Tiểu thuyết của Lý Lan đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam

Ko hề. Bản dịch của tôi có 50k/trang thôi. So ra trong giới chỉ là hạ đẳng. Nhưng người đọc nhiều, dịch nhiều sẽ hiểu bản dịch của HP ngày xưa nhiều sạn nhiều như thế nào.

via theNEXTvoz for iPhone
Bác là dân dịch thuật thì có thể kể ra vài cục sạn to nhất trong bản dịch HP cho mọi người cùng đánh giá được không? :big_smile:Chứ nói kiểu đọc nhiều dịch nhiều sẽ biết thì đứa 1 năm đọc được 1 đầu sách như mình cũng nói được.
 
Bản dịch của bạn bao nhiêu kệ bạn, kể tui nghe chi zậy cha? Bạn khỏi chụp mũ mấy người khen Lý Lan là đọc ít hay dịch ít, tụi tui có phải dân đọc sách hay dân đi phiên dịch đâu mà phải so đo số sách đã đọc với bạn?

Đối với tui và những người đọc Harry Potter thì bản dịch của Lý Lan chắc chắn là đỉnh cao của dịch thuật rồi. Cá nhân tui đã từng tham khảo ý kiến của những người dịch thuật chuyên nghiệp cũng như làm việc với dàn admin của một trong những fanpage lớn nhất về Harry Potter tại VN (rất tiếc không chia sẻ thông tin được vì nó tế nhị) thì điểm chung là tất cả đều thừa nhận bản dịch của Lý Lan quá hay và họ đều không hiểu vì sao ở thời điểm đó khi mà internet chưa phát triển + bị dí deadline mà Lý Lan vẫn có thể dịch ra được hay như vậy, quá khủng.

Ngoài ra, tui thấy ở trên cũng có vài vozer bảo bản dịch "không sát nghĩa", nhưng những người làm dịch thuật mà tui quen biết đều cho rằng cái khó của phiên dịch chính là làm sao để truyền tải cho người đọc hiểu ngôn ngữ của một nền văn hoá khác mà không bị tách xa khỏi nền văn hoá hiện tại (trường hợp này là văn hoá phương Tây chuyển qua văn hoá phương Đông) chứ không phải dịch sát nghĩa vì dịch sát nghĩa thì họ bỏ lên GG Translate nhanh hơn. Vậy nên mới có những trường hợp vài dịch giả phải viết lại luôn một phần cốt truyện của tác phẩm vì cảm thấy dịch ra thì người đọc hiểu không nổi.

Đương nhiên ngồi soi thì kiểu gì mà chả ra lỗi, muốn vạch lá tìm sâu thì sẽ tìm được, tuy nhiên người bình thường thì họ sẽ thán phục trước những cụm từ tài tình như Phúc Lạc Dược, Tử Thần Thực Tử, Trường Sinh Linh Giá, Chậu Tưởng Ký, người thượng đẳng thì chê "nhiều sạn".
t thấy hay nhất là chữ Hocrux - trường sinh linh giá. Vì nó không rõ ràng như chữ Death Eater - tử thần thực tử.
Không biết cô Lý Lan có tham khảo mấy bản dịch bên TQ/Đài không, chứ cách sử dụng hán việt này rất điêu luyện. Mà t nghĩ dịch gấp như vậy có tham khảo cũng chả được nhiều.
 
Đấy là do bạn ít đọc thôi. Đọc nhiều một chút sẽ thấy nhiều vấn đề lắm. Nhưng nếu set HP vào phân khúc khách hàng thiếu nhi thì dịch thế là vừa đủ.

via theNEXTvoz for iPhone
Cái trạm chơi :))) Riêng tôi thì dịch đọc dc khi là con nít thôi
Lớn lên đọc ko hay nữa. Có nhiều bản dịch mới đọc rất tốt. Nhưng ra nhà sách hình như chỉ có 1 phiên bản
 
Một trong những nền móng quan trọng để tạo nên 1 tác phẩm hay đó chính là lối văn (prose). Không ít tác phẩm văn học có nội dụng tàm tạm, xây dựng nhân vật chỉ đạt mức trung bình khá, nhưng lối văn của tác giả lại khiến người đọc không đặt được sách xuống. Do vậy mà một tác phẩm đã được dịch lại thì ko thể nào "sát nghĩa" được bởi vì tác phẩm đó đã được sửa lại bằng lối văn của dịch giả rồi. Đó cũng là lý do sau này t toàn đọc sách tiếng Anh, để nhìn thấy được cái hay của lối văn, câu từ của tác giả.

Quay lại với Lý Lan, nhiều thím comment là Lý Lan dịch không sát nghĩa, nhiều sai sót. Nhưng không phải lúc học Anh văn, ngữ văn, bản thân chúng ta cũng được học là phải viết, dịch như thế nào cho nó thoát ý, chứ không phải cứ google dịch từng chữ sao? Nếu giờ cầm cuốn HP ra dịch từng chữ thì khi đọc vào vẫn hiểu đấy, nhưng nó lại ngang chàng vì cơ bản cấu trúc tiếng Anh và tiếng Việt nó đã ko giống nhau, và có 1 số từ tiếng Anh ko có từ tương ứng 100% trong tiếng Việt và ngược lại.
Việc Lý Lan dịch ra 1 tác phẩm văn học, không mất đi nội dụng, tình tiết, giữ đúng được tinh thần của tác phẩm, mà hành văn vẫn suôn sẻ mạch lạc lôi cuốn được người đọc bằng giọng văn của chính cô đã là 1 thành công rồi.
 
Bác là dân dịch thuật thì có thể kể ra vài cục sạn to nhất trong bản dịch HP cho mọi người cùng đánh giá được không? :big_smile:Chứ nói kiểu đọc nhiều dịch nhiều sẽ biết thì đứa 1 năm đọc được 1 đầu sách như mình cũng nói được.
Úp sọt trước thanh niên master dịch thuật luôn, lên Wiki đọc sẽ thấy trong đó cũng nói tới việc Lý Lan dịch kha khá chỗ không đúng ý nhưng nói chung chung, còn cụ thể nhất thì là phần Order of Phoenix thì lúc đầu cô Lan dịch Order là Mệnh lệnh, tuy nhiên các lần tái bản sau thì đã dịch đúng thành Hội Phượng Hoàng.

Lý do cho việc này lý giải là vì Lý Lan đã dịch với tốc độ rất nhanh, thứ nhất là để theo ý của NXB Trẻ và thứ 2 là vì muốn độc giả trong nước được tiếp xúc với bộ truyện gần như cùng thời điểm xuất bản. Được biết Lý Lan nhận dịch bộ truyện này vì một phần cô muốn hoàn thành công việc để phục vụ độc giả trong nước, thứ hai cô coi việc dịch là một cách xả stress chứ thù lao thì như Lý Lan có chia sẻ năm 2003:
Thù lao không có ý nghĩa gì so với việc tôi bay từ Mỹ về VN. Cũng không phải là nhiều như người ta nghĩ. Một tuần phải dịch một tập 100 trang cũng là một sự thúc ép. Đơn giản tôi chỉ muốn mình dịch cho trọn bộ.

Ngoài ra bản dịch tiếng Việt cho Harry Potter cũng thuộc vào hàng những bản dịch nhanh nhất TG cho bộ này, Lý Lan có chia sẻ như này:
Tôi ước lượng thời gian dịch toàn bộ quyển sách là 60 ngày, nhưng NXB đưa ra thời hạn 40 ngày, nếu trễ hạn thì bị trừ 5% thù lao. Tôi đã cầm như bỏ phứt 5% thù lao để bảo đảm chất lượng bản dịch của mình. Trong thời gian 40 ngày đó, tôi chỉ hoàn tất 25 chương đầu. NXB không thể chờ nên đã nhờ người khác dịch 5 chương cuối.

Có thể thấy, ở thời điểm dịch thuật chấp internet và deadline dí sát cửa thế này thì hiển nhiên việc dịch thuật chắc chắn có lỗi, nên như mình nói ở trên việc vạch lá tìm sâu thì chắc chắn sẽ đào ra lỗi. Tuy nhiên, khó phủ nhận Lý Lan dịch Harry Potter cực kỳ có hồn, nghe vô cùng tự nhiên, nhất là khi Harry Potter là một bộ truyện mà JKR viết tiếng Anh còn khó hiểu, nói chi dịch ra tiếng Việt.
 
Lý Lan dịch cho trẻ em thế là ok rồi. Dịch theo kiểu miền Nam mà tôi người Bắc hồi xưa đọc vẫn thấy hay vkl. :nosebleed:
Còn đây là tác phẩm văn học chứ không phải văn bản hành chính mà đòi dịch sát nghĩa, dịch sát nghĩa nhiều khi nó trúc trắc lủng củng đọc như *** :go:
 
t thấy hay nhất là chữ Hocrux - trường sinh linh giá. Vì nó không rõ ràng như chữ Death Eater - tử thần thực tử.
Không biết cô Lý Lan có tham khảo mấy bản dịch bên TQ/Đài không, chứ cách sử dụng hán việt này rất điêu luyện. Mà t nghĩ dịch gấp như vậy có tham khảo cũng chả được nhiều.
Quan trọng là cách Lý Lan sử dụng những cụm từ nghe thì rất Hán Việt nhưng cảm giác lại vô cùng kì quái, phù hợp phong cách của TG phù thuỷ. Cách xưng "bồ - mình", rồi Trạm Chơi hay con Bằng Mã, TSLG rồi Tử Thần Thực Tử, Giám Mục,... nghe rất thuận tai mà vẫn toát ra vẻ kì bí chứ không bị kiếm hiệp hoá. Chắc có chăng khó chịu là vì Lý Lan dịch bằng giọng miền Nam, nhiều người miền Trung hoặc Bắc đọc thấy không quen tai thôi.
 
t thấy hay nhất là chữ Hocrux - trường sinh linh giá. Vì nó không rõ ràng như chữ Death Eater - tử thần thực tử.
Không biết cô Lý Lan có tham khảo mấy bản dịch bên TQ/Đài không, chứ cách sử dụng hán việt này rất điêu luyện. Mà t nghĩ dịch gấp như vậy có tham khảo cũng chả được nhiều.
Xịn hơn nhé, như Tử thần thực tử bên Tàu dịch là thực tử đồ, trường sinh linh giá là hồn khí :byebye:
 
Đám trẻ hiện giờ biết tiếng Anh tiếng Nhật nhưng tiếng Việt kém quá.
  1. Dịch sai chính tả tùm lum, biết là làm không chuyên không có editor kĩ càng, nhưng lỗi chính tả tỉ lệ xuất hiện rất nhiều, đáng báo động.
  2. Câu cú lủng củng, đôi lúc trông có vẻ như Google dịch, cái này là do tiếng Việt kém nên không dịch thoáng ý và trau chuốt được.
  3. Đua đòi theo meme + ngôn từ chợ búa, vài năm sau đọc lại rất là cringe.
Ngày xưa Lý Lan dịch Tử Thần Thực Tử, Phúc Lạc Dược, v.v.. là hay lắm rồi bớt chê đi vozer.
 
Bác là dân dịch thuật thì có thể kể ra vài cục sạn to nhất trong bản dịch HP cho mọi người cùng đánh giá được không? :big_smile:Chứ nói kiểu đọc nhiều dịch nhiều sẽ biết thì đứa 1 năm đọc được 1 đầu sách như mình cũng nói được.
Sorry. Lần cuối cùng đọc là 201x gì đó. Lâu quá nên cũng ko nhớ được cái gì. Chỉ nhớ mang máng về cách dùng từ tương đương nghĩa gì đó. Và cái cách tìm mọi cách để Việt hoá bất cứ danh từ riêng nào. Tỉ như Thorin Oakenshield thì dịch cố thành Thorin Khiên Gỗ Sồi. Trên hết, việc nhiều người thần thánh hoá bản dịch của Lý Lan khiến nhiều người lầm tưởng phong cách dịch ấy là lý tưởng, là tiêu chuẩn cho các dịch giả kế cận khi ôm một tiểu thuyết fantasy.
Với lại một năm gần chục project, năm trước dịch cái gì thì năm sau quên luôn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bản dịch của bạn bao nhiêu kệ bạn, kể tui nghe chi zậy cha? Bạn khỏi chụp mũ mấy người khen Lý Lan là đọc ít hay dịch ít, tụi tui có phải dân đọc sách hay dân đi phiên dịch đâu mà phải so đo số sách đã đọc với bạn?

Đối với tui và những người đọc Harry Potter thì bản dịch của Lý Lan chắc chắn là đỉnh cao của dịch thuật rồi. Cá nhân tui đã từng tham khảo ý kiến của những người dịch thuật chuyên nghiệp cũng như làm việc với dàn admin của một trong những fanpage lớn nhất về Harry Potter tại VN (rất tiếc không chia sẻ thông tin được vì nó tế nhị) thì điểm chung là tất cả đều thừa nhận bản dịch của Lý Lan quá hay và họ đều không hiểu vì sao ở thời điểm đó khi mà internet chưa phát triển + bị dí deadline mà Lý Lan vẫn có thể dịch ra được hay như vậy, quá khủng.

Ngoài ra, tui thấy ở trên cũng có vài vozer bảo bản dịch "không sát nghĩa", nhưng những người làm dịch thuật mà tui quen biết đều cho rằng cái khó của phiên dịch chính là làm sao để truyền tải cho người đọc hiểu ngôn ngữ của một nền văn hoá khác mà không bị tách xa khỏi nền văn hoá hiện tại (trường hợp này là văn hoá phương Tây chuyển qua văn hoá phương Đông) chứ không phải dịch sát nghĩa vì dịch sát nghĩa thì họ bỏ lên GG Translate nhanh hơn. Vậy nên mới có những trường hợp vài dịch giả phải viết lại luôn một phần cốt truyện của tác phẩm vì cảm thấy dịch ra thì người đọc hiểu không nổi.

Đương nhiên ngồi soi thì kiểu gì mà chả ra lỗi, muốn vạch lá tìm sâu thì sẽ tìm được, tuy nhiên người bình thường thì họ sẽ thán phục trước những cụm từ tài tình như Phúc Lạc Dược, Tử Thần Thực Tử, Trường Sinh Linh Giá, Chậu Tưởng Ký, người thượng đẳng thì chê "nhiều sạn".
Mấy cái Phúc Lạc Dược, Tử Thần Thực Tử này nọ từ bản tiếng Hoa thôi. Nhưng phải công nhận cô Lý Lan việt hoá quá tốt. Đến giờ tôi vẫn nhớ cái Bành Trướng Nhĩ của anh em sinh đôi :big_smile:
 
Đám trẻ hiện giờ biết tiếng Anh tiếng Nhật nhưng tiếng Việt kém quá.
  1. Dịch sai chính tả tùm lum, biết là làm không chuyên không có editor kĩ càng, nhưng lỗi chính tả tỉ lệ xuất hiện rất nhiều, đáng báo động.
  2. Câu cú lủng củng, đôi lúc trông có vẻ như Google dịch, cái này là do tiếng Việt kém nên không dịch thoáng ý và trau chuốt được.
  3. Đua đòi theo meme + ngôn từ chợ búa, vài năm sau đọc lại rất là cringe.
Ngày xưa Lý Lan dịch Tử Thần Thực Tử, Phúc Lạc Dược, v.v.. là hay lắm rồi bớt chê đi vozer.
Đấy là lý do tôi ít đọc sách dịch, manga dịch thậm chí truyện mạng Trung quốc mà dịch. Sai chính tả với kèm meme, trend nhiều quá. Lại xưng hô sai bối cảnh này nọ.

Thành ra giờ manga với sách nước ngoài đọc Eng, truyện TQ đọc convert.
Còn văn học VN mới đọc bản tiếng Việt thôi. Ôi, đọc văn các cụ Thạch Lam, Hồ Biểu Chánh, Vũ Bằng.... nó mượt mà với êm đềm lắm. Dù có nhiều từ cổ không thông dụng nhưng vẫn hiểu được.
 
Friedrich Schleiermacher là nhà thần học người Đức, ngày 24 tháng Sáu năm 1813 lần đầu tiên ông công bố tiểu luận Über die verschiedenen Methoden des Übersezens (Bàn về các phương pháp dịch thuật khác biệt). Bài luận được ông phát biểu trong cuộc gặp gỡ ở Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia tại Berlin và đã gây nên tiếng vang

Hai phương pháp dịch được nhắc đến trong tiểu luận của Schleiermacher là:
Ngoại hoá (foreignization): Để yên tác giả hết mức có thể và đưa độc giả đến gần tác giả. Phương pháp này mang phong vị ngoại lai đến VBĐ (văn bàn đích) và xuất hiện những câu trúc câu lạ lẫm với NNĐ (ngôn ngữ đích), do đó có thể sẽ khiến độc giả thấy lạ lẫm và khó đọc so với văn chương trong nước.

Nội hoá (domestication): Để yên độc giả hết mức có thể và đưa tác giả đến gần độc giả. Phương pháp này khiến cho tác giả tuy là người nước ngoài nhưng lại viết văn như người cùng nước với độc giả, tất cả yếu tố văn hoá và văn phong được đồng hoá với văn hoá của NNĐ nên độc giả sẽ thấy gần gũi và dễ đọc.

Độc giả khác nhau có thể thích những phương pháp dịch khác nhau. Dịch theo kiểu nội hóa thì sẽ thấy giọng văn tự nhiên, gần gũi hơn (tiêu biểu như là Bố già của Ngọc Thứ Lang). Tuy nhiên, bây giờ là thời đại giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Không có nền văn hóa nào muốn mình bị đồng hóa cả. Về phía các tác giả lại càng không muốn tác phẩm của mình bị bóp méo. Nên giờ thì dịch theo kiểu ngoại hóa có vẻ đc ưa chuộng hơn :big_smile:
 
Hồi ra phần 1 ở Việt Nam điều kiện của trẻ con thế nào?
  • Sang thì thuê thầy dạy riêng Anh Văn, mua cuốn từ điển bự chà bá về tra từ.
  • Giàu thì mua cái máy kim từ điển về tra từ.
  • Nghèo hoặc gia đình không muốn đầu tư thì miễn, may ra chỉ biết Hello với Good Morning.
Hồi phần cuối Harry Potter vừa về Việt Nam tôi mới có cái điện thoại Symbian cũ ông già để lại bấm bấm chơi chơi.
 
Cái vụ playstation giờ còn trong sách ko nhỉ ? Mình nhớ cỡ cuối 9x đầu 2000 nhiều người ở Vn rành cái này rồi.

Tuy nhiên Lý Lan dịch được sách cho thanh thiếu niên Vn đọc là điều đáng ghi nhận. :)
 
Tôi đọc Sherlook Holme sao thấy không hay nhỉ, đọc cứ khô khan, ngang ngang thế nào. Cơ mà thấy nó nổi tiếng toàn cầu thì chắc chắn k thể dở rồi.
 
t thấy hay nhất là chữ Hocrux - trường sinh linh giá. Vì nó không rõ ràng như chữ Death Eater - tử thần thực tử.
Không biết cô Lý Lan có tham khảo mấy bản dịch bên TQ/Đài không, chứ cách sử dụng hán việt này rất điêu luyện. Mà t nghĩ dịch gấp như vậy có tham khảo cũng chả được nhiều.

Nhiều từ đến giờ sau hơn 20 năm mình đọc lại vẫn không rõ nghĩa là cái gì dù mình là dân viết lách. Nhưng quan trọng là văn phong Lý Lan dịch rất tốt, truyền được cái giọng văn của tác giả mà lại phải phù hợp với văn cảnh tiếng Việt. Hơn nữa thời đó dịch thuật khó hơn giờ rất nhiều bởi thông tin chưa phát triển. Mấy bản ra tập nhỏ về sau ra cả quyển lớn cũng có chỉnh sửa lại chút. Nhưng nói chung dịch vậy là rất tốt rồi, giờ đọc vẫn cuốn
 
Last edited:
Friedrich Schleiermacher là nhà thần học người Đức, ngày 24 tháng Sáu năm 1813 lần đầu tiên ông công bố tiểu luận Über die verschiedenen Methoden des Übersezens (Bàn về các phương pháp dịch thuật khác biệt). Bài luận được ông phát biểu trong cuộc gặp gỡ ở Viện Hàn Lâm Khoa Học Hoàng Gia tại Berlin và đã gây nên tiếng vang

Hai phương pháp dịch được nhắc đến trong tiểu luận của Schleiermacher là:
Ngoại hoá (foreignization): Để yên tác giả hết mức có thể và đưa độc giả đến gần tác giả. Phương pháp này mang phong vị ngoại lai đến VBĐ (văn bàn đích) và xuất hiện những câu trúc câu lạ lẫm với NNĐ (ngôn ngữ đích), do đó có thể sẽ khiến độc giả thấy lạ lẫm và khó đọc so với văn chương trong nước.

Nội hoá (domestication): Để yên độc giả hết mức có thể và đưa tác giả đến gần độc giả. Phương pháp này khiến cho tác giả tuy là người nước ngoài nhưng lại viết văn như người cùng nước với độc giả, tất cả yếu tố văn hoá và văn phong được đồng hoá với văn hoá của NNĐ nên độc giả sẽ thấy gần gũi và dễ đọc.

Độc giả khác nhau có thể thích những phương pháp dịch khác nhau. Dịch theo kiểu nội hóa thì sẽ thấy giọng văn tự nhiên, gần gũi hơn (tiêu biểu như là Bố già của Ngọc Thứ Lang). Tuy nhiên, bây giờ là thời đại giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Không có nền văn hóa nào muốn mình bị đồng hóa cả. Về phía các tác giả lại càng không muốn tác phẩm của mình bị bóp méo. Nên giờ thì dịch theo kiểu ngoại hóa có vẻ đc ưa chuộng hơn :big_smile:
Cái này không đồng ý với bác. Không một tác giả nào muốn tác phẩm mình bị bóp méo, thà không bán chứ không dc dịch bậy.( Các dịch dã tâm huyết cũng không bao giờ dịch bậy ( gọi là dịch thoát ý). Vì sao các bản dịch như ngọc thứ lang, hàn giang nhạn giờ ít phổ biến vì đơn giản là dịch bậy.
Ở đây ai cũng biết chuyện đường tam tạng đi thỉnh kinh , vậy mục đích đi là gì ( vì sách kinh điển đương thời một là người ấn jo rành hán văn, người hán lại ko rành phạn văn). Thành ra dịch thoát ý đại khái.

Nên huyền trang mới phải đi du học hơn 10 năm leo lên đến chức quốc sư, thắng cả các cao tăng ấn độ về luận kinh. Khi về nước vẫn chưa chắc chắn phải thực hiện mời 10 đại dịch sư kinh phật, cùng nhau trao đổi, đối chiếu bản dịch. Để tìm bản gọi là sát nhất của kinh gốc). Như vậy dịch sát bản gốc nhất từ 3000 năm nay luôn là tiên quyết. Bất cứ lý do gì để bóp méo đều lừa đảo. Anh thích thì viết riêng ra. Còn đã dịch thì làm cho đáng tội tác giả .
(Thương lang dịch sở lưu hương chế cháo tùm lum, làm truyện thê thảm luôn)
 
Back
Top