Cơn sốt IELTS lan đến tuyển sinh đầu cấp

Cryolite.

Senior Member
https://zingnews.vn/con-sot-ielts-lan-den-tuyen-sinh-dau-cap-post1406919.html
Khi nhiều trường THPT dùng IELTS là phương thức tuyển sinh đầu cấp, không ít phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho con luyện thi chứng chỉ này từ khi con học tiểu học, đầu THCS.
mana_akbarzadegan_VwppU7Hi8G0_unsplash.jpg
Nhiều phụ huynh đua nhau cho con học IELTS từ sớm với hy vọng con mình có thêm cơ hội tuyển sinh đầu cấp. Ảnh: Unsplash.

Hai năm trước, khi con trai học lớp 7, chị L.H. (Nghệ An) đã đăng ký cho con luyện thi IELTS tại một trung tâm gần nhà. Theo chị H., không riêng con trai chị, nhiều học sinh trạc tuổi khác trong khu vực cũng được phụ huynh đầu tư cho học IELTS từ sớm.

“Lớp luyện thi IELTS của con có khoảng 30 bạn, 1/3 trong số đó là học sinh bậc THCS. Chủ yếu các con luyện thi để có chứng chỉ IELTS dùng trong việc xét tuyển vào các trường THPT trên địa bàn tỉnh", chị H. chia sẻ với Zing.

Lý giải điều này, chị H. cho biết 2 năm nay, Sở GD&ĐT Nghệ An áp dụng dùng các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế để tuyển thẳng hoặc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đầu cấp trên địa bàn.

Thậm chí, học sinh tiểu học ở tỉnh này có IELTS 4.0 hoặc TOEFL, TOEIC tương đương được xem xét tuyển thẳng vào trường THCS Đặng Thai Mai (TP Vinh). Vì vậy, không ít phụ huynh sẵn sàng chi tiền cho con luyện thi từ sớm.

“Tấm vé" trúng tuyển

Con trai chị H. dự định theo học lớp chuyên Anh của trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An). Chính vì vậy, chị cho cháu học từ sớm để đạt điều kiện được tuyển thẳng nếu có IELTS từ 6.0-6.5 (tùy năm học).

Tháng 10/2022, sau 2 năm theo học, nam sinh này đạt 7.5 IELTS. Không dừng lại ở đó, chị H. dự định tiếp tục đầu tư cho con học thêm để đạt mức cao hơn, dùng cho việc xét tuyển đại học.

“Mình thấy việc cho con luyện thi IELTS từ sớm không chỉ bổ túc khả năng tiếng Anh của con mà còn giúp con bước vào một môi trường học tập tốt hơn”, chị H. nói.

Không riêng Nghệ An, trong vài năm gần đây, nhiều trường THPT tại các tỉnh, thành khác cũng sử dụng IELTS như một “tấm vé" đặc biệt, mở rộng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.

Tại Hà Nội, những năm gần đây, một số trường THPT đã có đề án ưu tiên xét tuyển đối với học sinh lớp 9 có chứng chỉ IELTS 5.5-6.0.

Năm học 2023-2024, trường THCS và THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) tuyển thẳng học sinh lớp 10 có IELTS 5.5 trở lên. Bên cạnh việc tuyển thẳng, trường này còn giảm 20% học phí cơ bản đối với những học sinh có kết quả IELTS từ 7.0 trở lên.

Trường THCS - THPT Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) xét tuyển thẳng vào lớp 10 đối với những học sinh có chứng chỉ IELTS đạt từ 6.5 trở lên.

Trường Tiểu học, THCS & THPT Archimedes (Đông Anh, Hà Nội) cũng thông báo tuyển thẳng vào lớp 10 với thí sinh đạt 5.5 IELTS trở lên. Thí sinh có chứng chỉ 6.0 IELTS trở lên, trường cấp học bổng 10-100 triệu đồng.
tuyen sinh dau cap anh 1
Thông tin tuyển thẳng của trường Tiểu học, THCS & THPT Archimedes.

Trong khi đó, Sở GD&ĐT Quảng Trị miễn thi và tính điểm 10 tiếng Anh chung cho học sinh thi vào lớp 10 có IELTS từ 4.0 hoặc tương đương.

Không phải ai cũng nên học IELTS sớm

Là cựu du học sinh Mỹ, thầy Thành Đạt, giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội, đánh giá việc học IELTS sớm có thể đem đến một số ưu điểm nhất định như nâng cao vốn từ cũng như kiến thức đa chủ đề cho học sinh.

“Học IELTS buộc các bạn phải biết nhiều chủ đề trong cuộc sống như giáo dục, y tế, chính trị, khoa học... Từ đó, nếu gặp giáo viên có tâm, các bạn có thể mở rộng vốn từ tiếng Anh cũng như kiến thức phục vụ cuộc sống của mình sau này”, thầy Đạt nói và đánh giá mức điểm IELTS một số trường THPT yêu cầu đối với học sinh lên lớp 10 trong khoảng 5.5-6.0 là phù hợp với nhiều bạn học sinh THCS.

Tuy nhiên, theo thầy, quy định xét điểm IELTS để tuyển sinh vào lớp 10 có thể làm tăng thêm áp lực lên các bạn cũng như phụ huynh.

"Kỳ thi lên lớp 10 một số tỉnh thành đã bao gồm bài thi Tiếng Anh. Việc một số trường bổ sung thêm ưu tiên về điểm IELTS khiến cho các bạn thêm áp lực học hành từ nhiều phía. Nhiều phụ huynh cũng vì quy chế ưu tiên này mà gây ra thêm áp lực không đáng cho con em", thầy Đạt cho hay.

Cũng với lý do trên, thầy hầu như không nhận dạy IELTS cho học sinh THCS dù được khá nhiều phụ huynh gửi gắm.

ThS Nguyễn Vũ Thanh An, tốt nghiệp ĐH Harvard hệ thạc sĩ chuyên ngành Khoa học và thực hành phòng ngừa trong giáo dục, nhận định việc luyện thi IELTS thường xuất phát từ yêu cầu gia đình hoặc yêu cầu học sinh.

Ví dụ, nhiều em dự định đi du học từ cuối bậc THCS và trường yêu cầu phải có chứng chỉ IELTS, điều đó buộc học sinh phải luyện thi sớm hơn, nhưng quan trọng, học sinh phải có nền tảng tư duy ngôn ngữ vững chắc thì mới học tốt chứng chỉ này.
tuyen sinh dau cap anh 2
Học sinh muốn học IELTS sớm cần có nền tảng tư duy ngôn ngữ vững vàng. Ảnh: Lê Quân.

Đồng quan điểm, cô Bích Ngọc, giáo viên dạy IELTS tại TP.HCM, cho biết một số bạn có nhu cầu đi du học từ bậc THPT, các bạn cần luyện thi IELTS là điều tất yếu.

“Tôi nghĩ với mức điểm 4.5 IELTS, học sinh bậc THCS có thể học để đáp ứng được và tham gia học thi chứng chỉ này nếu có kế hoạch du học. Tuy nhiên, ở những trường hợp khác, việc học IELTS ở độ tuổi quá sớm có thể tạo nên một thế hệ ‘không nói được’ do các em quá quen với văn phong học thuật của bài thi IELTS”, cô Ngọc nói.

Lý giải điều này, cô Ngọc cho rằng học sinh khi học IELTS quá sớm sẽ luôn “ám ảnh” bởi việc dùng những từ ngữ học thuật, cao cấp của IELTS mà quên đi từ ngữ sử dụng hàng ngày. Hệ quả của việc này là học sinh không thể giao tiếp bằng văn nói như bình thường.

Vì vậy, giáo viên này cho rằng một số Sở GD&ĐT cũng như trường THPT tuyển sinh học sinh vào lớp 10 có chứng chỉ IELTS là chưa phù hợp.

Chia sẻ quan điểm, TS Nguyễn Chí Hiếu, nhận bằng tiến sĩ Kinh tế học từ ĐH Stanford (Mỹ), nhận định thời điểm phù hợp để luyện thi IELTS và các chứng chỉ chuẩn hóa sẽ khác nhau giữa từng học sinh.

“Một số bạn có năng lực, tố chất, tư duy chín chắn, trưởng thành trước tuổi vẫn có thể học IELTS sớm. Nhưng ngược lại, nhiều em sẽ gặp khó khăn và tác động không tốt", TS Hiếu nói.

Lý giải điều này, ông Hiếu nhận định ở độ tuổi tiểu học hay đầu THCS, nền tảng ngôn ngữ của học sinh chưa chắc chắn. Nếu không đọc và tìm hiểu các tác phẩm bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, sau đó viết văn, viết luận bằng ngôn ngữ đó, khi luyện thi, thứ các em học được chỉ là mẹo giải đề, thay vì hiểu và sử dụng ngôn ngữ thực sự.

Bên cạnh đó, theo TS Hiếu, học sinh chắc chắn cũng không thích việc luyện thi trường kỳ, nhiều năm trời. Dần dần, các em sẽ chán, mất động lực tự học và khó để thoát ra khỏi khuôn mẫu đã tồn tại do việc luyện thi.

“Ở tuổi đó, các em còn nhiều thứ phải học để phát triển các năng lực khác, thay vì dành nhiều thời gian chỉ để luyện thi. Tất nhiên, điểm cao, ai cũng vui, nhưng những điều vô hình xuất hiện trong trẻ thì không phải ai cũng biết", ông nhận định.

TS Hiếu cho rằng học sinh nên vận dụng cả những hình thức học ngôn ngữ khác (đọc, phân tích, phản biện đoạn văn, tác phẩm, viết luận với định dạng khác bài thi viết của IELTS…) thay vì chỉ học theo khuôn mẫu.

Ngoài ra, giáo viên có thể thay đổi cách giảng dạy, không chỉ luyện thi thông thường, thầy cô có thể dùng chất liệu của bài thi IELTS để dạy học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ. Vị tiến sĩ cho rằng điều đó tốt hơn việc làm mọi thứ để đạt điểm số nhanh nhất.

...
 
Rác rưởi.
IELTS là 1 cách phân hoá giàu nghèo.
Nhà nghèo đến 5 triệu cho 1 lần thi đã khó chứ đừng nói đến chuyện ôn thi linh tinh các thứ.
Một tỉnh nghèo mạt rệp mà bày lắm trò.
Cái trường Đặng Thai Mai có tiếng dạy giỏi ở Vinh rồi rốt cục cũng chỉ dành cho con nhà giàu.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Rác rưởi.
IELTS là 1 cách phân hoá giàu nghèo.
Nhà nghèo đến 5 triệu cho 1 lần thi đã khó chứ đừng nói đến chuyện ôn thi linh tinh các thứ.
Một tỉnh nghèo mạt rệp mà bày lắm trò.
Cái trường Đặng Thai Mai có tiếng dạy giỏi ở Vinh rồi rốt cục cũng chỉ dành cho con nhà giàu.

via theNEXTvoz for iPhone
học hành chưa bao giờ dành cho nhà nghèo.

nghèo mà học giỏi thì yên tâm đã có học bổng cover
 
Rác rưởi.
IELTS là 1 cách phân hoá giàu nghèo.
Nhà nghèo đến 5 triệu cho 1 lần thi đã khó chứ đừng nói đến chuyện ôn thi linh tinh các thứ.
Một tỉnh nghèo mạt rệp mà bày lắm trò.
Cái trường Đặng Thai Mai có tiếng dạy giỏi ở Vinh rồi rốt cục cũng chỉ dành cho con nhà giàu.

via theNEXTvoz for iPhone
bạn yên tâm là càng ngày phân hóa giàu nghèo càng rộng thôi, cách đơn giản là hãy phấn đấu để đừng bị bỏ lại
 
Rác rưởi.
IELTS là 1 cách phân hoá giàu nghèo.
Nhà nghèo đến 5 triệu cho 1 lần thi đã khó chứ đừng nói đến chuyện ôn thi linh tinh các thứ.
Một tỉnh nghèo mạt rệp mà bày lắm trò.
Cái trường Đặng Thai Mai có tiếng dạy giỏi ở Vinh rồi rốt cục cũng chỉ dành cho con nhà giàu.

via theNEXTvoz for iPhone
cái tỉnh đó nó nghèo nhưng dân vinh thì ko nghèo, và chúng nó học cũng ko thua bất kì tình nào đâu
 
Đáng ra càng về sau này, tiếng Anh phải ngày càng được bình dân hóa, trở thành một skill tất nhiên phải có của người lao động, chuyện một sinh viên ra trường dùng tốt tiếng Anh phải là chuyện bình thường...

Nhưng tiếng Anh lại ngày càng được đội lên đầu như này là thế bất nào? 2023 rồi mà chuyện giỏi tiếng Anh vẫn là một niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của học sinh và phụ huynh, WTF?
 
Rác rưởi.
IELTS là 1 cách phân hoá giàu nghèo.
Nhà nghèo đến 5 triệu cho 1 lần thi đã khó chứ đừng nói đến chuyện ôn thi linh tinh các thứ.
Một tỉnh nghèo mạt rệp mà bày lắm trò.
Cái trường Đặng Thai Mai có tiếng dạy giỏi ở Vinh rồi rốt cục cũng chỉ dành cho con nhà giàu.

via theNEXTvoz for iPhone
Vinh thì thiếu gì người giàu, tỉ lệ sở hữu xe hơi ở Vinh là lớn nhất cả nước thì phải :angry::angry::angry:
 
Đáng ra càng về sau này, tiếng Anh phải ngày càng được bình dân hóa, trở thành một skill tất nhiên phải có của người lao động, chuyện một sinh viên ra trường dùng tốt tiếng Anh phải là chuyện bình thường...

Nhưng tiếng Anh lại ngày càng được đội lên đầu như này là thế bất nào? 2023 rồi mà chuyện giỏi tiếng Anh vẫn là một niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của học sinh và phụ huynh, WTF?
Tại vì Tiếng Anh ko phải ngôn ngữ chính thức được công nhận sử dụng hằng ngày. Giờ yêu cầu Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc như tiếng Việt, tất cả văn bản hành chính phải viết bằng hai thứ tiếng xem :shame:
Được mấy chục năm chắc bỏ luôn tiếng Việt.
 
Đáng ra càng về sau này, tiếng Anh phải ngày càng được bình dân hóa, trở thành một skill tất nhiên phải có của người lao động, chuyện một sinh viên ra trường dùng tốt tiếng Anh phải là chuyện bình thường...

Nhưng tiếng Anh lại ngày càng được đội lên đầu như này là thế bất nào? 2023 rồi mà chuyện giỏi tiếng Anh vẫn là một niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của học sinh và phụ huynh, WTF?

Theo tôi là do sự thất bại trong việc dạy tiếng anh của giáo dục nước nhà. Việc dạy tiếng anh này hoàn toàn rơi vào tay của tư nhân chứ nhà nước không chen chân vào nổi vì hệ thống giáo dục tiếng anh ở nhà trường quá tệ, chỉ chăm chăm luyện học sinh thành cái máy giải ngữ pháp chứ không đào tạo thành 1 người có khả năng sử dụng tiếng anh thực thụ.

Chuyện học sinh sau 12 năm học tiếng anh ròng rã mà không viết được 1 đoạn văn ngắn, không nói được 1 bài tự giới thiệu bản thân nhưng lại có thể giải được các bài tập ngữ pháp nâng cao thì quá bình thường luôn
yBBewst.png


Từ đây dẫn tới hiện trạng là đa phần toàn dân có nền tảng tiếng anh không vững dù trải qua 12 năm đèn sách. Tới đây thì ai muốn bật ra khỏi đám đông thì phải bỏ công bỏ của ra học lại.

Từ đây tiếng anh trở thành thời thượng vì số đông không sở hữu được nó.
 
Tại vì Tiếng Anh ko phải ngôn ngữ chính thức được công nhận sử dụng hằng ngày. Giờ yêu cầu Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc như tiếng Việt, tất cả văn bản hành chính phải viết bằng hai thứ tiếng xem :shame:
Được mấy chục năm chắc bỏ luôn tiếng Việt.

Vấn đề này đã từng được đưa ra thảo luận rồi. Có 1 đợt dư luận mạnh mẽ thúc đẩy việc biến tiếng anh thành ngôn ngữ thứ hai của VN nhưng không được.

Vậy thì ai muốn con mình giỏi thì chỉ còn cách tự thân vận động.

Quốc hội không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2​

https://dantri.com.vn/xa-hoi/quoc-h...g-anh-la-ngon-ngu-thu-2-20190614101359000.htm
 
Last edited:
sợ thật, đang dẫm phải con đường của tàu chó, phân hóa xã hội quá gớm
hồi mình đi học, có khi nhiều ng còn không biết IELTS, học anh văn mà bỏ vài triệu 1 tháng là VIP lắm rồi, hồi đó IELTS 6.5 là pro rùi bây giờ 8 9 nhan nhản, đâm ra cái bằng chả có giá trị gì, chưa kể dân châu á cày như 1 vẹt, học tủ, đoán đề, chưa kể học kiểu của tàu canh tụi Úc thi rồi đoán đề
giờ bỏ 5 6tr ra 1 lần thi mà vẫn đua nhau cho con đi học, thấy y chang con đường của bọn Hàn, học chết bỏ
 
sợ thật, đang dẫm phải con đường của tàu chó, phân hóa xã hội quá gớm
hồi mình đi học, có khi nhiều ng còn không biết IELTS, học anh văn mà bỏ vài triệu 1 tháng là VIP lắm rồi, hồi đó IELTS 6.5 là pro rùi bây giờ 8 9 nhan nhản, đâm ra cái bằng chả có giá trị gì, chưa kể dân châu á cày như 1 vẹt, học tủ, đoán đề, chưa kể học kiểu của tàu canh tụi Úc thi rồi đoán đề
giờ bỏ 5 6tr ra 1 lần thi mà vẫn đua nhau cho con đi học, thấy y chang con đường của bọn Hàn, học chết bỏ
Cái mắc tiền của IELTS không phải là thi nó đâu mà là tiền học đó.

Để mà học đạt aim đặt ra thì bét lắm cũng phải X0 triệu với X trung bình.
zFNuZTA.png
 
Cái IELTS này thần thánh hoá nó quá cũng k tốt. Cái điểm duy nhất khiến nó khó là không công bố grading rubric rõ ràng, nên thí sinh cho dù có giỏi tiếng Anh đến mấy mà k vào trung tâm luyện thi thì cũng k quá điểm 6.5.
Linh tinh, tôi tự luyện đề làm quen tại nhà đây có đi học lò đâu. Cái nguy hiểm ở đây là việc học ielts đang bị biến thành cuộc đua không cần thiết (và đốt tiền), nơi mà nhiều phụ huynh thấy con mình 7.0, 7.5 là vẫn còn KÉM. Trong khi đây đã là mức điểm thừa cho sinh viên quốc tế theo học cấp độ thạc sĩ, thậm chí là tiến sĩ.

Cứ sử dụng tiếng Anh thành thạo thì bài thi nào cũng chấp hết. Thôi thì xã hội mà, nói thì buồn nhưng coi như lọc người hay kẻ dốt.
 
Linh tinh, tôi tự luyện đề làm quen tại nhà đây có đi học lò đâu. Cái nguy hiểm ở đây là việc học ielts đang bị biến thành cuộc đua không cần thiết (và đốt tiền), nơi mà nhiều phụ huynh thấy con mình 7.0, 7.5 là vẫn còn KÉM. Trong khi đây đã là mức điểm thừa cho sinh viên quốc tế theo học cấp độ thạc sĩ, thậm chí là tiến sĩ.

Cứ sử dụng tiếng Anh thành thạo thì bài thi nào cũng chấp hết. Thôi thì xã hội mà, nói thì buồn nhưng coi như lọc người hay kẻ dốt.
Đấy là do a có luyện theo kiểu chấm điểm và hướng dẫn của nó, còn tôi đang nói ng nói tiếng Anh một cách bình thường không luyện. Tôi k dám nói mình giỏi, nhưng tôi ở nước ngoài một thời gian, học hết mùa này là xong chương trình đại học bên này, viết essay cũng 3 4 trang , đi chơi bạn bè Mỹ nên tiếng Anh k thể nói là tệ được. Tôi cũng tự tin đi thi thử IELTS cũng chỉ 6.5, phần viết thì có 5. Đọc phần phản hồi trong chấm thì mới thấy là phần nói và viết phải làm theo yêu cầu của nó mới có điểm.
 
Back
Top