Điểm thi, tri thức & phân hoá giai cấp

pnqhung

Senior Member
Thời sự, báo chí ra rả các trường Đại học báo điểm chuẩn. Học phí Đại học tăng vụt chóng mặt, làm sức nóng của Đại học không còn mặn mà, nhưng cũng gia tăng khoảng cách giai cấp của xã hội thêm một mảng rộng là điều đương nhiên. Thế hệ 2000 bước vào một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử hiện đại hóa của VIệt Nam là tự chủ Đại học. Việc đi làm mà trả học phí là điều ảo tưởng, vì chắc chắn không còn thời gian học, số tiền bèo bọt sinh viên dao động trung bình mức dưới 5 tr, không đủ để trả cho tín chỉ. Khả năng nhiều sinh viên sẽ mắc vào cái vòng luẩn quẩn đi học - nợ môn - đi làm - trả nợ rồi lại nợ môn.

Việc học phí tăng cao vậy, chắc chắn những học sinh nghèo sẽ khó mà tiếp cận Đại học để hấp thụ vốn văn hóa làm thay đổi vị thế xã hội của họ. Tỷ lệ nhà nghèo vượt khó cũng rất rất thấp 1%, nhưng vẫn sẽ được ca tụng thành huyền thoại như là một hiện tượng phổ quát bởi tập đoàn tuyên truyền truyền thông. Tôi thấy sự bỉ ổi nhất là ca tụng những học sinh nghèo vượt khó của truyền thông. Nó làm che lấp phần lớn mảng tối những người học sinh thuộc giai cấp vô sản đang phải vật lộn mưu sinh với gia đình ở nhiều nơi mà tôi đã từng gặp.

Sinh viên Việt Nam phần lớn được bảo trợ của gia đình, nên sẽ không có một sự thay đổi ý thức giai cấp sâu sắc nào. vì mạng lưới bảo trợ từ gia đình vẫn còn tồn tại. Nhưng sinh viên thuộc tầng lớp lao động nghèo đang đứng trước sợi dây mỏng tanh, chỉ cần một cơn gió nhẹ làm đung đưa sợi dây đó là họ sẽ ngã chết, hay đúng hơn là biến động kinh tế làm phá vỡ các bảo trợ từ gia đình thì họ có thể bị chìm nghỉm.
 
Công nhận, nhà em công chức bình thường xác định đi học 4 năm hết mẹ 400tr rồi, còn thằng em trai nữa sau chắc hướng cho đi làm conan. Nhà em mà có lực em đ phải lăn lội học IT HUST đâu mà đi mẹ CA cho nó nhàn, còn được ăn múi mít
 
Chả biết nhưng SG mấy đứa k học đh thì lanh hơn hẳn, vì bno ra đời bươn chải luôn
Có thể ít kiến thức nhưng đường dài bnay vẫn phát triển hơn (nếu k ăn chơi)
Lanh hơn là lanh hơn thế nào? A lấy cái ngắn hạn để đánh giá cả quá trình 30-40 năm tiếp theo? Đi học nó thay đổi cả cách tư duy, nhìn nhận, giải quyết vấn đề luôn chứ đâu phải chỉ mỗi kiến thức
 
Các anh thông cảm :) #4 đời nó kbg gặp thằng học giỏi làm giỏi nên tầm nhìn nó hạn hẹp :(:confused:
 
Lanh hơn là lanh hơn thế nào? A lấy cái ngắn hạn để đánh giá cả quá trình 30-40 năm tiếp theo? Đi học nó thay đổi cả cách tư duy, nhìn nhận, giải quyết vấn đề luôn chứ đâu phải chỉ mỗi kiến thức
Vl thế n đi làm tới tận 30t r, công việc thăng tiến chả lẽ bắt n học đh? Rất nhiều ô chủ tập đoàn k có bằng đh nhé
 
Vl thế n đi làm tới tận 30t r, công việc thăng tiến chả lẽ bắt n học đh? Rất nhiều ô chủ tập đoàn k có bằng đh nhé
Thì phải đi học tại chức, bằng nọ bằng kia. Nếu phải cân nhắc giữa hai người năng lực tương đương, phẩm chất tương đương thì người ta vẫn ưu tiên bằng chính quy hơn. Chủ tịch tập đoàn nào không có bằng đại học? Định lôi Zucc hay Bill Gay ra hả? T chỉ biết mỗi Jack Ma chứ chưa nghe thêm ai nữa
 
Thời sự, báo chí ra rả các trường Đại học báo điểm chuẩn. Học phí Đại học tăng vụt chóng mặt, làm sức nóng của Đại học không còn mặn mà, nhưng cũng gia tăng khoảng cách giai cấp của xã hội thêm một mảng rộng là điều đương nhiên. Thế hệ 2000 bước vào một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử hiện đại hóa của VIệt Nam là tự chủ Đại học. Việc đi làm mà trả học phí là điều ảo tưởng, vì chắc chắn không còn thời gian học, số tiền bèo bọt sinh viên dao động trung bình mức dưới 5 tr, không đủ để trả cho tín chỉ. Khả năng nhiều sinh viên sẽ mắc vào cái vòng luẩn quẩn đi học - nợ môn - đi làm - trả nợ rồi lại nợ môn.

Việc học phí tăng cao vậy, chắc chắn những học sinh nghèo sẽ khó mà tiếp cận Đại học để hấp thụ vốn văn hóa làm thay đổi vị thế xã hội của họ. Tỷ lệ nhà nghèo vượt khó cũng rất rất thấp 1%, nhưng vẫn sẽ được ca tụng thành huyền thoại như là một hiện tượng phổ quát bởi tập đoàn tuyên truyền truyền thông. Tôi thấy sự bỉ ổi nhất là ca tụng những học sinh nghèo vượt khó của truyền thông. Nó làm che lấp phần lớn mảng tối những người học sinh thuộc giai cấp vô sản đang phải vật lộn mưu sinh với gia đình ở nhiều nơi mà tôi đã từng gặp.

Sinh viên Việt Nam phần lớn được bảo trợ của gia đình, nên sẽ không có một sự thay đổi ý thức giai cấp sâu sắc nào. vì mạng lưới bảo trợ từ gia đình vẫn còn tồn tại. Nhưng sinh viên thuộc tầng lớp lao động nghèo đang đứng trước sợi dây mỏng tanh, chỉ cần một cơn gió nhẹ làm đung đưa sợi dây đó là họ sẽ ngã chết, hay đúng hơn là biến động kinh tế làm phá vỡ các bảo trợ từ gia đình thì họ có thể bị chìm nghỉm.
Phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt thì sẽ đến lúc giống như Tàu, Hàn.
Sinh ra những thế hệ nằm thẳng vì có cố gắng kiểu gì cũng không thể vượt qua rào cản phân hóa.
Thế hệ X ở Đông Lào chủ yếu là từ nghèo khó đi lên, cứ chăm chỉ sẽ thoát nghèo.
Thế hệ Y hiện tại thì ai có bố mẹ giàu thì sẽ giàu, ai có bố mẹ nghèo nhưng chăm chỉ thì sẽ lên tầng trung lưu.
Thế hệ Z thì xác định sinh ra thế nào thì sẽ như thế, có cố kiểu gì cũng không khá hơn thế hệ đi trước.
Thế hệ 2K khả năng cao sẽ nằm thẳng khá nhiều vì éo thể làm tốt hơn được nữa
aNh9IpF.png

Dòng chảy lịch sử nó như thế rồi, muốn thay đổi chỉ có làm cách mạng thôi
aNh9IpF.png
 
Có học thức, bằng cấp vẫn là lối mòn giúp con đường sau này dễ đi hơn. Không có thì vất vả hơn thôi, nhìn mấy thằng bằng tuổi ở quê không đi học giờ toàn làm linh tinh. 27 tuổi vẫn chưa nhìn thấy gì đó tươi sáng (không kể mấy đứa nhà có điều kiện sẵn nhé)

Gửi từ Samsung SM-S901E bằng vozFApp
 
Tự chủ làm việc học đh trở nên tốn kém hơn, nhưng cũng giúp việc đi học về đúng bản chất, là ng ta bỏ tiền và thời gian ra để mua kiến thức. Trước khi đi học người học sẽ phải cân nhắc học để làm gì, làm thế nào để hồi vốn, xã hội sẽ lọc lựa nơi có kiến thức mà xã hội cần.

Như thế sẽ dẹp đi tình trạng phổ cập, người có bằng thì nhiều, nhưng người thực làm được việc đúng với bản chất lại ít. Con nhà nghèo, không có điều kiện, không có gốc gác, được học xong cầm bằng ra vẫn vất vả thôi, ý thức ràng buộc họ sẵn rồi. Có chí thì làm gì cũng ngoi lên được.
 
Mình học xong đh cũng gần 400. Giờ em mình học cũng cỡ 4-500 do lạm phát các thứ
Nghĩ thôi cũng mệt mõi :LOL:
 
Thế hệ X, khi ấy đang là thời kì khởi đầu, có rất nhiều cơ hội đục nước béo cò, chỉ cần nhanh tay lanh lẹ xíu là có tài sản gia truyền
Thế hệ Y thì chỉ cần ko quá ngu dốt phá phách hết của cải đc thừa hưởng thì bây h sẽ tương đối nhàn nhã
Thế hệ Z thì vừa may vừa xui, có điều kiện đc tiếp xúc nhiều và sớm để làm nền tảng cho sau này, nhưng lúc này xh bắt đầu hình thành trật tự, muốn chen chân vào đâu cũng ko dễ, phải rất tài năng sáng ý mới đc
 
Tự chủ đh là cái khốn nạn nhất và là con đường sai lầm nhất vn đang đi, đáng ra học hành phải là con đường đổi đời cho giai cấp dưới thì lại trở thành 1 bài toán kinh doanh của các iq cao
 
Back
Top