thắc mắc [Chuyên ngành CNTT] Những môn học thời đi học ĐH mà đến bây giờ đi làm các thím thấy giá trị.

cs_50i

bố Bơ
Như title,
Em đang làm dev C (chuyên code, fix bug, test driver các kiểu) gọi là dev chứ em cũng gần như thợ code :d vì toàn code những thứ đã có sẵn lib, có demo, docs sẵn rồi. Nhiều lúc code trong vô thức vừa code vừa xem fim, đầu óc k có chút tư duy gì.

Hôm nay cty vừa đưa em vào project mới. Họp hành các kiểu xong sếp chốt lại là cả team lôi lại lý thuyết đồ thị nếu đã quên kiến thức. Chợt nhớ ra ngày xưa học qua môn nhưng éo biết nó ứng dụng ra làm sao giờ có việc phải ôn lại cũng hay. Nói chung toán rời rạc là môn em cũng không ấn tượng vì hiện tại ít áp dụng, làm driver thì em lại thấy ngày xưa học nguyên lý và cấu trúc hệ điều hành, hệ phân tán và tin học đại cương nó giá trị cho việc đi làm vãi ý. Còn các thím thì sao?
 
mấy môn của Software Engineer liên quan đến Scrum Agile. Trước học qua loa cho qua môn vì thấy nó khá xa vời. Hôm pvan ở cty N**nó bắt design, éo biết làm sao luôn :beat_brick:
 
em học khá tốt toán rời rạc, lý thuyết đồ thị, ngôn ngữ hình thức nhưng mà code thì khá ngu :v kiểu mấy cái nhỏ mà rắc rối thì học được mà mấy cái không khó lắm nhưng nhiều luồng thì học chậm vc :ah:
 
Môn Toán cao cấp 1. Định luật DeMorgan giúp xử lý logic. Hồi mới đi làm, có task ông tướng làm cùng team om nửa ngày phần logic. Trong tài liệu BA viết là nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện A, B, C,... thì mới thực hiện hành động. Để tránh pyramid if else thì team mình hay làm kiểu ngược lại là nếu không thỏa mãn A hoặc B hoặc C thì quit. Do phần condition phức tạp quá, ông tướng kia ngồi vò đầu bứt tai từ sáng đến trưa cuối cùng quay sang hỏi mình. Mình nhìn SRS xong cầm bút nháp chưa đến 2p là draft xong flow cho phần code đó nhờ áp dụng định luật kể trên. Sau hỏi ra mới biết ông tướng kia toàn chạy thầy để qua môn, nhất là các môn toán (hắn học ĐH Công nghệ)
 
Bác làm ở công ti nào vậy. Ở HN hay HCM thế. Nghe cũng hay hay nhỉ. Bác làm cái gì mà cần lý thuyết đồ thị vậy
 
Bác làm ở công ti nào vậy. Ở HN hay HCM thế. Nghe cũng hay hay nhỉ. Bác làm cái gì mà cần lý thuyết đồ thị vậy
Tớ làm remote thôi fen, lý thuyết đồ thị để xử lý ảnh. Cụ thể là cty đang làm phần xử lý ảnh cho máy siêu âm. Lý thuyết đồ thị để giải quyết vấn đề tăng nhận dạng dị vật là phân tử cacbon. Trong máy siêu âm thông thường các dị vật cacbon rất là mờ.
 
Như title,
Em đang làm dev C (chuyên code, fix bug, test driver các kiểu) gọi là dev chứ em cũng gần như thợ code :d vì toàn code những thứ đã có sẵn lib, có demo, docs sẵn rồi. Nhiều lúc code trong vô thức vừa code vừa xem fim, đầu óc k có chút tư duy gì.

Hôm nay cty vừa đưa em vào project mới. Họp hành các kiểu xong sếp chốt lại là cả team lôi lại lý thuyết đồ thị nếu đã quên kiến thức. Chợt nhớ ra ngày xưa học qua môn nhưng éo biết nó ứng dụng ra làm sao giờ có việc phải ôn lại cũng hay. Nói chung toán rời rạc là môn em cũng không ấn tượng vì hiện tại ít áp dụng, làm driver thì em lại thấy ngày xưa học nguyên lý và cấu trúc hệ điều hành, hệ phân tán và tin học đại cương nó giá trị cho việc đi làm vãi ý. Còn các thím thì sao?

Nó có thể không hữu ích cho việc đi làm nhưng nó hữu ích cho việc tư duy :)))) giống như toán khi học trung học vậy , nó đâu giúp ít gì nhiều đâu nhưng vẫn học vì nó phát triển tư duy con người, giúp phản ứng nhanh vs mọi vấn đề trong cs mà

Gửi từ Vsmart Joy 2+ bằng vozFApp
 
Tớ làm remote thôi fen, lý thuyết đồ thị để xử lý ảnh. Cụ thể là cty đang làm phần xử lý ảnh cho máy siêu âm. Lý thuyết đồ thị để giải quyết vấn đề tăng nhận dạng dị vật là phân tử cacbon. Trong máy siêu âm thông thường các dị vật cacbon rất là mờ.
Công ti bác có tuyển thêm người k nhỉ.
 
Công ti bác có tuyển thêm người k nhỉ.
Em nghe sếp nói mồm là đang thiếu leader project. Còn chi tiết thì bên HR có kế hoạch cụ thể. E cũng k rõ thế nào. Như team project em đang làm thì thừa người tester luôn mà thiếu module dever
 
Ah môn toán rời rạc có chương logic học là theo em suốt khi đi làm. Mình toàn vô hình ứng dụng nó mà k hay. Nhờ có nó mới viết code logic if else gọn và tường minh.
 
1. Lập trình C/C++, 2. Vi xử lý, 3. Lập trình nhúng, 4. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, 5. Logic học, 6. Toán rời rạc. Tâm đắc nhất là cái Ring Buffer trong mục 4, còn gọi là danh sách liên kết vòng, thiếu kiến thức nó chắc vào code khóc luôn
 
Các môn học kiến thức cơ bản (các loại toán, trừ triết, vật lý) và các môn học chuyên ngành đều có ích cả.
Riêng đối với ngành phần mềm, theo mình thấy nắm vững combo OOP + DB + DSA, thêm 1 ít Computer Network (CN) là đủ để cày cuốc và chiến đấu tốt với bất kể dự án nào. Những kiến thức khác, bạn tự ắt sẽ nắm bắt tốt được khi vững 4 môn trên.
 
Đại học có nhiều bạn nữ (cả một số nam) học mấy môn toán với thuật toán rất giỏi, nhưng qua mấy môn code thì không code được hoặc chỉ vừa đủ. Lý giải điều này thế nào nhỉ?
 
Đại học có nhiều bạn nữ (cả một số nam) học mấy môn toán với thuật toán rất giỏi, nhưng qua mấy môn code thì không code được hoặc chỉ vừa đủ. Lý giải điều này thế nào nhỉ?
Chuyện rất là bình thường thím ơi. Cty em có thím cùng khóa với em, mấy môn toán kiểu giải tích 1,2,3 toàn điểm A nhưng code thì cũng thường thường (tự cậu ấy bảo thế và sếp cũng đánh giá vậy) em có hỏi thì cậu ấy bảo bị cái tật khó phá vỡ quy tắc. Nghĩa là code mà sợ sai hay sợ bug nên quá cẩn thận tỉ mỉ thành ra không dám thử áp dụng cái mới nên khi gặp vấn đề lạ lạ tý là loay hoay.

Còn học toán tà tà như em thì đúng nghĩa code lụi luôn cái gì có thể áp dụng được thì thử tới thử lui rồi nó cũng chạy chuẩn chỉ. Có điều nhiều khi phải fix bug cả ngày :D
 
1. Lập trình C/C++, 2. Vi xử lý, 3. Lập trình nhúng, 4. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, 5. Logic học, 6. Toán rời rạc. Tâm đắc nhất là cái Ring Buffer trong mục 4, còn gọi là danh sách liên kết vòng, thiếu kiến thức nó chắc vào code khóc luôn
Toán rời rạc em thích nhất cái chương đầu tiên phải học là logic học. Sau này nó lại vô tình giúp mình tư duy code gọn gàng mà lại không hề hay biết
 
Back
Top