Một chút Đường Luật

ryancabrera

Senior Member
Em mới nghiên cứu về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Đúng là để làm đúng luật thơ rất khó. Sau đây là một bài của em mong các bác nhẹ tay.

Đi cầu
Bỗng nhiên đau bụng muốn đi cầu
Đi tới bồn cầu mà thấy lâu
Khấp khễnh đôi chân vẫn bước đến
Lò dò bụng dạ cứ buồn âu
Vì đâu nông nỗi này cơ chứ
Cố nén tâm tư qua thật mau
Tự vấn bản thân hôm trước đó
Không ăn bậy bạ chẳng ngồi đau

Nhân tiện bác nào có nhã hứng thì sáng tác luôn ạ.

Sau đây là luật thơ:
Bài thơ ĐLTNBC có 4 cặp câu tạo thành 4 phần: đề, thực, luận, kết
– Đề: gồm 2 câu đầu. Câu 1 là phá đề dùng để mở bài, câu 2 là thừa đề tiếp nối với câu 1 nói lên đầu đề của bài .
– Thực hay Trạng: 2 câu 3-4 dùng giải thích đầu bài, nếu là tả cảnh thì mô tả cảnh sắc, nếu vịnh sử thì nêu công trạng đức hạnh của nhân vật, v.v…
– Luận: 2 câu 5-6 nói lên cảm xúc, ý kiến khen chê hay so sánh, v.v…
– Kết: 2 câu cuối tóm ý nghĩa cả bài.

Hình thức 1 bài thơ ĐL TNBC gồm có 6 yếu tố:
1. Số chữ, số câu hạn định: Một bài thơ ĐLTNBC tổng cộng có 56 chữ , gồm 8 câu mỗi câu 7 chữ.

2. Luật bằng trắc: Các câu trong bài thơ ĐLTNBC phải theo quy luật bằng trắc rất chặt chẽ. Chữ thứ 2 của câu đầu bài thơ nếu là thanh trắc thì bài thơ theo luật trắc, còn nếu là thanh bằng thì bài thơ theo luật bằng. Bài thơ không theo đúng luật bằng trắc là bài thơ thất luật.

3. Niêm
– Chữ thứ 2 của câu 2 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 3 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 4.
– Chữ thứ 2 của câu 4 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 5 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 6.
– Chữ thứ 2 của câu 6 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 7 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 8.
– Chữ thứ 2 của câu 8 phải cùng nhóm thanh (trắc hay bằng) với chữ thứ 2 của câu 1 và khác nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 2.
Nếu bài thơ không thoả bất kỳ điều kiện nào trong tất cả điều kiện trên thì gọi là thất niêm.

4. Đối:
Trong bài thơ ĐLTNBC, các câu 3-4 và 5-6 đối với nhau từng cặp một. Đối phải bao gồm cả đối ý, đối từ và đối thanh. Bài thơ có phần đối không chỉnh thì không phải là bài thơ ĐLTNBC hoàn hảo, còn nếu không đối thì không gọi là thơ ĐL (có người gọi nó là thơ Thất ngôn bát cú).
1634617296443.png


5. Vần
Vần được gieo ở cuối các câu chẵn của bài thơ ĐL. Chữ cuối câu 1 có thể cùng vần hoặc không vần. Trong toàn bài thơ chỉ dùng 1 vần duy nhất (gọi là độc vận).
Vần có 2 loại: chính vận và thông vận
– Chính vận là vần gồm những chữ có âm y hệt nhau, chỉ khác phụ âm đầu và dấu giọng. Thí dụ: trường, sương, dương, thương…
– Thông vận là vần gồm những chữ có âm tương tự. Thí dụ: lùng, chung, không, công, tòng, đông, hồng …Nếu dùng chữ mà âm nghe không giống lắm, miễn cưỡng mà dùng tạm thì gọi là cưỡng vận.
Nếu dùng chữ có âm hoàn toàn khác nhau thì gọi là lạc vận.
Trong 1 bài thơ ĐL có thể dùng cả chính vận lẫn thông vận, cưỡng vận chỉ dùng trong trường hợp bất đắc dĩ và nên dùng ít thôi. Nếu có lạc vận là bài thơ hỏng.

6. Nhịp điệu
Thơ ĐL được ngắt nhịp ở chữ thứ 2 hoặc thứ 4 của câu, hoàn toàn khác với 2 câu bảy chữ trong thể thơ song thất lục bát của Việt Nam ngắt nhịp ở chữ thứ 3 và thứ 5.
So sánh:
Bước tới đèo Ngang _ bóng xế tà
Cỏ cây chen đá _ lá chen hoa
hay:
Nhớ nước _ đau lòng con quốc quốc
Thương nhà _ mỏi miệng cái gia gia(Bà huyện Thanh Quan)
với:
Chìm đáy nước _ cá lờ đờ lặn
Lửng da trời _ nhạn ngẩn ngơ sa(Ôn Như Hầu)

Nước thanh bình _ ba trăm năm cũ
Áo nhung trao quan vũ _ từ đây(Đoàn Thị Điểm)

Bài thơ ngắt nhịp không đúng cũng không gọi là thơ ĐL.
 
Cái này đem qua otofun còn chưa chắc có đất dụng võ, voz thì no hope quá :LOL:
 
Nhân ngày phụ nữ, viết bài thơ
Chúc các chị em là vô zờ
Ngày càng hạnh phúc và vui vẻ
Thăng tiến công việc như ước mơ
Chúc chuyện tình cảm luôn như ý
Người ấy luôn chiều, chẳng ngó lơ
Chúc ăn nhiều nhưng vẫn luôn giữ dáng
Mãi mãi xinh đẹp như hót gơ :LOL:
 
Nhân ngày phụ nữ, viết bài thơ
Chúc các chị em là vô zờ
Ngày càng hạnh phúc và vui vẻ
Thăng tiến công việc như ước mơ
Chúc chuyện tình cảm luôn như ý
Người ấy luôn chiều, chẳng ngó lơ
Chúc ăn nhiều nhưng vẫn luôn giữ dáng
Mãi mãi xinh đẹp như hót gơ :LOL:
Có thêm được bài nsof hoặc dòng nào nữa ko thím. Đọ thấybnos cứ thiếu thiếu sao vậy
 
Câu 5-6 của thím ngang như cua ấy. 2 cặp 3-4, 5-6 nó phải đối ngẫu, đối cả ý đối cả thanh, đối cả từ.
Phong cách thơ TNBCĐL kiểu kiểu của Nguyễn Khuyến đọc thì đơn giản, từ ngữ không khoa trương, không màu mè, mọi thứ đều gần gũi. Đọc 1 bài thơ ĐL mà cảm giác hết sức nhẹ nhàng, không bị ép, không thấy sự nặng nề trong niêm luật. Nhưng đấy mới là cái đỉnh cao của Nguyễn Khuyến đấy :'(
 
Câu 5-6 của thím ngang như cua ấy. 2 cặp 3-4, 5-6 nó phải đối ngẫu, đối cả ý đối cả thanh, đối cả từ.
Phong cách thơ TNBCĐL kiểu kiểu của Nguyễn Khuyến đọc thì đơn giản, từ ngữ không khoa trương, không màu mè, mọi thứ đều gần gũi. Đọc 1 bài thơ ĐL mà cảm giác hết sức nhẹ nhàng, không bị ép, không thấy sự nặng nề trong niêm luật. Nhưng đấy mới là cái đỉnh cao của Nguyễn Khuyến đấy :'(
Câu 3 4 em cố lắm rồi mới đối được vậy đó bác, đăng lên tìm cao nhân chung vui đó mà
 
Vô tình gặp thớt luận thơ Đường
Trong lòng tấm tắc, định biểu dương
Đáng buồn vần cú gieo hơi ngược
Đành nén thở dài, giấu tổn thương.
Thêm nốt 4 câu nữa đi bác, câu 3 4 trong bài của bác đổi thành 5 6 là câu luận mới hợp lý
 
Có thêm được bài nsof hoặc dòng nào nữa ko thím. Đọ thấybnos cứ thiếu thiếu sao vậy
ngẫu hứng 30p làm bài thơ 20/10 thôi chú, cũng gần đúng luật thơ Đường, chủ yếu ý nghĩa là vui rồi, sai sót lặt vặt mong bỏ qua
 
Nhân ngày phụ nữ, viết bài thơ
Chúc các chị em là vô zờ
Ngày càng hạnh phúc và vui vẻ
Thăng tiến công việc như ước mơ
Chúc chuyện tình cảm luôn như ý
Người ấy luôn chiều, chẳng ngó lơ
Chúc ăn nhiều nhưng vẫn luôn giữ dáng
Mãi mãi xinh đẹp như hót gơ :LOL:
Câu 2 của bác chữ thứ 6 đổi thành vốt sẽ đúng luật nhá
Câu 3 phải đối 4, 5 đối 6 về bằng trắc, cả ý, cả thanh nha bác
Câu 7 dư 1 chữ rồi bác.
 
Back
Top