kiến thức Thớt giải đáp ngữ pháp - từ vựng tiếng Anh cơ bản-nâng cao

Có cách nào phân biệt và dễ nhớ của việc sử dụng Các loại câu điều kiện không vậy Thím Reaver.
Thank thím trước :beauty::beauty::beauty:
Câu điều kiện giống như một trò chơi xếp hình, sẽ luôn là 1 câu được xếp bởi 2 vế trở lên, trong đó có ít nhất một vế nguyên nhân (if) và một vế kết quả.
Chúng ta không nên phân loại câu điều kiện. Thay vào đó, hãy phân tích cấu trúc từng vế và ý nghĩa của chúng.

1. Vế nguyên nhân (If), thường gặp các cấu trúc sau:
  • If S + V(s) -> nguyên nhân xảy ra trong hiện tại/tương lai
  • If S + V(ed) -> nguyên nhân xảy ra trong hiện tại/tương lai + sắc thái giả định cao hơn
  • If S + had Vii -> nguyên nhân xảy ra trong quá khứ trái với thực tế
2. Vế kết quả, thường gặp các cấu trúc sau:
  • S + will V -> kết quả xảy ra trong hiện tại/tương lai
  • S + would V -> kết quả xảy ra trong hiện tại/tương lai + sắc thái giả định cao hơn
  • S + would have Vii -> kết quả xảy ra trong quá khứ trái với thực tế
Ví dụ, mẹ và con đi dạo phố, con đòi mẹ mua đồ chơi, mẹ bảo Lẽ ra mẹ sẽ mua cho con nếu hôm trước con làm bài tốt.
  • Nguyên nhân trong quá khứ trái với thực tế (hôm trước làm bài tốt) -> If you had done well in that test.
  • Kết quả trong hiện tại + sắc thái giả định cao (lẽ ra sẽ mua) -> I would buy it for you
Nhìn chung, chúng ta có thể xếp bất kỳ vế nguyên nhân nào cùng bất kỳ vế kết quả nào, miễn là cách xếp đó tương ứng với ý của mình. Và còn rất nhiều các cấu trúc khác để xây dựng vế nguyên nhân và kết quả, ở trên chỉ là 6 cấu trúc thường gặp nhất.
 
Last edited:
Kính chào toàn thể các vozer đang vật lộn với Eng lịch :byebye:
Giới thiệu sơ qua về bản thân: mình hiện đang là 1 anh giáo tự do, học chuyên TA từ bé (c3 PTCNN, đh FTU HN), lớn lên làm giáo dục + dịch thuật :sure: Nên mình tự tin là mình khá hiểu về ngôn ngữ này cũng như lý do mà nó đánh vật người học :ah:

Trong tương lai mình có dự định mở lớp riêng dạy chuyên về ngữ pháp + từ vựng, đang xây dựng dần giáo án. Nay mình lập thớt này làm chỗ tiếp nhận và trả lời mọi câu hỏi liên quan đến ngữ pháp và từ vựng, một là để trợ giúp mn, hai là để thu thập những vấn đề mà mn hay gặp trước từng chủ điểm, ba là để xem cách giải thích của mình đã đủ hợp lý và dễ hiểu chưa.

Cách tiếp cận về ngữ pháp của mình như sau:
  • Không dựa trên các "quy tắc" hay phân loại thường in trong sách, vì chúng không đủ hoặc không đúng.
  • Hoàn toàn dựa trên ý nghĩa, sắc thái nội tại của cấu trúc ngữ pháp đó.
  • Hoàn toàn dựa trên góc nhìn, cảm quan của người nói.

Cách tiếp cận về từ vựng của mình như sau:
  • Hạn chế trung gian tiếng Việt, nói cách khác, không dịch.
  • Tập trung hiểu nghĩa của từ tiếng Anh, nói cách khác, hình ảnh mà từ đó mang lại. Nói cách khác nữa: chính là tư duy tiếng Anh.

Nếu bạn có những thắc mắc kiểu như:
  • Hoàn thành vs hoàn thành tiếp diễn khác nhau như nào ?
  • Sao lúc thì ngta dùng quá khứ đơn lúc thì dùng quá khứ hoàn thành ?
  • Sao dấu hiện nhận biết thì A trong thực tế lại còn đi với cả thì B ?
  • Sao rõ là câu gián tiếp mà có lúc lại không lùi thì ?
  • Phân biệt come vs go, say tell talk speak...
Thì bạn đã vào đúng topic rồi đó :sure:

Ngoài ra các bạn cố gắng tránh những câu hỏi kiểu như:

Q: Chỗ này dịch như nào, dịch đúng chưa, sao dịch thế ?
A: Còn dịch là còn phụ thuộc tiếng Việt, đừng dịch nữa coi.

Q: Nên cày từ kiểu gì ?
A: Kiểu gì cũng đc, trừ kiểu học thuộc lòng nghĩa tiếng Việt.

Q: Làm sao để giỏi nghe nói đọc viết ?
A: Có vốn ngữ pháp + từ vựng + phát âm tốt thì mới áp dụng tốt 4 kỹ năng đó đc.

Q: Làm sao để giỏi giao tiếp ?
A: Vẫn là câu trả lời trên nhưng kèm thêm sự tự tin.

Q: Mất bao lâu để tăng band ?
A: Tùy. Tùy band hiện tại, tùy độ chăm, tùy phương pháp...

Q: Nên học ở đâu ?
A: Tui ko biết. À có, sau này tui mở lớp thì thử học tui xem.

Một số vấn đề mình đã trả lời:

Bản chất động từ Be (to be)
Cách tiếp cận giới từ
Bản chất các thì hoàn thành, hoàn thành tiếp diễn
A/an/the (hay là xác định vs không xác định)
Vẫn là mạo từ the nhưng nâng cao hơn
Bản chất câu gián tiếp
Bản chất câu điều kiện
Phân biệt say tell talk speak
Phân biệt will vs be going to
Phân biệt can/could vs may/might
Phân biệt should, must, have to, ought to
Phân biệt who vs whom
To V hay là V-ing
Dùng thì hiện tại để nói về tương lai ?
Dạ em đang học lớp 12 ạ, anh cho em hỏi là anh học từ vựng hàng ngày như thế nào ạ, vốn từ vựng của em còn khá hạn hẹp
 
Dạ em đang học lớp 12 ạ, anh cho em hỏi là anh học từ vựng hàng ngày như thế nào ạ, vốn từ vựng của em còn khá hạn hẹp
Đọc đọc và đọc nha.
Đọc bất kỳ nguồn tư liệu nào không làm mình chán (báo mạng, phim có phụ đề, mạng xã hội...)
Đọc thấy chỗ nào không hiểu thì tra từ điển chỗ đó.
Đọc đến chết thì thôi.
 
Dạ em đang học lớp 12 ạ, anh cho em hỏi là anh học từ vựng hàng ngày như thế nào ạ, vốn từ vựng của em còn khá hạn hẹp
Theo mình thì đừng đặt nặng là phải hằng ngày, rùii mỗi ngày học được bao nhiêu từ. Trước hết cứ tìm những chủ đề mình thích, xây dựng vốn từ với nó, tìm cách dùng nó trong một số ngữ cảnh nhất định. Ví dụ: học từ vựng về thể thao, có thể suy nghĩ, tìm cách để ghép lượng từ đó vào trường hợp được hỏi về môn thể thao bạn yêu thích chẳng hạn. Rồi sau đó cứ phát triển lên, tập thói quen đọc một số cái mình không thích (cái này mình cũng lười lắm luôn, nói đạo lý dị thui chứ ít khi đọc lắm, trừ khi hoàn cảnh ép buộc).
 
Câu điều kiện giống như một trò chơi xếp hình, sẽ luôn là 1 câu được xếp bởi 2 vế trở lên, trong đó có ít nhất một vế nguyên nhân (If) và một vế kết quả (cause and effect).

Chúng ta không nên phân loại câu điều kiện thành loại 1, 2, 3 hay n. Thay vào đó, hãy phân tích cấu trúc từng vế và ý nghĩa của chúng.

1. Vế nguyên nhân (If), thường gặp các cấu trúc sau:
  • If S + V(s) -> nguyên nhân xảy ra trong hiện tại/tương lai
  • If S + V(ed) -> nguyên nhân xảy ra trong hiện tại/tương lai + sắc thái giả định cao hơn
  • If S + had Vii -> nguyên nhân xảy ra trong quá khứ
2. Vế kết quả, thường gặp các cấu trúc sau:
  • S + will V -> kết quả xảy ra trong hiện tại/tương lai
  • S + would V -> kết quả xảy ra trong hiện tại/tương lai + sắc thái giả định cao hơn
  • S + would have Vii -> kết quả xảy ra trong quá khứ
Ví dụ, mẹ và con đi dạo phố, con đòi mẹ mua đồ chơi, mẹ bảo:
"Mẹ sẽ mua cho con nếu hôm trước con không bị điểm kém".

Phân tích:
  • Nguyên nhân trong quá khứ (không bị điểm kém) -> if you had not gotten that bad mark
  • Kết quả trong hiện tại + sắc thái giả định cao (lẽ ra sẽ mua) -> I would buy it for you
*Chúng ta có thể xếp bất kỳ vế nguyên nhân nào cùng bất kỳ vế kết quả nào, miễn là cách xếp đó tương ứng với ý của mình.

*Còn rất nhiều các cấu trúc khác để cấu thành vế nguyên nhân và vế kết quả, ở trên chỉ là 6 cấu trúc thường gặp nhất.
bác cho em hỏii với, câu ví dụ bác đưa ra là: 'If you had not gotten that bad mark, I would buy it for you.' Do bác có ngữ cảnh sẵn là mẹ và con đi dạo ấy, nhưng nếu trong trường hợp nó xuất hiện ở câu bài tập nào đếy. Ví dụ: 'If you had gotten that bad mark, I ... it for you'. Vậy cách dùng would buy được chấp nhận không bác, vì em không có ngữ cảnh để căn cứ là vế kết quả đang xảy ra ở hiện tại ấy.
 
bác cho em hỏii với, câu ví dụ bác đưa ra là: 'If you had not gotten that bad mark, I would buy it for you.' Do bác có ngữ cảnh sẵn là mẹ và con đi dạo ấy, nhưng nếu trong trường hợp nó xuất hiện ở câu bài tập nào đếy. Ví dụ: 'If you had gotten that bad mark, I ... it for you'. Vậy cách dùng would buy được chấp nhận không bác, vì em không có ngữ cảnh để căn cứ là vế kết quả đang xảy ra ở hiện tại ấy.
Bài tập trong sách luôn có xu hướng áp đặt cách nghĩ của người ra đề cho người học. Đầu tiên bác phải xem câu bài tập đó đang nằm trong phần lý thuyết nào, sau đó nghĩ xem người ra đề muốn mình chọn đáp án nào... Đáp án đó thường sẽ được đặt trong ngữ cảnh thông dụng, dễ hình dung hơn là những đáp án có ngữ cảnh đặc trưng, cá biệt.
 
tìm cách dùng nó trong một số ngữ cảnh nhất định. Ví dụ: học từ vựng về thể thao, có thể suy nghĩ, tìm cách để ghép lượng từ đó vào trường

Đọc đọc và đọc nha.
Đọc bất kỳ nguồn tư liệu nào không làm mình chán (báo mạng, phim có phụ đề, mạng xã hội...)
Đọc thấy chỗ nào không hiểu thì tra từ điển chỗ đó.
Đọc đến chết thì thôi.
ANH CÓ thể cho em xin một số nguồn tư liệu tiếng anh dễ đọc trên mạng được không ạ
 
Mọi người giúp em với, phân biệt khi nào danh từ xác định, không xác định trong mệnh đề quan hệ. Có cách nào nhận biết không chứ em thử bỏ hoặc giữ mệnh đề vẫn không luận ra được nên dùng gì.:too_sad:
 
ANH CÓ thể cho em xin một số nguồn tư liệu tiếng anh dễ đọc trên mạng được không ạ
chờii ơii, tài liệu thôi mờ, đụng gì đọc đó hoiii, muốn nguồn chính thống thì đọc báo cũng được nè, sách nè, đủ thứ hết nha.
 
( không liên quan lắm nhưng )
kĩ năng nghe học kiểu gì nhỉ thím, khi xem 1 video em gần như không nghe được gì thậm chí từ rất quen thuộc cũng không, vừa nhìn phụ đề vừa nghe thì may ra mới nghe được, em chủ yếu là nghe nhạc và mỗi ngày nghe cũng khá nhiều.
 
( không liên quan lắm nhưng )
kĩ năng nghe học kiểu gì nhỉ thím, khi xem 1 video em gần như không nghe được gì thậm chí từ rất quen thuộc cũng không, vừa nhìn phụ đề vừa nghe thì may ra mới nghe được, em chủ yếu là nghe nhạc và mỗi ngày nghe cũng khá nhiều.
Do chưa đủ về lượng nhé. Tốt nhất xem lại 20 - 30 lần video ấy k sub sau khi đã xem qua sub :big_smile:
 
Mọi người giúp em với, phân biệt khi nào danh từ xác định, không xác định trong mệnh đề quan hệ. Có cách nào nhận biết không chứ em thử bỏ hoặc giữ mệnh đề vẫn không luận ra được nên dùng gì.:too_sad:
Phải có ngữ cảnh cụ thể rồi tự đặt mình vào vị trí người nghe. Tự nghiền ngẫm: nếu bỏ cái mđqh đi thì mình có hiểu được đứa kia đang nói đến cái gì không ? Nếu không thì là mđqh xác định, nếu có thì là mđqh ko xác định.

( không liên quan lắm nhưng )
kĩ năng nghe học kiểu gì nhỉ thím, khi xem 1 video em gần như không nghe được gì thậm chí từ rất quen thuộc cũng không, vừa nhìn phụ đề vừa nghe thì may ra mới nghe được, em chủ yếu là nghe nhạc và mỗi ngày nghe cũng khá nhiều.
Bác tự xem mình đã phát âm được chuẩn chính những cái từ quen thuộc đấy chưa. Nghe và nói là 2 kỹ năng cần được luyện song song. Chúng ta không thể nghe được những gì mà chúng ta nói không ra và ngược lại. Cần đảm bảo chắc chắn rằng mình đã phát âm tốt rồi mới bắt bệnh tiếp được.
 
Phải có ngữ cảnh cụ thể rồi tự đặt mình vào vị trí người nghe. Tự nghiền ngẫm: nếu bỏ cái mđqh đi thì mình có hiểu được đứa kia đang nói đến cái gì không ? Nếu không thì là mđqh xác định, nếu có thì là mđqh ko xác định.


Bác tự xem mình đã phát âm được chuẩn chính những cái từ quen thuộc đấy chưa. Nghe và nói là 2 kỹ năng cần được luyện song song. Chúng ta không thể nghe được những gì mà chúng ta nói không ra và ngược lại. Cần đảm bảo chắc chắn rằng mình đã phát âm tốt rồi mới bắt bệnh tiếp đc
những từ mà em nghe thì khá là cơ bản nên em phát âm được (hầu hết những từ em học đều đã được em check IPA và học theo nhiều lần )
 
những từ mà em nghe thì khá là cơ bản nên em phát âm được (hầu hết những từ em học đều đã được em check IPA và học theo nhiều lần )
đừng quá lo lắng nè ;);) em chuyên ngành ngôn ngữ, vào thi nghe vẫn bị đề vả cho tím tái.
Đùa chứ nghe theo góc nhìn của em thì cần nhiều thời gian để luyện lắm nha, nên hãy cứ kiên nhẫn, 1 2 tháng hay 1 2 năm đôi khi vẫn chưa rõ rệt mấy đâu, nên cứ duii dẻ thoải mái nghe qua mỗi ngày đê.
 
Tiêu đề bài báo này, động từ chính ở đâu mấy thím nhỉ

1642731938715.png
 
Tiêu đề bài báo này, động từ chính ở đâu mấy thím nhỉ

View attachment 985290
Câu này không có động từ á hen, tít báo thường có xu hướng rút gọn hết mức có thể, nhằm tạo nên sức cô đọng, súc tích, ngắn gọn, nên thường họ sẽ rút gọn những yếu tố như mạo từ, chỉ định đại từ, đại từ sở hữu; động từ "to be" trong câu bị động, tiếp diễn; to have/ has trong câu hoàn thành và đôi khi bỏ động từ nếu nó vẫn giữ được nghĩa hen.
 
Mọi người cho mình hỏi mẹo phát hiện là âm æ hay âm ə cho chữ a ở đầu từ với :sad:
Chữ "A" ở đầu mỗi từ nếu là æ thường là trọng âm còn ə thì thường không phải trọng âm
Tất nhiên có nhiều ngoại lệ nhưng mẹo là như thế.
 
Chữ "A" ở đầu mỗi từ nếu là æ thường là trọng âm còn ə thì thường không phải trọng âm
Tất nhiên có nhiều ngoại lệ nhưng mẹo là như thế.
Bác có mẹo phát hiện cho ac, ab, ad,... không bác?. Có cái bộ học từ GRE mà nó không xáo trộn toàn a.. đau hết đầu :too_sad:
 
Back
Top