kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Công nhận, đọc chán chán, kiểu phải căng nào ra mà suy nghĩ, đọc xong cũng chả đọng lại nhiều.
Mình đang đọc quyển Chủ nghĩa khắc kỉ, lâu nay mong muốn tìm hiểu về triết học, cảm thấy quyển này đúng là thứ mình tìm bấy lâu. Mới đọc cỡ hơn 100 trang thôi, dễ hiểu, áp dụng được vào thực tiễn, không lí thuyết suông.
Sau quyển này chắc sẽ tìm đọc thêm Suy tưởng và Nghệ thuật sống, cũng của các triết gia phái Khắc Kỉ.
Cuốn khắc kỷ mình cũng có nhưng chưa đọc. Cuốn Pluto mình drop luôn rồi.
 
Có vozer nào đọc hồi ký của Lời Ai Điếu của nhà báo Lê Phú Khải chưa?
Trước đây mình nghĩ miền bắc ko có nhiều nhà trí thức, nhân chí sĩ trong ĐCS. Nhưng sau khi nghe xong thực sự cảm thấy rất nhiều người có profile rất khủng, cũng dạng đi đây đi đó, nhiều tư tưởng. Nhìn lại bây giờ thì ..🤔
 
k biết chạy kpi hay sao nữa ấy, lướt qua toàn NGK
mình phải thoát hết khỏi mấy cái group rv sách như kiểu nhã nam với NĐS cũng chính vì mấy thứ đó. rác cả đầu. group đại trà thì toàn bọn gái mới lớn dẩm dẩm rv self help trinh thám nhà giả kim vãn tình với khoe tủ sách. group có người giỏi hơn thì toàn bọn toxic. tìm kiếm 1 cộng đồng ng đọc tử tế khó hơn lên trời
 
mình phải thoát hết khỏi mấy cái group rv sách như kiểu nhã nam với NĐS cũng chính vì mấy thứ đó. rác cả đầu. group đại trà thì toàn bọn gái mới lớn dẩm dẩm rv self help trinh thám nhà giả kim vãn tình với khoe tủ sách. group có người giỏi hơn thì toàn bọn toxic. tìm kiếm 1 cộng đồng ng đọc tử tế khó hơn lên trời

Thêm nhiều người bị cuồn sách.
Giao tiếp kém thì ko chịu ra ngoài tiếp xúc nhiều lại hỏi sách nào tăng khả năng giao tiếp.
Tăng cường sức khỏe thì ko lo rèn luyện cơ thể mà cũng cố tìm sách.
Thậm chí có lần thấy mấy người bị bệnh cũng lên tìm sách. :oops:
 
Thêm nhiều người bị cuồn sách.
Giao tiếp kém thì ko chịu ra ngoài tiếp xúc nhiều lại hỏi sách nào tăng khả năng giao tiếp.
Tăng cường sức khỏe thì ko lo rèn luyện cơ thể mà cũng cố tìm sách.
Thậm chí có lần thấy mấy người bị bệnh cũng lên tìm sách. :oops:
Người bị bệnh thì đọc sách cho an lòng. Vì thực tại khắc nghiệt quá
Người giao tiếp kém đọc sách thì họ cần 1: buff ý chí. 2: học hỏi các mẹo chơi chữ trong sách, bổ sung kho từ vựng. Nhất là khi không có mentor
Tăng sức khỏe thì có sách về yoga, dinh dưỡng cho người tự học.
Sách chỉ là 1 vật chứa thông tin thôi, đừng bài xích
 
Người bị bệnh thì đọc sách cho an lòng. Vì thực tại khắc nghiệt quá
Người giao tiếp kém đọc sách thì họ cần 1: buff ý chí. 2: học hỏi các mẹo chơi chữ trong sách, bổ sung kho từ vựng. Nhất là khi không có mentor
Tăng sức khỏe thì có sách về yoga, dinh dưỡng cho người tự học.
Sách chỉ là 1 vật chứa thông tin thôi, đừng bài xích
khoảng năm 17 18 tuổi tôi từng là người đọc sách để chữa bệnh tâm lý đây. kết quả chỉ càng nặng thêm chứ chẳng khỏi đc chút nào. sau cùng thì chỉ có cách giao tiếp và vận động, làm việc mới làm cho con người ta tỉnh táo năng động được. ko cần đọc sách mà chỉ ở nhà ngồi 1 chỗ 1 2 ngày thôi là đầu óc đã mù mịt chướng khí lắm rồi. nữa là lại còn bị bệnh xong cắm đầu đọc sách, thì sau chỉ có hóa điên.

đọc sách là nhu cầu, hoặc là thú vui, chứ ko phải nghĩa vụ hay là thuốc trị bệnh. ko có sách nào tăng được khả năng giao tiếp. cũng ko có sách nào trị đc bệnh. bị bênh hoặc giao tiếp kém mà trốn nhà đọc sách, thì những lí do như buff ý chí hoặc học các mẹo này mẹo kia chỉ là tự bản thân ngta đặt ra để có lí do phù hợp mà trốn tránh xã hội. ý chí của con người ko hình thành nhờ thẩm du tinh thần mà dựa trên trải nghiệm. kiến thức cần có sự trao đổi để phát triển, cắm đầu đọc ngày đêm thì chỉ càng dễ khùng điên hơn thôi.
 
khoảng năm 17 18 tuổi tôi từng là người đọc sách để chữa bệnh tâm lý đây. kết quả chỉ càng nặng thêm chứ chẳng khỏi đc chút nào. sau cùng thì chỉ có cách giao tiếp và vận động, làm việc mới làm cho con người ta tỉnh táo năng động được. ko cần đọc sách mà chỉ ở nhà ngồi 1 chỗ 1 2 ngày thôi là đầu óc đã mù mịt chướng khí lắm rồi. nữa là lại còn bị bệnh xong cắm đầu đọc sách, thì sau chỉ có hóa điên.

đọc sách là nhu cầu, hoặc là thú vui, chứ ko phải nghĩa vụ hay là thuốc trị bệnh. ko có sách nào tăng được khả năng giao tiếp. cũng ko có sách nào trị đc bệnh. bị bênh hoặc giao tiếp kém mà trốn nhà đọc sách, thì những lí do như buff ý chí hoặc học các mẹo này mẹo kia chỉ là tự bản thân ngta đặt ra để có lí do phù hợp mà trốn tránh xã hội. ý chí của con người ko hình thành nhờ thẩm du tinh thần mà dựa trên trải nghiệm. kiến thức cần có sự trao đổi để phát triển, cắm đầu đọc ngày đêm thì chỉ càng dễ khùng điên hơn thôi.
Mình thử đặt một ví dụ nhé: Thiền sư.
Còn sách thì coi nó là công cụ thôi. Cùng 1 dụng cụ có người coi là rác rưởi có người cho là tiềm năng. Khi đã biết một cách hữu dụng rồi thì càng sử dụng càng thấy nó hữu dụng. Hữu dụng ở chỗ càng dùng thì càng ra các chiêu thức mới. Nhờ vậy càng dùng càng ham. Kích thích tinh thần, giải tỏa tư tưởng.
Mình ko có ý kêu đọc sách là nghĩa vụ đâu nhé. Là lựa chọn của mỗi người. Đọc sách khác gì xem film đâu. Film ko có hình. Chỉ toàn lời thoại
 
Mình thử đặt một ví dụ nhé: Thiền sư.
mình ko hiểu rõ ví dụ của bác lắm. thiền sư là sao? nếu ý bác là đọc sách thiền để tâm tình tĩnh lặng thì thực ra ko phải. kinh kệ hoặc những dụ ngôn tôn giáo chỉ là sách giáo lý, hướng dẫn các phương pháp thiền định, chân ngôn hoặc câu niệm. bản thân quá trình thiền mới là quá trình tu luyện tinh thần. sách vở ở đây vẫn chỉ mang tính công cụ. việc thiền cũng không chỉ là ngồi 1 chỗ, mà là còn cả quá trình sinh hoạt sinh sống hàng ngày, cũng là 1 liệu pháp để thiền.
Kích thích tinh thần, giải tỏa tư tưởng.
cái này myth. kích thích là một tính từ có nghĩa nước đôi. có thể có kích thích tốt hoặc kích thích xấu. dùng để miêu tả tác dụng của đọc sách thì đúng. nhưng giải tỏa thì sai. tìm đến sách để giải tỏa tinh thần chỉ là một trong những tác dụng cơ bản, không phải là mục đích cơ bản. sách gắn liền với tri thức. quá trình đọc là quá trình học hỏi, ko phải là giải trí. cái định nghĩa này chỉ bắt đầu được xuất hiện từ khi loại hình văn học bình dân và văn học đại chúng ra đời. nó làm cho vị thế của sách bị hạ thấp ngang hàng với những loại hình giải trí khác. bác ko thể đọc Le Capital của Marx để giải trí đc. cũng giống như 1 người bệnh hoặc giao tiếp kém thì không thể giải tỏa bằng sách tâm lý hoặc sách dạy giao tiếp.
Đọc sách khác gì xem film đâu. Film ko có hình. Chỉ toàn lời thoại
lại thêm 1 myth thứ hai. về nội dung truyền tải thì sách và phim giống nhau. nhưng việc đọc sách và xem phim lại khác nhau. bởi vì sự thiếu vắng của các phương tiện truyền thông như hình ảnh hoặc âm thanh mà sách vở bắt buộc người xem phải tưởng tượng và kích thích suy luận, sáng tạo . Phim ảnh thì không.
 
Thêm nhiều người bị cuồn sách.
Giao tiếp kém thì ko chịu ra ngoài tiếp xúc nhiều lại hỏi sách nào tăng khả năng giao tiếp.
Tăng cường sức khỏe thì ko lo rèn luyện cơ thể mà cũng cố tìm sách.
Thậm chí có lần thấy mấy người bị bệnh cũng lên tìm sách. :oops:
cái đó e thấy nó như hội chứng hơn bác, mua nhiều về để thỏa mãn
 
mình ko hiểu rõ ví dụ của bác lắm. thiền sư là sao? nếu ý bác là đọc sách thiền để tâm tình tĩnh lặng thì thực ra ko phải. kinh kệ hoặc những dụ ngôn tôn giáo chỉ là sách giáo lý, hướng dẫn các phương pháp thiền định, chân ngôn hoặc câu niệm. bản thân quá trình thiền mới là quá trình tu luyện tinh thần. sách vở ở đây vẫn chỉ mang tính công cụ. việc thiền cũng không chỉ là ngồi 1 chỗ, mà là còn cả quá trình sinh hoạt sinh sống hàng ngày, cũng là 1 liệu pháp để thiền.

cái này myth. kích thích là một tính từ có nghĩa nước đôi. có thể có kích thích tốt hoặc kích thích xấu. dùng để miêu tả tác dụng của đọc sách thì đúng. nhưng giải tỏa thì sai. tìm đến sách để giải tỏa tinh thần chỉ là một trong những tác dụng cơ bản, không phải là mục đích cơ bản. sách gắn liền với tri thức. quá trình đọc là quá trình học hỏi, ko phải là giải trí. cái định nghĩa này chỉ bắt đầu được xuất hiện từ khi loại hình văn học bình dân và văn học đại chúng ra đời. nó làm cho vị thế của sách bị hạ thấp ngang hàng với những loại hình giải trí khác. bác ko thể đọc Le Capital của Marx để giải trí đc. cũng giống như 1 người bệnh hoặc giao tiếp kém thì không thể giải tỏa bằng sách tâm lý hoặc sách dạy giao tiếp.

lại thêm 1 myth thứ hai. về nội dung truyền tải thì sách và phim giống nhau. nhưng việc đọc sách và xem phim lại khác nhau. bởi vì sự thiếu vắng của các phương tiện truyền thông như hình ảnh hoặc âm thanh mà sách vở bắt buộc người xem phải tưởng tượng và kích thích suy luận, sáng tạo . Phim ảnh thì không.
Mình ko biết tiếng anh. Myth ở đây ngoài ý là huyền thoại ra thì sẽ là mang nghĩa hoang đường, trong văn cảnh này đúng ko.
Tại sao mình đề cập đến thiền sư. Thiền sư là những người thay vì tập trung vào thế giới ngoại giới thì lại đào luyện vào thế giới nội tâm. Thiền sư là thành quả. Còn sách là công cụ để đạt được thành quả đó.
Tại sao một người có thể ngấu nghiến kinh dịch, hay lịch sử, hay địa lý hay hóa học hoài mà ko chán. Vì họ tìm ra cái lý thú trong việc tìm tòi thông tin đó. Nên đối với họ đó là cách giải trí thường thức. Vậy phải làm sao để làm như vậy được? Cảm thụ. Là sao?. Là xúc động, bồi hồi, thổn thức, day dứt trước những tri kiến đó. Lấy đó làm niềm vui để nhấm nháp. Hay để phung phá, rồi cười sằng sặc
Phim và sách. Nếu bạn có để ý. Sau mỗi thời kì, xem 1 bộ phim lại mang cho ta một xúc cảm khác nhau, hay thực tế là một suy nghĩ khác tương tự sách. Mà còn như thế này. Cùng một bộ phim nhưng sẽ có những người ấn tượng, giao cảm với một phần khác nhau của bộ phim. Nhờ vậy mà suy nghĩ của họ cũng khác hẳn
//. Thực ra nhắc đến sách là nhắc đến lý thuyết rồi. Vẫn phải so đo với thực tại (tế) nhưng không phủ nhận sách là một nguồn tin tốt nếu như ta ko thể tìm đc gì khác.
Giống như trong toán học. Các công cụ toán học thường được ra đời rất lâu trước khi biết được sẽ dùng gì trong thực tế. >> lý thuyết đi trước thực tế
Nhưng cũng có nhiều thứ phát sinh từ thực tế rồi mới ra lý thuyết. Như kinh tế
 
Last edited:
Thực ra sách cũng chỉ là vật chứa thông tin thôi. Dăm bảy loại thông tin. Từ cao siêu đến dễ hiểu. Sách cũng có giới hạn Có những cái đặc thù sách không truyền tải được nhưng đa phần vẫn sử dụng tốt. Tội gì không tìm tòi vì nó đa dạng
 
Dạo này có trào lưu đọc sách stoic nhỉ, hồi đó rất lâu cỡ 4-5 năm trước trên voz cũ có tui và ít bạn khác post mấy bài tiếng Anh kêu gọi mọi người tìm hiểu. Sau một vài năm họ dịch sách cuốn A Guide To Good Life ra tiếng Việt thì bắt đầu có nhiều bạn tìm hiểu.

Tui không biết trào lưu tìm hiểu cái này kéo dài được bao lâu nữa.
 
Dạo này có trào lưu đọc sách stoic nhỉ, hồi đó rất lâu cỡ 4-5 năm trước trên voz cũ có tui và ít bạn khác post mấy bài tiếng Anh kêu gọi mọi người tìm hiểu. Sau một vài năm họ dịch sách cuốn A Guide To Good Life ra tiếng Việt thì bắt đầu có nhiều bạn tìm hiểu.

Tui không biết trào lưu tìm hiểu cái này kéo dài được bao lâu nữa.
Nếu nó có ích thì châc vẫn có người tìm hiểu thôi thím. Còn trào lưu thì lúc thịnh lúc suy là bình thường mà. Ngay bản thân chủ nghĩa khắc kỷ còn vậy nữa là.
 
Mình vừa cày xong quyển Đêm trường tăm tối.
Tiểu thuyết hư cấu phản ánh góc khuất của các quan chức trong bộ máy nhà nước, bộ máy pháp luật TQ và công cuộc đòi lại công lý của những con người vì chính nghĩa...
Khá ấn tượng, các thím có thể đọc thử.
/////thím @newbie95 đọc quyển này chưa :D
 
Cuốn Không trở lại. Đọc mới biết nhân vật chính là Jack Reacher. Đọc mà mình cứ gán gép hình ảnh của Tom Cruise vào nhân vật chính.
 
Mình vừa cày xong quyển Đêm trường tăm tối.
Tiểu thuyết hư cấu phản ánh góc khuất của các quan chức trong bộ máy nhà nước, bộ máy pháp luật TQ và công cuộc đòi lại công lý của những con người vì chính nghĩa...
Khá ấn tượng, các thím có thể đọc thử.
/////thím @newbie95 đọc quyển này chưa :D
Mình chưa thím, có nghe nói nhiều mà chưa có ý định mua :big_smile:
 
Back
Top