kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Gần đây có đọc 2 cuốn là Hai số phận và Kafka bên bờ biển - Vozer và bạn bè recommend rất nhiều :)


Hai số phận

Cách hành văn cụt ngủn xuyên suốt tác phẩm, thậm chí có nhiều câu chỉ có 7 chữ (Cứ tưởng chỉ có đoạn đầu của cuốn sách được viết như vậy thôi (vì nếu viết dưới góc nhìn của những đứa trẻ thì những câu văn ngắn có thể chấp nhận được) nhưng không, toàn bộ tiểu thuyết được viết với cách hành văn như vậy. Hậu quả là gì? Quá nhiều nhân vật được đưa vào và chết đi gần như tức khắc, cái chết của họ đột ngột và không được miêu tả đàng hoàng, ta không thể cảm nhận được hoàn toãn nỗi buồn, nỗi thống khổ của nhân vật chính nếu cái chết của những người thân của họ được mô tả như vầy:" Và X chết vào ngày hôm sau ". Những cái chết quan trọng như của ông Alan và Davis Leroy đáng ra nên là những cột mốc quan trọng của tiểu thuyết thì lại chỉ được nói qua loa. Sau những chi tiết này, tác giả chỉ đơn giản bảo chúng ta là 2 người này thù nhau vì thế, nhưng tác giả lại không làm ta cảm thấy như vậy được.

Đọc tựa sách mọi người tưởng sẽ có sự đối đầu giữa 2 nhân vật sớm hơn, nhưng không, 2 người này không thực sự đối đầu nhau cho đến 100 trang cuối, và lúc đó cũng chỉ là Abel bán tháo cổ phiếu đẩy giá cao, khiến Kane tốn tiền.

Hơn nữa,Các nhân vật hành xử rất trẻ con, cứ hơi tí là tức nhau như bọn con nít. Lưu ý: Kane không có lí do gì để thù Abel vì chính Kane đã cứu sống Abel từ đầu tác phẩm. Abel cũng không có lý do gì để thù Kane vì lúc Abel gọi Kane xin hỗ trợ vào đầu truyện thì Kane đang là một thằng nhóc mới vào làm phó giám đốc ngân hàng (nghe cho sang thôi chứ lúc này Kane vẫn làm việc kiểu osin cho tổng giám đốc), thế thì Kane lấy quyền gì mà một mình quyết định giao tiền cho Abel được. Tác giả chỉ đơn giản bảo độc giả là 2 người này thù nhau đến tận xương tủy, khiến người đọc không hiểu tại sao lại có cuộc đối đầu này, khiến họ không hoàn toàn bám theo cốt truyện được.

Cái kết thì cliché. Tất cả các twist của truyện này đều đến dưới dạng các lá thư, khiến cái kết nhạt và rỗng. Theo em, truyện này nên được triển khai theo kiểu chỉ có một mình Abel thù Kane. Abel không phải là người gửi trợ cấp cho con mà chính Kane làm việc này, trong thời gian đó Abel liên tục tìm cách phá hoại làm ăn của Kane. Kết truyện, Kane chết, Abel hả hê, Abel nhận ra Kane là người đã cứu mình, Abel hối hận và nhận ra vì cái tư thù cá nhân này mà mình đã hủy hoại cuộc đời của ân nhân và của con gái mình và tìm kiếm sự chuộc tội vào cuối tác phẩm. Làm vậy sẽ khiến mạch truyện hợp lý hơn và tạo một cái twist vào 2 cái tên Cain và Abel khi Abel mới là người sa ngã và giết Kane.

Kafka bên bờ biển
Truyện này thì ngắn thôi vì có bác đã trình bày ở trang 1.

Điều duy nhất mình chịu không nổi trong cuốn sách này là đang giữa lời thoại của nhân vật thì tác giả copy nguyên trang Wikipedia rồi dán vào cuốn sách. Những chi tiết này không có tác dụng gì, nó không phát triển nhân vật, nó cũng không đẩy câu truyện về phía trước. Nó tách độc giả ra khỏi mạch truyện và làm đứt mạch tuyến tính của câu truyện.

Rất nhiều chi tiết thừa thải:
Không có lý do gì để Oshima đồng tính ngoài rao giảng về logic học và chửi nữ quyền cực đoan.
Không có lý do gì để chủ quán cà phê tồn tại ngoài rao giảng về "toàn bộ âm nhạc và cuộc đời của Beethoven".
Các chi tiết này chỉ xuất hiện một lần và không bao giờ xuất hiện lại trong truyện nữa. Nó không đóng góp vào mạch truyện chung, nếu loại bỏ hoàn toàn các chi tiết này thì truyện không có gì thay đổi cả. Vậy tác dụng của những chi tiết này là gì ? Phô trương kiến thức của tác giả ?

Mọi người bảo đây là style riêng của Murakami, được thôi, nhưng điều mình quan tâm khi đọc một cuốn sách trước hết là nội dung, nếu tác giả vì style riêng mà làm đứt quãng quá trình đọc thì cuốn sách đó không hợp gu của mình.
 
Last edited:
Gần đây có đọc 2 cuốn là Hai số phận và Kafka bên bờ biển - Vozer và bạn bè recommend rất nhiều :)


Hai số phận

Cách hành văn cụt ngủn xuyên suốt tác phẩm, thậm chí có nhiều câu chỉ có 7 chữ (Cứ tưởng chỉ có đoạn đầu của cuốn sách được viết như vậy thôi (vì nếu viết dưới góc nhìn của những đứa trẻ thì những câu văn ngắn có thể chấp nhận được) nhưng không, toàn bộ tiểu thuyết được viết với cách hành văn như vậy. Hậu quả là gì? Quá nhiều nhân vật được đưa vào và chết đi gần như tức khắc, cái chết của họ đột ngột và không được miêu tả đàng hoàng, ta không thể cảm nhận được hoàn toãn nỗi buồn, nỗi thống khổ của nhân vật chính nếu cái chết của những người thân của họ được mô tả như vầy:" Và X chết vào ngày hôm sau ". Những cái chết quan trọng như của ông Alan và Davis Leroy đáng ra nên là những cột mốc quan trọng của tiểu thuyết thì lại chỉ được nói qua loa. Sau những chi tiết này, tác giả chỉ đơn giản bảo chúng ta là 2 người này thù nhau vì thế, nhưng tác giả lại không làm ta cảm thấy như vậy được.

Đọc tựa sách mọi người tưởng sẽ có sự đối đầu giữa 2 nhân vật sớm hơn, nhưng không, 2 người này không thực sự đối đầu nhau cho đến 100 trang cuối, và lúc đó cũng chỉ là Abel bán tháo cổ phiếu đẩy giá cao, khiến Kane tốn tiền.

Hơn nữa,Các nhân vật hành xử rất trẻ con, cứ hơi tí là tức nhau như bọn con nít. Lưu ý: Kane không có lí do gì để thù Abel vì chính Kane đã cứu sống Abel từ đầu tác phẩm. Abel cũng không có lý do gì để thù Kane vì lúc Abel gọi Kane xin hỗ trợ vào đầu truyện thì Kane đang là một thằng nhóc mới vào làm phó giám đốc ngân hàng (nghe cho sang thôi chứ lúc này Kane vẫn làm việc kiểu osin cho tổng giám đốc), thế thì Kane lấy quyền gì mà một mình quyết định giao tiền cho Abel được. Tác giả chỉ đơn giản bảo độc giả là 2 người này thù nhau đến tận xương tủy, khiến người đọc không hiểu tại sao lại có cuộc đối đầu này, khiến họ không hoàn toàn bám theo cốt truyện được.

Cái kết thì cliché. Tất cả các twist của truyện này đều đến dưới dạng các lá thư, khiến cái kết nhạt và rỗng. Theo em, truyện này nên được triển khai theo kiểu chỉ có một mình Abel thù Kane. Abel không phải là người gửi trợ cấp cho con mà chính Kane làm việc này, trong thời gian đó Abel liên tục tìm cách phá hoại làm ăn của Kane. Kết truyện, Kane chết, Abel hả hê, Abel nhận ra Kane là người đã cứu mình, Abel hối hận và nhận ra vì cái tư thù cá nhân này mà mình đã hủy hoại cuộc đời của ân nhân và của con gái mình và tìm kiếm sự chuộc tội vào cuối tác phẩm. Làm vậy sẽ khiến mạch truyện hợp lý hơn và tạo một cái twist vào 2 cái tên Cain và Abel khi Abel mới là người sa ngã và giết Kane.

Kafka bên bờ biển
Truyện này thì ngắn thôi vì có bác đã trình bày ở trang 1.

Điều duy nhất mình chịu không nổi trong cuốn sách này là đang giữa lời thoại của nhân vật thì tác giả copy nguyên trang Wikipedia rồi dán vào cuốn sách. Những chi tiết này không có tác dụng gì, nó không phát triển nhân vật, nó cũng không đẩy câu truyện về phía trước. Nó tách độc giả ra khỏi mạch truyện và làm đứt mạch tuyến tính của câu truyện.

Rất nhiều chi tiết thừa thải:
Không có lý do gì để Oshima đồng tính ngoài rao giảng về logic học và chửi nữ quyền cực đoan.
Không có lý do gì để chủ quán cà phê tồn tại ngoài rao giảng về "toàn bộ âm nhạc và cuộc đời của Beethoven".
Các chi tiết này chỉ xuất hiện một lần và không bao giờ xuất hiện lại trong truyện nữa. Nó không đóng góp vào mạch truyện chung, nếu loại bỏ hoàn toàn các chi tiết này thì truyện không có gì thay đổi cả.

Mọi người bảo đây là style riêng của Murakami, được thôi, nhưng điều mình quan tâm khi đọc một cuốn sách trước hết là nội dung, nếu tác giả vì style riêng mà làm đứt quãng quá trình đọc thì cuốn sách đó không hợp gu của mình.
Thím có biết nội dung của quyển Kafka bên bờ biển nói về gì không:rolleyes:
 
Điều duy nhất mình chịu không nổi trong cuốn sách này là đang giữa lời thoại của nhân vật thì tác giả copy nguyên trang Wikipedia rồi dán vào cuốn sách. Những chi tiết này không có tác dụng gì, nó không phát triển nhân vật, nó cũng không đẩy câu truyện về phía trước. Nó tách độc giả ra khỏi mạch truyện và làm đứt mạch tuyến tính của câu truyện.

Rất nhiều chi tiết thừa thải:
Không có lý do gì để Oshima đồng tính ngoài rao giảng về logic học và chửi nữ quyền cực đoan.
Không có lý do gì để chủ quán cà phê tồn tại ngoài rao giảng về "toàn bộ âm nhạc và cuộc đời của Beethoven".
Các chi tiết này chỉ xuất hiện một lần và không bao giờ xuất hiện lại trong truyện nữa. Nó không đóng góp vào mạch truyện chung, nếu loại bỏ hoàn toàn các chi tiết này thì truyện không có gì thay đổi cả. Vậy tác dụng của những chi tiết này là gì ? Phô trương kiến thức của tác giả ?
Có vẻ có nhiều bác hứng thú với Kafka on the shore. Để mình giải thích thêm 1 chút về đoạn này.

Murakami là 1 nhà văn hậu hiện đại. Kafka On The Shore là 1 tác phẩm văn học hậu hiện đại. Sơ lược về các thể loại trên mình đã post tại đây :D

Chủ nghĩa hậu hiện đại là sự tiếp nối của chủ nghĩa hiện đại trên cơ sở phá bỏ những định kiến khuôn mẫu truyền thống để tìm ra những phương pháp sáng tạo mới, các phương pháp biểu hiện và biểu đạt mới. Nó vừa có trong văn chương cũng vừa có trong điện ảnh, kịch nghệ, âm nhạc, hội họa, kiến trúc hay điêu khắc. Nhạc của Tùng Dương chính là 1 ví dụ của chủ nghĩa hậu hiện đại.

Một trong các đặc trưng của văn học hậu hiện đại là tính phi chủ thể, phi xác định về không gian và thời gian, tính rời rạc, đứt đoạn, chồng chéo của các chi tiết ngoài lề, sự phá vỡ các kết cấu văn chương truyền thống cổ điển, truyện mà như ko có truyện, ko có nội dung, ko có nhân vật. 1 tác phẩm hậu hiện đại thường là tác phẩm bày tỏ sự hoài nghi của tác giả đối với những siêu tự sự, đại tự sự - tức là những gì đc xem là chân lí phổ biến, là khuôn mẫu dùng để hợp thức hóa hay chính đáng hóa một vấn đề nào đó. Ở đây Murakami sử dụng các chi tiết thừa thãi, vô tác dụng, không rõ ý nghĩa nhằm mục đích giễu cợt lối tư duy sáo mòn trong sáng tác văn học, giễu cợt mô thức sáng tạo của những tác phẩm văn học bình thường, giễu cợt cả tư duy tiếp nhận văn học của đại chúng. So với những cốt truyện logic, tuyến tính, đơn nhất từ đầu tới cuối như kiểu Sherlock Holmes (cổ điển) hoặc Dan Brown (đương đại) thì những tiểu thuyết của Murakami là tiên phong cho tư tưởng muốn thử nghiệm những hình thức biểu đạt mới, đem vào những chi tiết vô thưởng vô phạt, cốt truyện mơ mơ hồ hồ, mỗi người hiểu 1 kiểu, ko hiểu cũng chẳng sao.

Những biểu hiện đó kiểu như 1 phương pháp chứng minh cho người đọc biết rằng: 1 tác phẩm văn chương xuất sắc ko chỉ nằm ở nội dung logic, cốt truyện mạch lạc cuốn hút, hay những bài học trong sách vở; mà nó đến từ chính bản thân nghệ thuật ngôn ngữ và cách truyền tải của tác giả. Sau cùng, đọc sách có nhiều tác dụng, có thể là để học hỏi, để giải trí, áp dụng kiến thức vào cuộc sống, vv, nhưng điều Murakami nói riêng và văn học hậu hiện đại nói chung muốn chứng minh, là sức hấp dẫn của văn chương ko nằm trong những điều trên, mà nằm ở chính sự đọc, hay là sự thưởng thức, những cảm nhận nguyên bản, muôn hình muôn vẻ trên bề mặt chữ nghĩa của tác phẩm, chứ ko cần phải tìm hiểu những thứ sâu xa như nội dung hay nghệ thuật hay cái gì hết.

Kafka on the Shore trong mắt giới phê bình thì chưa gọi là khó hiểu. Muốn biết thế nào là khó hiểu, hãy đọc UlyssesFinnegans Wake của James Joyce :beat_shot: 2 cuốn đó chỉ có tiếng Anh. Theo mình biết ở Việt Nam chưa có dịch giả nào dám dịch, hay là đủ khả năng dịch nổi 2 cuốn đó. Kể cả những người giỏi nhất :sweat::sweat::sweat:
 
Last edited:
@.Triss.Merigold. , mình thích đọc thể loại phải lắc não nhưng kiểu của Murakami thì mình không hào hứng tí nào cả trong lúc đọc và sau khi đọc - ngồi ngẫm. Có lẽ là do các nhân.
Ai không thích kiểu bố cục loạng xị nhặn những tình tiết chả có liên quan thì không nên đọc Kafka
Ai không thích văn chương u ám đừng đọc Rừng Nauy :eek:
 
@.Triss.Merigold. Luôn hoan nghênh những ý kiến có nghiên cứu như của thím này. Có thể là vì gu của mình không thể thẩm nổi cái văn học hậu hiện đại này, cũng giống như mình không thẩm nổi tranh của Picasso. :(

Mình luôn tưởng tượng xây dựng một cuốn sách cũng giống như xây một căn nhà, lát gạch, trát vữa, tầng này chồng lên chồng kia liền mạch, liên tục. Một số tác giả xây một căn nhà mà cố tình bỏ các lỗ hổng trên tường nhưng qua một cái twist đã lấp đầy các khoảng tường đó và tạo ra một cái kết cấu hoàn chỉnh, vững chắc. Tác giả nào làm được như thế này đối với mình là quá xuất sắc. Nhưng Murakami xây nhà, lát gạch, sau đó ông xây tiếp bằng tre, xong ông đập hết một nửa và xây lại bằng gỗ. Đối với mình các câu truyện "truyện mà như ko có truyện, ko có nội dung, ko có nhân vật" thì không phải là truyện.

Mình không nói Murakami dở, mình chỉ muốn nêu ra là nếu một số vozer giống như mình, tìm kiếm một kết cấu truyền thống và tuyến tính hơn, các chi tiết kết nối với nhau tốt hơn, thì có thể Kafka bên bờ biển không dành cho bạn. :)
 
Đang đau não với cuốn Cộng Hòa. Ai có phương pháp giúp tiếp thu dễ hơn không.

Cách của mình là đọc 2 lần. Lần đầu như tờ giấy trắng. Đọc và lần theo logic tranh luận của các nhân vật trong truyện. Sau đó đọc lần 2, lần này là vừa đọc vừa dùng các kiến thức có được từ hiện tại để so sánh và đối chiều.

Nhưng vẫn đau não. 3 ngày vẫn chưa nhai hết 1 chương.
9NN5SUy.png
 
1. Tôi là một con lừa
2. Con đường Hồi Giáo

Mình thích thể loại sách đi đây đi đó nên khá có cảm tình với mấy kiểu viết như kí sự thế này.

Của VN thì
- Đọc 2 cuốn của em Huyền Chip cũng okie (đọc thôi nhé, đừng quan tâm những thứ xung quanh)
- "Nước Ý, câu chuyện tình của tôi", "Nghìn ngày nước Ý - Ngìn ngày yêu" và "Phút 90++" của Trương Anh Ngọc cũng okie, cuốn sau "Hẹn hò với Paris" thì mình không đánh giá cao lắm.
- "Ta balo trên đất Á" của Rosie Nguyễn cũng okie (cùng tác giả với "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu" nhưng quyển sau mình ko hứng thú)
- "Tôi và Paris - Câu chuyện 1 dòng sông" của Hoàng Long, mình cực kết cuốn này, thật sự nể phục tác giả (không hẳn là ký sự du lịch, nó là hồi ký thì đúng hơn)
- "Đừng quá trẻ để chết" - Đinh Hằng, không hay cũng chả dở
- Nên tránh Phan Việt ra, ngoại trừ "Một mình ở Châu Âu" là okie, còn "Xuyên Mỹ" với "Về nhà" thì mình đã give-up

Nếu thích tìm hiểu lịch sử, địa lý nữa thì nguyên bộ sách của cụ Nguyễn Hiến Lê, mặc dù viết từ hồi thập niên 60-70, nhiều con số đã cũ nhưng những cái về lịch sử thì mình cảm nhận không ai ở VN viết hay hơn, rất cụ thể mà khúc triết: Bán đảo Ả Rập, Bài học Isarel, lịch sử văn minh Ả Rập - Trung Hoa - Ấn Độ (dịch của Will Durat)

Nếu nước ngoài
- "6 người đi khắp thế gian" của James A. Michener (tựa gốc là The Drifters), mang hơi hướng chính trị 1 chút, đọc khá hay và hiểu về lịch sử, tâm lý 1 thời đại
- Bộ du ký của Paul Theroux: The Great Railway Bazaar, Dark Star Safari: Overland from Cairo to Cape Town, The Old Patagonian Express: By Train Through the Americas.. Nhiều lắm!!

KLQ nhưng đang đọc "Man and Boy"(https://www.goodreads.com/book/show/47345.Man_and_Boy) thấy hay vãi
 
^ nhiều bác đọc Murakami ko hiểu, ko thích hoặc khó chịu thì nó là chuyện bình thường. Tôi hoan nghênh cái tinh thần thẳng thắn đấy còn hơn là sự tôn sùng mù quáng như kiểu đám trên hội Nhã Nam, đọc sách đc vài quyển xong mua Murakami, Dostoevski, Kafka về đọc để đú, nhận là fan cuồng thực ra đọc chả hiểu gì toàn chụp ảnh khoe sách với tìm quote khè thiên hạ ra vẻ thông thái.:byebye:

sự thực là kể cả khi thực sự hứng thú đọc mấy thể loại hack não xoắn não kiểu hiện sinh huyền ảo các thứ thì rồi cũng đến ngày cảm thấy chán nản, mệt mỏi. đồ ngon ăn mãi cũng nhàm huống gì mấy cái đồ này còn toàn đồ khó ăn :tire:

càng đọc nhiều tôi càng quay về đọc những cuốn cổ điển hơn là mấy tay kiểu Murakami. mấy cuốn ưa thích nhất của tôi chỉ loanh quanh Dumas, Dickens, Gorki ,Jack London với Hugo là cùng. Đọc đi đọc lại ko chán chút nào. Còn dăm ba cái thứ hậu hiện đại hiện sinh thì dẹp, xem cho biết thôi chứ cần gì đọc lắm, đau đầu mắc mệt :tire:
 
Last edited:
Bộ Ông Già Trăm Tuổi... đọc cũng nhẹ nhàng dễ hiểu đấy, không đến nổi nặng đầu gì đâu.
jmEBCky.gif
quyển đó mình đc tặng, dễ đọc nên cuối tuần làm 1 lèo từ trưa đến tối là xong. mn khen là văn phong hài hước nhiều kiến thức các thứ chứ riêng mình thấy ko có gì đặc sắc. mấy cái joke trong đó thấy cũng bt, ko cười nổi. đọc có 1 lần rồi bỏ đấy. nói chung đọc vui vui giải trí tạm ổn. hợp với đa số :byebye:
 
Của VN thì
- Đọc 2 cuốn của em Huyền Chip cũng okie (đọc thôi nhé, đừng quan tâm những thứ xung quanh)
- "Nước Ý, câu chuyện tình của tôi", "Nghìn ngày nước Ý - Ngìn ngày yêu" và "Phút 90++" của Trương Anh Ngọc cũng okie, cuốn sau "Hẹn hò với Paris" thì mình không đánh giá cao lắm.
- "Ta balo trên đất Á" của Rosie Nguyễn cũng okie (cùng tác giả với "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu" nhưng quyển sau mình ko hứng thú)
- "Tôi và Paris - Câu chuyện 1 dòng sông" của Hoàng Long, mình cực kết cuốn này, thật sự nể phục tác giả (không hẳn là ký sự du lịch, nó là hồi ký thì đúng hơn)
- "Đừng quá trẻ để chết" - Đinh Hằng, không hay cũng chả dở
- Nên tránh Phan Việt ra, ngoại trừ "Một mình ở Châu Âu" là okie, còn "Xuyên Mỹ" với "Về nhà" thì mình đã give-up

Nếu thích tìm hiểu lịch sử, địa lý nữa thì nguyên bộ sách của cụ Nguyễn Hiến Lê, mặc dù viết từ hồi thập niên 60-70, nhiều con số đã cũ nhưng những cái về lịch sử thì mình cảm nhận không ai ở VN viết hay hơn, rất cụ thể mà khúc triết: Bán đảo Ả Rập, Bài học Isarel, lịch sử văn minh Ả Rập - Trung Hoa - Ấn Độ (dịch của Will Durat)

Nếu nước ngoài
- "6 người đi khắp thế gian" của James A. Michener (tựa gốc là The Drifters), mang hơi hướng chính trị 1 chút, đọc khá hay và hiểu về lịch sử, tâm lý 1 thời đại
- Bộ du ký của Paul Theroux: The Great Railway Bazaar, Dark Star Safari: Overland from Cairo to Cape Town, The Old Patagonian Express: By Train Through the Americas.. Nhiều lắm!!

KLQ nhưng đang đọc "Man and Boy"(https://www.goodreads.com/book/show/47345.Man_and_Boy) thấy hay vãi

Reply của b kì công quá, cảm ơn rất nhiều. Đa số mình đã đọc hết trong list b gửi, chắc nó cũng thuộc typical trong thể loại này luôn rồi.
Chia sẻ chút là cuốn sách nhiều chữ đầu tiên mình đọc là "Tường trình từ Tam Giác Vàng'' của Binh Nguyên từ năm 98 99 gì đó, giờ không tìm thấy nữa - đây là một trong những cuốn sách ảnh hưởng đến cá tính và con người của mình hiện tại.
Btw, để đọc thử cái KLQ của b xem thế nào.
 
@kirkvn cuốn 6 người đi khắp thế gian với mình giá trị nhất ở lúc miêu tả xuất thân và hoàn cảnh của các nhân vât cùng với các yếu tố xung quanh nó: cách bọn nó nhìn thế giới quan, cách gia đình bọn nó đối với bọn nó,

Còn về câu chuyện thì càng về sau càng ảo diệu kiểu cố tình đọc thêm chán.
 
@kirkvn cuốn 6 người đi khắp thế gian với mình giá trị nhất ở lúc miêu tả xuất thân và hoàn cảnh của các nhân vât cùng với các yếu tố xung quanh nó: cách bọn nó nhìn thế giới quan, cách gia đình bọn nó đối với bọn nó,

Còn về câu chuyện thì càng về sau càng ảo diệu kiểu cố tình đọc thêm chán.

Mình thấy hay mà, nó đúng với xã hội thập niên 60 đó, cách mà từng con người đối mặt với xã hội, suy nghĩ của mỗi người trong bối cảnh đó.
 
Mình thấy hay mà, nó đúng với xã hội thập niên 60 đó, cách mà từng con người đối mặt với xã hội, suy nghĩ của mỗi người trong bối cảnh đó.

chắc là do ngộ tính của mình, và do mình gặp nhiều nhân vật có những suy nghĩ tương tự họ nên mình không thấy hấp dẫn nữa. Cái duy nhất mình thích là xã hội thu nhỏ trong các gia đình trước khi họ thoát ly.
p/s: và tay Đại Diện Kỹ Thuật nữa có lẽ do mình có chung sở thích với lão về âm thanh :D
 
Back
Top