Nợ xấu là gì? Những điều cần lưu ý !!

hôm nay em vừa done bộ hồ sơ cho anh trai Vozer ủng hộ vay 100tr về mua xe.
các bác có nhu cầu vay liên hệ em ngay kẻo hết room tín dụng nhé.
hộp zalo em 0977892410
1663769414535.png
 
lo kiếm lúa trả gấp
vậy e có dính nhóm 3 chưa bác ? e chỉ thắc mắc e đang dính nợ nhóm mấy thôi với cả nếu e trả hết số tiền đang trễ hạn thì thời gian nó reset về lại từ đầu hay là nếu e k trả đúng hạn nó cứ cộng dồn lên ạ
 
Các bác có vay thẻ tín dụng thì đến tháng cứ nhờ dịch vụ nó đáo hạn giùm cho, có 1.5-2%/ tháng thôi mak chứ để lên nợ xấu làm j tội vậy
P/s: trả trong 10 ngày là dc hở chủ thớt, trước giờ cứ trễ 1-2 ngày là bên ngân hàng gọi điện nhắc từa lưa
 
vậy e có dính nhóm 3 chưa bác ? e chỉ thắc mắc e đang dính nợ nhóm mấy thôi với cả nếu e trả hết số tiền đang trễ hạn thì thời gian nó reset về lại từ đầu hay là nếu e k trả đúng hạn nó cứ cộng dồn lên ạ
cái này bác gọi thẳng lên tổng đài để xem nợ quá hạn + phí phạt của mình là bao nhiêu rồi nhé. theo e hiểu bác nói thì nếu bác trễ qua mấy kì rồi thì bác phải đóng hết tất cả những kì trễ hạn + phí phạt nữa bác ạ

via theNEXTvoz for iPhone
 
Các bác có vay thẻ tín dụng thì đến tháng cứ nhờ dịch vụ nó đáo hạn giùm cho, có 1.5-2%/ tháng thôi mak chứ để lên nợ xấu làm j tội vậy
P/s: trả trong 10 ngày là dc hở chủ thớt, trước giờ cứ trễ 1-2 ngày là bên ngân hàng gọi điện nhắc từa lưa
thẻ tín dụng mà xài không để ý lạng quạng dễ dính nợ xấu lắm bác nhé, còn khoản vay thì đa phần cứ trễ ngày là có nhân viên nhắc cho bác rồi.
còn đóng chậm thì dưới 10 ngày sẽ k nhảy nhóm nợ. nhưng bác đóng tiền mà tháng nào cũng chậm 2-3 ngày thường xuyên là sẽ rớt điểm tín dụng và cũng khó làm hồ sơ vay tiếp được bác nha. an toàn thì cứ để dành 1 khoản hàng tháng đóng trước 1,2 ngày cho chắc, vừa tăng điểm tín dụng mà còn k ảnh hưởng đến lịch sử sau này

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ngày bão bùng, bác nào có nhu cầu tư vấn vay thì hộp zalo em nhé. Em vẫn làm việc ạ!
bác cho em hỏi giờ em đang trả góp cái laptop bằng thẻ tín dụng Home Credit mà tháng này đang đói kém sợ ko đóng đủ tiền đến hạn mất thì có khất đc ko ạ và nếu để 1 2 tháng em đóng thì có ảnh hưởng gì ko?
Tiện thể bác hộp em cái zalo em đang cần tư vấn vay tiền ạ.
 
bác cho em hỏi giờ em đang trả góp cái laptop bằng thẻ tín dụng Home Credit mà tháng này đang đói kém sợ ko đóng đủ tiền đến hạn mất thì có khất đc ko ạ và nếu để 1 2 tháng em đóng thì có ảnh hưởng gì ko?
Tiện thể bác hộp em cái zalo em đang cần tư vấn vay tiền ạ.
không đóng là dính nợ xấu đó bác, cố mà đóng đi chứ sau này không vay mượn gì được lại khổ ra.

zalo em 097.789.2410 bác hộp zalo giúp e tư vấn cho nhé

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thời điểm các bank đã đóng room và ngừng giải ngân thì bên em vẫn còn hỗ trợ vay tín chấp lương giải ngân đều đều nhé các cụ ơi. Cụ nào cần thì hộp zalo e nhé :surrender:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Hi các bác, lại là em đây. Thớt này em muốn chia sẻ với các bác về vấn đề nợ xấu và những điều cần biết về nợ xấu.
Nếu có thông tin nào chưa chính xác hoặc cần bổ sung thêm, các bác bình loạn thêm bên dưới để e sửa đổi nhé!! :matrix:
  • Nợ xấu là gì?
Nợ xấu được hiểu là nợ khó đòi khi mà người đi vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó. Nói cách khác, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 30 ngày. Các cá nhân khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu (theo phân loại trên CIC) thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó ở những lần sau.
  • Phân loại nợ xấu
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn.
  • Khách thanh toán trễ không quá 10 ngày.
- Nhóm 2: Nợ chú ý
  • Khách hàng có nợ quá hạn thanh toán từ 10 ngày đến 90 ngày.
  • Các khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Khách hàng thanh toán nợ quá hạn từ 91 ngày đến dưới 180 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
  • Khách hàng được miễn trả hoặc được giảm lãi suất do không đủ khả năng chi trả như hợp đồng tín dụng đã ký kết.
- Nhóm 4: Khoản nợ nghi ngờ có thể mất vốn
  • Những khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến dưới 360 ngày.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Nhóm 5: Khoản nợ có khả năng mất vốn
  • Những khách hàng quá hạn trả nợ 360 ngày.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
  • Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn thì vẫn được xem là có khả năng bị mất.
  • Những lý do thường gặp làm phát sinh nợ xấu
  • Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không biết kiểm soát dễ dẫn đến việc mất khả năng thanh toán, trả nợ không đúng kỳ hạn cho ngân hàng.
  • Mua hàng hóa trả góp nhưng không đóng tiền đầy đủ và đúng hạn như trong cam kết cho vay tiền đã ký.
  • Khách hàng cố tình chây ỳ, không thanh toán tiền nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu…
  • Chậm thanh toán vài tháng liên tục.
  • Không thanh toán dẫn đến tài sản thế chấp bị gán nợ.
  • Bị kiện ra tòa do có khoản nợ phát sinh với cá nhân hay doanh nghiệp khác.
  • Khách hàng xảy ra trường hợp bất ngờ, khách hàng quên, hoặc cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt do quá hạn thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.

Những khách hàng nằm trong các nhóm 3, 4, 5 thì sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác. Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên 2 trung tâm tín dụng là CIC và PCB trong thời hạn từ 3-5 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc. Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.
Các khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Ko hiểu chỗ này,bác giải thích giúp dc ko ạ ?
 
thẻ tín dụng mà xài không để ý lạng quạng dễ dính nợ xấu lắm bác nhé, còn khoản vay thì đa phần cứ trễ ngày là có nhân viên nhắc cho bác rồi.
còn đóng chậm thì dưới 10 ngày sẽ k nhảy nhóm nợ. nhưng bác đóng tiền mà tháng nào cũng chậm 2-3 ngày thường xuyên là sẽ rớt điểm tín dụng và cũng khó làm hồ sơ vay tiếp được bác nha. an toàn thì cứ để dành 1 khoản hàng tháng đóng trước 1,2 ngày cho chắc, vừa tăng điểm tín dụng mà còn k ảnh hưởng đến lịch sử sau này

via theNEXTvoz for iPhone
M có cái thẻ tín dụng dư nợ 3chục tr nhưng hàng tháng bank chỉ nhắc đóng khoảng 2tr thì k biết có vấn đề gì k bác
 
Em muốn hỏi một vài câu hỏi ạ
1. Xem lịch sử tín dụng của mình ở đâu (em chưa từng dùng thẻ tín dụng, giờ muốn mở)
2. HR các công ty làm thế nào để biết ứng viên của mình có nợ nần gì hay ko? Em thấy mấy công ty cùng toà với em thi thoảng vẫn bị spam vì nhân viên mắc nợ ai đó
3. Những người quan tâm đến mình (bố mẹ của người yêu) có thể xem được nợ xấu của mình không? Có thể xem được mình đang làm việc ở đâu thông qua mã số thuế cá nhân hay BHXH không? Nếu muốn xem thì nhờ ai, có cần phí dịch vụ không, có nguy hiểm gì cho nhân viên thuế/bhxh nếu truy cập thông tin của người khác không (để lại log tìm kiếm)
4. Những dịch vụ thám tử kiểu "Đưa số điện thoại, số cccd đây tao truy vết ra địa chỉ nhà, địa chỉ cơ quan, giao dịch ngân hàng vv" có thật không? Có uy tín không?
 
Các khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Ko hiểu chỗ này,bác giải thích giúp dc ko ạ ?
cơ cấu lại thời hạn trả nợ có nghĩa là bác xin ngân hàng cơ cấu dời ngày đóng tiền khi mất khả năng chi trả
 
Em muốn hỏi một vài câu hỏi ạ
1. Xem lịch sử tín dụng của mình ở đâu (em chưa từng dùng thẻ tín dụng, giờ muốn mở)
2. HR các công ty làm thế nào để biết ứng viên của mình có nợ nần gì hay ko? Em thấy mấy công ty cùng toà với em thi thoảng vẫn bị spam vì nhân viên mắc nợ ai đó
3. Những người quan tâm đến mình (bố mẹ của người yêu) có thể xem được nợ xấu của mình không? Có thể xem được mình đang làm việc ở đâu thông qua mã số thuế cá nhân hay BHXH không? Nếu muốn xem thì nhờ ai, có cần phí dịch vụ không, có nguy hiểm gì cho nhân viên thuế/bhxh nếu truy cập thông tin của người khác không (để lại log tìm kiếm)
4. Những dịch vụ thám tử kiểu "Đưa số điện thoại, số cccd đây tao truy vết ra địa chỉ nhà, địa chỉ cơ quan, giao dịch ngân hàng vv" có thật không? Có uy tín không?
1. check cic trên NHNN, có nhiều dịch vụ nhận check giá loanh quanh 50-90k/file chi tiết 5 năm, hoặc có thể tải app iCIC về tự đăng kí (free lần đầu). -> chưa từng vay mượn gì thì mặc định cic trắng, đừng nên check phí công, check nhiều rớt điểm tín dụng.
2. HR thì k có cách nào biết được, và cũng k rảnh thời gian để check cic ứng viên. việc đòi nợ là do nhân viên trong cty vay mượn nhưng k đóng tiền nên bị bọn thu hồi nợ spam làm phiền thôi.
3. như ý 2, k thể biết nếu k check cic. còn thông tin bhxh thì trong app VssID xem được tên công ty bác đang làm việc mà.
4. có chứ, vậy mới là thám tử chứ bác.

-> bác làm gì mờ ám nên sợ gia đình vợ phát hiện à
 
Đúng rồi, số đóng tối thiểu, nhưng dư nợ thanh toán vẫn treo thế có vấn đề gì k b
không vấn đề, nhưng phần còn lại sẽ tính lãi suất căng cực. tốt nhất nên thanh toán hết và đừng để bị chậm trễ dù 1 ngày.
ngoài ra nếu bác thanh toán tối thiểu liên tục nhiều tháng thì dễ rớt điểm tín dụng và khả năng khoá thẻ cao
 
Note: thêm 1 thông tin quan trọng là những bên bảo có hỗ trợ nợ xấu vay vốn thì đến 90% là lừa đảo nhé các bác.
Biết thân phận đang có nợ xấu thì tốt nhất là đừng đi hỏi vay lung tung kẻo bị lừa gạt
100% chứ ko phải 90% đâu bác.
Mà cái đậu phộng mấy ông nợ xấu nói mợ là nợ xấu đi cho đỡ tốn time của nhau, cứ giấu tưởng ngta ko biết ấy.
Hẹn gặp mặt thì lòi ra nợ xấu, lại tưởng này tưởng kia.
Còn nữa, có vay có trả, cầm tiền ngta, ký hợp đồng đồng ý vay trong khi ngta đã báo lãi rồi, khi cả thế giới éo ai cho bạn vay tiền nhưng ngân hàng vẫn cho vay, đến khi quịt lại kêu là ngân hàng đòi mất dạy, rồi lãi "cắt cổ" các kiểu.
 
Back
Top