đánh giá Review Tải điện tử Kunkin KP184 (DC Electronic load)

dhphucs

Moderator
tayto
Hi các bác,

Thể loại thiết bị điện tử này có vẻ ít người dùng, tìm thông tin ở các diễn đàn khác ở VN cũng không thấy chỗ nào chuyên thảo luận cho các thiết bị điện tử test, đo đạc như DMM, Scope, nguồn DC, tải điện tử... thôi về Voz chơi cho quen sân nhà :D
DC electric load đơn giản chỉ là thiết bị tiêu thụ (hay còn gọi là tải giả), chuyển đổi năng lượng từ điện DC thành nhiệt và đo đạc các giá trị như điện áp, dòng điện, mục đích là để kiểm tra tải, độ ổn định của nguồn DC, kiểm tra các chế độ bảo vệ, xả pin, đo dung lượng pin... Nguyên lý đơn giản vậy chứ thiết bị tải điện tử khá đắt tiền nhất là hàng hiệu như Keysight, tektronix, bk precision, fluke... thấp chút hơn là các hãng từ TQ như rigol, siglent, hantek, owon... nhưng phần lớn giá vẫn còn cao, gần đây 1 số hãng Trung quốc mới nổi lên nhờ giá rẻ, chất lượng tương đối như Korad, East tester, kunkin... Trong số này Kunkin có giá rẻ nhất, tuy nhiên các đánh giá từ người dùng và các trang nước ngoài thấy chất lượng cũng ok.
Mình sẽ review loại tải điện tử giá rẻ của Kunkin để xem có "đồn như lời" không :D
Tên sản phẩm là Tải điện tử Kunkin KP184 400W 150V 40A
Thông số cơ bản
:
-Điện áp: DC 1 -150 V
-Dòng điện: 0-40A
- Công suất tải: 0-400W
  • Độ chính xác: Dòng điện: ± 0,05% + 5mA; điện áp: ± 0,05% + 5mV
  • Chế độ giao tiếp: RS232 / RS485
Thùng khá to
1641458618081.jpeg

Sản phẩm hoàn thiện bên ngoài rất tốt, phụ kiện đi kèm: dây nguồn, đôi dây điện 2.5 dài 1m, đầu cáp BNC, cáp DB9 2 đầu female, tờ hướng dẫn sử dụng = tiếng tàu, 1 tờ ghi thông số kiểm tra điện áp, dòng điện (theo thiết bị hiệu chuẩn)
1641458817345.jpeg

Phía sau có cổng nguồn, cổng giao tiếp RS232, RS485, công tắc
1641459015985.jpeg

Màn hình hiển thị kiểu Nixie tube nên hơi khó nhìn khi thể hiện chữ cái trong Menu
1641459423377.jpeg

Để kết nối với phần mềm máy tính có thể dùng các loại cáp USB-RS232 như cáp dùng chipset CH340 hoặc mạch chuyển đổi 6 in 1 dùng chipset CP2102 (giao tiếp RS232 hoặc 485). Cáp đi kèm chỉ dùng cho desktop có cổng Com (máy đời cũ hoặc dùng card mở rộng pcie-com)
1641460004819.jpeg

Teardown, bo mạch chính ver 05 2020, bo mạch phía dưới ver 05 2019
1641460145452.jpeg

Một số linh kiện chính:
  • 6 MOSFET IRFP250N (max 30A, ~214W) (phía trên 3 con, phía dưới 3 con)
  • vi xử lý 32Bit STM32F
  • ADC 24 Bit AD7799 (Analog devices)
  • DAC 16 Bit Ti 88301 (Texas Instrument)
1641641475838.jpeg

Khu vực giao tiếp được cách ly với thiết bị bởi Opto quang và chip cách ly digital
1641461542486.jpeg

Khu vực input có chip AD7799 (Analog to Digital Convert)
1641460966204.jpeg

1641461068539.jpeg
 
Last edited:
1641641965894.jpeg

Biến áp cấp nguồn, nguồn cấp cho fan được cách ly với nguồn cho thiết bị để hạn chế nhiễu
1641491304722.jpeg

1641491516081.jpeg

Dùng DC load để xả pin, kiểm tra dung lượng, kiểm tra nội trở
1641491836517.jpeg

Test OCP nguồn DC
1641492046657.jpeg

Test OCP củ sạc gaN Ugreen 65W 2C1A. Max ~4A
1641492144064.jpeg

KP184 sử dụng giao thức Modbus RTU cho cả RS232 và RS485 dành bác nào muốn tự viết phần mềm máy tính thay cho phần mềm có sẵn (mà thiệt ra cũng không có sẵn), liên hệ với bộ phận support của hãng trên taobao nó mới gửi chứ ko có trên web, ko có đĩa đi kèm. Kunkin và 1 số hãng bán thiết bị và hướng dẫn sd chứ ko bán kèm phần mềm, người dùng tự viết phần mềm o_O, thiệt là vl), mà không riêng kunkin, nhiều hãng tên tuổi lớn như Keysight, tek, ..cũng bán thiết bị riêng, phần mềm riêng (hoặc chức năng nâng cao), trong phần mềm có nhiều chức năng, cộng tiền bản quyền từng chức năng chóng mặt :beat_plaster: . Thành ra mua thiết bị còn phải xem nó có kèm phần mềm ko, hãng tên tuổi thường ít free lắm :ROFLMAO:
Thử dùng scope decode command kiểm tra ID, kp184 phản hồi dòng mã hex 01 03 04 00 00 07 30 F8 17, trong đó đoạn 0730 hex -> dec là 1840.
1641493880679.jpeg

1641493986394.jpeg


Cờ líp rì viu cho bác nào ngại đọc, hơi dài nên phải tách ra 2 phần
Phần 1:
Phần 2
 
Last edited:
Thím nhiều cái hay ho mà voz có vẻ ít người ham mê điện tử. Nó là tải giả phải k, trên bách khoa điện tử cũng có mấy con hàng ngon. Mấy đồ này phải người ham mê hay nghiên cứu chuyên sâu mới sắm chứ thợ điện tử ở Việt Nam tay nghề cũng tốt nhưng công cụ hỗ trợ kém, xem bên này thích :p

Gửi từ v0z bằng vozFApp
 
À tiện thể mình thắc mắc tý tại sao nhiều thiết bị mới nó vẫn dùng cổng giao tiếp RS232 hay usb type B rồi lại mất công kết nối bộ chuyển từ usb type A sang rs232 :ROFLMAO:. Sao các hãng k chuyển hết sang type C cho nhanh gọn

Gửi từ v0z bằng vozFApp
 
À tiện thể mình thắc mắc tý tại sao nhiều thiết bị mới nó vẫn dùng cổng giao tiếp RS232 hay usb type B rồi lại mất công kết nối bộ chuyển từ usb type A sang rs232 :ROFLMAO:. Sao các hãng k chuyển hết sang type C cho nhanh gọn

Gửi từ v0z bằng vozFApp
mấy thiết bị chuyên dùng này nó phải support những thiết bị lên đến 20 năm tuổi, chuyển qua công nghệ mới thì dễ nhưng lại khó bán thím ạ
 
USB phổ biến trong máy tính, thiết bị di động chứ trong các ngành công nghiệp, viễn thông, cơ khí... thì các giao tiếp như RS232, RS422, RS485, .. vẫn đang được sử dụng rất nhiều vì mấy lý do chính:
  • Quen thuộc, tương thích với thiết bị cũ
  • Đơn giản
  • Miễn phí
USB muốn dùng và tích hợp lên thiết bị phải đóng phí (các công ty không phải thành viên của USB-IF), dùng RS232 thì free.
Hiện giờ giao tiếp RS232, RS485... vẫn sống chung với USB và rất nhiều loại giao tiếp khác, cần thì dùng adapter chuyển đổi, riêng mấy ông sản xuất chip giao tiếp với adapter chắc chả muốn bỏ vì còn nhiều loại giao tiếp thì mới có cái để làm chứ gom về 1 loại là thất nghiệp luôn :D
 
Ok thím, nhưng với người sử dụng thấy cồng kềnh thật :beated:
Mà hàng ngon này thím k review luôn :p
1641493986394-jpeg.962859


Gửi từ v0z bằng vozFApp
 
Last edited:
Cái này dành cho ngâm cứu hoặc sửa chữa thiết bị đắt tiền chứ bth ít gặp.
Như mình test điện 3 pha thì làm vài cân muối thôi :D
 
món này hay, mà hơi sâu quá nên anh em voz khó theo
chứ mấy món cơ bắp lực điền DIY vặn vít các kiểu ae voz chơi sâu phết đấy
 
Ok thím, nhưng với người sử dụng thấy cồng kềnh thật :beated:
Mà hàng ngon này thím k review luôn :p
1641493986394-jpeg.962859


Gửi từ v0z bằng vozFApp
ok bác, xoay quanh con scope này khá nhiều thứ để thảo luận, từ sử dụng bình thường đến chuyên sâu, hack chức năng, BW các kiểu... hy vọng là Voz cũng có bác sử dụng loại tương tự vào chém cho vui :D
Xem tạm clip mình review máy phát xung, dạng sóng tùy ý UNI-T UT962E cũng sử dụng con scope này
 
ok bác, xoay quanh con scope này khá nhiều thứ để thảo luận, từ sử dụng bình thường đến chuyên sâu, hack chức năng, BW các kiểu... hy vọng là Voz cũng có bác sử dụng loại tương tự vào chém cho vui :D
Xem tạm clip mình review máy phát xung, dạng sóng tùy ý UNI-T UT962E cũng sử dụng con scope này

hôm nhận con FNIRSI-1C15 của thím quên không nhắn lại cám ơn thím, đi làm bận quá :(.
Con to này mà sử dụng trong sửa chữa thì tuyệt vời, cơ mà thấy nhiều chức năng chắc phải có thầy hướng dẫn mới biết dùng :D, chỗ mình làm tay không bắt giặt chả có cái vẹo gì mà test, mà e FNIRSI-1C15 mới dùng đo được mấy lần


Gửi từ v0z bằng vozFApp
 
Lý thuyết là vậy chứ thực tế cái cb bác định mua nó tích hợp hết rồi. Loại chỉ bảo vệ dòng rò ko bảo vệ
 
Back
Top