Tỷ phú Adani sẽ thay đổi khu ổ chuột lớn nhất Ấn Độ thế nào

geany

Member
Tập đoàn của tỷ phú giàu nhất châu Á muốn chi hàng trăm triệu USD để thay đổi khu ổ chuột lớn nhất Ấn Độ. Nhưng vẫn còn những lo ngại xoay quanh dự án này.

Theo South China Morning Post, khu ổ chuột lớn nhất Ấn Độ sắp được thay áo mới. Đó là nơi khoảng nửa triệu người chen chúc trong những căn nhà chật chội, bẩn thỉu, thậm chí không có nhà tắm riêng. Nhưng Adani Group của tỷ phú giàu nhất Ấn Độ vừa thắng thầu phát triển Dharavi với 50,7 tỷ rupee (tương đương 613 triệu USD).
Khu ổ chuột giữa lòng Mumbai từ lâu đã làm mất mỹ quan đô thị. Dharavi có vị trí đắc địa ở trung tâm tài chính và kinh doanh của Ấn Độ, nằm ngay sát khu phức hợp Bandra Kurla.
Các cư dân từ lâu đã muốn cải thiện cuộc sống của họ. Nhưng một số người lo ngại rằng những thay đổi sẽ mang tới hậu quả tiềm tàng đối với cuộc sống và sinh kế.


khu o chuot anh 1

khu o chuot anh 2
Tại khu ổ chuột lớn nhất Ấn Độ, khoảng nửa triệu người chen chúc trong những căn nhà chật chội, không có nhà tắm riêng. Ảnh: Reuters.

Khu ổ chuột lớn nhất Ấn Độ​

Theo ông Ramakant Gupta - người đứng đầu một phong trào hành động vì Dharavi, mọi người đều ủng hộ việc đổi mới, nhưng yêu cầu Adani Group đặt lợi ích và nhu cầu của họ lên hàng đầu.

"Chúng tôi muốn quá trình tái phát triển diễn ra công bằng. Mọi cư dân ở khu ổ chuột đều được hưởng lợi và không ai bị mất nhà cửa", ông nhấn mạnh.

"Các cư dân muốn hình ảnh của khu vực được cải thiện. Như vậy, việc học hành và sự nghiệp tương lai của con cái họ sẽ tươi sáng hơn", ông nói thêm.

Trong cuốn Rediscovering Dharavi, Stories from Asia’s Largest Slum (tạm dịch: Tìm lại Dharavi, những câu chuyện về khu ổ chuột lớn nhất châu Á), tác giả Kalpana Sharma cho rằng sự đông đúc của khu ổ chuột ở Mumbai đã phơi bày "các vấn đề về quy hoạch đô thị". Trong đó, Chính phủ Ấn Độ phớt lờ sự tồn tại của những khu ổ chuột, sau đó phá dỡ để loại bỏ chúng.

Theo Dự án Tái phát triển Dharavi, bộ phận bất động sản của Adani Group sẽ làm việc với giới chức Ấn Độ nhằm thay thế các khu nhà xuống cấp nghiêm trọng thành những chung cư cao tầng.


Ông Gautam Adani là tỷ phú châu Á đầu tiên lọt top 3 trong Bloomberg Billionaires Index - bảng xếp hạng tài sản của các tỷ phú trên thế giới. Ảnh: Reuters.
khu o chuot anh 3

khu o chuot anh 3
Ông Gautam Adani là tỷ phú châu Á đầu tiên lọt top 3 trong Bloomberg Billionaires Index - bảng xếp hạng tài sản của các tỷ phú trên thế giới. Ảnh: Reuters.
Ông S.V.R. Srinivas - quan chức phụ trách dự án - khẳng định đây là "bước tiến lớn đầu tiên hướng tới một Mumbai không có khu ổ chuột".

Nhưng bà Samya Korde - Chủ tịch Đảng Nông dân và Công nhân Ấn Độ - cho rằng đề án của Adani Group vẫn chưa đầy đủ chi tiết, bao gồm lộ trình thay đổi. Bà cũng lớn lên từ một khu ổ chuột.

"Các điều khoản nhằm mua lại đất dành cho đường sắt từ chính quyền trung ương vẫn chưa rõ ràng", bà nhận xét. Bà Korde cho rằng cần bổ sung thời hạn cụ thể đối với mọi bên tham gia vào quá trình tái phát triển.

Adani Group cho biết sẽ bỏ tiền túi để di dời tất cả cư dân hiện tại của khu ổ chuột. Phần đất không dùng tới có thể được bán cho những chủ đầu tư khác nhằm kiếm lời.

Nhưng một số nhà phân tích cho rằng tập đoàn của tỷ phú giàu nhất Ấn Độ không nên kiếm lời từ Dharavi. Đó là nơi nhiều thế hệ cư dân của đất nước đã sinh sống và lập nghiệp.

Vẫn còn những lo ngại​

Vào thế kỷ XVIII, Dharavi chỉ là một đầm lầy ngập mặn, sau đó trở thành làng chài. Các thợ thuộc da bắt đầu định cư ở Dharavi khi Mumbai bước vào quá trình công nghiệp hóa, rồi tới lượt những thợ gốm.

Với các tuyến đường sắt và sông, Dharavi là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và cộng đồng dân cư trên khắp Ấn Độ.

Ông Rehman Shaikh - chủ một doanh nghiệp tái chế nhựa nhỏ - lo ngại rằng việc tái phát triển Dharavi sẽ phá hủy sự độc đáo và đa dạng về văn hóa ở nơi này.

Khu ổ chuột lớn nhất châu Á có hơn 5.000 doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất mọi thứ từ da và xà phòng đến đồ gốm và giày dép.

khu o chuot anh 4

khu o chuot anh 4
Trở lại thế kỷ XVIII, Dharavi chỉ là một đầm lầy ngập mặn. Ảnh: Reuters.
Kumbharwada - khu vực chuyên bán gốm sứ của Dharavi - đã là nhà của gia đình ông Bharat Dordia suốt 60 năm qua. Căn nhà 2 tầng với những lò nung của ông được coi là lớn so với các ngôi nhà xung quanh.

Giờ đây, ông Dordia bắt đầu lo lắng về thu nhập tương lai. Trong quá trình tái phát triển, gia đình của ông chỉ được cấp một không gian sống khá nhỏ.

Còn ông Shaikh Anjum - chủ của một xưởng may thuê 10 công nhân - cho rằng việc tái phát triển sẽ hủy hoại công việc làm ăn của mình. Bởi chỗ ở mới không đủ không gian để xưởng của ông sản xuất và buôn bán.

Nhưng một số cư dân trẻ tuổi rất hào hứng với dự án. "Tôi nóng lòng có một ngôi nhà hiện đại với nhà tắm riêng", cô Shabana Khan, một sinh viên 18 tuổi, chia sẻ. Gia đình 6 người của cô đang sống trong căn nhà nhỏ chỉ có một phòng ngủ và phải dùng chung nhà tắm công cộng.

https://zingnews.vn/ty-phu-adani-se-thay-doi-khu-o-chuot-lon-nhat-an-do-the-nao-post1388763.html
 
Cuộc đời này có số cả rồi, nên chấp nhận chứ cố gắng cũng chả đc gì đâu :haha:
 
Nghe hơi có mùi pha lo ba ne rồi đấy. Dùng mỹ từ thay đổi diện mạo các kiểu xong có khi lấy đất xây chung cư, tttm, nhà ga các kiểu còn dalit đc dồn sang chỗ khác ko khá hơn trc là mấy.

1672206921361.png

khu này đúng nghĩa đất vàng , giáp sông lại gần biển , lái máy xúc vào đuổi cổ hết lũ dalit đi xây chung cư khách sạn là best luôn , hạ tầng kết nối cảng biển với cao tốc
 
Mấy khu nhà ngách phố cổ, hoặc nhà trong ngõ ngách ở HN, mà trc đây là làng cũ ví dụ như Mễ Trì, Lĩnh Nam, .... Nếu ở nước ngoài có được coi là khu ổ chuột ko nhỉ?
Ngõ rộng có hơn 2m, 2 xe máy tránh nhau, mỗi nhà dc mảnh đất 30m2, khu phố cổ còn chật hơn.
 
Mấy khu nhà ngách phố cổ, hoặc nhà trong ngõ ngách ở HN, mà trc đây là làng cũ ví dụ như Mễ Trì, Lĩnh Nam, .... Nếu ở nước ngoài có được coi là khu ổ chuột ko nhỉ?
Ngõ rộng có hơn 2m, 2 xe máy tránh nhau, mỗi nhà dc mảnh đất 30m2, khu phố cổ còn chật hơn.

Nhưng những khu đó ko to lắm
Tp này 2,1 km2 khoảng 1tr dân :eek:

Gửi bằng vozFApp
 
có tiền nó dọn ra mấy khu khác ở rồi , giờ mà vào đó phân lô xây chung cư thì lại éo có tiền mua mới khổ
đuổi đám đó đi đầu tư công nghệ lõi thôi, còn đám đó đi đâu thì ổng quan tâm mọe gì
 
thằng nào muốn phát triển mà chẳng dọn mấy khu ổ chuột này. ở hàn thì xem phim Gangnam Blue sẽ rõ... bọn nó toàn làm việc kiểu xã hội đen cho người đốt nhà hăm doạ ko đó... nên giờ mới có khu Gangnam hoành tráng
Nghe hơi có mùi pha lo ba ne rồi đấy. Dùng mỹ từ thay đổi diện mạo các kiểu xong có khi lấy đất xây chung cư, tttm, nhà ga các kiểu còn dalit đc dồn sang chỗ khác ko khá hơn trc là mấy.
 
thằng nào muốn phát triển mà chẳng dọn mấy khu ổ chuột này. ở hàn thì xem phim Gangnam Blue sẽ rõ... bọn nó toàn làm việc kiểu xã hội đen cho người đốt nhà hăm doạ ko đó... nên giờ mới có khu Gangnam hoành tráng

Phim Hàn có xạo lôn hay không thì không rõ chứ ở nước khác thì xhđ đến quậy còn bị dân cả khu người ta lùa chạy như vịt kia kìa.
 
dễ mà, mấy căn nhà khu ổ chuột đa phần toàn trệt. Giờ vào deal với tụi nó xây cao ốc, rồi chia lại cho tụi dalit ở khu ổ chuột những căn ở mấy tầng thấp. Còn những căn penthouse, tầng cao bán cho tụi nhà giàu. Dalit có nhà mới ở khang trang hơn, ông tỷ phú thì tự nhiên dc free vài nghìn căn hộ để bán, chỉ tốn chút tiền xây dựng với thiết kế. Kịch bản y hệt mấy phim post apocalyptic, ở tầng dưới là những người dân bần hàn, đầy ấp tội phạm, bị bảo vệ khu cao tầng áp bức, ở tầng trên là những quý's tộc thượng lưu bú rượu vang ăn bò mẽo chịch hoa hậu. Những người dân ở tầng dưới mơ ước dc lên tầng trên để nâng cấp cuộc đời:sleep:
 
Muốn thay đổi ấy à
Công thức đại khái là làm đường to đẹp kết nối các nơi khác và cắm đc vài cái nhà máy, công xưởng, cơ sở sản xuất ở đấy rồi tuyển đám nghèo địa phương vào thôi
gKn9Y0y.png
 
Bữa ăn sáng dê xào lăn (gia vị có cà ri) ăn vs bún, nguyên ngày ợ hơi toàn mùi cà ri, ko biết dân thường xuyên ăn món cà ri sẽ ntn nhỉ
 
Back
Top