Cấp bách tăng lương, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên theo tinh thần 'có thực mới vực được đạo'

kid_of_myth

Nhà cá học

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ mong muốn, Đảng, Nhà nước ưu tiên xem xét việc tăng lương, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, để những người thầy không còn phải tính toán chi ly, co kéo đồng lương eo hẹp cho hàng chục khoản chi mỗi tháng; toàn tâm toàn ý, yên tâm giảng dạy kiến thức cho học sinh.​

  1. Cấp bách tăng lương, phụ cấp ngay lập tức cho giáo viên theo tinh thần 'có thực mới vực được đạo' - Ảnh 1.
    Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Phải cấp bách tăng lương và phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhất là khối mầm non, tiểu học.

    Vì sao phải cấp bách tăng lương, phụ cấp ưu đãi cho giáo viên?

    Liên quan đến việc tăng lương, phụ cấp cho giáo viên yên tâm công tác, vừa qua Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã lên tiếng khi tham gia giải trình trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ông cho rằng, để ngăn chặn và giảm số lượng giáo viên thôi việc, vấn đề cấp bách là tăng lương, tăng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo, nhất là với giáo viên mầm non và tiểu học.
    Trao đổi về vấn đề này trên báo VnExpress, người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Hiện nay, mức thu nhập của giáo viên mầm non và tiểu học ra trường sau 5 năm công tác, bình quân đạt 4,5 đến 4,7 triệu đồng, đã tính cả lương và phụ cấp ưu đãi 35%. Khi dạy được 5 năm, giáo viên sẽ có thêm phụ cấp thâm niên 5%. Người mới tuyển vào hệ thống, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng, trong 2-3 năm đầu.
    Đối với giáo viên mầm non ở các vùng đặc biệt khó khăn thì được trợ cấp ưu đãi 70%, cộng thêm phụ cấp thu hút của địa phương hoặc làm việc tại các trường chuyên biệt (trường cho trẻ em cần chăm sóc đặc biệt) sau 5 năm công tác tiền lương có thể đạt 6 triệu đồng 1 tháng, nhưng số lượng không nhiều. Những giáo viên này phải làm việc trong môi trường đặc biệt khó khăn, mức lương đó chưa tương xứng công sức.
    Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, chỉ 10 tháng năm 2022, cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành. Tỷ lệ lớn thầy cô bỏ việc là ở khối mầm non, tiểu học.
    Nguyên nhân chủ yếu là lương quá thấp, trong khi công việc quá nhiều vì giáo viên phải vừa dạy, vừa dỗ, vừa chăm sóc học sinh.
    Một số tỉnh có chỉ tiêu nhưng không tuyển dụng được vì không có nguồn; hoặc có nguồn nhưng nhiều người lại chọn làm việc khác có thu nhập cao hơn.

    Thực trạng này đòi hỏi phải cấp bách tăng lương và phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhất là khối mầm non, tiểu học.​

    "Tôi cũng mong các địa phương hỗ trợ nhiều hơn đến nhóm giáo viên hiện nay chưa được quan tâm. Đó là những cô giáo dạy mầm non tư thục theo mô hình nhóm trẻ", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ.
    Cấp bách tăng lương, phụ cấp ngay lập tức cho giáo viên theo tinh thần 'có thực mới vực được đạo' - Ảnh 2.
    Giáo viên mầm non ở các vùng đặc biệt khó khăn thì được trợ cấp ưu đãi 70%, cộng thêm phụ cấp thu hút của địa phương sau 5 năm công tác tiền lương có thể đạt 6 triệu đồng 1 tháng, nhưng số lượng không nhiều.

    Cần quan tâm nhiều hơn đến giáo viên trong các nhóm trẻ tư thục

    Tư lệnh ngành giáo dục cho biết thêm, hiện cả nước có khoảng 16.000 nhóm trẻ tư thục, tập trung nhiều ở các đô thị, khu công nghiệp và vùng đông dân cư. Nhóm tư thục có bình quân 2-3 cô giáo. Mỗi cơ sở thường chăm sóc, nuôi dạy 40-60 trẻ. Như vậy, có khoảng 48.000 cô giáo mầm non đang làm việc cho các nhóm tư thục.
    TOÀN VĂN NGHỊ QUYẾT SỐ 27-NQ/TW VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG
    Các nhóm này thường gặp nhiều khó khăn trong vận hành vì phần lớn thuê địa điểm, điều kiện hạn chế. Trong hai năm dịch bệnh COVID-19, gần 1.000 nhóm tuyên bố giải thể và 1.150 nhóm tạm dừng hoạt động. Giáo viên ở các cơ sở này điều kiện làm việc khó khăn, thu nhập nhìn chung thấp.
    Qua khảo sát thì hầu hết không được đóng bảo hiểm xã hội, khó có cơ hội tiếp cận các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
    Mặc dù vậy, nhóm trẻ tư thục đang giải quyết chỗ học cho mấy chục nghìn trẻ em trên cả nước. Việc quản lý nhóm trẻ tư thục do chính quyền địa phương phường, xã, quận phụ trách.
    Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ mong muốn chính quyền địa phương lưu ý tới đội ngũ giáo viên này, quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống của họ, cũng như hoạt động dạy và học tại các cơ sở, đảm bảo an toàn cho trẻ.
    Ông cho biết, với vai trò quản lý Nhà nước về giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 49/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 quy định về quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục, làm cơ sở để các nhóm trẻ tư thục thực hiện.

    Lương thấp, giáo viên không thể bình yên trong cái nghèo

    Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, việc tăng lương, phụ cấp ngay lập tức cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, tiểu học "là vấn đề cấp bách để nâng cao chất lượng đời sống cho giáo viên, theo tinh thần có thực mới vực được đạo".

    Bộ trưởng cho biết, một số giáo viên chia sẻ đi làm cả chục năm, cuối tháng nhận lương 5-6 triệu đồng, rút ra đóng tiền học cho hai con hết 3 triệu. Số tiền ít ỏi còn lại chỉ đủ đi chợ chừng nửa tháng.
Link: https://xaydungchinhsach.chinhphu.v...-thuc-moi-vuc-duoc-dao-119221109105928742.htm
Ngắn gọn: Lương thấp, giáo viên không thể bình yên trong cái nghèo
 
mấy anh cứ nói làm gv thì đi dạy thêm là đủ sống, trong khi mấy nghề khác có cần đi làm thêm sau giờ làm đâu mà họ vẫn sống được đấy

nghề chính làm từ sáng tới chiều, lương không đủ ăn phải đi dạy thêm ca tối nữa thì tôi cho đó là bóc lột
 
Last edited:
Nhớ ko nhầm cách đây chục năm đã có bài đặt mục tiêu đến năm 20xx giáo viên có thể sống bằng thu nhập của mình rồi.

Gửi từ Samsung SM-A325F bằng vozFApp
Mục tiêu là "sống", nhưng bắt ăn ngô; khoai; sắn như thời bao cấp :))))))
Lương 6 7tr, ở 2 cái đô thị HN và TP HCM thì chỉ có ăn khoai/lạc luộc mà sống qua ngày thôi.
 
Mục tiêu là "sống", nhưng bắt ăn ngô; khoai; sắn như thời bao cấp :))))))
Lương 6 7tr, ở 2 cái đô thị HN và TP HCM thì chỉ có ăn khoai/lạc luộc mà sống qua ngày thôi.

Chắc do tôi ngu dốt ko hiểu ý sâu xa thâm thúy của đại biểu :D

Gửi từ Samsung SM-A325F bằng vozFApp
 
Nhớ ko nhầm cách đây chục năm đã có bài đặt mục tiêu đến năm 20xx giáo viên có thể sống bằng thu nhập của mình rồi.

Gửi từ Samsung SM-A325F bằng vozFApp
Năm 2010 giáo viên sống được bằng lương - Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân
1668071437934.png
 
Tăng lương được mà, tháng nào k đi làm thì không có lương. Tăng cho mấy tháng khác
 
Mẹ tôi gv tiểu học tuổi nghề 20 năm hơn, dì tôi cũng thế. Độ chục năm nữa k có biến cố gì thì về hưu an dưỡng. Đùng cái năm ngoái năm kia nó bắt học đại học, nhìn dì với mẹ tất tả đi học liên thông buồn cười vãi. Xong nay nhận được thông báo tăng lương, được tăng hẳn 100k :adore:. Tôi đùa bảo sống lâu vào là dư tiền đập vào hồi học liên thông
 
Chắc do tôi ngu dốt ko hiểu ý sâu xa thâm thúy của đại biểu :D

Gửi từ Samsung SM-A325F bằng vozFApp
Ko phải ngu dốt nhưng Anh hiểu ý chưa kĩ, sống là còn thở chứ ko phải sống để ăn ngon mặt đẹp hay ăn no mặt ấm!
P/S Dạy thêm, vậy hỏi mấy môn như địa lý, GDCN, thể dục, ngữ văn... dạy thêm cho ai, đi buôn đất cho lành cho rồi!
 
lương gv thấp quá, đặc biệt là ở mấy vùng quê như chỗ t thì càng thấp, lương bm t bây h cộng lại còn chưa đc 20. bố gv cấp 2 mẹ gv cấp 1, cả dạy thêm nữa còn thấy thiếu, nâng là đúng
 
lương gv thấp quá, đặc biệt là ở mấy vùng quê như chỗ t thì càng thấp, lương bm t bây h cộng lại còn chưa đc 20. bố gv cấp 2 mẹ gv cấp 1, cả dạy thêm nữa còn thấy thiếu, nâng là đúng
Hai bác nhà thím công tác lâu chưa mà lương ít vậy?
 
Tại biên chế dành cho cái siêu bộ hết rồi :doubt:. Chưa kể xây tượng đài, nhà hát nữa. Năm nào cũng thâm hụt 200k tỷ thì sớm hóa chó
 
Back
Top