Google làm gì trước "mối đe dọa" ChatGPT?

TrenTungCaySo10

Senior Member
Khi AI ngày càng phát triển, Google chắc chắn sẽ phải đưa ra quyết định có nên "đại tu" bộ máy tìm kiếm của mình và để chat bot chính thức đại diện cho dịch vụ trứ danh xưa nay của mình hay không.


Google làm gì trước mối đe dọa ChatGPT? - Ảnh 1.
Google chưa dám để AI phụ trách mảng tìm kiếm.


Theo tờ New York Times ngày 21-12, ChatGPT đã khiến ban lãnh đạo Google phải ban bố "báo động đỏ". Theo đó, Sundar Pichai (CEO của cả Google lẫn công ty mẹ Alphabet) đã tham gia hàng loạt cuộc họp liên quan đến chiến lược phát triển AI của Google, và yêu cầu nhiều đội ngũ nhân viên phải tái tập trung vào các nỗ lực nhằm giải quyết mối đe dọa mà ChatGPT đang gây ra với mảng kinh doanh bộ máy tìm kiếm của hãng.

Theo các chuyên gia trong ngành, khi AI ngày càng phát triển, Google chắc chắn sẽ phải đưa ra quyết định có nên "đại tu" bộ máy tìm kiếm của mình và để chat bot chính thức đại diện cho dịch vụ trứ danh xưa nay của mình hay không.

Cứ cho là Google có khả năng làm ra một "con AI" xịn và hoàn thiện hơn ChatGPT nhiều lần (điều hoàn toàn có thể), họ vẫn phải giải quyết một bài toán nan giải khác: tìm kiếm kiểu mới này có đạp bể nồi cơm của chính họ hay không.

Lý do: nếu kết quả tìm kiếm trả về ngắn gọn mà đầy đủ, hiển hiện trước mắt, người dùng không cần phải click vào đâu cả, kể cả mấy đường link quảng cáo - cần câu cơm của Google.

Cái khó thứ hai là với một gã khổng lồ như Google, mọi sai sót đều có thể gây ảnh hưởng rộng khắp và khiến hãng này trả giá đắt. Bài học nhãn tiền: năm năm trước, chat bot Tay của Microsoft vừa được công bố đã dính xì căng đan vì toàn phát ngôn không phân biệt chủng tộc, bài ngoại thì cũng lời lẽ thô tục; công ty phải gỡ ngay tắp lự và Tay không bao giờ được xuất hiện lại.

Gần đây nhất, tháng 8-2022, Meta cũng mở chat bot BlenderBot 3 cho công chúng trải nghiệm, và AI này cũng lập tức gây ồn ào với các phát ngôn bài Do Thái và từ ngữ không đứng đắn. Những sai lầm tương tự có thể khiến người dùng, nhà quảng cáo quay lưng với Google và hủy hoại thương hiệu đã gầy dựng trong hàng chục năm qua.

Google còn nhiều mối lo, nhưng kẻ thách thức họ có vẻ không phải ngại gì. OpenAI thậm chí còn "mở cửa" AI của họ cho bá tánh, không sợ hãi gì, vì họ là công ty mới (thành lập tháng 12-2015), sẵn sàng "ăn mắng" để đổi lấy tăng trưởng, theo New York Times.

Trước mắt, trong tình trạng "báo động đỏ", lãnh đạo Google đã yêu cầu các nhóm khác nhau tập trung phát triển sản phẩm mới liên quan đến AI, như chat bot nhận yêu cầu của người dùng rồi vẽ thành tranh giống DALL-E của OpenAI chẳng hạn.

Riêng về mảng tìm kiếm, Google thật ra cũng đã rón rén áp dụng một phần công nghệ đằng sau những LaMDA và ChatGPT cho trang tìm kiếm của mình. Trước đây, nếu gõ "chuyên viên thẩm mỹ có phải đứng nhiều ở chỗ làm không", Google sẽ không hiểu bạn muốn nói gì. Giờ thì câu hỏi này sẽ trả về trang kết quả với phần nhấn mạnh, với nội dung về yêu cầu thể chất của ngành chăm sóc da.

Nhiều chuyên gia tin rằng Google sẽ tiếp tục theo cách làm này, từng bước cải thiện bộ máy tìm kiếm của mình thay vì thay đổi toàn diện. "Google khá bảo thủ - họ thường cố không làm rối một hệ thống đang làm việc ổn" - Margaret Mitchell, chuyên gia nghiên cứu AI từng làm việc cho Microsoft lẫn Google, nhận xét.

Cuộc chơi tìm kiếm trên Internet tất nhiên sẽ còn những cái tên khác. OpenAI cho thấy ai cũng có thể tin vào tương lai thay thế Google. Hai nền tảng tìm kiếm còn khá xa lạ Vectara và Neeva đang cải tiến công nghệ theo cách tương tự Google, còn OpenAI dĩ nhiên cũng sẽ giải quyết các vấn đề hiện tại liên quan đến chất lượng nội dung (độc hại và thiên kiến). Đây cũng có thể là "chén thánh" của lĩnh vực này, và ai có được nó đầu tiên sẽ là người chiến thắng.

"Mới năm ngoái tôi còn thất vọng vì nghĩ rằng sẽ quá khó để thoát khỏi bàn tay sắt của Google, nhưng những khoảnh khắc công nghệ [như sự nổi dậy của ChatGPT] thế này sẽ tạo ra cơ hội cho nhiều cạnh tranh hơn" - Sridhar Ramaswamy, từng phụ trách giám sát quảng cáo cho Google và giờ là người điều hành Neeva, nhận định đầy lạc quan.
https://cuoituan.tuoitre.vn/google-lam-gi-truoc-moi-de-doa-chatgpt-20221228085756881.htm
 
Thay thế méo nào được, con chatGPT nó chỉ giúp tổng hợp doc từ các nguồn lại để cho ra kết quả, còn nhược điểm kết quả như thế nào, đúng hay sai, đã kiểm định chưa, lấy từ nguồn nào thì có Trời biết => Google vẫn win chặt. :embarrassed:
ChatGPT vẫn mới là bản beta thôi, nó phát triển thêm 10 năm nữa thì Google cũng phải gọi bằng bố.
 
ChatGPT vẫn mới là bản beta thôi, nó phát triển thêm 10 năm nữa thì Google cũng phải gọi bằng bố.
Quan trọng mô hình kiếm tiền là thế nào, nếu trả tiền để xài thì sẽ giảm lượng người dùng, nếu free để chèn quảng cáo thì người ta lại không còn tin tưởng tính năng hay thậm chí câu trả lời, vì quảng cáo sẽ làm nó bias.


via theNEXTvoz for iPhone
 
Quan trọng mô hình kiếm tiền là thế nào, nếu trả tiền để xài thì sẽ giảm lượng người dùng, nếu free để chèn quảng cáo thì người ta lại không còn tin tưởng tính năng hay thậm chí câu trả lời, vì quảng cáo sẽ làm nó bias.


via theNEXTvoz for iPhone
tôi nghĩ phù hợp nhất là xài free thì giới hạn input mỗi ngày, số từ output của bot giảm đi các kiểu :matrix:
 
Cái chat GPT này hỗ trợ cho việc lập trình tốt phết.
Trước mấy đoạn code nho nhỏ như 'Tìm khoảng cách từ 1 điểm tới điểm gần nhất của một đường thẳng' hoặc là phải tìm stackoverflow, hoặc là tự code. Thì giờ lên chatGPT này tìm là dc. Dù code của nó cho những bài toán đơn giản này 50% là sai, nhưng mình có khung sẵn thì có thể debug và sửa dc, tiết kiệm thời gian viết từ đầu.
Nc là rất có tiềm nănng
 
ChatGPT vẫn mới là bản beta thôi, nó phát triển thêm 10 năm nữa thì Google cũng phải gọi bằng bố.
ChatGPT cảm giác ổn là vì nó được train bởi nguồn hạn chế và đã qua kiểm duyệt nên kết quả của nó cũng có độ chính xác nhất định. Nhưng mà như vậy không so với Google được vì kết quả của Google rộng lớn hơn nhiều (dù cũng có kiểm duyệt nhưng ít hơn.
 
ChatGPT cảm giác ổn là vì nó được train bởi nguồn hạn chế và đã qua kiểm duyệt nên kết quả của nó cũng có độ chính xác nhất định. Nhưng mà như vậy không so với Google được vì kết quả của Google rộng lớn hơn nhiều (dù cũng có kiểm duyệt nhưng ít hơn.
Nếu muốn tra cứu nhiều nguồn dữ liệu khác nhau thì dùng Tor còn hơn Google nhiều ấy.
 
ChatGPT vẫn mới là bản beta thôi, nó phát triển thêm 10 năm nữa thì Google cũng phải gọi bằng bố.
Lúc đấy gọi Lamda bằng cụ đc chưa?
vuwiPMj.gif
 
con này beta mà có thể ứng dụng rộng rãi ngon lành, hi vọng con này với hàng không vũ trụ tư nhân sẽ đưa văn minh của con người lên tầm cao mới :matrix:
 
Con này vẫn mới là bản thử nghiệm + với đang bị phong ấn sức mạnh mà, nhớ lúc mới ra mắt thì mấy ông trên đít đỏ tìm ra cách vượt bộ lọc nội dung của nó để hỏi mấy vấn đề 18+ hay công thức thủ tiêu xác chết, cách điều chế ma túy từ thuốc tây bla bla... Sau đó bị fix lại cho ngu bớt đi.
 
Back
Top