Hỏi về cái Bất khả kháng nếu TGDĐ được hưởng khi bị kiện ra tòa?

Cứ nói là bất khả kháng các kiểu. Trong khi TGDĐ là một trong c.ty lời khủng mùa dịch. Thì điều kiện bất khả kháng này có dùng được không nhỉ?
https://cafef.vn/luat-su-noi-ve-van...-thi-chac-chan-se-thang-20211006143105947.chn
Sự kiện bất khả kháng là một chế định cơ bản trong pháp luật, dù có hay không được đề cập đến trong hợp đồng thì vẫn được áp dụng khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, sự kiện bất khả kháng không đồng nghĩa với việc được chấm đứt hợp đồng, không trả tiền hoặc trả ít hơn số tiền đã thỏa thuận. Sự kiện bất khả kháng chỉ là tiền đề, là điều kiện, cơ sở để xem xét có ảnh hưởng đến nghĩa vụ hay không và việc chấp nhận miễn trách đến mức độ nào.
 
Nói cho vuông là vụ bất khả kháng này k thể xảy ra nhé.
Nếu vụ bất khả kháng thành công, thì xác định là bên bank, các ngành khác nó đi kiện theo là loạn hết.
Chẳng qua kiện tụng ở vn khá phức tạp với cá nhân. Nếu TGDĐ bị kiện và đc tòa án xử thắng với lý do dịch bệnh, thì:
Các con nợ của bên bank sẽ đồng loạt gửi hàng ngàn công văn yêu cầu bank giảm 50-70% lãi suất, hoặc ls + tiền nợ.

Để xem vụ này xử ntn, xử vịn vào lý do dịch bệnh mà ép bên chủ quá thì mấy chỗ khác nó cũng dựa vào dịch bệnh để làm y chang tgdd.

Nên nhớ, dù giãn cách như vậy, nhưng vẫn chưa có công văn nào nói lên VN đang chịu dịch bệnh thiên tai. Nếu có cái đó thì mọi ng sẽ vịn vào đó vì đa số hợp đồng đều có cái khoảng thiên tai, dịch bệnh.

Nhưng nếu đi kiện theo thông thường và quy định thì cũng 1-2 năm. Thiệt hại cho chủ hơi nhiều. Vì đang tranh chấp nên k cho ng khác thuê đc.
Chứ tgdd thời gian đó nó có thể thuê chỗ khác để bán.

Hi vọng vụ này căng lên để mấy mấy cái tranh chấp tương tự sau này đc giải quyết nhanh hơn.

Gửi từ Samsung SM-N975F bằng vozFApp
 
Last edited:
Cứ nói là bất khả kháng các kiểu. Trong khi TGDĐ là một trong c.ty lời khủng mùa dịch. Thì điều kiện bất khả kháng này có dùng được không nhỉ?

T k hỉu về luật này. Nhưng trong quote nói rõ kìa. Đó là cái điều kiện để 2 bên xem xét lại hợp đồng thôi. Chứ lấy lý do Bất Khả Kháng rồi làm sai hợp đồng thì k đúng rồi

Sent from Vsmart Active 3 using vozFApp
 
Nó tính hết rồi. Nó cứ lỳ ra, chỉ trả 1 phần tiền, 1/10 khổ chủ mới chịu khó đi kiện, kiện tụng có thắng cũng mất nhiều tháng hay vài năm, 1/10 số kiện theo được tới cùng. Thắng xong tuyên án thì nó kéo dài thời gian thi hành thêm vài năm, còn 0.001% khổ chủ ăn được tiền của nó

Xem cái bài này mà chỉ biết cười trừ : https://vnexpress.net/toa-tuyen-an-roi-sao-4280933.html
 
Nó tính hết rồi. Nó cứ lỳ ra, chỉ trả 1 phần tiền, 1/10 khổ chủ mới chịu khó đi kiện, kiện tụng có thắng cũng mất nhiều tháng hay vài năm, 1/10 số kiện theo được tới cùng. Thắng xong tuyên án thì nó kéo dài thời gian thi hành thêm vài năm, còn 0.001% khổ chủ ăn được tiền của nó

Xem cái bài này mà chỉ biết cười trừ : https://vnexpress.net/toa-tuyen-an-roi-sao-4280933.html
Nó tính kiểu gì thím :shame: mình chủ nhà, cầm tiền cọc, mặt bằng của mình, nó lì thì mình khoá tài sản lại chứ lì. Lúc đó nó mới là thằng phải đi kiện :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nó tính hết rồi. Nó cứ lỳ ra, chỉ trả 1 phần tiền, 1/10 khổ chủ mới chịu khó đi kiện, kiện tụng có thắng cũng mất nhiều tháng hay vài năm, 1/10 số kiện theo được tới cùng. Thắng xong tuyên án thì nó kéo dài thời gian thi hành thêm vài năm, còn 0.001% khổ chủ ăn được tiền của nó

Xem cái bài này mà chỉ biết cười trừ : https://vnexpress.net/toa-tuyen-an-roi-sao-4280933.html
luật dc viết ra bởi bọn cướp thì phải bảo vệ đồng bọn chứ fence :doubt:

via theNEXTvoz for iPhone
 
thằng TGDD mà ăn được quả này
thì tụi FPT, NK, rạp chiếu phim, tụi thuê mặt bằng ở trong các TTTM và vô số trường hợp khác sẽ bắt chước theo
Mong sao tụi TGDD thua kèo vụ này để làm điểm cho mấy vụ khác nếu có :sneaky::sneaky:
 
Đầu tiên thì nên chú ý là LUẬT PHÁP LUÔN ĐỨNG TRÊN MỌI LOẠI HỢP ĐỒNG.

Trong luật khoản 2 điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Tức là dù hợp đồng thuê mặt bằng đã thoả thuận ra làm sao, thì với tình hình dịch bệnh tới mức phải đóng cửa trong vài tháng và không kinh doanh như vậy, thì kể cả khi TGDĐ nó có bùng luôn hợp đồng thuê nhà này thì vẫn không phải đền bù thêm cái gì khác vì được pháp luật quy định. Nhưng mà nó sẽ MẤT CỌC.

Ở thời điểm hiện tại, TGDĐ vẫn không bùng hợp đồng thuê, nhưng nó lại gửi công văn mang tính "thương lượng" với người cho thuê là "tao khó khăn lắm rồi, nhưng mà giờ tao vẫn rất cố gắng đóng tiền cho mày nhưng mà chỉ được nhiêu đó thôi, còn mấy tháng dịch tao không bán buôn được nên thôi cho tao xin khỏi đóng nhé". Thường tới bước này chủ cho thuê mặt bằng sẽ phản ứng theo 2 dạng:
  • Dạng 1: Cáu tiết, nổi điên lên, gào lên là "tao ghét thái độ mày, tao không muốn cho mày thuê nữa". Lúc đó thì TGDĐ sẽ kiểu "đó là lỗi do mày nha, chứ mặc dù tao bất khả kháng nhưng vẫn cố gắng thanh toán 1 phần tiền thuê cho mày, cũng có CÔNG VĂN để thương lượng với mày mà mày không chấp nhận nha. Vậy thì trả TIỀN CỌC cho tao"
  • Dạng 2: Tiếc tiền cọc, cắn răng chấp nhận giá thuê trước mắt, vậy thì TGDĐ nó vẫn có lợi và tiếp tục thuê thôi :sexy_girl:

Nói chung là thường TGDĐ nó sẽ trả tiền cọc nhà theo năm, và cái số đó thì to hơn đám tiền nhà mỗi tháng trong 3 4 tháng dịch nhiều. Nếu đưa ra toà thì TGDĐ cũng không bị cho là đơn phương chấm dứt hợp đồng được vì rõ ràng là "tao có gửi công văn rồi mà nó không có chịu". Dự là sẽ còn gửi vài cái công văn nữa để làm bằng chứng chứng minh là "tao rất muốn thương lượng khắc phục vấn đề" với ông chủ cho thuê :byebye:
 
Nói cho vuông là vụ bất khả kháng này k thể xảy ra nhé.
Nếu vụ bất khả kháng thành công, thì xác định là bên bank, các ngành khác nó đi kiện theo là loạn hết.

Gửi từ Samsung SM-N975F bằng vozFApp
ko phải là không thể mà chủ yếu là hợp đồng qui định BKK xong thì các bên xử lý như thế nào thôi.
Một vụ điển hình TGDD là ông lớn CGV. Hợp đồng nó quy định đại loại BKK như thiên tài, dịch bệnh,... thì bên thuê dc quyền yêu cầu giảm giá thuê, nếu chủ nhà ko đồng ý CGV có quyền đơn phương chấm dứt hđ, chủ nhà phải trả tiền cọc lại. CGV nó làm y chang, gửi CV, chủ nhà ko chịu giảm tiền, nó bỏ nhà luôn, kiện thằng chủ nhà vì ko trả tiền cọc cho nó.
Có cái thằng TGDD nó mất dạy ở chỗ là vừa muốn giảm tiền thuê nhưng vẫn muốn dc thuê tiếp. Còn bọn CGV ko giảm là cuốn gói đi luôn.
 
Nó tính kiểu gì thím :shame: mình chủ nhà, cầm tiền cọc, mặt bằng của mình, nó lì thì mình khoá tài sản lại chứ lì. Lúc đó nó mới là thằng phải đi kiện :shame:

via theNEXTvoz for iPhone

Ông khoá nhà lại là ông sai nhé, cháy nổ hay mất mát thì ông chịu hết vì khi đó ông có trách nhiệm bảo vệ TS của TGDĐ chứ không phải là bảo vệ của TGDĐ. Chưa kể bao nhiêu thiệt hại về kinh doanh ông phải đền bù ngược cho nó. Không thể dùng 1 cái sai để đối phó với 1 cái sai :feel_good::feel_good:

via theNEXTvoz for iPhone
 
đồng quan điểm, đất mình nhà mình, tới khóa cửa là xong chứ, hay cúp điện đi là xong phim
Cúp điện thì okie. Cơ mà khóa cửa mà đồ của nó còn trong đó nó kiện anh tội chiếm giữ tài sản là sấp mặt đấy :embarrassed:
 
Ông khoá nhà lại là ông sai nhé, cháy nổ hay mất mát thì ông chịu hết vì khi đó ông có trách nhiệm bảo vệ TS của TGDĐ chứ không phải là bảo vệ của TGDĐ. Chưa kể bao nhiêu thiệt hại về kinh doanh ông phải đền bù ngược cho nó. Không thể dùng 1 cái sai để đối phó với 1 cái sai :feel_good::feel_good:

via theNEXTvoz for iPhone
Nghe lời vozer xúi dại có mà bán lúa giống mà ăn đấy. Có chuyện gì nó kiện cho cái thối mồm luôn, một tập đoàn nó muốn khởi kiện thì nó chỉ cần giao cho bên pháp chế làm, cỡ nào mà nó chả theo được tới cùng, có mệt là cá nhân đi kiện mới mệt thôi
 
Last edited:
Ông khoá nhà lại là ông sai nhé, cháy nổ hay mất mát thì ông chịu hết vì khi đó ông có trách nhiệm bảo vệ TS của TGDĐ chứ không phải là bảo vệ của TGDĐ. Chưa kể bao nhiêu thiệt hại về kinh doanh ông phải đền bù ngược cho nó. Không thể dùng 1 cái sai để đối phó với 1 cái sai :feel_good::feel_good:

via theNEXTvoz for iPhone
Ý phen nhầm lẫn rồi. Tui khoá cổng đất tui lại, còn cửa hàng của nó thích thì cứ mở. Còn thích kiện thì lại quay lại vấn đề ông thớt tạo ra đó, coi ai nhây hơn. Nó vừa không kinh doanh được, mình cầm tiền cọc. Mình chủ đất mà đi sợ nó nhây nhớt tiền thuê sao??

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ý phen nhầm lẫn rồi. Tui khoá cổng đất tui lại, còn cửa hàng của nó thích thì cứ mở. Còn thích kiện thì lại quay lại vấn đề ông thớt tạo ra đó, coi ai nhây hơn. Nó vừa không kinh doanh được, mình cầm tiền cọc. Mình chủ đất mà đi sợ nó nhây nhớt tiền thuê sao??

via theNEXTvoz for iPhone

Thớt khoá cổng lại đồng nghĩa với việc TGDĐ không tiếp cận và bảo vệ tài sản của họ được, như vậy với tư cách là chủ nhà thím có trách nhiệm phải bảo vệ TS và chịu trách nhiệm trong trường hợp có cháy nổ mất mát (ví dụ việc khoá cửa dẫn đến xe cứu hoả không vào được, không có bảo vệ dẫn đến cửa hàng bị trộm cắp…)
Việc cửa hàng nó nợ tiền thì thím có quyền kiện nó ra toà. Việc thím ép nó ngừng kinh doanh bằng cách khoá cửa thì nó kiện ngược lại vì gây thiệt hại kinh tế cho nó thì bỏ mẹ :feel_good::feel_good:
Cách cho 1 doanh nghiệp thuê nhà nó hoàn toàn khác cách cho 1 hộ gia đình thuê phòng trọ dù bản chất là như nhau :sexy_girl::sexy_girl:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ý phen nhầm lẫn rồi. Tui khoá cổng đất tui lại, còn cửa hàng của nó thích thì cứ mở. Còn thích kiện thì lại quay lại vấn đề ông thớt tạo ra đó, coi ai nhây hơn. Nó vừa không kinh doanh được, mình cầm tiền cọc. Mình chủ đất mà đi sợ nó nhây nhớt tiền thuê sao??

via theNEXTvoz for iPhone
Lúc kiện cáo thì không Tòa nào chấp nhận cái lý luận này của fen đâu :baffle::baffle:
 
Back
Top