Con đường CNTT không dành cho bất cứ ai

Lambda_DiA

Senior Member
Em đang là một sinh viên năm 3 ngành CNTT đại học FPT

Đây là một ngành rất khó, đúng vậy, không phải là ai cũng theo được, để theo được ngành này ta cần phải có đam mê, khả năng tự tìm hiểu, tư duy nhanh nhậy.

Khi thi đỗ đại học với điểm số cũng ko hẳn tồi (21,5) thế nhưng em đã trượt nguyện vọng 1. Do không có người hướng nghiệp, tư vấn nên gia đình đã bị mấy chị em tuyển sinh FPT chuốc bùa mê thuốc lú. Rằng ngành này lương ngàn đô, ra trường auto có việc. :rolleyes::rolleyes::rolleyes:

Trước tương lai được bày vẽ ra, gia đình đã cho em vào học FPT mặc dù nhà em cũng thuộc dạng nghèo. Sinh viên FPT học 9 kì, mỗi kì 3 tháng, khi kì 1-3 của chuyên ngành, môn học cũng ko có gì là khó lắm, chỉ cần chú ý tí là qua môn.

Nhưng kể từ kì 4 trở đi, kiến thức sẽ bị nhồi nhét rất nhiều, chưa kể những việc như gặp phải những thầy cô dạy như không dạy. :beat_brick:

Điểm yếu của sinh viên FPT chính là rất dễ buông bỏ, thả mình vào những cuộc chơi ko hồi kết, em cũng là một trong những thành phần ấy, đặc biệt là vào kì dịch covid này.

Lượng sinh viên FPT ra trường theo đúng thời gian chỉ chiếm 20-30% mà thôi, thường sẽ chậm 1. 2 kì.

Em hiện đang là sinh viên chậm 1 kì do đã nợ quá môn nên ko đủ điều kiện đi thực tập. Các bác chửi em ngu dốt cũng được vì cái này em xin nhận. :cry::cry::cry:

Khi học ở trường này em cũng đã gặp vô số bạn có hoàn cảnh giống như em, tư duy không được như các bạn cùng trang lứa nên không thể code nhanh được. May mắn thì sẽ có vài bạn nhận ra điều ấy sớm và chuyển ngành (hoặc thi lại vào trường khác). Còn em thì đến tận kì 4 mới nhận ra mình chẳng có 1 tí đam mê hay năng khiếu gì cho ngành này.

Nhưng giờ quá muộn rồi đâm lao thì phải theo lao thôi, nhưng may mắn là kể từ kì 7 (ko tính kì 6 vì đây là kì thực tập) thì những môn còn lại chủ yếu sẽ là đại cương triết học. Thứ khó khăn còn lại sẽ là Đồ Án Tốt Nghiệp nhưng cái này thì chắc em cố gắng được.

Em đã quyết định cố cày cái bằng, và khi tốt nghiệp sẽ theo học văn bằng 2 hàng hải để đi tàu viễn dương. Đây là một việc khó khăn nhưng em sẽ cố gắng hết sức, ít ra với em nó sẽ không “khó” như việc phải nhìn một đống code mà chẳng thể hiểu nổi nó đang làm cái củ cải gì :confident:

Nay em xin muốn chia sẽ với những tân sinh viên chuẩn bị vào ngành hay những người đang có ý định trái ngành, hãy đi đăng ký thử những khóa học trung tâm rẻ tiền hoặc tự lên mạng tìm hiểu trước 1-2 tháng, vì đã có rất nhiều người lãng phí thời gian, tiền bạc để theo ngành này nhưng cuối cùng lại nước đổ lá khoa.
 
Như này là biết là óc rồi. Học CNTT học đại học thì khó. Chứ học trung tâm thì rất dễ xin việc. Cứ lao đầu vào triết học mác lê nin, rồi chủ nghĩa xã hội, hệ điều hành. Thì bảo sao nó khó. Muốn dễ thì cứ HTML CSS JS vào. Rồi đi cắt Website kiếm bộn tiền.
 
đúng đấy bạn. các bạn trẻ trước khi chọn trường, hay ngành cần tự tìm hiểu xem bản thân có thể làm gì, thích làm gì. Có thể không xác định được chính xác ngay, nhưng trên con đường đi sẽ điều chỉnh dần dần để không rơi vào tình trạng đi nhầm đường, đến khi muốn quay lại đã quá muộn. Tuyệt đối không ra quyết định dựa trên các yếu tố bên ngoài như quảng cáo, hay trào lưu.
 
đúng đấy bạn. các bạn trẻ trước khi chọn trường, hay ngành cần tự tìm hiểu xem bản thân có thể làm gì, thích làm gì. Có thể không xác định được chính xác ngay, nhưng trên con đường đi sẽ điều chỉnh dần dần để không rơi vào tình trạng đi nhầm đường, đến khi muốn quay lại đã quá muộn. Tuyệt đối không ra quyết định dựa trên các yếu tố bên ngoài như quảng cáo, hay trào lưu.
Vấn đề là bây h bọn học sinh nhiều đứa chỉ biết học thôi chả làm việc gì nhiều nên cũng khó tìm ra thứ mình thích. Phải đến lúc học đại học mới thấy hồi là học sinh mình quá phí thời gian vào việc học chả chơi bời mẹ gì ........
 
Một anh chuyên về điện tử có kênh youtube riêng cũng chia sẻ ngành nào cũng có cơ chế 80/20
80 là tỉ lệ bỏ nghề, không theo được nghề, hoặc theo cầm chừng chứ không có định hướng gì cho tương lai của nghề đó
20 là tỉ lệ theo thành công tức có đam mê, định hướng và tiến triển cho công việc.
Giai đoạn đầu khi mới vào nghề cũng là giai đoạn sàng lọc rất là mạnh, lương thì thấp, kinh nghiệm thì không có nhiều khi cả năm mà cũng chả có chỗ nào nhận vào. Giai đoạn này bạn cũng vào cái lúc thay đổi môi trường, cách làm việc, có cấp trên có cấp dưới, tất cả phải là thực tế, mấy cái đề án trên lớp lúc học thì thấy to nhưng khi vào làm rồi thấy chỉ là muỗi. Nên nhiều thanh niên bị sốc tâm lí hoặc thấy nghề không hợp...Và đây cũng là giai đoạn sàng lọc dữ dội nhất, khốc liệt nhất, không phải vì nó khó mà vì bạn không phù hợp với nghề đó ngay từ đầu.
Giai đoạn hai là giai đoạn phát triển bạn có thấy định hướng sau 1-2 năm. có thấy mình có kinh nghiệm nhiều không với một nghề 2 năm là bạn có thể bương chãi thoải mái ở mức độ cơ bản rồi rồi. Chủ yếu sau 2 năm này phải có một con đường gì đó cho bản thân vì 1-2 năm này có thể lương bạn nó chưa được cao. Nên có 2 yếu tố là định hướng công việc và kinh tế để lo tương lai vì tầm đó cũng gần lúc bạn phải có một thứ chi đó ổn định để lập gia đình.
Qua 2 giai đoạn này mà bạn vẫn sống sót với một tương lai tươi sáng thì chúc mừng bạn đã lọt vào 20% kia.
Còn mà để tăng cái tỉ lệ vào 20% kia thì bớt bớt đặt niềm tin vào tấm bằng đại học mà tập trung vào thế mạnh bản thân. Đó là kinh nghiệm bản thân của mình và mình cũng định hướng con mình theo hướng tập trung thế mạnh bản thân thay cho bằng cấp.
 
Xây dựng cơ khí hay gì cũng thế hết như lớp tôi ra trường đúng hạn được 15 đứa trên tổng 60(xây dựng).
Mà tôi nghĩ chỉ do lười học mới nợ môn thôi chứ chả phải do đam mê đam mủng gì cả các trường kỹ thuật nào chả thế.
 
Last edited:
Vấn đề là bây h bọn học sinh nhiều đứa chỉ biết học thôi chả làm việc gì nhiều nên cũng khó tìm ra thứ mình thích. Phải đến lúc học đại học mới thấy hồi là học sinh mình quá phí thời gian vào việc học chả chơi bời mẹ gì ........
quan trọng là làm thế nào để học sinh tự biết suy nghĩ độc lập ra quyết định ấy bác. Ông muốn học hay muốn chơi thì do ông tự quyết định, tự sắp xếp nhưng cần hướng đến mục tiêu chung là biết mình làm được gì, muốn làm gì.
 
Tôi tốt nghiệp CS ở Mỹ và tôi thấy công bằng mà nói kiến thức CS trong trường đại học 4 năm thực sự ko quá khó, hoạ chăng chỉ có 1,2 môn là khoai. Quan trọng hơn vẫn là có đủ đam mê với nó hay ko để có thể tự tìm tòi, mày mò thêm.

Chứ về độ khó trên đại học 4 năm thì cá nhân tôi đánh giá ngành này chẳng hề khó hơn những ngành kỹ sư khác như điện tử, cơ khí, sinh học, v.v thậm chí có phần dễ hơn.
 
Ngành nào cũng có người phù hợp và người không phù hợp vào học.
Giống như khi học có người thấy toán khó, có người thấy lịch sử khó, có người thấy văn khó, nhưng vẫn có người giỏi.
Quan trọng nhất khi thi vào đại học là phải có người định hướng, phân thích cho mình để mình lựa chọn.
 
Em đang là một sinh viên năm 3 ngành CNTT đại học FPT

Đây là một ngành rất khó, đúng vậy, không phải là ai cũng theo được, để theo được ngành này ta cần phải có đam mê, khả năng tự tìm hiểu, tư duy nhanh nhậy.

Khi thi đỗ đại học với điểm số cũng ko hẳn tồi (21,5) thế nhưng em đã trượt nguyện vọng 1. Do không có người hướng nghiệp, tư vấn nên gia đình đã bị mấy chị em tuyển sinh FPT chuốc bùa mê thuốc lú. Rằng ngành này lương ngàn đô, ra trường auto có việc. :rolleyes::rolleyes::rolleyes:

Trước tương lai được bày vẽ ra, gia đình đã cho em vào học FPT mặc dù nhà em cũng thuộc dạng nghèo. Sinh viên FPT học 9 kì, mỗi kì 3 tháng, khi kì 1-3 của chuyên ngành, môn học cũng ko có gì là khó lắm, chỉ cần chú ý tí là qua môn.

Nhưng kể từ kì 4 trở đi, kiến thức sẽ bị nhồi nhét rất nhiều, chưa kể những việc như gặp phải những thầy cô dạy như không dạy. :beat_brick:

Điểm yếu của sinh viên FPT chính là rất dễ buông bỏ, thả mình vào những cuộc chơi ko hồi kết, em cũng là một trong những thành phần ấy, đặc biệt là vào kì dịch covid này.

Lượng sinh viên FPT ra trường theo đúng thời gian chỉ chiếm 20-30% mà thôi, thường sẽ chậm 1. 2 kì.

Em hiện đang là sinh viên chậm 1 kì do đã nợ quá môn nên ko đủ điều kiện đi thực tập. Các bác chửi em ngu dốt cũng được vì cái này em xin nhận. :cry::cry::cry:

Khi học ở trường này em cũng đã gặp vô số bạn có hoàn cảnh giống như em, tư duy không được như các bạn cùng trang lứa nên không thể code nhanh được. May mắn thì sẽ có vài bạn nhận ra điều ấy sớm và chuyển ngành (hoặc thi lại vào trường khác). Còn em thì đến tận kì 4 mới nhận ra mình chẳng có 1 tí đam mê hay năng khiếu gì cho ngành này.

Nhưng giờ quá muộn rồi đâm lao thì phải theo lao thôi, nhưng may mắn là kể từ kì 7 (ko tính kì 6 vì đây là kì thực tập) thì những môn còn lại chủ yếu sẽ là đại cương triết học. Thứ khó khăn còn lại sẽ là Đồ Án Tốt Nghiệp nhưng cái này thì chắc em cố gắng được.

Em đã quyết định cố cày cái bằng, và khi tốt nghiệp sẽ theo học văn bằng 2 hàng hải để đi tàu viễn dương. Đây là một việc khó khăn nhưng em sẽ cố gắng hết sức, ít ra với em nó sẽ không “khó” như việc phải nhìn một đống code mà chẳng thể hiểu nổi nó đang làm cái củ cải gì :confident:

Nay em xin muốn chia sẽ với những tân sinh viên chuẩn bị vào ngành hay những người đang có ý định trái ngành, hãy đi đăng ký thử những khóa học trung tâm rẻ tiền hoặc tự lên mạng tìm hiểu trước 1-2 tháng, vì đã có rất nhiều người lãng phí thời gian, tiền bạc để theo ngành này nhưng cuối cùng lại nước đổ lá khoa.
Sao thấy topic kia tính theo BA mà giờ tính đi tàu là thế lào
 
Tôi tốt nghiệp CS ở Mỹ và tôi thấy công bằng mà nói kiến thức CS trong trường đại học 4 năm thực sự ko quá khó, hoạ chăng chỉ có 1,2 môn là khoai. Quan trọng hơn vẫn là có đủ đam mê với nó hay ko để có thể tự tìm tòi, mày mò thêm.

Chứ về độ khó trên đại học 4 năm thì cá nhân tôi đánh giá ngành này chẳng hề khó hơn những ngành kỹ sư khác như điện tử, cơ khí, sinh học, v.v thậm chí có phần dễ hơn.

Bác học đại học mà thấy không quá khó là đỉnh rồi. Như em thấy môn nào trên trường ĐH cũng khoai cả. Mà tốt nghiệp ra trường thấy không liên quan tới trình độ lắm. Thời buổi bây giờ Udemy còn chất lượng hơn cả Harvard ấy ạ.
 
Mình khoá 17 nè, nhìn chung quanh rất nhiều người không có định hướng, năm sau vào chuyên ngành rồi mà có đứa chưa biết 1 tí gì về code, đứa thì đã có giải thành phố- quốc gia, có phần mềm, project hay ho để đăng story chia sẻ rồi.
Mà đó thực trạng chung, chứ riêng gì FPT.
gặp phải những thầy cô dạy như không dạy. :beat_brick:
chuẩn
FPT giờ 1 kỳ nó thu bao nhiêu tiền nhỉ? Cách đây 11 năm hình như 22tr/kỳ?
25-26tr/ nghe đồn định tăng nữa.
 
Tôi thì thấy ngược lại, ngành IT chẳng phải là cái ngành đòi hỏi quá nhiều trí thông minh. Ngành này đơn giản chỉ là làm nhiều rồi quen tay. Ai trình kém là do ko tự học, hay ko làm qua công việc đó nên chưa có kinh nghiệm thôi.

Đừng có thần thánh ngành IT như vậy, so với mấy ngành khác thì tôi nói thật ví dụ như Sales.. nó còn khó gấp mấy lần vì đây thuộc về kỹ năng, "nghệ thuật" trong đó chứ ko đơn giản như IT chỉ còn ngồi rèn là có thể "lành nghề", kiếm khá.
JGdqgzY.png


Tóm lại tôi thấy IT như cái nghề làm mộc ấy. Anh nào say mê ngồi rị mọ đục đẽo thì lành nghề thôi.
 
Tôi thì thấy ngược lại, ngành IT chẳng phải là cái ngành đòi hỏi quá nhiều trí thông minh. Ngành này đơn giản chỉ là làm nhiều rồi quen tay. Ai trình kém là do ko tự học, hay ko làm qua công việc đó nên chưa có kinh nghiệm thôi.

Đừng có thần thánh ngành IT như vậy, so với mấy ngành khác thì tôi nói thật ví dụ như Sales.. nó còn khó gấp mấy lần vì đây thuộc về kỹ năng, "nghệ thuật" trong đó chứ ko đơn giản như IT chỉ còn ngồi rèn là có thể "lành nghề", kiếm khá.
JGdqgzY.png


Tóm lại tôi thấy IT như cái nghề làm mộc ấy. Anh nào say mê ngồi rị mọ đục đẽo thì lành nghề thôi.

Bác lại chém. Cứ làm nhiều quen tay lên lương 3k$ NET như bác thì em cũng muốn.
 
Bác lại chém. Cứ làm nhiều quen tay lên lương 3k$ NET như bác thì em cũng muốn.

Thì những skills người ta cần a cứ đi học, ví dụ mấy skill về cloud, microservices, design patterns... kiến thức nó có đầy trên mạng rồi. A làm 1 lần chưa hiểu thì làm 10 lần, 100 lần, áp dụng nhiều project khác nhau thì sẽ master nó thôi.

Đó ko phải là làm nhiều quen tay còn gì? Như a làm mộc lúc đục ra cái bàn đầu tiên nhìn nó như shit nhưng lúc a làm tới cái bàn thứ 100, 1000 xem làm có nhanh + tinh hơn ko?
 
Back
Top