thắc mắc Có một chuyện về luật thừa kế vừa nghĩ ra, thấy hơi khó trả lời, nhờ anh em giúp

Một gia đình nọ thời trước có cụ tổ làm quan coi kho bạc, rất giàu có, song con cháu vì ăn tiêu quá đà nên lụi bại, đất cát bán hết... đến đời chắt chút chít thì chỉ còn mỗi miếng đất cắm dùi...
Một ngày nọ, người ông trước lúc lâm trung đưa ra cho người bố và người con một cái ống tre cũ, nói là của tổ tiên truyền lại, bảo rằng "...đến lúc nguy cấp nhất thì hẵng mở ra..." nói xong thì người ông quy tiên...
"Nhà thì nghèo khó, giờ ông mất đến tiền ma chay còn chẳng biết đào đâu ra... cái lúc nguy cấp là lúc này đây chứ lúc nào" hai bố con nhà đó nghĩ vậy bèn chẻ ống tre ra, và ở bên trong, hai người tìm thấy di thư của cụ tổ thời xưa như sau:
" Ta...thời làm nô bộc cho triều đình, vất vả mấy chục năm cũng có chút điền sản, nhưng thời thấy hậu bối trong gia tộc không có chí tiến thủ, chẳng có tiền đồ nên điền sản đó ngẫm ra chẳng đến mấy đời mà tiêu tán... Thế nên... để nghĩ cho tử tôn đời sau, ta có để lại một khoản kim ngân, ngẫm rằng đến lúc nguy cấp nhất thì hẵng dùng đến... và tử tôn nên nhìn vào gương đời trước, đừng phung phí... có vậy thì phồn vinh mới trường tồn... Kim ngân ta để lại thuộc về con cháu họ... nhưng giao cho tộc trưởng ngành chính toàn quyền quản lý và sử dụng... những hậu bối khác không được có ý kiến
Ngày....tháng....Năm.... thứ....
Ta......................."
...và kèm theo đó có bản đồ chỉ nơi cụ tổ chôn kim ngân, lại có cả danh mục những thứ cụ tổ chôn xuống, nhẩm tính thế nào thì cũng ra một khoản kếch xù, có thể biến hai bố con nhà nọ thành đại cự phú trong chớp mắt... nhưng ngặt nỗi, mảnh đất, chỗ cụ tổ chôn kho báu đã bị mấy chục đời trước bán cho họ khác, giờ chỗ ấy thuộc về đất từ đường nhà đó...
Hai bố con không biết tính sao... cuối cùng mới đi đến thống nhất: đơi ngày lành, tháng tốt, chọn giờ đẹp, trong đêm đột nhập vào đất từ đường họ kia đào bới... rất không may, đêm đó ông cụ nhà kia khó ngủ, ra ngoài hóng gió, vô tình phát hiện được, và thế là cụ truy hô làng xóm đến bắt sống bố con nhà kia, người trên ủy ban cũng được mời xuống... ở chỗ hai bố con kia đào bới, quả có lộ ra kho báu...
Giờ đến vấn đề chính:
- Hai bố con nhà kia cho rằng kho báu mình đào là do tổ tiên để lại, có cả giấy tờ, danh mục những thứ đời trước chôn ( qua kiểm kê thì những thứ được chôn đúng theo danh mục, giấy tờ kia cũng là hàng "xịn" ) nên chỗ của cải đó phải thuộc về bố con họ.
- Họ nhà nọ cũng chìa ra một giấy khác do tổ tiên mấy chục đời để lại, đại ý là giấy mua bán đất, theo giấy đó thì toàn bộ tài sản, hoa màu có trong khu đất được nhà kia bán cho họ nọ, giấy có dấu triện vuông đỏ chót, qua kiểm tra thì cũng là hàng "xịn"... cái kho báu cũng nằm trong khu đất, nên theo đó nó cũng đã thuộc về họ nọ chứ không còn thuộc về nhà kia.
- Bên ủy ban thì có ý kiến khác... Theo ủy ban, cụ tổ nhà kia làm quan trông kho, theo nghiên cứu của các nhà sử học uy tín, lương của cụ thời đó một tháng chỉ vài chục lượng, có làm cả đời không ăn uống cũng chẳng gom nổi một phần trăm của cái kho báu... nghĩa là cai kho báu kia là của cải bòn rút từ ngân khố quốc gia, theo lý thì phải trả về cho ngân khố quốc gia, nghĩa là tịch thu vào kho bạc.
Thế theo các bác, nếu ra tòa thì ai sẽ được kho báu? Nhà kia... Họ nọ... Hay chính quyền?
 
Last edited:
Nhà sở hữu đất đào lên được sở hữu tối đa giá trị 10 tháng lương tối thiểu, phần còn lại thuộc nhà nước. Còn con cháu ông quan kia thì bị tội trộm cắp hoặc xâm nhập gia cư bất hợp pháp.
 
Nhà sở hữu đất đào lên được sở hữu tối đa giá trị 10 tháng lương tối thiểu, phần còn lại thuộc nhà nước. Còn con cháu ông quan kia thì bị tội trộm cắp hoặc xâm nhập gia cư bất hợp pháp.
Nhưng bố con kia nó có giấy thừa kế cái kho báu đấy, đời trươc khi bán đất thì không biết có kho báu bên dưới, người ta không thể bán thứ mà người ta không biết được, nó giống mấy vụ mua loa thùng cũ mà tìm được tiền bên trong ấy
Đây này:
https://vnexpress.net/thoi-su/nguoi-mua-ve-chai-tim-thay-5-trieu-yen-trong-thung-loa-cu-2967761.html
 
Last edited:
Nhưng bố con kia nó có giấy thừa kế cái kho báu đấy, đời trươc khi bán đất thì không biết có kho báu bên dưới, người ta không thể bán thứ mà người ta không biết được, nó giống mấy vụ mua loa thùng cũ mà tìm được tiền bên trong ấy
Đây này:
https://vnexpress.net/thoi-su/nguoi-mua-ve-chai-tim-thay-5-trieu-yen-trong-thung-loa-cu-2967761.html
Buồn cười với cái giấy thừa kế của bạn lắm đó. Giấy đó thời Minh Thanh hay Hán Đường hay Tống Nguyên? Có giá trị pháp lý trong chế độ hiện tại ko?
 
Của Nhà Nước nhé bạn, người phát hiện ra được tối đa là giá trị 10 lần lương tối thiểu + 50% (ko nhớ rõ) giá trị dôi dư của tài sản mà mình phát hiện.
 
Ở chế độ nào thì theo luật chế độ đó, thế thôi.
Ông đòi xuyên không từ quá khứ tới tương lai à :D
 
Của Nhà Nước nhé bạn, người phát hiện ra được tối đa là giá trị 10 lần lương tối thiểu + 50% (ko nhớ rõ) giá trị dôi dư của tài sản mà mình phát hiện.
Chỉ trong trường hợp không chứng minh được chủ sở hữu
Buồn cười với cái giấy thừa kế của bạn lắm đó. Giấy đó thời Minh Thanh hay Hán Đường hay Tống Nguyên? Có giá trị pháp lý trong chế độ hiện tại ko?
Sao lại không !!!
Khoản 1 điều 187 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.”
- Theo đó nếu chứng minh được là giấy kia là đồ thật ( ở đây đã chứng minh là đồ thật) thì có thể chứng minh kho tàng đó là của tổ tiên truyền lại, con cháu có quyền sở hữu.
 
Ở chế độ nào thì theo luật chế độ đó, thế thôi.
Ông đòi xuyên không từ quá khứ tới tương lai à :D
Cái nhà bạn ở là do tổ tiên đời xưa để lại, chẳng lẽ đến đời nay thì nó không thuộc bạn nữa!!!
Ở đây thì cái nhà hay đống vàng cũng như nhau thôi, đều là tài sản, tổ tiên để lại thì con cháu có quyền hưởng... Dĩ nhiên là phải chứng minh được tài sản đó là do tổ tiên truyền lại, ở đây thì đã được chứng minh, vì cái giấy do cụ tổ để lại, chỉ đích danh chỗ chôn, số lượng đồ được chôn theo... Rõ quá còn gì!!!
 
đại ý là giấy mua bán đất, theo giấy đó thì toàn bộ tài sản, hoa màu có trong khu đất được nhà kia bán cho họ nọ
Không hiểu về luật, chỉ thắc mắc chút nếu xét về tình hoặc lý thôi
Cái điều khoản sang nhượng kia sẽ hợp lý hơn trong điều kiện người bán biết được trong phần đất mình bán có những gì, (trừ khoáng sản tự nhiên nhé) còn lại đồ gia bảo, dòng tộc kế thừa thì không tính.
 
Không hiểu về luật, chỉ thắc mắc chút nếu xét về tình hoặc lý thôi
Cái điều khoản sang nhượng kia sẽ hợp lý hơn trong điều kiện người bán biết được trong phần đất mình bán có những gì, (trừ khoáng sản tự nhiên nhé) còn lại đồ gia bảo, dòng tộc kế thừa thì không tính.
Bác nói đúng một ý là người ta không thể bán cái mà người ta không biết... Đúng là theo lý nó thế, nhưng nhà kia có thể cãi nhây là "biết đâu người nhà anh trước kia biết là có kho báu rồi vẫn bán " thì sao? Nghe thì chối tai thật, nhưng người chết rồi thì làm sao ngồi dậy nói " tao đéo biết là có kho báu ở đấy, không thì có điên tao mới bán" được
 
Bác nói đúng một ý là người ta không thể bán cái mà người ta không biết... Đúng là theo lý nó thế, nhưng nhà kia có thể cãi nhây là "biết đâu người nhà anh trước kia biết là có kho báu rồi vẫn bán " thì sao? Nghe thì chối tai thật, nhưng người chết rồi thì làm sao ngồi dậy nói " tao đéo biết là có kho báu ở đấy, không thì có điên tao mới bán" được

Ừm đúng là Life is Shit thật :beat_brick:
 
Luật thừa kế cái khó nhất là chứng minh mình là đối tượng được thừa kế. Thím chứng minh kiểu gì cho nhà nước biết đấy là cụ tổ nhà thím?
Chưa kể xác minh số người được nhận thừa kế như thế nào, mấy chục đời có khi lên đến bao nhiêu người 😆😆
Mà khả năng cao là bị cho thành cổ vật —> xung công quỹ nhà nước.
 
Luật thừa kế cái khó nhất là chứng minh mình là đối tượng được thừa kế. Thím chứng minh kiểu gì cho nhà nước biết đấy là cụ tổ nhà thím?
Chưa kể xác minh số người được nhận thừa kế như thế nào, mấy chục đời có khi lên đến bao nhiêu người 😆😆
Mà khả năng cao là bị cho thành cổ vật —> xung công quỹ nhà nước.
Có giấy tờ, có gia phả đàng hoàng chứ lại, làm sao không chứng minh được ? Kiểu gì đến cuối cụ chẳng ký cái tên, rồi cứ chiếu gia phả mà ra... Còn chuyện chia chác trong họ thì chắc phải chia thôi.... hoặc là để em chỉnh lại để cụ tổ viết là di chúc cho con trai trưởng ngành chính của họ, người được thừa hưởng tờ di chúc và bản đồ :)...
 
Last edited:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Trường hợp vẫn còn thời hiệu khởi kiện thì bạn có thể làm đơn yêu cầu tòa án phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu hết thời hiệu mà 2 bên cùng thoả thuận tài sản chung chưa chia thì Toà án sẽ thụ lý.
 
Có giấy tờ, có gia phả đàng hoàng chứ lại, làm sao không chứng minh được ? Kiểu gì đến cuối cụ chẳng ký cái tên, rồi cứ chiếu gia phả mà ra... Còn chuyện chia chác trong họ thì chắc phải chia thôi, hoặc lể để em chỉnh lại để cụ tổ viết là di chúc cho con trai trưởng ngành chính của họ, người được thừa hưởng tờ di chúc và bản đồ
Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Trường hợp vẫn còn thời hiệu khởi kiện thì bạn có thể làm đơn yêu cầu tòa án phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Nếu hết thời hiệu mà 2 bên cùng thoả thuận tài sản chung chưa chia thì Toà án sẽ thụ lý.
Thấy chưa, theo đó thì bố con ông kia có kho báu
Nhưng mặt khác, chính quyền lại nói là tiền của ông cụ truyền lại cho con cháu là tiền bòn rút từ ngân khố quốc gia ( vì lương của cụ không thể tích cóp nhiều thế được ) nên tài sản kia phải nộp lại kho bạc.
Còn cái nhà chủ đất thì lại đòi giơ cái văn tự bán đất với điều khoản " toàn bộ tài sản và hoa màu trong khu đất" thì cũng đòi chiếm kho báu, vì suy cho cùng, cái kho báu cũng là "tài sản nằm trong khu đất"
 
Thấy chưa, theo đó thì bố con ông kia có kho báu
Nhưng mặt khác, chính quyền lại nói là tiền của ông cụ truyền lại cho con cháu là tiền bòn rút từ ngân khố quốc gia ( vì lương của cụ không thể tích cóp nhiều thế được ) nên tài sản kia phải nộp lại kho bạc.
Còn cái nhà chủ đất thì lại đòi giơ cái văn tự bán đất với điều khoản " toàn bộ tài sản và hoa màu trong khu đất" thì cũng đòi chiếm kho báu, vì suy cho cùng, cái kho báu cũng là "tài sản nằm trong khu đất"
Người thừa kế có đang quản lý di sản đó ko mà đòi sở hữu? :baffle:
Nó thuộc về người đang chiếm hữu nhé. Người đang chiếm hữu chính là gia đình ông chủ nhà hiện tại.
 
Người thừa kế có đang quản lý di sản đó ko mà đòi sở hữu? :baffle:
Nó thuộc về người đang chiếm hữu nhé. Người đang chiếm hữu chính là gia đình ông chủ nhà hiện tại.
Theo giấy của ông cố nhà đấy để lại thì có đấy, bất kể cái chỗ vàng nó ở đâu, khi ông cố nó viết là dành cho trưởng tộc thì nó là của ông trưởng tộc, nếu ông trưởng tộc mất, con ông ấy lên làm trưởng tộc thì nó lại nắm chỗ vàng, nếu trong khoảng 30 năm từ lúc ông cố viết di chúc mà có người ý kiến thì mới có chuyện nói, đằng này đến mấy trăm năm rồi thì cứ theo di trúc mà làm
 
Theo giấy của ông cố nhà đấy để lại thì có đấy, bất kể cái chỗ vàng nó ở đâu, khi ông cố nó viết là dành cho trưởng tộc thì nó là của ông trưởng tộc, nếu ông trưởng tộc mất, con ông ấy lên làm trưởng tộc thì nó lại nắm chỗ vàng, nếu trong khoảng 30 năm từ lúc ông cố viết di chúc mà có người ý kiến thì mới có chuyện nói, đằng này đến mấy trăm năm rồi thì cứ theo di trúc mà làm
Thua. Vài dòng cơ bản trong luật thừa kế di sản đọc còn ko hiểu thì thảo luận mẹ gì nữa.
 
Back
Top