kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Có bác nào đọc cuốn Những nghịch lý trong lịch sử Trung Hoa chưa ạ? Review cho em với.
Vừa gg đọc thử một đoạn, thấy trích dẫn nhiều sách vở, ví dụ minh họa rõ ràng dễ hiểu, là sách hay, ai yêu thích lịch sử Trung Quốc sẽ thích
 
vừa thấy trên fb. hóng vozer trên tay cuốn này :shame:
202187fb44a3-0a25-476f-8b7c-c0e8049be536.jpg
Sách xuất bản kiểu này k có giá trị gì đâu, chắc chắn thông tin không đúng, xào nấu cả rồi.
Tìm hiểu vấn đề này chắc chỉ có sách tư liệu cấm.
 
t muốn mua cuốn mới kìa
Thế thì thần tiên cũng không mua được cuốn mới nhé, quyển 1984 chỉ có sách lậu in chui kiểu NXB Giấy Vụn, quyển Nông Trại thì trừ một bản của Nhã Nam từ 8 đời giờ làm gì được phép xuất bản, muốn mua Nông Trại thì phải mua sách cũ, và muốn mua 1984 phải mua sách lậu, thế cho nó nhanh, mà sách lậu mà không biết chỗ mua thì cũng khỏi mua được, nhà bác lại đòi vào nhà sách với cả Tiki mua sách mới thì thua luôn,

7CF8F9B9-7648-428C-8983-AE543A9DF097.jpeg
 
Sách xuất bản kiểu này k có giá trị gì đâu, chắc chắn thông tin không đúng, xào nấu cả rồi.
Tìm hiểu vấn đề này chắc chỉ có sách tư liệu cấm.
Cái này bạn lại hơi nhầm, quyển này in lại từ một quyển của Trần Phương năm 196x, Trần Phương này chính là Trần Phương trong Tố Hữu tăng lương Trần Phương tăng giá đó, cuốn này chỉ là in lại, chả xào nấu gì cả, có điều dân chơi không thèm chơi thôi, ai chưa tìm hiểu thì đọc cho biết
 
Mấy bác có thể recommend cho e vài đầu sách dành cho người cao tuổi đọc được không ạ ?
Người cao tuổi bác mua mấy cuốn Văn học - Lịch sử - Hồi ký của VN và TQ có lẽ sẽ hợp:
VN: các tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Xuân Khánh (Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Hồ Quý Ly,..), Ma Văn Kháng (Đồng bạc trắng hoa xòe, Mùa lá rụng,..),... nhiều lắm.
TQ: Thủy hử, Tam Quốc diễn nghĩa.
 
Sách xuất bản kiểu này k có giá trị gì đâu, chắc chắn thông tin không đúng, xào nấu cả rồi.
Tìm hiểu vấn đề này chắc chỉ có sách tư liệu cấm.
thông tin thêm một tí về tác giả,

Trần Phương là P.TT phụ trách phân phối lưu thông, tác giả và là trưởng ban chỉ đạo cải cách Gía-Lương-Tiền (cùng với Đoàn Trọng Tuyến và Trần Quỳnh), việc mà trước đến nay hay bị đổ cho Nhà Thơ <Nhà thơ ký ban hành dựa trên phân công trách nhiệm công bố thi hành>.

Cả 3 tác giả chính của Gía-Lương Tiền đều là GS kinh tế học đầu ngành tại thời điểm đó (nên đừng nói NN không tôn trọng tri thức). Sau cuộc cải cách này thì ông Nguyễn Cơ Thạch đã phải gấp rút dịch cuốn Kinh Tế Học của P. Samuelson để phổ biến tại VN, và cho đến hiện tại, nó vẫn là giáo trình cơ bản nhất môn kinh tế học ở trong trường ĐH <Cuốn này được viết lại dựa trên cuốn "Lý thuyết tổng quát về việc làm lãi suất và tiền tệ" của John Maynard Keynes, cuốn sách được viết một cách rất lòng vòng khó hiểu với độc giả phổ thông>

Thêm một điều thú vị là người đứng đầu phụ trách TW đưa ra nghị quyết về Cải Cách Ruộng Đất và Gía-Lương-Tiền, đều cùng một người. haha.
 
thông tin thêm một tí về tác giả,

Trần Phương là P.TT phụ trách phân phối lưu thông, tác giả và là trưởng ban chỉ đạo cải cách Gía-Lương-Tiền (cùng với Đoàn Trọng Tuyến và Trần Quỳnh), việc mà trước đến nay hay bị đổ cho Nhà Thơ <Nhà thơ ký ban hành dựa trên phân công trách nhiệm công bố thi hành>.

Cả 3 tác giả chính của Gía-Lương Tiền đều là GS kinh tế học đầu ngành tại thời điểm đó (nên đừng nói NN không tôn trọng tri thức). Sau cuộc cải cách này thì ông Nguyễn Cơ Thạch đã phải gấp rút dịch cuốn Kinh Tế Học của P. Samuelson để phổ biến tại VN, và cho đến hiện tại, nó vẫn là giáo trình cơ bản nhất môn kinh tế học ở trong trường ĐH <Cuốn này được viết lại dựa trên cuốn "Lý thuyết tổng quát về việc làm lãi suất và tiền tệ" của John Maynard Keynes, cuốn sách được viết một cách rất lòng vòng khó hiểu với độc giả phổ thông>

Thêm một điều thú vị là người đứng đầu phụ trách TW đưa ra nghị quyết về Cải Cách Ruộng Đất và Gía-Lương-Tiền, đều cùng một người. haha.
Dạo này đang có trend in lại mấy cuốn xửa xừa xưa về mấy đề tài giật gân kiểu này, đổi tên đi tí, đôn giá bìa lên cao chót vót để cho mấy bạn mới đọc sách nghe tên hot nhảy vào húp, chứ dân đọc sách lâu năm ai mà thèm hehe
Trần Phương giờ vẫn làm hiệu trưởng trường Đại học Kinh Doanh Công Nghệ, tiếp tục tham gia phá hoại ở mảng ráo dục
 
@Zarathustra ver 2 thím hiểu biết rộng cho em xin nhận xét về quyển sách (cách sống) Đắc Nhân Tâm ạ.
Em thấy trong voz chê nhiều hơn khen, nhưng em gặp qua 2 Giám Đốc có cuốn này gối đầu giường. Phải chăng do vị trí, vai trò trong xã hội và hiểu biết, kiến giải cá nhân nên một quyển sách hay hoặc dở.
 
Last edited:
@Zarathustra ver 2 thím hiểu biết rộng cho em xin nhận xét về quyển sách (cách sống) Đắc Nhân Tâm ạ.
Em thấy trong voz chê nhiều hơn khen, nhưng em gặp qua 2 Giám Đốc có cuốn này gối đầu giường. Phải chăng do vị trí, vai trò trong xã hội và hiểu biết, kiến giải cá nhân nên một quyển sách hay hoặc dở.
Ô, Thread này chuyển sang tư vấn về phong cách sống à.

Giờ có 2 ông giám đốc gối đầu giường hay 100 ông giám đốc gối đầu giường thì cũng có thay đổi được việc nó giá trị hay không đâu. Ngoài ra chưa xét tới việc ông ấy gối vậy trong bao lâu và ông ấy có thực sự gối nó không ,hay cũng chỉ ôm ấp vào người "một cái gì đó" cho thời thượng và khai phóng. Quá nhiều biến số trong việc cố định tính ảnh hưởng của họ lên mệnh đề đánh giá việc hay dở của một cuốn sách. Đừng tư duy theo hiểu labelism.

Một cuốn sách viết về nghệ thuật giao tiếp mà được nâng tầm thành một dạng "tư tưởng", phong cách sống thì quả thực hơi hài hước. Dù chỉ xét nội trong việc giao tiếp thì những tư duy giả dối như Đắc Nhân Tâm chỉ cốt để lấy lòng người khác với mục đích theo đuổi lợi ích cho chính mình hơn là xây dựng một mối quan hệ bền chặt và chân thành. Nên không phải ngẫu nhiên mà những anh bán hàng rất thần tượng nó, nhưng cuối cùng chính các anh đó chỉ thoả mãn được lợi ích trong ngắn hạn mà không duy trì được một mối quan hệ về lâu dài, vì khi chiếc mặt nạ rơi xuống, lợi ích không còn song hành thì mọi thứ nó biến chuyển theo chiều hướng khác ngay.

Học hỏi để giao tiếp tốt không phải là việc khó, nhưng để cái tâm tưởng mình được vun đắp và việc giao tiếp trở thành sợi dây kéo dài của ý thức cá nhân. Chứ không chỉ đơn thuần là những thứ hào nhoáng đầy giả dối thì cần nhiều sự chiêm nghiệm hơn.

Con người là muôn hình vạn trạng, cá tính con người cũng như vậy. Cố gắng gò ép những con người trong những tồn tại xã hội và ý thức xã hội khác nhau vào trong những khuôn mẫu là rất thiếu thực tế. Bản thân nhiều người gò ép vào những nguyên tắc giao tiếp theo phong cách "cu te hột me"-"thân thiện mode" như Đắc Nhân Tâm liệu duy trì được bao lâu. Có thực sự là bản tính cá nhân của con người họ không, và liệu họ có hành phúc dưới lớp mặt nạ đó không, là những câu hỏi rất rất dài. Nên mới có chuyện có vài không bỏ voz được, họ bị đè nén trong cuộc sống hàng ngày, mang cái tâm tưởng đầy ẩn ức đó lên voz để được sống với cá tính của mình. Dù có ban hàng chục nick thì cũng không bao giờ ngăn họ quay lại được.

Chính trong văn học và triết học đã có những trào lưu của những nhà "hiện sinh", những nhà "phi lý" theo đuổi việc giải phóng con người, không chỉ ở những cái khuôn sáo thường ngày mà là giải phóng trong cả tư tưởng.

Nói như Trưởng lão Zosima trong Anh em nhà Karamazov "Cái chính là đừng tự lừa dối mình, kẻ tự dối mình và nghe những lời dối trá ấy thường đi đến chổ không phân biệt được sự thật ở bản thân mình và người khác. Một khi khôgn tôn trọng ai thì cũng không còn yêu ai nữa. Không còn tình yêu, họ dấn mình vào những đam mê và những thú vui thô lậu để khỏi trống rỗng và để giải trí, dần dần với những thói xấu của mình họ rơi xuống hàng súc vật, tất cả là vì họ luôn luôn dối người và dối mình"

Những tác phẩm kinh điển luôn đem tới những gợi ý cho những mảng màu của cuộc sống như vậy. Cuộc sống không chỉ có thành công, kiếm tiền là đích đến duy nhất. Nên càng không nên lấy những người thành công, có tiền tài,địa vị là thước đo cho cuộc đời.
 
Ô, Thread này chuyển sang tư vấn về phong cách sống à.

Giờ có 2 ông giám đốc gối đầu giường hay 100 ông giám đốc gối đầu giường thì cũng có thay đổi được việc nó giá trị hay không đâu. Ngoài ra chưa xét tới việc ông ấy gối vậy trong bao lâu và ông ấy có thực sự gối nó không ,hay cũng chỉ ôm ấp vào người "một cái gì đó" cho thời thượng và khai phóng. Quá nhiều biến số trong việc cố định tính ảnh hưởng của họ lên mệnh đề đánh giá việc hay dở của một cuốn sách. Đừng tư duy theo hiểu labelism.

Một cuốn sách viết về nghệ thuật giao tiếp mà được nâng tầm thành một dạng "tư tưởng", phong cách sống thì quả thực hơi hài hước. Dù chỉ xét nội trong việc giao tiếp thì những tư duy giả dối như Đắc Nhân Tâm chỉ cốt để lấy lòng người khác với mục đích theo đuổi lợi ích cho chính mình hơn là xây dựng một mối quan hệ bền chặt và chân thành. Nên không phải ngẫu nhiên mà những anh bán hàng rất thần tượng nó, nhưng cuối cùng chính các anh đó chỉ thoả mãn được lợi ích trong ngắn hạn mà không duy trì được một mối quan hệ về lâu dài, vì khi chiếc mặt nạ rơi xuống, lợi ích không còn song hành thì mọi thứ nó biến chuyển theo chiều hướng khác ngay.

Học hỏi để giao tiếp tốt không phải là việc khó, nhưng để cái tâm tưởng mình được vun đắp và việc giao tiếp trở thành sợi dây kéo dài của ý thức cá nhân. Chứ không chỉ đơn thuần là những thứ hào nhoáng đầy giả dối thì cần nhiều sự chiêm nghiệm hơn.

Con người là muôn hình vạn trạng, cá tính con người cũng như vậy. Cố gắng gò ép những con người trong những tồn tại xã hội và ý thức xã hội khác nhau vào trong những khuôn mẫu là rất thiếu thực tế. Bản thân nhiều người gò ép vào những nguyên tắc giao tiếp theo phong cách "cu te hột me"-"thân thiện mode" như Đắc Nhân Tâm liệu duy trì được bao lâu. Có thực sự là bản tính cá nhân của con người họ không, và liệu họ có hành phúc dưới lớp mặt nạ đó không, là những câu hỏi rất rất dài. Nên mới có chuyện có vài không bỏ voz được, họ bị đè nén trong cuộc sống hàng ngày, mang cái tâm tưởng đầy ẩn ức đó lên voz để được sống với cá tính của mình. Dù có ban hàng chục nick thì cũng không bao giờ ngăn họ quay lại được.

Chính trong văn học và triết học đã có những trào lưu của những nhà "hiện sinh", những nhà "phi lý" theo đuổi việc giải phóng con người, không chỉ ở những cái khuôn sáo thường ngày mà là giải phóng trong cả tư tưởng.

Nói như Trưởng lão Zosima trong Anh em nhà Karamazov "Cái chính là đừng tự lừa dối mình, kẻ tự dối mình và nghe những lời dối trá ấy thường đi đến chổ không phân biệt được sự thật ở bản thân mình và người khác. Một khi khôgn tôn trọng ai thì cũng không còn yêu ai nữa. Không còn tình yêu, họ dấn mình vào những đam mê và những thú vui thô lậu để khỏi trống rỗng và để giải trí, dần dần với những thói xấu của mình họ rơi xuống hàng súc vật, tất cả là vì họ luôn luôn dối người và dối mình"

Những tác phẩm kinh điển luôn đem tới những gợi ý cho những mảng màu của cuộc sống như vậy. Cuộc sống không chỉ có thành công, kiếm tiền là đích đến duy nhất. Nên càng không nên lấy những người thành công, có tiền tài,địa vị là thước đo cho cuộc đời.
Tiện giới thiệu cho thanh niên ấy cách để trở thành giám đốc đi thím, chắc đây là cái thanh niên ấy thực sự muốn hỏi... :doubt:
 
@Zarathustra ver 2 thím hiểu biết rộng cho em xin nhận xét về quyển sách (cách sống) Đắc Nhân Tâm ạ.
Em thấy trong voz chê nhiều hơn khen, nhưng em gặp qua 2 Giám Đốc có cuốn này gối đầu giường. Phải chăng do vị trí, vai trò trong xã hội và hiểu biết, kiến giải cá nhân nên một quyển sách hay hoặc dở.
Ý anh là vozer và hai anh "Giám Đốc'' kia thuộc hai tầng lớp khác nhau? :ops:
 
Ý anh là vozer và hai anh "Giám Đốc'' kia thuộc hai tầng lớp khác nhau? :ops:
Ngay trong câu hỏi của anh bạn đó đã mắc lỗi ngụy biện rồi, sách hay là sách hay, sách dở là sách dở, không vì có anh giám đốc nào đó gối đầu giường sách dở thì nó thành sách hay, và không vì có anh khố rách nào đó khen sách hay thì nó biến thành sách dở, cũng như 1+1=2 vậy, không vì người phát biểu câu đó là anh tâm thần mà 1+1=2 bị sai, phải tách bạch tính đúng sai của phát biểu và bản thân người phát ngôn, sách hay hay dở thì phải phân tích nó hay hay dở ở chỗ nào, không phải kiểu em thấy sách này bọn ăn mày hay đọc, chắn chắn là dở, sách kia có 2 anh giám đốc gối đầu giường, chắc chắn là hay, thằng nào chê dở là vì chưa đến tầm làm giám đốc, đó là đánh giá kiểu ngụy biện
 
Ngay trong câu hỏi của anh bạn đó đã mắc lỗi ngụy biện rồi, sách hay là sách hay, sách dở là sách dở, không vì có anh giám đốc nào đó gối đầu giường sách dở thì nó thành sách hay, và không vì có anh khố rách nào đó khen sách hay thì nó biến thành sách dở, cũng như 1+1=2 vậy, không vì người phát biểu câu đó là anh tâm thần mà 1+1=2 bị sai, phải tách bạch tính đúng sai của phát biểu và bản thân người phát ngôn, sách hay hay dở thì phải phân tích nó hay hay dở ở chỗ nào, không phải kiểu em thấy sách này bọn ăn mày hay đọc, chắn chắn là dở, sách kia có 2 anh giám đốc gối đầu giường, chắc chắn là hay, thằng nào chê dở là vì chưa đến tầm làm giám đốc, đó là đánh giá kiểu ngụy biện
Khả năng là kiểu người thần tượng mấy người thành công, ít chính kiến. :byebye:

Tôi thì đúng là tôi dị ứng cuốn Dark X Tâm đó anh ạ.

Hồi sinh viên đọc đc tầm vài chục trang thì nghĩ, không đọc tiếp đc, khó ngửi quá. :shame:

Mỗi người mỗi gu, cá nhân tôi vẫn chỉ đọc sách văn học. Non - fiction trừ sách chuyên ngành ra thì hầu như tôi chả đọc cuốn nào. :byebye:
 
Tiện giới thiệu cho thanh niên ấy cách để trở thành giám đốc đi thím, chắc đây là cái thanh niên ấy thực sự muốn hỏi... :doubt:
Giám đốc mà chỉ đọc sách mà thành thì quý quá, thằng em tôi cách đây mấy năm đi làm cũng gặp giám đốc như 2 quý vị giám đốc kia, vị giám đốc này rất giỏi, thực sự giỏi, và cũng rất quý thằng em tôi, giám đốc này tặng thằng em tôi một lô lốc self help nào Hành trình về phương đông, Đắc nhân tâm, Năng đoạn kim cương, khen đó là sách hay nên đọc, ngấm được sẽ rất quý, thằng em tôi về nhà hỏi anh đọc sách nhiều cho em hỏi sách này hay không anh, tôi nói chịu, anh mày chả thấy hay, đọc phí thì giờ, thằng em nói nhưng sếp em khen nên chắc chắn phải có gì hay, sếp em giỏi thế cơ mà, thế là đem ra nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại được hơn tuần đèo rút ra được gì rồi để phủ bụi, sau đem sách bán cân, em tôi giờ vẫn chưa thành giám đốc
 
Khả năng là kiểu người thần tượng mấy người thành công, ít chính kiến. :byebye:

Tôi thì đúng là tôi dị ứng cuốn Dark X Tâm đó anh ạ.

Hồi sinh viên đọc đc tầm vài chục trang thì nghĩ, không đọc tiếp đc, khó ngửi quá. :shame:

Mỗi người mỗi gu, cá nhân tôi vẫn chỉ đọc sách văn học. Non - fiction trừ sách chuyên ngành ra thì hầu như tôi chả đọc cuốn nào. :byebye:
Tôi đọc cuốn đó lần đầu năm lớp 8, thấy rất hay, nhưng không áp dụng được gì, sau này đọc lại thì thấy bớt hay, nhưng vẫn không áp dụng được gì, tuy nhiên thảng hoặc tôi vẫn gặp người áp dụng được cuốn đó, nói chung tôi không chê nó dở, nhưng tính ứng dụng thấp
 
Ô, Thread này chuyển sang tư vấn về phong cách sống à.

Giờ có 2 ông giám đốc gối đầu giường hay 100 ông giám đốc gối đầu giường thì cũng có thay đổi được việc nó giá trị hay không đâu. Ngoài ra chưa xét tới việc ông ấy gối vậy trong bao lâu và ông ấy có thực sự gối nó không ,hay cũng chỉ ôm ấp vào người "một cái gì đó" cho thời thượng và khai phóng. Quá nhiều biến số trong việc cố định tính ảnh hưởng của họ lên mệnh đề đánh giá việc hay dở của một cuốn sách. Đừng tư duy theo hiểu labelism.

Một cuốn sách viết về nghệ thuật giao tiếp mà được nâng tầm thành một dạng "tư tưởng", phong cách sống thì quả thực hơi hài hước. Dù chỉ xét nội trong việc giao tiếp thì những tư duy giả dối như Đắc Nhân Tâm chỉ cốt để lấy lòng người khác với mục đích theo đuổi lợi ích cho chính mình hơn là xây dựng một mối quan hệ bền chặt và chân thành. Nên không phải ngẫu nhiên mà những anh bán hàng rất thần tượng nó, nhưng cuối cùng chính các anh đó chỉ thoả mãn được lợi ích trong ngắn hạn mà không duy trì được một mối quan hệ về lâu dài, vì khi chiếc mặt nạ rơi xuống, lợi ích không còn song hành thì mọi thứ nó biến chuyển theo chiều hướng khác ngay.

Học hỏi để giao tiếp tốt không phải là việc khó, nhưng để cái tâm tưởng mình được vun đắp và việc giao tiếp trở thành sợi dây kéo dài của ý thức cá nhân. Chứ không chỉ đơn thuần là những thứ hào nhoáng đầy giả dối thì cần nhiều sự chiêm nghiệm hơn.

Con người là muôn hình vạn trạng, cá tính con người cũng như vậy. Cố gắng gò ép những con người trong những tồn tại xã hội và ý thức xã hội khác nhau vào trong những khuôn mẫu là rất thiếu thực tế. Bản thân nhiều người gò ép vào những nguyên tắc giao tiếp theo phong cách "cu te hột me"-"thân thiện mode" như Đắc Nhân Tâm liệu duy trì được bao lâu. Có thực sự là bản tính cá nhân của con người họ không, và liệu họ có hành phúc dưới lớp mặt nạ đó không, là những câu hỏi rất rất dài. Nên mới có chuyện có vài không bỏ voz được, họ bị đè nén trong cuộc sống hàng ngày, mang cái tâm tưởng đầy ẩn ức đó lên voz để được sống với cá tính của mình. Dù có ban hàng chục nick thì cũng không bao giờ ngăn họ quay lại được.

Chính trong văn học và triết học đã có những trào lưu của những nhà "hiện sinh", những nhà "phi lý" theo đuổi việc giải phóng con người, không chỉ ở những cái khuôn sáo thường ngày mà là giải phóng trong cả tư tưởng.

Nói như Trưởng lão Zosima trong Anh em nhà Karamazov "Cái chính là đừng tự lừa dối mình, kẻ tự dối mình và nghe những lời dối trá ấy thường đi đến chổ không phân biệt được sự thật ở bản thân mình và người khác. Một khi khôgn tôn trọng ai thì cũng không còn yêu ai nữa. Không còn tình yêu, họ dấn mình vào những đam mê và những thú vui thô lậu để khỏi trống rỗng và để giải trí, dần dần với những thói xấu của mình họ rơi xuống hàng súc vật, tất cả là vì họ luôn luôn dối người và dối mình"

Những tác phẩm kinh điển luôn đem tới những gợi ý cho những mảng màu của cuộc sống như vậy. Cuộc sống không chỉ có thành công, kiếm tiền là đích đến duy nhất. Nên càng không nên lấy những người thành công, có tiền tài,địa vị là thước đo cho cuộc đời.
Em rất thích những lập luận, chia sẻ của anh. Mong anh chia sẻ info Goodreads để có thể dễ Follow các bài nhận xét của anh nhiều hơn được không anh ?
 
Back
Top