Bệnh viện cổ nhất Việt Nam

Mark West 2.0

Senior Member
"Tiền đồn" điều trị bệnh lây nhiễm, bệnh mới nổi ở TP.HCM và khu vực phía Nam - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới - vừa được xác nhận là bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam với hơn 160 tuổi. Đây cũng là bệnh viện duy nhất cả nước có trại giam nằm trong lòng bệnh viện.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, từ thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ đến xây dựng đất nước, đến nay Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán hay Nhà thương Chợ Quán - vẫn là "ngọn cờ đầu" trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, đúng với ấn tượng của người dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn: "Vô đây bảo đảm hết bệnh".

lichsubv-4-16699681789131001303872.jpg

Năm 1972, khu nhà chính 6 tầng của bệnh viện được xây dựng trên diện tích hơn 12.000 m2 với sự trợ giúp của Hàn Quốc. Ngày 2-3-1974, bệnh viện khánh thành với tên mới là Trung tâm Y khoa Hàn - Việt với quy mô 550 giường bệnh - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

bv-nhiet-doit1-1669968060235653802001.png


Trong khuôn viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) ngày nay còn lưu lại nhiều dấu tích lịch sử. Nổi bật nhất là khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán - nơi đồng chí Trần Phú, tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), hy sinh vào ngày 6-9-1931 sau thời gian bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man, lâm trọng bệnh và được đưa đến khu trại giam này điều trị. Trước khi hy sinh, đồng chí đã để lại lời nhắn nhủ đanh thép: "Hãy giữ vững ý chí chiến đấu".

lichsubv-6-16699687226751385267674.jpg

Ngày 13-2-1861, Bệnh viện Chợ Quán (tọa lạc tại làng Chợ Quán, giữa Sài Gòn - Chợ Lớn thời ấy) mở cửa đón bệnh nhân - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sáng 29-11, chúng tôi và một số người nhà bệnh nhân, bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới được vào tham quan khu di tích lịch sử này. Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi ngay trong khuôn viên bệnh viện lại có trại giam. Từ bên ngoài đến bên trong trại giam hầu như vẫn giữ được kiến trúc cổ xưa. Các hình ảnh, tài liệu lịch sử liên quan đến trại giam này cũng được đặt trang trọng trong tủ kính để người xem hiểu rõ hơn.

dpkhubietgiambvbenhnhietdoi-14-16699680818612118978980.jpg

Ông Lê Mạnh Hùng - phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới - cho hay sẽ tổ chức hội thảo khoa học lịch sử về khu trại giam này trong thời gian tới để mở cửa đón khách nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú vào năm 2024 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, anh Phạm Văn Công (42 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) đã có trải nghiệm "có một không hai" khi được vào thăm khu trại giam nằm ngay trong bệnh viện và thêm kiến thức lịch sử quý giá mà bấy lâu nay bản thân chưa biết.

Khu trại giam đặc biệt này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và được nhắc đến nhiều lần trong buổi lễ kỷ niệm 160 năm thành lập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (1861 - 2021) vào ngày 24-11 vừa qua. Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, đây là di tích mang tính lịch sử và rất quan trọng với TP.HCM và cả nước.

(...)

bv-nhiet-doit2-16699680602371259797880.png


30 năm công tác tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trong đó có 10 năm là giám đốc bệnh viện (từ tháng 4-2011 đến tháng 8-2021), ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - nhớ lại: "Trước đây khi có dịp đi công tác khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và cả Tây Nguyên, bà con hay hỏi tôi làm ở đâu, tôi trả lời là làm ở Bệnh viện Chợ Quán hoặc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thì tất cả đều biết, họ nói: Bệnh viện này hay lắm, có tiêu chảy hay sốt đến đây thì đảm bảo hết bệnh".

Anh Bùi Văn Bòn Em (28 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) cho biết nhiều năm qua, anh chỉ tin tưởng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới vì bác sĩ ở đây trị hết bệnh cho anh và người nhà. Lần gần nhất anh đưa con đến bệnh viện này vì nghi nhiễm sán. "Các bác sĩ khám, cho con xét nghiệm và thông báo kết quả trong buổi sáng. Ở đây chật chội nhưng bác sĩ giỏi và tận tình", anh nói.

dpnhietdoi-3-16699680818621601222686.jpg

Người dân chờ khám bệnh tại khu khám bệnh theo yêu cầu chuyên khám gan và ký sinh trùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong không gian chật chội. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đang khẩn trương triển khai dự án xây dựng mới bệnh viện - Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo ghi nhận, bằng chuyên môn cao và những nỗ lực không mệt mỏi, đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện đã giúp giảm tỉ lệ tử vong và rút ngắn thời gian điều trị một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh sốt rét đã giảm tỉ lệ tử vong từ 35% xuống còn 15% và thời gian điều trị rút ngắn từ 14 ngày xuống còn 5 ngày, bệnh uốn ván giảm tỉ lệ tử vong từ 20 - 25% xuống còn 7%...

Năm 2020, khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, dù lo lắng về căn bệnh mới có tốc độ lây lan nhanh và đã cướp đi sinh mạng rất nhiều bệnh nhân ở nhiều nước, các y bác sĩ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới khăn gói lên đường đi hỗ trợ thành lập, quản lý Bệnh viện dã chiến Củ Chi - bệnh viện dã chiến đầu tiên của cả nước - và tiếp đó là Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cũng là nơi đầu tiên điều trị cho bệnh nhân 91 - phi công người Anh, trước khi anh này được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị.

(...)


https://tuoitre.vn/benh-vien-co-nhat-viet-nam-co-ca-trai-giam-20221202150038135.htm
 
Trải qua những thăng trầm lịch sử, từ thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ
Mở đầu bằng dòng này với một BV được Pháp lập ra do quân y Pháp đảm nhiệm có irony quá hok?
 
Mở đầu bằng dòng này với một BV được Pháp lập ra do quân y Pháp đảm nhiệm có irony quá hok?
Phủ Toàn Quyền ở Bắc Kỳ, sau này thành toà Bắc Bộ Phủ, nơi Bác Hồ làm việc cũng có irony gì đâu?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top