĩ. Dòng đời đưa đẩy khiến 2 con người này gặp nhau và do những hiểu lầm nên 2 bên rất thù nhau. Lúc kinh tế Mĩ suy thoái, Abel nghĩ những quyết định ngân hàng của Kane đã khiến bạn của Abel bị dồn đến đường cùng đến mức nhảy tự tử nên Abel luôn tìm cách để hại Kane, nhưng biết đâu được rằng Kane đã âm thầm giúp đỡ Abel để Abel xây dựng được đế chế khách sạn to nhất thế giới.
Đến khi Kane lìa đời thì Abel mới biết được ân nhân của mình đó chính là Kane chứ không phải ai khác. Và trước khi Kane chết thì ông mới nhận ra Abel là người cứu mình khỏi cái chết cận kề khi nước Mĩ tham gia chiến tranh.
Mặc dù Abel và Kane có mối thù đậm sâu nhưng con gái của Abel và con trai của Kane lại yêu và cưới nhau. 2 người con không nhận được sự ủng hộ của 2 ông bố, họ quyết định bỏ nhà ra đi để xây dựng tổ ấm cho riêng mình. Tuy thế nhưng ông bố Abel âm thầm giúp đỡ đứa con gái Florentina của mình. Florentina đã xây dựng được 1 đế chế thời trang nổi tiếng. Mãi đến về sau 2 ông bố kia mới chấp nhận sự kết hôn này.

Phần 2 của truyện có tên "đứa con gái hoang đàng" kể về cuộc đời của con gái Abel- Florentina, từ nhỏ cho đến lớn. Cô quyết tâm theo đuổi mục tiêu và lý tưởng của mình, đó là trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên. Cuộc đời cô, giống như người cha của mình, gặp vô cùng nhiều trắc trở mà người phụ nữ này nhất định phải vượt qua

Nghe nói còn phần 3 nữa nhưng chưa được dịch
-------------------------------

Ý NGHĨA NHAN ĐỀ
Tiểu thuyết Đứa con gái hoang đàng được dịch từ tên gốc The Prodigal Daughter. Cái tên này được Jeffrey Archer đặt theo một Dụ ngôn trong Kinh Thánh – The Prodigal Son. Ở Việt Nam, tích này được biết đến với cái tên Người con hoang đàng, hay Đứa con hoang đàng trở về. Cách đặt tên này tạo ra một sự kết nối chặt chẽ vói phần 1 – Hai số phận. Tiểu thuyết Hai số phận với tên gốc là Kane and Abel – vốn dĩ cũng là một biến thể của Cain and Abel – một Dụ ngôn khác trong Kinh Thánh.
View attachment 743483
Cảm ơn bác review nhé. Nghe có vẻ hơi hướng truyện hiện đại bác nhỉ. Phần sau thì qua lời của bác lại ghép 1 chút nữ quyền vào. Có dịp em sẽ đọc để hiểu thêm nữa. Theo bác thì nó là phiên bản hiện đại của Kinh Thánh hay là chỉ là copy phần da thịt nội dung lại đưa những quản điểm ngày nay vào. Thường thường em hay thấp mô típ truyện bây giờ là vẽ ra cảnh của nhân vật chính lâm ly bi đát nhào nặn 1 chút gì đó về cố gắng vượt qua bản thân rồi cuối cùng lại viên mãn.
Em lại không hợp với thể loại hiện đại kiểu này lắm. Đọc Hồng Lâu Mộng, Genji, Hamlet, Nhà thờ Đức bà Paris,... tuy cốt truyện hầu như là mình biết hết cả rồi, cuối truyện nhân vật đều chết cả, nhưng mỗi lần đọc lại lại là một lần mình nhìn được thứ gì đó khác. Còn đọc mấy quyển mới bây giờ, đọc 10 lần thì cả 10 lần vẫn thấy 1 mô tip như cũ.
 
@Zarathustra ver 2
cho mình hỏi, lối sống đề cao cảm xúc cá nhân, làm gì làm vui là được, tất nhiên trong giới hạn pháp luật, và vẫn hướng thiện tử tế, ngoài ra ko đi theo khuôn mẫu số đông, thì gọi là gì? về lâu về dài, lợi và hại ra sao? nếu nó thành trào lưu lan rộng, ảnh hưởng như thế nào đến xã hội?
tks!
 
@Zarathustra ver 2
cho mình hỏi, lối sống đề cao cảm xúc cá nhân, làm gì làm vui là được, tất nhiên trong giới hạn pháp luật, và vẫn hướng thiện tử tế, ngoài ra ko đi theo khuôn mẫu số đông, thì gọi là gì? về lâu về dài, lợi và hại ra sao? nếu nó thành trào lưu lan rộng, ảnh hưởng như thế nào đến xã hội?
tks!
Nghe dễ tưởng tượng đến chủ nghĩa cá nhân nhỉ
 
Trại súc vật đọc bản dịch nào oke vậy thím
trước đọc bản dịch thành tiếng Hán Việt khó chịu kinh
MYr5DLU.png

em tải bản ebook trên mạng về bác ạ.


via theNEXTvoz for iPhone
 
MYr5DLU.png

em tải bản ebook trên mạng về bác ạ.


via theNEXTvoz for iPhone
  1. Trại Súc Vật
    Người dịch: Phạm Nguyên Trường, NXB Giấy Vụn.

Theo blog của dịch giả Phạm Nguyên Trường thì bản dịch của ông đã được thực hiện lần đầu tháng 12 năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh của Orwell. Rất nhanh chóng, chỉ vài tháng sau, bản dịch được đăng trên talawas làm 5 kỳ vào năm 2004, và được phổ biến rộng rãi tới độc giả Việt Nam nhờ internet. Có thể nói đây là bản dịch tới được tay độc giả ở ta nhiều nhất cho đến thời điểm này. Thay vì dấm dúi chuyền tay nhau bản in lậu samizdat như ở Nga và Đông Âu ngày xưa, độc giả những năm 2000 trở về sau đã có thể thoải mái đọc Orwell và bàn luận.


Dịch giả Phạm Nguyên Trường cũng là người đã dịch 1984 (với bút danh Phạm Minh Ngọc) sang tiếng Việt.
Hẳn nhiên đây là một bản dịch chất lượng, không cắt xén, đầy đủ và bám sát. Đến năm 2010, NXB ngầm, Giấy Vụn, đã in cuốn “Trại Súc Vật” của Phạm Nguyên Trường, và đến 2016, bản này lại được một NXB ngầm khác là Vô Danh in lại có kèm cả bản gốc tiếng Anh. NXB Vô Danh cũng chính là nơi in lại bản 1984.
  1. Chuyện ở Nông Trại
    Người dịch: An Lý
    Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn xuất bản.

Một bản dịch âm thầm ra đời vào năm 2013 khiến cả đất nước ngỡ ngàng, là bản dịch thứ 5 trong tiếng Việt. Không ai biết từ đâu nhờ ai vào lúc nào một ngày “Câu chuyện nông trang” lừng lững xuất hiện ở quầy sách khắp nơi trong cả nước, và chỉ trong một thời gian ngắn tạo ra một cơn bão (trong tách trà
1f603.png
), khi đến cả báo quân đội cũng đưa tin về nó.
Nhìn lại những ngày tháng ấy nhà Z vẫn còn chút ngỡ ngàng vì không khí sục sôi bạo liệt của đồng bào, và mọi thứ nhanh chóng rơi vào im lặng khi bản in chính thức một lần và mãi mãi ấy ngừng ấn bản.


Bản dịch An Lý là một bản dịch tốt, bám sát. Và khi so với bản dịch đầu tiên và bản của Phạm Nguyên Trường, có một đặc điểm rõ ràng dễ nhận thấy, chính là ngôn ngữ ở những thuật ngữ đặc biệt, được điều chỉnh để mang tính ám chỉ rõ rệt hơn cả, những thuật ngữ cực quen thuộc với những người đã sống trong xã hội chủ nghĩa hơn nửa thế kỷ, chứ không phải chỉ vừa mới mấy chục năm như hồi đồng bào đọc bản dịch đầu tiên những năm 1950.


Chẳng hạn, ta có thể tìm thấy cụm: độc tài cai trị, có thể tìm thấy từ “Đại hội” để chỉ những buổi họp của các con vật ở trong kho, có thể tìm thấy từ “nghị quyết” để chỉ những quyết định đầu tiên từ ngày khởi nghĩa của toàn trại, những “làm theo năng lực,” “phần tử nguy hiểm gây tác động xấu”, “Cha già”. Đặc biệt bài thơ ca ngợi Nã Phá Luân thì chắc ai cũng thấy là nhại rõ rệt bài Khóc Stalin của Tố Hữu và đặc biệt có âm hưởng giống hệt bài thơ lục bát của bản 1950 đầu tiên.

em chọn đọc bản của An Lý :D , mang tính châm biếm cao hơn
 
@Zarathustra ver 2
cho mình hỏi, lối sống đề cao cảm xúc cá nhân, làm gì làm vui là được, tất nhiên trong giới hạn pháp luật, và vẫn hướng thiện tử tế, ngoài ra ko đi theo khuôn mẫu số đông, thì gọi là gì? về lâu về dài, lợi và hại ra sao? nếu nó thành trào lưu lan rộng, ảnh hưởng như thế nào đến xã hội?
tks!
Khó trả lời nhỉ, mà gần như không có câu trả lời.

Những cái bạn nói thì chung chung quá, vì lằn ranh giữa trong giới hạn pháp luật và những khái niệm "hướng thiện", "tử tế", gọi chung là tiêu chuẩn đạo đức. Nó khác nhau giữa mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi văn hoá vùng miền, nên giữa mỗi con người thì lại khác nhau nữa, cố gắng gói gọn mẫu số chung cho cái toàn thể là gần như không thể có được.

Như ở trên mỗ có nói về cuốn Walden, một mình sống trong rừng. Một lược khảo về quá trình phát triển của chủ nghĩa nhân văn tự do, chủ nghĩa cá nhân là một phân mục nhỏ nhưng cực đoan hơn trong chủ nghĩa nhân văn tự do.
Nhóm hệ tư tưởng vô thần dựa trên quy luật tự nhiên, trong nhóm này thì với 300 năm gần đây với sự phát triển của chủ nghĩa thế tục đã hình thành nên một nhóm lớn là nhóm "tư tưởng nhân văn" mang ý nghĩa phụng sự nhân loại. Nhóm nhân văn này dựa trên việc định nghĩa "nhân loại" được phân thành 3 hệ tư tưởng chính:
a. Chủ nghĩa nhân văn tự do, với chủ trương "nhân tính" là phẩm chất quan trọng nhất của mỗi cá nhân, sự tự do của mỗi cá nhân là thiêng liêng ("tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã ban cho họ những quyền mà không ai có thể xâm phạm được...."). Kéo theo đó là các khái niệm nhân đaọ, nhân quyền. Đây là di sản của Ki tô giáo, khi thần thánh hoá con người mà vẫn tôn sùng một "đấng tạo hoá" với những khái niệm về tự do, linh hồn vĩnh cửu xuất phát từ ki tô giáo.
b. Chủ nghĩa nhân văn tiến hoá đây là đặc trưng của Đức Quốc Xã, khi đề cao thuyết tiến hoá. Với niềm tin rằng, nhân loại không phải là cái gì đó phổ quát và vĩnh cữu. Loài người vẫn là một giống loài có thể thay đổi, tiến hoá thành các cá nhân siêu việt hoặc thoái hoá và biến mất như những loài khác (Neanderthal,rhodesiensis....). Xét theo đó, Đức Quốc xã chủ trương bảo vệ nòi giống Arya- hình thức tiên tiến nhất của loài người khỏi các loại hình thoái hoá khác.
Còn một trường hợp khác biệt tin rằng bản chất của con người là tập thể chứ không phải cá nhân. Tính nhân văn thiêng liêng là thể hiện ở bản chất loài chứ ko riêng với mỗi cá nhân bên trong loài. Trong khi của nghĩa nhân văn tự do tìm kiếm sự tự do thì nó đề cao tính bình đẳng giữa mọi người.Tuy nhiên ở đây rất nhiều anh chị đang bị thiên kiến nặng nề, nên phạm trù này xin không bàn tới mà ảnh hưởng tới tổng thể.

Vào đầu thế kỷ 19, một trào lưu tư tưởng đi ra khỏi dòng chính của triết học khởi đầu bởi Schopenhauer, sau đó có thêm Nietzsche, Kierkegaard(mặc dù xu hướng nghiên cứu của 2 ông này như đá vào mông nhau) khi phản đối đặt trọng tâm nghiên cứu vào "khả thể nhận thức của con người" mà đặt trọng tâm vào "chủ thể cá nhân của con người"-tức một vấn đề rộng hơn không chỉ đơn thuần là tư duy mà liên quan đến cuộc sống, và cảm nhận cuộc sống. Vào ban đầu xu hướng nghiên cứu này hoàn toàn lu mờ trước những dòng suy tưởng của Kant-Hegel, những người đặt nền móng mới cho nhận thức hiện đại. Tuy nhiên vào đầu TK XX đặc biệt sau thời kỳ Đại Khủng Hoảng với những trào lưu giải phóng phụ nữ, phải phóng con người khỏi những ràng buộc (Đặc biệt là ràng buộc tôn giáo, đạo đức, nhà nước). Những xu hướng này được Marcel gọi chủ thuyết này là "chủ nghĩa hiện sinh" và gắn liền với Satre, những người theo thuyết này hay tự mình gán ghép theo thuyết này đều như một mớ hỗn độn về tư tuy khi không có một học thuyết thống nhất mà chỉ là một hệ thống quan điểm mơ hồ về chủ thể con người và có thể tự gom vào mình những thứ tương tự như vậy để tạo ra một trường phái triết học không chân <những người này gọi là triết gia thì hơi quá đà, họ là giáo sư triết học thì còn có lý hơn>. Đây chính là khởi thuỷ đầu tiên cho trào đề cao chủ nghĩa cá nhân mù quáng mà mọi người hay nói tới, việc nuông chiều cảm xúc là một phần trong xu hướng này. Tới sau thời kỳ hậu hiện đại nó còn phát triển thành những "special snow flake" còn đặc dị hơn.Không một ai lúc ban đầu có thiên hướng trở thành chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa vô chính phủ cả. Mà là cả một quá trình phát triển, một quá trình của ẩn ức của đè nén.

Trào lưu này đương nhiên đã lan rộng và có mặt khắp nơi, từ những biểu hiện như Đ** quyền, chó quyền LGB* quyền, đến cả những thứ thổ tả như Maybe U miss***,vozer quyền-quyền được tôn trọng những thứ nhảm nhí phát ra từ mồm dưới dạng "quan điểm cá nhân". Về hậu quả thì chỉ cần một người có tư duy bình thường thì cũng đủ nhìn thấy chứ còn cần phải nhắc tới. Còn nó đi tới đâu thì không thể đoán biết được. Xu hướng vận động cuả xã hôị là không thể nhận biết được, chỉ có quy luật vận động của xã hội là không thay đổi. "Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình(những cái động lực, ham muốn chỉ là biểu hiện của việc lực lượng sx hiện tại không còn phù hợp với phương thức sản xuất hiện tại), loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp" <Sự khốn cùng của triết học>
 
Back
Top