Hành trình rời khỏi nước Mỹ (có update hàng ngày)

Các thím có muốn nghe kể chuyện không?

  • Có, kể đi

    Votes: 318 84.1%
  • Không. Dẹp.

    Votes: 65 17.2%

  • Total voters
    378
  • Poll closed .

God of Truth

Senior Member
Chào các thím, em hiện đang là một Vozer, cựu du học sinh, hiện đã nghỉ việc ở Mỹ và chuẩn bị nhảy về Việt Nam.:D
Em đang muốn viết một nhật ký nhỏ nhỏ, có update hàng ngày từ hôm nay cho tới ngày về cách ly xong ở VN, đoàn tụ với gia đình.=(( Văn vẻ thì không hay nhưng chỉ mong kể lại những gì em đang phải trải qua để có thể về được tới nhà.
Đăng thế này thì có thể nhiều thím không quan tâm và nhiều thím có ác cảm với người đi từ nước ngoài. Nhưng nếu các thím muốn biết thì 12h trưa nay em xin được đăng phần đầu tiên. Nếu các thím đồng ý thím vote để em được biết và bỏ thời gian ra viết. Em cảm ơn các thím. =((

Edit: Chuyện liên quan nhiều tới cuộc sống của em xung quanh dịch hơn là dịch bệnh. Thím nào thích tìm hiểu dịch bệnh có thể qua f33.

Edit2: Giờ đã một giờ sáng. Không biết có ngủ được không nhưng chắc phần 5 phải để sang ngày hôm sau.

Thôi trời trở gió rồi. Em xin viết luôn không thì không kịp:
____________________________
Phần 1: Đến Mỹ, dịch bênh và bùng phát.

Gia đình em vốn là dân kinh doanh ở một tỉnh gần Hà Nội. Từ bé bố mẹ em đã có định hướng cho em đi làm kinh doanh. Vốn khác tính bố mẹ, em có cảm giác kinh doanh không phải là sở trường, cũng chả có hứng thú gì. Bản thân cũng phải thuộc dạng ăn chơi, em kính cận dày 7 đi ốp, hàng ngày chỉ biết ở trong nhà học hành, đọc sách, chơi game và nghe đài tiếng Anh. Cũng ủng hộ thằng con, hai ông bà cho em ăn học tới nơi tới chốn, hy vọng làm được gì đó cho đời.

Hồi 2014, em giấu bộ em nạp đơn xin đi học đại học ở Mỹ. Lúc đó cũng xác định là không có học bổng thì ngồi ở nhà thi đại học. Đến lúc nhận được kết quả học bồng toàn phần, em quyết tâm ra đi. Gia đình cũng không thuộc dạng nghèo nên lúc đi học cũng được bố mẹ dúi vào túi cho ít tiền ăn xài.

Tháng 9 năm 2015, em đóng vali qua Mỹ, học ở bang Pennsylvania. Bang này nằm giữa New York và DC, là cố đô cũ của Mỹ. Học hết 4 năm đại học, kết quả tốt, em được nhận vào làm cho một công ty quản lý tài chính cá nhân ở bang (Private Wealth Management) và phụ trách mảng phân tích tài chính và dự báo tình hình kinh tế, cập nhật thông tin cho khách hàng. Với các công ty PWM, tiền phần lớn nằm ở % trích ra từ tổng số tiền quản lý của khách hàng. Khách hàng đổ càng nhiều tiền thì công ty càng làm ăn phát đạt. Năm 2019, chứng khoản Mỹ lên đỉnh, cao như từng cao hơn. Em lúc đó cũng mơ về một tương lai sáng lạng. Nhưng vì gia đình còn ở Việt Nam, em chuẩn bị sẵn cho mình hai phương án:
- Hoặc ở lại Mỹ tiếp tục làm việc, gây dựng cuộc sống ở bên này.
- Hoặc làm hết 3 năm OPT, rồi về Việt Nam bằng tiền tích cóp được, xây dưng cuộc sống mới của riêng bản thân. Riêng với chuyên ngành Business Analytics, được tính ngang với STEM (khoa học) thì học sinh được ở lại tận 3 năm thay vì 1 năm như hoc sinh bình thường.

Và suốt năm vừa rồi, em đi làm, với một tương lai sáng lạng và một cuộc sống dư dả. Cho tới hôm nay.

----

Tầm khoảng tháng 1, 2 dịch covid bùng phát ở TQ và bắt đầu lan ra toàn cầu. Lúc đó em phụ trách mảng thông tin kinh tế châu Á, toàn cầu cho ông boss của em ở công ty. Hôm đầu tiên vào họp, ổng kêu em lên hỏi:
- Mày nghĩ dịch này như thế nào mày.

Em lúc đó cũng suốt ngày lên voz cập nhật tình hình, đọc báo Việt Nam nên cũng sợ là nó sẽ lây lan.
- Tao nghĩ dịch này không đùa được. Với tình hình hiện tại và việc TQ dừng sản xuất, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu thì khả năng sẽ có một cuộc khủng hoảng mới.
- Mày lo cái gì. Nền kinh tế đang ổn định chán mà.

Lúc em cảm thấy lo sợ thực sự. Bản thân mình biết là mọi thứ sẽ có thể tệ đi. Có thể người ta quá lạc quan với dịch bệnh. Lên voz thì thấy người ta kêu gào. Đi làm thì thấy mọi thứ ổn định, kinh tế bình thường. Đã từng bị chê mà hơi bi quan với tình hình kinh tế và còn non nớt trong việc nhận định thị trường, nên em không dám cãi lại sếp. Hơn nữa đi làm bên này, được công ty đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, nên chắc có bệnh thì cũng không sao.

Suốt những tuần đó em chỉ biết gọi điện về hỏi thăm gia đình. Nghĩ rằng mọi thứ rồi sẽ ổn thỏa mà thôi.

---

Cả công ty em, cho tới 1 tháng trước hôm nay, vẫn hoạt động bình thường với 100% công suất. Đặc biệt là số lượng khách hàng gọi điện hỏi ý kiến nhận định về nền kinh tế và dịch bệnh tăng vọt. Từ vị trí back office, em được chuyển lên front office để trả lời cuộc gọi của khách hàng. Cả công ty vẫn duy trì nhận định là mọi việc sẽ vẫn ổn định. Mồm thì nói với khách hàng là sẽ ok, trong khi em nghĩ là chuyện này sẽ chả ok chút nào.

Sếp gọi em lên hỏi chuyện một lần nữa:
- Mày nghĩ nó có tệ hơn không?
- Lần trước sếp hỏi em bảo là nó sẽ tệ hơn nữa. Suốt mấy tuần nay em cũng vẫn duy trì ý kiến đó.
- Mày nghĩ nó tệ thế thật à. Tao nghĩ nỏ chỉ lây mấy chỗ loanh doanh NY với Cali với Texas thôi.

Nói đến đó em cũng chỉ im lặng không muốn bàn với ổng nữa.

Ngày 24 tháng 2, thị trường chứng khoán Mỹ mất 1000 điểm. Cả ngày hôm đó, cả cái văn phòng điện thoại rung lên liên tục. Cả công ty cuối ngày buộc phải họp khẩn.

Sếp lại kêu em lên hỏi chuyện:
- Mày là thằng duy nhất biết tiếng Trung ở đây, nói xem coi có thực sự có chuyện gì không?
- Dịch bệnh này nó không phải cúm mùa. Em đã bảo với sếp là bệnh này tệ lắm từ cách đây cả tháng mà sếp không nghe. Giờ khách đòi rút tiền ra khỏi các khoản đầu tư thì hơi muộn rồi sếp.
- Thế thì giờ chú mày có ý kiến gì?
- Theo em là chắc chắn giờ này mà government nó không làm gì thì kiểu gì cũng tệ. Em nghĩ mình nên rút tiền của khách chuyển sang T-bills.
- Ok để mai anh họp với ban giám đốc.

Hơn 1 tuần sau đó, công ty em vẩn chỉ bán cổ phiếu ra từ từ, chuyển từ 60-40 thành 40-60 (40 cổ phiếu, 60 fixed income).

Ngày 10 tháng 3, bang Pennsylvania nhận trường hợp đầu tiên bị cúm. Thời điểm này thì khách hàng đã đòi chuyển sang giữ fixed income gần hết. Giá cổ phiếu lao giốc không phanh suốt mấy tuần. Cả công ty dán mắt lên cái màn hình thời sự, chờ coi tình hình. Khách hàng cũng không thèm gọi điện nữa. Cái gì đến rồi cũng phải đến.

Phần 2: Nghỉ việc
Thứ 6 ngày 13 tháng 3, công ty họp toàn bộ nhân viên ở văn phòng. Với các công ty lớn thời điểm này là toàn bộ nhân viên đã được cho làm việc ở nhà. Với ngành nghề của mình, công ty em không có việc làm ở nhà. Mọi việc đều phải có một số lượng nhân viên nhất định túc trực ở văn phòng. Cuộc họp bắt đầu. Sếp tổng bắt đầu đưa ra các thông tin về hoạt động của công ty. Rồi ổng im lặng một lúc và nói:

-Bây giờ thực sự là một thời điểm khó khan cho công ty và cả thị trường. Việc duy trì hoạt động hiện tại là việc rất khó khăn. Và để vượt qua khó khăn, công ty buộc phải cắt giảm một số vị trí và yêu cầu một số phòng giảm lương. Toàn bộ bonus của năm nay sẽ bị cắt hẳn. Hiện một số vị trí thực tập cũng sẽ không được tiếp tục. Khó khăn này là khó khăn chung của cả công ty, mong mọi người hiểu cho. Trong tuần tới, các phòng sẽ đánh giá và được yêu cầu cắt giảm hoặc sa thải để đạt chỉ tiêu. Quyết định này tùy manager của từng phòng. Mong mọi người cuối tuần này về xem xét kỹ lưỡng.

Ông phát biểu xong thì lúc đó cả phòng họp nhìn nhau kiểu thôi thì chết cả lũ rồi. Mọi người đúng kiểu chỉ biết nhìn nhau không nói được câu gì. Từng người một thất thểu đi về bàn của mình rồi nhìn lẫn nhau coi phải sa thải ai. Bình thường thì chả ai nghĩ đến chuyện bị sa thải, cùng lắm là làm ít đi. Giờ thì chuyện hết tuần này không có việc là chuyện ngay trước mắt.

Thấy sếp của em rảnh, em lên gặp ổng nói chuyện:

-Lúc nãy sếp tổng nói vậy thì nhóm mình thì sao hả anh?
-Chú cũng biết thế rồi còn hỏi.
-Nhưng mà ý em là em là thằng duy nhất không phải người Mỹ, nếu như cắt giảm lương thì công ty mình có còn tài trợ cho Visa của em nữa không ạ?

Lúc đấy em cảm thấy đột nhiên tại sao mình lại hỏi câu ngu như thế. Chi phí cho một thằng như em nó cao gấp mấy lần việc thuê một thằng Mỹ. Nếu mọi thứ bị cắt giảm, thì mình sẽ là thằng đi đầu tiên.

-Anh nghĩ nếu mọi thứ đúng như chú mày nói, rằng dịch bệnh sẽ tệ hơn, kinh tế sẽ tệ hơn, thì công ty khó giữ chú lại. Nhưng cái này anh phải cân nhắc. Chú đừng lo.

Lúc đó em cảm thấy mình lại càng ngu, ngu không tả nổi. Với cái đà này thì đến thằng Mỹ nó cũng sa thải chứ chưa nói đến em. Mặc dù biết mọi thứ sẽ diễn ra thế này, em không tin được là mình rồi sẽ đến ngày phải rời khỏi nước Mỹ, nơi em bỏ đến 4 năm cày cuốc để có được ngày hôm nay. Về đến nhà, em tủi thân chỉ biết khóc một mình. Gia đình gọi sang em cũng chỉ biết nói là ổn và đã tích trữ đủ đồ ăn, chứ không nói gì đến chuyện khả năng sẽ phải nghỉ việc.

Thực sự là trước đó mấy tuần, em chả nghĩ là nó sẽ như hôm đấy. Nhưng rồi tình hình càng ngày càng tệ đi, không có dấu hiệu dừng lại. Ở một công ty gắn liền với tiền và thị trường chứng khoán, việc lên voi xuống chó khi mà thị trường đỏ điểm là chuyện bình thường. Em chỉ không nghĩ rồi nó sẽ tệ đến mức đấy.

Rồi cái tuần sau ngày hôm đó cả tuần đầu óc em cứ nghĩ đến chuyện mình đi hay ở, hay đúng hơn là công ty sẽ cho mình đi hay ở. Là lính mới, chắc chắn sẽ chẳng bao giờ bằng được những đứa ở đây đã 5-6 năm. Em cảm thấy việc mình đi gần như là chắc chắn. Nhưng bỏ lỡ bao công sức thế này thì coi như việc cố gắng để thoát khỏi bố mẹ, tìm kiếm cho mình một cái gì đó mới là xuống biển hết. American Dream is Dead.

Phần 3: Ra đi

Tình cảnh hiện tại cũng đã không còn cho phép. Thứ 4 ngày 18 tháng 3. Gần cuối ngày, em cầm đơn lên văn phòng sếp. Nhìn thấy em bước vào thì sếp cũng không tỏ vẻ ngạc nhiên. Chắc chắn gần như là em sẽ là người phải ra đi đầu tiên. Em bước vào thì ổng chỉ vào ghế mời ngồi và đứng dậy rót cho em một ly nước. Lúc đó thực sự em cũng không biết phải lên tiếng trước hay để ổng nói trước. Ổng là người dìu dắt em từ ngày còn đi thực tập ở công ty chon đến ngày vào làm chính thức, cho đến tận hôm nay. Ơn của người ta, mình còn không trả được, nhưng đến cái điểm mà ai rồi cũng phải đóng đồ ra đi, thì cũng không trách được.

Em đẩy cái đơn xin nghỉ việc cho ổng. Ổng cũng cố trả lời thẳng, nhưng cũng có vẻ muốn né anh nhìn của em.

- Mày là một trong số những sinh viên xuất sắc nhất từng thực tập ở đây. Và suốt một năm rồi tao nghĩ ý kiến của mày chưa có cái nào sai. Thực sự là tao không nhỡ để mày đi…

- Dạ em biết.

- Nhưng mà tình hình này thì… Thực ra là nếu mày muốn, bọn tao vẫn có thể giữ mày lại.

- Dạ em cảm ơn sếp, nhưng mà với tình hình hiện tại, công ty có thể sẽ tiếp tục cắt giảm người. Em không nghĩ là với tình hình hiện tại của thị trường, em không nghĩ là sếp giữ em lại thì vài tháng sau em vẫn còn có việc để làm.

- Mày nghĩ kĩ chưa? Anh nói thật là phân tích của mày thuộc dạng tốt. Anh muốn giữ mày lại. Vả lại, nếu nghỉ thì mày đi đâu?

Lúc đó em mới nghĩ đến chuyện nghỉ việc thì sẽ đi đâu. Chắc chỉ còn nước về. Về nhà còn có ba má nuôi. Còn không thì làm kinh doanh cùng. Giờ nghỉ việc thì cũng mất mịa nó cái visa.

- Em không biết. Chắc là về Việt Nam thôi anh ạ. May là ở Việt Nam cũng khá an toàn. Em cảm ơn anh vì quãng thời gian vừa qua. Phiền anh chuyển thông tin qua cho bên HR. Ngày mai em sẽ lên làm việc với bên đó để hoàn tất giấy tờ.

Lúc đó em chỉ chực ào nước mắt. Cái thời điểm mà mình nghĩ là chả bao giờ mình sẽ nghĩ tới. Từ cái lúc vào đại học ở Mỹ, cho tới lúc nghỉ việc, cuộc đời em như trải toàn hoa hồng. Chưa biết lúc nào em sẽ lại có việc. Về Việt Nam giờ cũng chưa chắc đã có việc. Khủng hoàng thì sẽ là toàn cầu. Học nhiều rồi em cũng chỉ biết bất lực rằng cái mình biết cũng chả giúp được gì cho chính bản thân mình. Làm gì có ai biết được chỉ trong 1-2 tháng mà mọi thứ xoay chuyển nhanh như chong chóng vậy.

Ra khỏi phòng sếp, em xách balo ra đi thẳng về nhà.

Thứ 5 ngày 19 tháng 3, em quay lại công ty, đóng gói đồ đạc và nói lời cuối cùng.

Cùng ngày, thống đôc bang Pennsylvania Tom Wolf tuyên bố đóng cửa hết tất cả các công ty, nhà hàng, doanh nghiệp không mang tính chất quan trọng đến sự sống còn. Công ty đóng cửa, mọi hoạt động ngày hôm nay chuyển qua email. Em dọn đồ ra khỏi văn phòng, không một lần nhìn lại. Ngày hôm sau, cơn ác mộng mới thực sự bắt đầu.

Phần 4: Ác mộng

Thứ 6 ngày 20 tháng 3. Sáng hôm sau ngày nghỉ việc, em dậy ăn sáng, pha café, mở báo lên đọc. Cái cảm giác không phải đi làm nó cứ khác khác. Buồn với khóc thì cũng đã chán rồi. Giờ là lúc để lên đường về. Mở trang New York Times thì suýt té ngửa. Từ thứ 5 sang thứ 6, số ca nhiễm bệnh ở Mỹ tăng gần như gấp đôi so với vài ngày trước lên con số 17 ngàn người. MƯỜI BẢY NGÀN NGƯỜI. Đọc xong thì chả nuôt được cơm nữa. Cái đáng sợ nhất thì cuối cùng nó cũng đã đến. Đồ ăn đã tích trữ đủ cho mấy anh em Việt Nam ở cùng nhà ăn vài tháng không hết, nhưng đến giờ này thì mấy thằng kia sống chết kệ nó. Em quyết định phải bay về. Giờ ở lại cũng không còn insurance của công ty nữa, việc cũng không có. Trong vòng buổi sáng, em quyết định phải làm xong 3 việc.

Việc thứ nhất là nạp thuế cho Uncle Sam. Ở Mỹ, IRS (Cục thuế Mỹ) có thể lôi Al Capone ra hầu tòa, còn FBI thì không. Nhà không có máy in. Gửi qua mail thì cũng không được phép. Chỉ còn nước ra khỏi nhà.

Việc thứ hai là cắt điện thoại. Bản thân thì không sao, nhưng cái nhóm điện thoại từ thời sinh viên, giờ riêng minh ra đi thì mình phải cắt. Mà muốn cắt thì lại phải ra tiệm.

Việc thứ ba là đóng tài khoản ngân hàng và rút hết tiền mang về Việt Nam. Tiền thì không nhiều, nhưng tích trữ để sống qua mùa dịch, giờ ra đi phải mang về bằng hết. Coi như nó là vốn để khởi nghiệp sau này.

Lúc nào xong cả ba thì em mới yên tâm đặt vé ra về. Xác định xong ba việc, em tính đến chuyện ra khỏi nhà.

Đúng cái hôm đen thì lại đen thêm: nhà hết khẩu trang. Đúng cái lúc nước sôi lửa bỏng thì chỉ còn nước tự may một cái khẩu trang. Nghĩ cũng không để lại gì, em cắt một cái áo ba lỗ cũ cũ, nhét một lớp ni lông vào rồi may khít lại thành một cái khẩu trang 3 lớp. Bao nhiêu kiến thức môn thực hành hồi cấp 1 ùa về nên còn biết xâu kim chỉ may vá. Ở cái xứ mà rách thì vứt thì vẫn còn hộp kim chỉ mang từ Việt Nam sang chưa một lần dung đến, giờ quý như Vàng.

May xong cái khẩu trang, em xách ba lô lên, đeo găng tay, trùm kín mít rồi bước ra đường.

Đường xá ngày hôm nay vắng không khác gì cái khu ngoại ô. Bình thường thì thứ 6 xe đông đếm không hết. Giờ may ra được vài ba xe qua lại trên đường. Hàng quán đóng cửa. Văn phòng đóng cửa. Gym đóng cửa. Cái kiểu bọn Mỹ chủ quan, đi gặp 10 người thì may ra có 1 thằng đeo khẩu trang. Thằng nào cũng nhìn mình với cái khẩu trang tự may như từ trên trời rơi xuống.

Ra đến FedEx để in tờ thuế mang đi nạp. Đen, bọn nó dừng hết dịch vụ in ấn để tránh lây bệnh. Plan A hỏng. Thân thờ chờ nghĩ ngợi plan B. Nghĩ đi nghĩ lại là mới nhớ ra bọn IRS nó không quan tâm thư gửi từ đâu. Thôi thì kệ về Việt Nam xong gửi qua sau. Đằng nào bọn nó cũng vừa kéo dài hạn nộp thuế. Việc thứ nhất coi như tạm xong.

Em đành đổi hướng, lượn qua cửa hàng điện thoại. Bọn này thuộc danh sách thiết yếu nên chắc không phải đóng cửa. Nhầm. Đen lần thứ 2. Bọn nó đóng cửa kín mít từ 3 hôm trước.

Ba việc hỏng hai. Ngân hàng đóng cửa nữa thì coi như kẹt. Trời nóng lên 21 độ. Cái khẩu trang tự may vừa khó thở, vừa lỏng dây. Em quyết định lết bằng được ra bank.

Bước vào bank, thấy một thằng trùm đầu, đeo khẩu trang kín mít, lão bảo vệ liền liếc mắt về phía mình. Nghĩ thầm rằng tao châu Á chứ có phải bọn đen đâu mà mày sợ tao cướp ngân hàng. Đành phải cởi khẩu trang, hạ trùm đầu xuống để cho lão nhìn mặt. Ngân hàng cũng vắng tanh, ngồi chờ được 10 phút thì có người ra tiếp. Em yêu cầu rút tiền và đóng tài khoản, về Việt Nam ăn tết. Nó hỏi coi có còn giao dịch nào đang còn không,nếu có thì không đóng được tài khoản. Em lắc đầu bảo mấy hôm nay không ra ngoài, không mua sắm thì làm gì còn giao dịch nào.

Con nhân viên ngân hàng quay cái màn hình qua.

  • STEAM GAME PURCHASE
Đệch. Đúng là 2 hôm trước có mua game giảm giá trên Steam. Đành quay sang năn nỉ nó là tách cái khoản đó ra rồi đóng tài khoản hộ. Nó lắc đầu mấy cái rồi thôi bảo ok, để tao làm. Làm xong nó bảo rằng tiền mày trong tài khoản nhiều, không rút hết được, giờ phải chia làm 2, một bên tiền mặt, một bên bằng séc.

Đệch. Cái đen thứ 3. Hỏi nó đi hỏi nó lại là tại sao không rút được tiền mặt. Nó bảo chỉ rút được tầm $5000, còn lại phải ghi séc. Còn không thì em lại phải đợi đến thứ 4 tuần sau.

Hết nước, em đành chấp nhận cầm từng đấy tiền mặt và một tờ séc ra về. Trước khi về, con nhân viên ngân hàng bồi thêm một câu:

- Nhớ kiểm tra với ngân hàng của anh ở Việt Nam coi nó có nhận séc này không nhé.

Đệch lần nữa. Bao nhiêu tiền làm được, giờ lại không nhận thì coi như ôm tờ giấy này mà khóc à.

Lúc đó em mới thấy mọi thứ có vẻ như đổ bể. Nhưng nghĩ lại, ở Việt Nam còn gia đình. Còn gia đình là còn đường cứu chữa. Giờ chờ bố mẹ thức dậy là có thể xử lý được. Em thất thểu về nhà, chỉ nghĩ rằng tối nay sẽ tốt hơn và tuần sau sẽ được bay về nhà.

Phần 5: Gia đình

(your message cannot be more than 20000 characters)
https://next.voz.vn/t/hanh-trinh-roi-khoi-nuoc-my-co-update-hang-ngay.8092/post-227919

Phần 6: Sẵn sàng
https://next.voz.vn/t/hanh-trinh-roi-khoi-nuoc-my-co-update-hang-ngay.8092/post-234840

Phần 7: Nước Mỹ và sự chủ quan
https://next.voz.vn/t/hanh-trinh-roi-khoi-nuoc-my-co-update-hang-ngay.8092/post-238604

Phần 8: Trắc trở
https://next.voz.vn/t/hanh-trinh-roi-khoi-nuoc-my-co-update-hang-ngay.8092/post-249362

Phần 9: Chạy đua với thời gian
https://next.voz.vn/t/hanh-trinh-roi-khoi-nuoc-my-co-update-hang-ngay.8092/post-276390

Phần 10: Đất mẹ (phần cuối, chắc là sẽ cuối)
https://next.voz.vn/t/hanh-trinh-roi-khoi-nuoc-my-co-update-hang-ngay.8092/post-300021

Về chuyện ngân hàng:
https://next.voz.vn/t/hanh-trinh-roi-khoi-nuoc-my-co-update-hang-ngay.8092/post-238677
 
Last edited:
Chắc là con iq cao ăn tiền tham nhũng du học vớ vẩn rồi về nhét vào ban bệ hả.
Thím mà nghĩ ai đi nước ngoài cũng thế thì em cũng thôi biết thanh minh kiểu gì. :confused: Em không thuộc nhóm đấy nhưng có vẻ mấy hôm nay ai trên f33-17 cũng nghĩ vậy thì thôi vậy ạ.
 
Thím mà nghĩ ai đi nước ngoài cũng thế thì em cũng thôi biết thanh minh kiểu gì. :confused: Em không thuộc nhóm đấy nhưng có vẻ mấy hôm nay ai trên f33-17 cũng nghĩ vậy thì thôi vậy ạ.
đa số là thế chứ còn gì.còn có năng lực ít người về.
thế thím thuộc dạng nào ?
chắc bố mẹ cũng làm nhà nước chứ gì :))
 
đa số là thế chứ còn gì.còn có năng lực ít người về.
thế thím thuộc dạng nào ?
chắc bố mẹ cũng làm nhà nước chứ gì :))
Đa số là thế thì em là thiểu số. Thím không thích thì em xin phép. Chứ chưa nói gì mà đã bị quy là thế này thế kia thì kể cho các thím cũng chả nói lên được điều gì.
 
Hỏi không phải chứ tại sao không sớm, cũng không muộn, nhè ngay lúc dịch bệnh thế này mà về?
Bạn sợ người khác dị nghị thì ít ra phải viết 1 vài lý do lý trấu gì đấy cho mọi người hiểu hơn, chứ cứ úp úp mở mở ngay lúc dân tình đang ác cảm với người từ nước ngoài về thế này thì dễ ăn gạch lắm :embarrassed:
 
Hỏi không phải chứ tại sao không sớm, cũng không muộn, nhè ngay lúc dịch bệnh thế này mà về?
Bạn sợ người khác dị nghị thì ít ra phải viết 1 vài lý do lý trấu gì đấy cho mọi người hiểu hơn, chứ cứ úp úp mở mở ngay lúc dân tình đang ác cảm với người từ nước ngoài về thế này thì dễ ăn gạch lắm :embarrassed:
Không phải muốn về là về được thím ạ. Bao nhiêu công sức gây dựng công việc, cuộc sống bên này, giờ bỏ về cũng là bước đường cũng. Em cũng biết là các thím sẽ dị nghị, nên muốn hỏi trước để đăng. Cuộc sống có nhiều cái muốn giải thích vài ba dòng cũng không phải dễ. Chính vì biết là sẽ có gạch nên cũng chỉ muốn viết để mở mình cho các thím biết lý do. Mình chưa mở mà gạch đã đủ xây nhà thì viết nửa chừng cũng nản lắm thím.
 
Mấy công ty bên Mỹ đóng cửa hết rồi hay sao mà về vậy thím?
Thím cứ viết đi, ai muốn đọc thì đọc thôi. Xem vote có, kể đi cao hơn kìa
 
Hóng lấy kinh nghiệm hè về còn biết đường đỡ.
Mình cũng du học sinh, mùa này mùa cuối mà còn dính cái vụ này. Học 7 năm cuối cùng cũng éo được dự cái lễ tốt nghiệp. Quá nản. :go:
 
Ông đã muốn lập thớt kể chuyện thì cứ kể đi, ai thấy hay thì đọc, không thì thôi.
Ráng lập cái khảo sát chi nữa vậy bố.
 
Bạn đang đi tới đâu rồi...Trc ở Mẽo thì bang nào, tình hình ở đó ra sao?
Ng dân - chính quyền, các dịch vụ y tế, ăn uống ở thời điểm hiện tại...
Quá trình làm thủ tục đi về có gì khó khăn...?
 
Kể đi chỉ cần 2 trích đoạn là ok
- Chịch gấu lần cuối để chia tay bịn rịn
- Về VN cách ly ăn được một em mới
 
Thằng ngu, đừng nói vì một con đàn bà nào đó mà về chứ. Nếu như vậy, thì đm ngưng ngay dự định đó. Bao người mong như chú em mà ko được đó.
 
Back
Top