Khủng hoảng hiện sinh: Nỗi hoang mang đáng sợ về ý nghĩa cuộc sống

Vozer nào có cả 5 vấn đề dưới đây thì là nặng lắm rồi nhé :rolleyes:
Khủng hoảng hiện sinh bao gồm nhiều nhóm vấn đề khác nhau. Một người có thể đối mặt với một hoặc nhiều loại khủng hoảng sau:

1. Khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống

Một trong những câu hỏi trọng tâm xoay quanh khủng hoảng hiện sinh là “ý nghĩa cuộc sống của tôi là gì?” hay “mục đích sống của tôi là gì?” Không ai muốn sống một cuộc đời vô nghĩa. Do đó, con người có xu hướng tạo ra ý nghĩa của cuộc đời mình nếu họ không tìm thấy nó.
Việc xác định được ý nghĩa cuộc sống có thể tiếp thêm sức mạnh và hy vọng. Nhưng sau khi suy ngẫm về cuộc đời và những điều trong quá khứ, nhiều người cảm thấy mình không đạt được điều gì đáng kể hoặc tạo ra sự khác biệt. Lý do này có thể khiến họ lo lắng sâu sắc và liên tục đặt câu hỏi về sự tồn tại của bản thân.

2. Khủng hoảng cảm xúc và sự tồn tại

Một số người cố tình gạt đi những cảm xúc tiêu cực như đau khổ hoặc tức giận vì cho rằng như vậy sẽ khiến họ hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, điều này thường dẫn đến cảm giác hạnh phúc giả tạo. Khi họ không trải nghiệm hạnh phúc thực sự, họ bắt đầu cảm thấy trống rỗng và lạc lõng.
Mặt khác, thể hiện cảm xúc và thừa nhận cảm giác đau đớn, bất mãn và không hài lòng có thể mở ra cánh cửa để phát triển cá nhân, cải thiện cách nhìn về cuộc sống.

3. Khủng hoảng kết nối và cô lập

Kết nối và cô lập là hai trạng thái đối lập nhưng lại có mối liên quan sâu sắc với nhau. Con người vốn dĩ là sinh vật xã hội và cần hình thành kết nối với những người khác để đáp ứng một số nhu cầu cơ bản. Ngược lại, chúng ta cũng cần những khoảng thời gian riêng để gắn bó với bản thân và thấu hiểu chính mình.
Quá nhiều sự cô lập hoặc kết nối đều có thể dẫn đến khủng hoảng hiện sinh. Chẳng hạn, mất kết nối (như mất người thân, mối quan hệ tan vỡ hoặc bị tẩy chay) có thể dẫn đến sự cô đơn và dằn vặt, khiến một số người cảm thấy rằng cuộc sống của họ trở nên vô nghĩa.

4. Khủng hoảng về cái chết

Khủng hoảng hiện sinh cũng có thể xảy ra khi con người bước sang một độ tuổi nhất định. Ví dụ, sinh nhật lần thứ 40 có thể khiến một số người cảm thấy họ không còn trẻ trung và bắt đầu đặt câu hỏi về nền tảng của cuộc đời.
Loại khủng hoảng này cũng có thể xảy ra sau khi có chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo. Người bệnh có thể tự hỏi bản thân rằng liệu họ đã thực sự hoàn thành được bất cứ điều gì trong cuộc sống hay chưa. Họ cũng nhận thức sâu sắc hơn về cái chết và lo lắng khi phải đối mặt với sự kết thúc của cuộc đời mình.
Những khía cạnh chưa được biết đến của cái chết, như sau khi chết sẽ ra sao có thể khiến nhiều người sợ hãi. Điều này cũng có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng hiện sinh.

5. Khủng hoảng về tự do và trách nhiệm

Con người ai cũng có quyền tự do đưa ra lựa chọn của riêng mình. Tuy nhiên, mặt trái của tự do là họ phải chịu trách nhiệm về kết quả của những lựa chọn đó.
Điều này có thể dẫn đến sự không chắc chắn về việc thực hiện bất kỳ hành động nào vì sợ rằng đó có thể là hành động sai hoặc dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Loại khủng hoảng này có thể gây ra sự lo lắng, không chỉ về những lựa chọn trong cuộc sống mà còn liên quan đến định hình cuộc sống và sự tồn tại nói chung.
 
Mục đích sống của con người chỉ có 1, đó là được Hạnh phúc.

Chỉ khổ mấy cháu genZ suốt ngày bị tiêm nhiễm phải thành công, 1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh làm ông này bà kia, thành ra bán mình cho vật chất rồi không đạt được thì vật vã đau khổ:giggle:
 
Mục đích sống của con người chỉ có 1, đó là được Hạnh phúc.

Chỉ khổ mấy cháu genZ suốt ngày bị tiêm nhiễm phải thành công, 1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh làm ông này bà kia, thành ra bán mình cho vật chất rồi không đạt được thì vật vã đau khổ:giggle:
Nếu không đạt được thành tựu, dù đã nỗ lực nhưng vẫn không đạt được cái mình muốn thì hạnh phúc từ đâu mà ra fen?

Còn mấy điều kiện kia cũng là mục tiêu bình thường trong xã hội hiện đại này thôi.
 
Mục đích sống của con người chỉ có 1, đó là được Hạnh phúc.

Chỉ khổ mấy cháu genZ suốt ngày bị tiêm nhiễm phải thành công, 1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh làm ông này bà kia, thành ra bán mình cho vật chất rồi không đạt được thì vật vã đau khổ:giggle:
Hạnh phúc? mời đi hướng này
happiness_2.jpg
 
Nếu không đạt được thành tựu, dù đã nỗ lực nhưng vẫn không đạt được cái mình muốn thì hạnh phúc từ đâu mà ra fen?

Còn mấy điều kiện kia cũng là mục tiêu bình thường trong xã hội hiện đại này thôi.
Hạnh phúc nó là cảm giác, như chất gây nghiện ấy, có nhiều loại, nhiều cấp độ mà mỗi người nghiện 1 kiểu. Mấy ông sư thì nghiện thiền, làm việc tốt, bỏ xa vật chất để tìm sự bình tâm. Mấy người đầu tư thì nghiện mua đáy bán đỉnh, có nhiều tiền. Mấy cháu học sinh cháu thì thích chơi game, cháu thì học hành giỏi giang, tham gia hội đoàn clb này kia là hạnh phúc.

Tôi nghĩ mục tiêu mà cố rồi ko đạt được, thì đổi mục tiêu khác dễ hơn rồi lấy làm bàn đạp tiến tới mục tiêu cao hơn ông ak
 
Hạnh phúc nó là cảm giác, như chất gây nghiện ấy, có nhiều loại, nhiều cấp độ mà mỗi người nghiện 1 kiểu. Mấy ông sư thì nghiện thiền, làm việc tốt, bỏ xa vật chất để tìm sự bình tâm. Mấy người đầu tư thì nghiện mua đáy bán đỉnh, có nhiều tiền. Mấy cháu học sinh cháu thì thích chơi game, cháu thì học hành giỏi giang, tham gia hội đoàn clb này kia là hạnh phúc.

Tôi nghĩ mục tiêu mà cố rồi ko đạt được, thì đổi mục tiêu khác dễ hơn rồi lấy làm bàn đạp tiến tới mục tiêu cao hơn ông ak
Dĩ nhiên là mục tiêu càng nhỏ càng dễ đạt được thì sẽ dễ dàng hạnh phúc, nhà Phật nói về hơi thở duy trì sự sống nên mỗi một hơi thở là một hạnh phúc. Vấn đề ở đây fen đang sống trong một xã hội hiện đại với những tiêu chuẩn riêng, áp lực được tạo ra để thúc đít con người hiện đại phát triển.

Nó không dễ dàng với bất kỳ ai nhưng nó không sai trái như các fen đang nói ở phía trên.
 
Dĩ nhiên là mục tiêu càng nhỏ càng dễ đạt được thì sẽ dễ dàng hạnh phúc, nhà Phật nói về hơi thở duy trì sự sống nên mỗi một hơi thở là một hạnh phúc. Vấn đề ở đây fen đang sống trong một xã hội hiện đại với những tiêu chuẩn riêng, áp lực được tạo ra để thúc đít con người hiện đại phát triển.

Nó không dễ dàng với bất kỳ ai nhưng nó không sai trái như các fen đang nói ở phía trên.
Thì như t nói ấy, mỗi người 1 tiêu chuẩn, 1 mục tiêu để có được hạnh phúc ko ít thì nhiều. Đạt được cái này rồi thì lại muốn tiến tới cái hạnh phúc ở cấp độ cao hơn. Sau khi đạt được hạnh phúc cấp độ này rồi thì tạm hài lòng, cho bản thân chút time xả hơi, chiêm nghiệm rồi khi hết thỏa mãn thì lại cố gắng đạt được hạnh phúc mới thôi
 
Cái hay và cũng là sự công bằng của cuộc sống là mọi người sẽ vĩnh viễn ko thể nào biết trước được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đó....vậy điều đó mang lại lợi ích gì cho chúng ta?!

Nó có nghĩa là bất kì ai miễn sao là còn sống cũng có CƠ HỘI để tự tạo dựng- kiến thiết cho mình 1 cuộc đời mà mình mong muốn, và ai cũng có CƠ HỘI để biến mình thành người mà mình muốn trở thành....Sự khác biệt cơ bản chỉ là bạn có đủ sự kiên nhẫn, hoài bão có đủ lớn và có dám can đảm nắm bắt lấy CƠ HỘI hay ko?!

Hãy nhớ rằng bản chất sự sống và cái chết tự thân nó ko hề có ý nghĩa. Mà cuộc sống chính là CƠ HỘI để tạo ra ý nghĩa. Và tất nhiên bạn chỉ tìm thấy được nó khi chính bạn là người tạo ra nó....vì thế định nghĩa về cuộc sống, về sự hạnh phúc nó còn phụ thuộc vào từng cá thể thông qua lăng kính nhìn nhận cuộc đời của riêng họ.


IMG_20221027_211700.jpg
 
Last edited:
tui nghĩ: tiền nó ko phải là hạnh phúc mấy thím à. Tiền nó còn khiến ngta mệt mỏi, hoang mang, lo lắng. Cứ như hồi nhỏ, đâu có đồng xu cắc bạc nào, mà vui ơi là vui. Càng lớn càng làm ra tiền thì ngược lại, buồn ơi là buồn.
 
Ngày cứ làm việc 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều, tuần làm 5 ngày nghỉ t7, cn, 3 ngày trên office, 2 ngày ở nhà là thấy công việc và cuộc sống đáng yêu ngay.
 
Ngoài cái 4 thì dính cả luôn. Ngày trước nghèo khó cứ nghĩ tự do tài chính là đích đến. Giờ ms thấy nó là mồ chôn cho bản thân.
 
tui nghĩ: tiền nó ko phải là hạnh phúc mấy thím à. Tiền nó còn khiến ngta mệt mỏi, hoang mang, lo lắng. Cứ như hồi nhỏ, đâu có đồng xu cắc bạc nào, mà vui ơi là vui. Càng lớn càng làm ra tiền thì ngược lại, buồn ơi là buồn.
Đúng rồi, nên các vĩ nhân xuyên suốt trong lịch sử nhân loại kết luận Độc lập, Tự do, Hạnh phúc mới là đích đến của toàn nhân loại mà :confused:
 
Tôi cũng tìm hiểu ý nghĩa csống này, và phải công nhận nó ko có 1 ý nghĩa j cụ thể cả. Ý nghĩa do mình đặt ra. Quan trọng là nó hướng tới chân, thiện, mỹ. Đỉnh cao nhất là sự tự do.

Thời nay ngta bị đầu độc cứ phải thật nh tiền, vật chất, phải thành công... Phải tiêu thụ sản phẩm, định hướng do nền ktế tạo ra (iphone, xe xịn, nhà đẹp, gái múi mít...) thì mới hạnh fúck. Rồi họ bị cuốn vào việc kiếm tiền, nhưng vẫn ko đạt đc những thứ đó và ko hạnh fúck.

Những lúc kẹt xe đến chỗ làm r kẹt về, rồi tiếp tục vòng lặp đó... tự hỏi mình đang làm cái éo j ko biết :too_sad:
 
Tôi cũng tìm hiểu ý nghĩa csống này, và phải công nhận nó ko có 1 ý nghĩa j cụ thể cả. Ý nghĩa do mình đặt ra. Quan trọng là nó hướng tới chân, thiện, mỹ. Đỉnh cao nhất là sự tự do.

Thời nay ngta bị đầu độc cứ phải thật nh tiền, vật chất, phải thành công... Phải tiêu thụ sản phẩm, định hướng do nền ktế tạo ra (iphone, xe xịn, nhà đẹp, gái múi mít...) thì mới hạnh fúck. Rồi họ bị cuốn vào việc kiếm tiền, nhưng vẫn ko đạt đc những thứ đó và ko hạnh fúck.

Những lúc kẹt xe đến chỗ làm r kẹt về, rồi tiếp tục vòng lặp đó... tự hỏi mình đang làm cái éo j ko biết :too_sad:
Cuộc sống ở thành phố ngột ngạt và đông đúc quá nên thím thấy khó chịu thôi, bỏ thời gian ra xa ngoại thành, chỗ nào vắng người tí thư giãn là thấy yêu đời ngay.

Trước hồi sinh viên em ở bên Thụy Sĩ, cuối tuần nào cũng mua ít đồ nhắm với bia ra công viên nằm phơi nắng cho thư giãn. Còn mấy cái thím nói kia thì hạnh phúc hay không tùy từng người, nhưng sống mà không có mục tiêu thì cũng chán lắm, em cũng từng có giai đoạn chơi dài, không có áp lực gì về kinh tế hết thậm chí tiền vẫn kiếm đều, mà ngồi không rảnh rỗi cũng chán lắm :big_smile:

Trẻ thì work hard, play hard cho đúng chất thanh niên. Có gia đình thì work-life balance. Vậy là ok nhất. Công việc và cuộc sống phải có cả hai thì cuộc đời ta mới hoàn thiện và có ý nghĩa ;)
 
Back
Top