[Kể chuyện] ngoại tình và những chuyện éo le thực tế

Văn tôi dở, nhưng để nào tôi chia sẻ câu chuyện ông chú tôi cho. Cũng bỏ học đánh nhau đi nước ngoài đuổi về, giờ gây dựng cơ ngơi cả ngàn tỏi. Cái avt của tôi là cây hoa giấy trước nhà ổng

ông chú thím quê đâu đấy

Gửi từ Xiaomi Redmi K30 5G bằng vozFApp
 
Vì ai có cs – thú vui người đó. Nhưng cái cách mà lão phản bội lại người đã nuôi lão, cứu cuộc đời lão thì tôi đéo thể nào mà chịu được khi phải ngồi ăn cùng, thậm chí nhìn thấy đã khiến tôi thấy tởm lợm. Nhất lại là 1 thằng suốt ngày giảng đạo lý , bán đồ phật pháp.
Cái này thì rõ ràng cho câu hay nói đạo lý thì sống như lol rồi.
 
Văn tôi dở, nhưng để nào tôi chia sẻ câu chuyện ông chú tôi cho. Cũng bỏ học đánh nhau đi nước ngoài đuổi về, giờ gây dựng cơ ngơi cả ngàn tỏi. Cái avt của tôi là cây hoa giấy trước nhà ổng
Gia đình ông nội tôi có 4 người con. Người chú tôi nhắc đến đây là út.
Ông là trung tá sỹ quan tăng thiết giáp về hưu, hồi những năm 8 mấy cũng có tiếng khắp huyện. Mà có chú thỳ chuyên đi đánh nhau, phá phách khắp nơi. mấy lần bị đuổi học xong toàn nhờ ông tôi xin lại cho.
Thời thanh niên thỳ chú đã nổi tiếng khắp vùng về độ lỳ và đánh nhau,
Nghe kể lại thỳ ngày xưa cũng có startup đầu đời là nuôi vịt mà sau lỗ vốn nặng nề.
Học ở trường huyện thỳ đến lớp 7 là ổng bỏ học, hình như ngày xưa có 10 lớp. Thanh niên được ông nội và anh trai thứ 2 bán đất cho đi hàn làm trên tàu cá, câu cá ngừ đại dương. Qua được 1 thời gian ổng bỏ trốn ra ngoài làm chui, đánh nhau, bị cảnh sát bắt trục xuất về nước.
Hồi 98-99 về nước còn nợ đâu đó cỡ 5-60 triệu, nghe ổng kể từng đó tiền cũng là ghê lắm, cỡ 3-400 triệu bây giờ. Bước chân vô đất BD rửa bát thuê, dần học nghề nấu ăn. Có thêm 1 ông công an góp vốn cho bắt đầu mở suất ăn công nghiệp. Giai đoạn từ 2002 đến tận 2007 vẫn chạy 1 honda đi chở rau, cá,thịt cho bếp nấu.
sau 2007 là mua được chiếc inova đầu tiên màu đen, lái xe về quê.
Phát triển dần từ suất ăn công nghiệp, mua đất, xây trọ(qui mô cỡ 1000 phòng).
mà được cái thíc ngồi với con cháu hoặc về quê chơi, chưa dịch là tháng cứ đôi ngày ở quê.
 
mà được cái thíc ngồi với con cháu hoặc về quê chơi, chưa dịch là tháng cứ đôi ngày ở quê.
tôi thấy mấy người ra đường lăn lộn kiếm ăn, dễ làm giàu hơn là mấy đứa mọt sách cắm đầu đi học để lấy bằng giỏi điểm tốt trong trường
 
P/s : Để câu chuyện hấp dẫn hơn thì với những chuyện qua quả xem bài của vợ tôi. Tôi sẽ sắp xếp nó thành 1 bổ cục tổng thể có thêm bớt về mặt ngôn từ - ngữ cảnh theo giọng kể chuyện cho dễ đọc và dễ hiểu hơn. Nhưng đảm bảo giữ đúng sự thật. Vì cũng toàn là chuyện nghe biết thôi nên tôi cũng chả cần bịa thêm.
Mặt khác yếu tố xem bài tarot cũng k liên quan nên tôi cũng k cho vào đâu, như tôi nói lộ thông tin và cũng k liên quan tới chuyện kể.

Chuyện 1 : Cô em vợ và cuộc tình éo le.

Người ta thường so sánh : “em vợ là thiên nga” là hoàn toàn có cơ sở. Khi anh thích vợ anh có nghĩa là trên khuôn mặt cô ấy ít nhiều có những nét làm anh thích – yêu. Chính vì vậy trong mắt rất nhiều anh chàng, em vợ chính là con thiên nga trắng. Là món ăn cấm kỵ dù nó vô cùng hấp dẫn. Có nét hấp dẫn như vợ, nhưng trẻ trung hơn ( tất nhiên ) xinh hơn ( vì sinh sau sẽ thường sống ở cảnh điều kiện ăn uống tốt hơn cái này thì do sự phát triển của xã hội). Thậm chí tính cách có khi còn hay hơn. Và anh chàng trong chuyện này cũng như vậy.

Theo những gì anh kể lại sau 5 lần xem tarot với vợ tôi thì câu chuyện mà tôi tổng kết lại như sau.
Anh đến từ 1 vùng quê nghèo, tới thành phố hoa lệ lập nghiệp từ sớm. Vượt qua bao sóng gió trong cô đơn và sự nỗ lực 1 mình anh cũng đã có vị trí vững chắc ở 1 công ty lớn với thu nhập đáng kể. Vì tự ti nên mãi khi có thành tựu anh mới bắt đầu tìm kiếm bạn đời, do trước đó mọi lần tán gái của anh đều kết thúc bằng sự thất bại hoặc friend zone.

Vợ anh không hẳn là 1 tiểu thư nhưng cũng thuộc hàng khá giả ở một tỉnh khác tới đây học rồi làm việc sau khi tốt nghiệp. Hai người tới với nhau sau một buổi anh thuyết trình tại công ty đối tác, vợ anh là thu ngân 1 cửa hàng của công ty đối tác, bị mê đắm vào sự tự tin và câu chuyện từng trải anh kể. 6 tháng sau 2 người kết hôn mỹ mãn và ra ở riêng trong căn nhà anh tự trả góp.
Như bị ám ảnh bởi sự thấp kém từ xuất thân đến vẻ bề ngoài gầy – nhỏ - đen của mình, anh coi việc lấy được 1 cô vợ trẻ hơn 4 tuổi lại xinh xắn là 1 niềm may mắn vô bờ. Anh rất yêu chiều vợ, 2 năm đầu sau hôn nhân vô cùng hạnh phúc. Hai người đi khắp nơi du lịch và thắm thiết. Tuy ở vợ anh có sự vô tâm nhất định nhưng anh coi đó là do tuổi trẻ và tính tình của 1 cô gái được cả nhà chiều từ bé nên cũng k để tâm hay so đo gì bao giờ.

Anh không thể hạnh phúc hơn khi hơn 2 năm sau vợ anh có bầu. Đứa con ra đời trong niềm hoan hỉ vô bờ của anh. Vợ anh vốn rất đoảng trong mọi việc trong nhà và ngay cả việc chăm con cũng vậy. Anh cũng không quan tâm hay bực vì với anh việc vợ anh hạ sinh cho anh cô công chúa nhỏ đã là công lao rất lớn rồi. Anh chăm vợ, chăm con, kiếm tiền chăm chỉ. Là ông bố mẫu mực và người chồng lý tưởng.

Khi con anh bắt đầu lững thững tập những bước đi đầu tiên thì cũng là lúc sự kiện thay đổi mọi thứ bắt đầu tiến tới : Em vợ anh – cô gái học y khoa bước vào năm cuối và vì lý do bỏ mẹ nào đó mà không ở được ký túc xá nữa . Nhà rộng 3 phòng ngủ lại ít người, cô chị gái với tính cách tiểu thư và ngây thơ lập tức rủ em gái về ở cùng cho “vui cửa vui nhà”. Tất nhiên anh cũng chả có ý kiến gì vì chính anh cũng rất quý cô em vợ này.

Cô em vợ tới ở nhà anh như 1 luồng gió mới. Trái lại với vợ anh nấu ăn tệ, lười dọn dẹp thì cô em vợ có thể so sánh với nàng tiên ốc trong cổ tích. Nấu ăn cực kỳ hợp miệng anh – có lẽ cũng vì anh đang quen với bữa đực bữa cái, bữa ghê bữa cháy của vợ nấu. Nhà cửa thì sạch sẽ tinh tươm. Không rõ vì quý mến hay tiện tay mà cô em vợ kém 8 9 tuổi làm luôn được việc vợ anh chưa từng biết làm: sắp xếp , là áo cho anh rồi xếp gọn vào tủ. Cái tủ thường vứt lung tung trừ áo sơ mi của anh giờ đây gọn gàng chuẩn như tủ quần áo doanh nhân xịn.

Anh vẫn yêu vợ,chăm con và luôn đối xử tốt như thế. Suốt 2 năm bình yên cũng k có gì đáng nói ngoài việc giờ đây mỗi lần đi ăn sẽ là thêm 1 thành viên, mỗi lần mua quà nhất ngày phụ nữ anh sẽ có thêm 1 phần quà rẻ hơn cho cô em vợ. Sự kiện lớn nhất có lẽ là em vợ anh đã xin được vào 1 bệnh viện lớn làm việc nhờ người quen ngay sau khi tốt nghiệp

Một ngày, như thường lệ anh về nhà và nghe tiếng khóc lóc. Sợ hãi, hoảng hốt anh chạy toáng lên. Cô em vợ thất tình. Thằng người yêu cô suốt từ những năm đầu đại học đã tìm được 1 cái chạn to để chui, đá cô ra như 1 trò đùa.
Mặc dù thực ra chả liên quan tới mình, nhưng con chim nhỏ đem lại mùa xuân trong nhà buồn thì anh cũng cứ buồn theo. Vì thế anh thường dành thời gian tâm sự với em vợ mình cả lúc riêng và lúc chung có mặt vợ. Chuyện cũng chả có gì nếu không phải bà vợ tiểu thư của anh lại khá lười trong việc ra ngoài. Dù ra ngoài cafe, mua sắm thì cũng không thích bằng gọi ship tới. Mà khi con gái buồn thì mua sắm là 1 thứ khá hay để tạm quên đi. Không biết từ lúc nào anh cũng tham gia vào việc đi chợ cùng em vợ mỗi tuần 2 3 lần ngoài những buổi vợ anh đi từ trước.

Đã thế thì thôi, 1 cái sở thích của anh là xem phim rạp thì vợ anh lại cực kỳ không thích. Cụ thể là vợ anh ghét xem phim 1 tập, chỉ thích xem mấy bộ cung đấu và hàn xẻng lãng mạn. Em vợ anh thì khác, cùng 1 niềm đam mê với những phim rạp bom tấn hay những phim trí tuệ. Trước thì k nói, nhưng từ khi em vợ thất tình buồn bã thì cả anh và vợ khá hay rủ em đi xem phim. Nhưng như nói vợ k thích đi lên 2 anh em thường đi với nhau. ( đéo hiểu bà vợ nghĩ gì – chắc ngây thơ quá mức thật)

Không biết từ lúc nào những câu chuyện chia sẻ giữa 2 người càng gắn bó và sâu sắc. Từ học hành, công việc, nuôi dạy con cái, giải trí du lịch dần tới nối sống, quan điểm sống…. những thứ mà 2 người yêu nhau thường hay nói. Và có thể nói rằng cả 2 đã có những tình cảm sâu kín dành cho nhau, chỉ là giữ đúng nguyên tắc ở đời nên không ai dám có hành động hay lời nói gì cả.

Một lần – chỉ 1 lần. Vợ và con anh về quê chơi, nó cũng bình thường vì trước giờ vẫn vậy. Chán chán thì vợ đưa con về thăm ông bà nội – ngoại ít ngày tới 1 tuần. Đêm mưa đó, khi những cơn sấm sét ầm ĩ giữa trời không. Cô em vợ - vốn đã cực kỳ sợ sấm chớp chạy ra phòng khách bật tivi thật to cho đỡ sợ. Anh thì chưa ngủ, ra ngồi cạnh để an ủi, cô em vợ anh từ từ nép mình vào vòng tay anh……….

Hai người lao vào nhau như con thú ( chính anh nói vậy ) quên hết sự đời. Chưa bao giờ anh thấy thỏa mãn và hạnh phúc như thế. Như là đây mới là lần đầu tiên của anh, khoái cảm đầu tiên của anh vậy. Và anh cảm nhận em vợ anh cũng như vậy. Anh cảm giác như cô và anh đã yêu nhau từ rất rất lâu , sinh ra để dành cho nhau từ lâu lắm rồi. Nhưng mọi thứ đạo đức, luân lý đã kiềm hãm hai người cho tới đêm đó.

Từ đó hai người lén lút hẹn hò nhau bất cứ đâu và bất cứ khi nào có khoảng trống. Lao vào cơn say bất tận và càng lúc càng điên cuồng. Những khi tỉnh táo em vợ anh khóc, anh cũng khóc. Cả hai đều rất yêu thương người chị, người vợ ngây thơ vẫn chưa biết gì kia. Họ đã rất nhiều lần tìm cách thoát ra vì không muốn làm đau 1 người thân thiết nhất của mình. Cô em vợ thậm chí đã chuyển ra ngoài với lý do tiện đi làm , 2 người đã tập cắt hẳn liên lạc , block nhau.

Nhưng như 2 con nghiện ma túy mà người kia chính là liều thuốc tinh khiết nhất. Họ có cố gắng bao lần thì vẫn lại tìm đến nhau. Họ nhận ra thiếu nhau thì không thể sống được. Anh từng nghĩ tới chuyện li dị vợ để tiếp tục cuộc hôn nhân mới . Nhưng cả hai không làm được, anh vẫn rất yêu vợ con chứ không có bất kỳ sự giảm sút nào. Chỉ là trái tim anh giờ chia 2, cho vợ con 1 nửa và cô em vợ 1 nửa. Cô em vợ anh cũng vậy, rất thương yêu chị nhưng cũng k thể nào bỏ anh đi được. Cô thậm chí từng nói nếu thiếu anh cô sẽ tự tử. Với tính cách quyết đoán và không phải dạng dẩm phát biểu liều thì anh khá chắc đấy là lời tuyên bố thật chứ k phải suy nghĩ bột phát.

Chuyện gì tới thì sẽ tới, tới rồi thì sẽ đi xa. Khi anh liên hệ lần đầu xem bài với vợ tôi là cô em vợ đã có tin vui- buồn được hơn 1 tháng. Cả hai không biết lên cười hay khóc. Họ cực kỳ sung sướng vì kết hoa của tình yêu tội lỗi này, nhưng cũng biết sự phản bội của họ đã tới đỉnh cao nhất không có đường chữa . Và động thái xem bài như là cứu cánh cho 1 sự tâm sự hơn là mong chờ 1 cách thức giải thoát. Vì chả có cách nào giải thoát cho họ, cho đứa con tội nghiệp ( chắc đã ra đời rồi ) và người mẹ trẻ, đứa con thơ chính thất của anh cả.

Cô em vợ theo xu hướng sẽ là nói dối gia đình về 1 tên đàn ông bội bạc quất ngựa truy phong, cô sẽ tự mình nuôi lớn đứa bé dưới sự giúp đỡ của anh chị và gia đình và sống ở dạng bà mẹ đơn thân. Gia đình cô vốn rất yêu thương và khá thoáng với con cái nên mọi chuyện hy vọng sẽ ổn thôi.

Nhưng liệu họ có thực sự ổn không ? Khi mà vạn thứ tai ương sẽ chỉ chờ kích phát nổ tan tành. Chuyện sau này tôi cũng không biết nữa măc dù thôi thực sự muốn biết cái kết của nó.

p/s : chuyện này lần cuối tôi nghe tin là tháng 6 vừa rồi, lúc đó như lời chat tôi đọc được thì cô em vợ đã sắp sinh nên mới nói giờ chắc sinh rồi.
Chuyện anh rể thịt e dâu tưởng như đùa nhưng trong đời mình cũng đã chứng kiến rồi, ăn hoa cả cụm mà giờ vợ vẫn chấp nhận bỏ qua sống cùng!
 
Chuyện 6 : Liên khúc chuyện đời . Có số phận hay là đức năng thắng số ?
Phần 1 :


Kể mãi chuyện tình yêu với phản bội rồi nay chuyển kể chuyện đời đi .
Ngay trên voz này có bao nhiêu người tin vào số phận / may mắn và bao nhiêu người như tôi không tin ? Thực ra sau cùng cả người tin và không tin thì cả đời ít nhiều đều có khoảng thời gian tưởng tượng – suy nghĩ cố gắng đi tìm lời giải cho việc có hay không có cái gọi là số phận , và nếu có thì làm thế nào để nắm bắt được nó.
Nếu có cái gọi là số phận thì nghĩa là mọi cố gắng/ mọi hành động và chọn lựa của ta trở lên vô nghĩa. Suy thế khác như tôi thì nghĩ rằng số phận chỉ tính theo thời điểm. Kết quả của hôm nay chính là tập hợp của 1 chuỗi các lựa chọn trong một khoảng thời gian quá khứ. Tất nhiên k ai đoán biết được mỗi lựa chọn của mình sẽ dẫn tới kết quả / hậu quả ra sao trong tương lai cả. Thế nhưng như vậy thì có hay không cái số phận định sẵn ? Rằng chính những lựa chọn của bản thân ta đã bị sắp xếp . Kiểu như hoàn cảnh, bối cảnh để làm ta sẽ chọn lựa đi bên trái chứ không phải bên phải và từ đó dẫn tới các kết quả đúng như số phận định trước ? Như là có 1 thế lực siêu nhiên nào đó sắp xếp sẵn hết mọi thứ cuộc đời của 1 người rồi ?
Ví như tôi là người từng yêu rất nhiều cô gái, có cô ít, có cô chỉ đang tìm hiểu, có cô rất rất nhiều . Nhưng lấy vợ tôi bây giờ lại chỉ là rất nhanh, rất vô tình và chẳng có sự chuẩn bị, đánh giá hay xem xét nào cả. Trái ngược hoàn toàn tính cách vốn có của tôi. Nhưng sự vụ đó thì k bàn. Cái tôi đang nói tôi nghĩ cũng nhiều người thắc mắc. Nếu có số phận thì cố gắng làm méo gì ? Vì sau cùng cuộc đời đưa đẩy vẫn đến kết quả đã định mà thôi, mọi hành động cố gắng cũng đã nằm sẵn trong số phận rồi ? Vậy tức là nằm ườn 1 chỗ thì kết quả cũng k thay đổi ?

Hướng suy nghĩ tích cực nhất là có 1 phần số phận, 1 phần là cố gắng . K có cố gắng thì có may mắn, số phận nào đi nữa cũng fail lòi mắt. Vậy mọi người sẽ đánh giá thế nào về số phận trong 3 câu chuyện nhỏ hôm nay .

Câu chuyện thứ nhất : Chàng trai bán than.

Tôi gặp anh khi tới tư vấn 1 dịch vụ agency marketing hồi mới vào nghề. 2 tay anh 3 cái điện thoại trả lời liên tục khiến cuộc tư vấn của tôi đứt quãng suốt. Tôi khá là thây khó chịu ( kiểu ng có tiền khinh mình chỉ là thẳng tư vấn viên hay sao ). Mãi sau tôi mới nói :

Dạ nếu mình bận quá thì có thể em ra ngoài đợi, khi nào anh rảnh hơn em sẽ vào tư vấn ạ !

Anh bảo ai đó bên kia đầu dây là sẽ gọi lại sau, buông điện thoại xuống và hỏi tôi :

  • Sao thế ? ( lúc đó trong đầu tôi nghĩ kiểu này chắc nghĩ mình thái độ chuẩn bị out đây, lại gặp KH vớ vỉn, thôi về mất công 1 buổi)
  • Dạ em thấy anh bận rộn quá, như vậy nếu em tư vấn cũng không rõ được hết ý , buổi tư vấn sẽ k hiệu quả ạ
  • Tức là em sợ anh nghe câu được câu chăng thì k hiểu được hết điều em nói
  • Có thể là như vậy ạ !
  • Sao em nghĩ như thế được ? Em đang tự tin quá chăng ?
  • Cái này không liên quan tới tự tin ạ . Rõ ràng công ty mình rất lớn, chứng tỏ anh là 1 lãnh đạo rất giỏi. Nhưng ai cũng có chuyên môn riêng. Anh không chuyên sâu về marketing nên anh mới cần tới nhân viên tư vấn như em đúng không ạ ? Mà như anh sẽ biết trong chuyên môn của mỗi người có những từ ngữ hay cách thức mà người không quen sẽ không dễ dàng hiểu rõ được.
  • Năm nay chú bao tuổi ?
  • Em năm nay 24.
  • Từng khởi nghiệp chưa ?
  • Dạ 2 lần nhưng fail cả 2.
  • Tại sao fail ?
  • Lý do chính em thấy là không đủ đa chuyên môn nhất là chuyên môn quản lý và điều hành.
  • Thế nay đến gặp KH sao ăn mặc nhìn cùi thế kia ( mình mặc áo phông có cổ rẻ tiền mua 50k ngoài chợ + quần bò bt, phong cách của tôi hồi đó)
  • Quần áo hay những thứ bên ngoài không thể hiện được những gì bên trong. Theo em là vậy, nên em thích ăn mặc thoải mái nhất có thể.
  • Ok, rảnh k đi trà đá với anh k ?
  • Dạ có !
Tôi khá bất ngờ vì việc chuyển từ vấn đề hỏi đáp linh tinh sang đi trà đá, bất ngờ hơn khi anh vứt cả 3 cái điện thoại ở lại để kéo tôi đi ra ngoài, và lại là trà đá chứ không phải café khi cái công ty tôi đến cơ bản cũng đã tầm 300m2 và có 7 tầng rồi.

Ngồi xuống gọi trà đá xong, rút bao thăng long ra hút, câu đầu tiên anh nói là “Đ!t m* , éo gì nay nóng vl”. Tôi hơi sock, nhưng thực tế hàng ngày gặp bạn bè cũng chửi bậy như ranh nên tôi cũng bình tĩnh lại ngay.
Anh kể đây chỉ là 1 công ty của anh chuyên sản xuất mặt hàng là dây kéo khóa cho áo khoác , váy và xuất đi nga cũng như 1 số nước châu âu. Là 1 trong 4 công ty đứng tên anh hợp thành 1 group cũng mang tên theo họ tên đầy đủ của anh luôn. Rằng tiêu chuẩn khóa kéo nước ngoài có chuẩn riêng, và mấy ông VN sản xuất không phải ông nào cũng đạt. Anh thì đã làm được theo chuẩn của họ tội éo gì đi sản xuất cho mấy thằng trong nước lãi bèo bọt. Cả 4 cty của anh đều là sản xuất liên quan tới phụ kiện may mặc, túi sách, nói chung là các loại đồ của chị em phụ nữ và chỉ sản xuất mấy thứ nhỏ cấu thành sản phẩm. Anh cũng chỉ làm việc với các KH nước ngoài qua quan hệ hoặc cả trên alibaba các thứ….

Câu chuyện thì cũng hay, nhưng k hay bằng việc cứ mở mồm ra là 1 chữ Đ!t, 2 chữ (). K ai dám hình dung đây là 1 vị tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT của group 4 cty, gần 2000 nhân viên.
Anh vốn sinh ra ở miền trung, nhà rất nghèo, Nghèo tới mức chưa hết lớp 8 thì anh phải bỏ học. Lão già ( theo lời anh) thì nghiện rượu, đánh anh suốt ngày. Chị gái anh thì lấy chồng cũng khổ lại lấy ở xa nên cũng chả giúp được gì. Anh trốn theo mấy ông lao động lên HN làm thợ hồ. Thế quái nào vừa lên tới nơi thì chủ thầu bị sao đó hay công trình bị sao đó hủy kèo. K muốn về quê, anh lang thang vất vưởng rồi xin vào được 1 chỗ đóng than tổ ong. ĐƯợc cái có sức khỏe, đóng than mấy năm thì anh mua được cái xe máy. Anh làm xe ôm ở 1 đầu chợ. Mấy ngày đầu tiên còn bị mấy lão xe ôm già cũ cầm đồ ( gậy gộc ) ra đánh, nhưng khỏe sẵn + làm than mấy năm nên anh cân được vài thằng theo kiểu mày đấm tao 1 phát nhẹ tao đấm mày 1 phát x 10 độ sát thương. Sau 3 4 ngày đại chiến thì anh cũng được phép yên ổn ngồi ở cổng chợ chờ khách với điều kiện thỏa thuận cùng các ma cũ là không được giành ( ra lôi kéo, chào khách) mà khách chủ động hỏi thì mới được nhận, cũng như không được phá giá sàn ở đấy.

Mặc dù lực lưỡng những mặt anh cơ bản vẫn non choẹt vì còn chưa 18. Thế nên sau 1 thời gian ngắn thì cũng gọi là thoải mái dư ăn và dễ chịu hơn nhiều thời đóng than. Và có lẽ vì mặt non nên khách hàng cũng hay hỏi chuyện anh. Dần dà anh đem câu chuyện, kiến thức của người này lại nói với người kia thành ra 1 kẻ hay chuyện ( kiểu như tôi). Khách hàng như thế lại thích, anh bắt đầu có khách hàng quen chỉ sau mấy tháng làm nghề. Nhiều khách hàng quý mến hay bo thêm và chỉ đi xe ôm của anh. Vì nhìn mặt anh rõ ràng thiện cảm ơn mấy ông xe ôm hổ báo, anh lại kiểu nhiệt tình hay giúp KH như xách đồ vào nhà hay dặn dò khách cẩn thận. THậm chí sau anh còn trang bị 2 cái mũ bảo hiểm – thứ mà ở thời đó nó vô cùng hiếm thấy trên đường.

Lúc đó điện thoại cầm tay nó xa xỉ ra phết ( khoảng năm 90 91 gì đó theo lời anh kể), nên toàn là hẹn theo kiểu sáng mai, mấy giờ, đến nhà cô/ chú ở đây để đón. Hoặc cứ giờ này tầm này là đón ở đây.
Về sau thì anh cũng tìm mua được 1 cái điện thoại tiện liên lạc, cũng như lúc đó anh đủ khách quen chả cần phải đứng phơi mặt ở cổng chợ nữa. Đủ khách quen nên không gọi là kiếm ra quá nhiều chứ thuê trọ, ăn uống sinh hoạt là có dư. Thời kỳ này anh mới bắt đầu dư ra 1 chút gửi về đỡ thêm cho mẹ ( tuyệt nhiên tới khoảng thời gian này anh còn chưa về nhà). Thế là sau hơn năm làm xe ôm anh gần như gọi là có công việc ổn định để làm ăn.
Có 1 lần anh chở 1 khách quen là 1 cô , cô hỏi chuyện hoàn cảnh, anh cũng kể lể. Cô bảo đi xe anh yên tâm lại nhiệt tình nên được thì nhận việc sáng chở chồng cô đi làm rồi tối đón được không ?

Anh đang kín lịch nên phải 1 thời gian sau mới sắp xếp nhận kèo này đơn giản vì nó thơm hơn là mấy kèo lẻ tẻ các sáng và chiều. Ông chú làm giám đốc 1 công ty nhà nước hay giám đốc xưởng gì đó ( dạng này thời đó rất nhiều ). Ông này thì người nhà nước điển hình , ăn nói từ tốn chậm rãi, lúc nào cũng rất nghiêm trang. Ngay cả nói chuyện với anh cũng thế, nhưng ngày nào cũng chở nên dần dà cũng hay kể lể với anh các triết lý sống này nọ. Rồi dần nữa cả chuyện kinh doanh, chuyện pháp luật. Anh nói với tôi chính cái khoảng thời gian gần 1 năm chở ông này đã thay đổi hết suy nghĩ và nhận thức của anh. Anh bắt đầu mua thêm sách về đọc, cả sách kinh doanh, chứng khoán, quản lý, đắc nhân tâm, tiểu thuyết… Anh không rõ về con đường chính xác hơn là chả nghĩ hay xác định gì con đường tương lai hay dự định kế hoạch gì cả. Anh đơn giản chỉ là bị những lời của ông chú kia kích động rồi tập đọc sách. Càng đọc thì càng thích và nó trở thành thói quen mãi về sau.

Năm sau thì ông chú không còn đi xe ôm của anh nữa, nghe nói là có xe công ty đưa đón gì đó. Anh cũng chỉ là mất 1 khách hàng quen giảm bớt chút thu nhập mà thôi còn không ảnh hưởng gì.

Làm xe ôm được tầm 3 năm thì anh cũng tầm 20 tuổi rồi. Anh theo đà những gì đã đọc được tập kinh doanh. Thương vụ đầu tiên của anh là thuê 1 gian hàng ở chính cái chợ anh vẫn làm xe ôm và bán quần áo từ Ninh Hiệp tự nhặt về. Mấy tháng đầu thì bán rất ok, kiếm ổn. Nhưng càng về sau thì k hiểu lý do gì luôn cứ kém dần. Sau cùng là phải nghỉ, ế 1 đống hàng. May cũng không lỗ mà còn lãi được 1 mớ. ( Nhờ anh đọc và học theo lý thuyết cắt lỗ sớm : thách thức + điểm yếu)

Và qua vụ bán quần áo thì rất nhiên anh tích lũy được 1 đống kiến thức về vải vóc, may mặc… Anh nhận thấy chợ thì toàn nhập ở 1 số nguồn giống nhau nên mẫu mã , giá cả cũng giống nhau. Thế thì sao mà giàu được. Nên anh quyết tự sản xuất quần áo. Anh đi học may, học xong thì mở cửa hàng vừa sửa chữa quần áo, vừa may đo, thuê thêm cả nhân viên. Vụ này thì fail lòi tòi phòi luôn. Chỉ đủ duy trì cửa hàng nhờ việc sửa chữa quần áo. Chứ anh may thì éo có tý năng khiếu nào , lúc thì chật quá, lúc thì rộng quá. KH toàn 1 đi k trở lại. Sau còn bù chi phí cửa hàng vì có 1 cửa hàng mở chuyên sửa chữa quần áo ngay sát mà đông nhân viên hơn,làm nhanh hơn, giá cũng ổn hơn của anh.

Nhưng chính những ngày cuối cùng chuẩn bị nghỉ thì anh lại nhận được 1 đơn sửa chữa áo khoác mấy cái liền. Đây là bạn học sinh đi sửa chữa áo khoác cho bạn là người nước ngoài. Cái khóa của cái áo ý hơi đặc biệt, k sửa hay có sẵn hàng để thay. Anh báo là k sửa được, nếu liều thì để anh chế 1 cái khóa kéo riêng. KH đồng ý.

Hôm trả hàng thì cả thầy của cô gái đó đi cùng, anh chả biết câu tiếng anh nào ngoài mấy cái như là : ok – con gà đen. Nhưng qua lời nói của cô gái thì áo này là mua bên nga , khóa nó hơi khác với tiêu chuẩn cao. Cái khóa anh chế thì k được xịn như thế nhưng gọi là dùng tạm được thôi. Chính từ vụ này anh bắt đầu tìm hiểu thêm về các loại khóa kéo cho các loại áo khoác. Nhờ 1 vài ng bạn , anh lần mò và tìm hiểu hóa ra phụ kiện may mặc cũng là 1 thị trường cực kỳ lớn. Các công ty may mặc để giảm bớt chi phí và công đoạn có thể thuê các xưởng làm các phụ kiện hoặc 1 công đoạn nào đó. Anh lại lăn lộn tìm hiểu , học hỏi cách làm 1 thời gian dài và mở 1 xưởng , gọi là xưởng nhưng thực ra là 1 căn phòng với 5 nhân viên để đi nhận đơn sản xuất khóa kéo cho áo khoác, váy…

Lúc đầu chỉ nhận được những đơn hàng nhỏ, dù dần dần đơn hàng lớn dần nhưng lãi thì rất thấp. Gọi là cuộc sống hơn hẳn thời trước thôi chứ lúc đó bảo anh có ngày mở được công ty lớn với cả nghìn công nhân thì đéo bao giờ anh tin. Nghĩ cuộc đời như vậy cũng là ngon rồi. Tâm niệm của anh về thành công không phải là hôm nay kiếm được nhiều hơn hôm qua, tháng này kiếm được nhiều hơn tháng trước. Mà như hồi làm xe ôm, mỗi ngày dù kiếm được ít nhưng có thêm 1 số điện thoại khách quen, thêm 1 mối quan hệ thì đó là ngày làm việc thành công. Với tâm niệm như vậy nên chất lượng sản phẩm là thứ đầu tiên và duy nhất anh yêu cầu ở xưởng của mình. Sẵn sàng cho nhân công đi học thêm, đào tạo thêm hay sau có tiền hơn thì mời thầy giỏi tới dạy thêm .

Kinh tế thị trường thay đổi, xưởng của anh mở rộng dần nhưng lãi lời thì vẫn loanh quanh như vậy. Anh nói , lúc đó nghĩ mua nhà còn là 1 vấn đề cực khó luôn, kiểu như phải dồn toàn bộ tiền anh có mới mua được 1 căn hộ tập thể cũ nhỏ chứ k phải có xưởng xủng như vậy là giàu rồi đâu. Anh cũng đưa được mẹ lên HN chủ yếu đỡ việc linh tinh trong xưởng ( trà nước các thứ) cho bà đỡ chán chân tay.
Và tự dưng 1 ngày đẹp trời, có 2 ông khách tây tới xưởng của anh. Xì xà xì xồ anh chả hiểu gì. Tôi nghe được kiểu là như thế này : “Đ!t mẹ, nói thật với chú, tiếng việt anh còn chưa sõi hết mà 2 thằng tây cứ xì xồ chả hiểu con mẹ gì, đành dùng chân tay vung loạn lên, nhưng sau cùng cũng chỉ là xem vài mẫu khóa kéo bên anh làm rồi gật gật nói với nhau !”.

Ngay hôm sau thì 2 ông tây đó lại tới, đi kèm là 1 phiên dịch. Họ ở Ba Lan, hợp tác với 1 công ty may mặc. Vô tình thấy sản phẩm của anh nên hỏi dò và ra được xưởng này. Họ thấy chất lượng rất tốt nên muốn đặt đơn hàng theo tiêu chuẩn của họ. Đơn hàng đầu tiên là 10.000 cái khóa kéo cho áo khoác theo mẫu họ đưa. Ứng trước 30% giá trị đơn hàng.
Nên nhớ lúc này anh chưa có công ty, 1 mặt thì anh đôn đáo tìm hiểu cái mẫu nhận được. 1 mặt thì hỏi han nhờ vả và cuối cùng là ký HĐ qua 1 công ty mượn ( bỏ tiền mượn chức danh để ký) . Sau vụ này anh mới đi thành lập công ty. Nói chung để ký được cái HĐ này cực kỳ vất vả, và quan trọng hơn là vì éo biết giá cả nên hớ nặng. Thảo nào bên kia chốt và giục HĐ rất nhanh. Vì giá của anh rẻ mẹ hơn giá bọn nó thuê bên ba lan hơn 5-60%. Còn ở VN nó tìm nhiều xưởng mà chưa xưởng nào làm đúng yêu cầu được.

Và anh làm đơn hàng đầu tiên, 10.000 khóa kéo chuyển tới chỗ 2 thằng tây . Kết quả là : Hủy toàn bộ vì vẫn k đạt tiêu chuẩn của chúng nó. Được cái may là 2 thằng nó đặt thử đơn nhỏ nên cũng k nặng nề quá khi sai thời gian theo hợp đồng. Lại được giá tốt hay sao nên 2 thằng rất nhiệt tình, vác phiên dịch sang giải thích, chỉ cho anh thiếu tiêu chuẩn ở chỗ nào. Kết quả là đợt hàng bù đã đạt được 95% so với yêu cầu. Nó hẹn sẽ quay lại để đặt đơn hàng mới lớn hơn, trong thời gian đó anh cần hoàn thiện các tiêu chuẩn của chúng nó trong sản xuất.
Tất nhiên đơn hàng đó lỗ nặng vì biết là mối tốt nên để giá thấp, lại 10.000 cái khóa k đạt kia chả bán được cho ai vì k phù hợp. Đành bán thanh lý với giá bèo hơn cả giá nguyên liệu.

Bẵng đi mấy tháng anh tưởng mấy thằng kia đãi mồm, cũng chả suy nghĩ gì. Ấy thế mà chúng nó quay lại Vn thật, lần này là đơn 25.000 cái khóa cùng loại. Đơn hàng này anh thành công vì đã hiểu tiêu chuẩn.

Cứ như nước chảy chỗ trũng. Từ đó anh nhận đơn của bọn này rồi bọn nó giới thiệu các khách hàng khác. Sau còn cho anh biết giá thị trường bên chúng nó , tất nhiên chúng nó vẫn đòi anh riêng chúng nó được gia ưu tiên. Anh vui vẻ thôi. Các chủng loại đa dạng hơn nhiều , cũng như các tiêu chuẩn. Có nhiều đơn ban đầu cũng bị trả về 50 60% … nhưng sau hiểu rồi thì giảm dần . Anh cũng sang Ba Lan theo lời mời của chúng nó, thuê phiên dịch và biết được rất nhiều thứ tiêu chuẩn trong ngành may mặc nước ngoài.

Và câu chuyện sau đó thì các bạn biết rồi. Nhiều năm sau tới khi tôi gặp anh đã trở thành 1 đại gia thực thụ. Ở đây có bóng dáng của cả số phận và sự cố gắng. Tôi từng kể câu chuyện này cho 1 số người và cũng đều tranh luận xem, sự thành công của anh là do may mắn nhiều hơn hay cố gắng nhiều hơn. Tạm thời chờ tôi viết nốt mấy phân đoạn của phần chuyện này rồi ae bình phẩm xem nếu thích
Chuyện có chém thêm k vậy? Mốc 90-91 thì lgi đã có xe ôm nhiều đến mức oánh nhau, cả mua dt mãi đến sau 2000 ng có tiền còn cân nhắc nên mua hay k huống hồ ông xe ôm :LOL:
 
Chuyện có chém thêm k vậy? Mốc 90-91 thì lgi đã có xe ôm nhiều đến mức oánh nhau, cả mua dt mãi đến sau 2000 ng có tiền còn cân nhắc nên mua hay k huống hồ ông xe ôm :LOL:

Anh nói tôi mới để ý mạng di động đầu tiên của Việt Nam năm 1993 mới có :D:D
 
Back
Top