kiến thức Hướng dẫn undervolt CPU/GPU (Hạ nhiệt cho máy tính vào hè)

yb4V2iH.png

Bài viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân cũng như kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, mong mọi người thông cảm và góp ý để hoàn thiện hơn.

#1: Phần mềm UV/OC tự động
  1. AMD Ryzen Master
  2. Clocktuner for Ryzen / Project Hydra
  3. Nvidia Automatic Performance Tuning
  4. AMD Auto Tuning (Radeon Settings)
#2: Hướng dẫn UV CPU Ryzen
  1. Manual Undervolt
  2. Offset Undervolt
  3. Curve Optimizer
#3: Hướng dẫn UV GPU

Đầu tiên, nên sử dụng các phần mềm chuyên dụng để dễ dàng theo dõi được các thông tin hệ thống (nhiệt độ, điện áp, xung nhịp, ...) khi sử dụng các tác vụ nặng. Thông dụng và đầy đủ nhất khuyên dùng là HWInfo64 (Download), còn hiển thị ngay trong game thì dùng Nvidia Experience/AMD In-Game Overlay hay RTSS.

Tiếp theo, nếu muốn giảm nhiệt độ CPU/GPU khi load cao thì cần chú ý:
  • Hệ thống lưu thông gió trong case: Có thể so sánh sự khác biệt về nhiệt độ trong điều kiện case mở - đóng.
  • Hệ thống tản nhiệt CPU/GPU: Trét lại keo hay nâng cấp tản nhiệt. Chú ý thêm về tốc độ %fan của tản nhiệt CPU/GPU do chế độ auto đôi khi thiết lập tương đối thấp.
  • Tối ưu lại thông số CPU/GPU: Giới hạn nhiệt độ CPU/GPU hay tối ưu lại thông số voltage (hay thường gọi là Undervolt).
Undervolt (UV) là tìm một mức volt (thường là core voltage) thích hợp để chạy với một mức xung nào đó thấp hơn mức volt mặc định của NSX thiết lập nhưng vẫn duy trì được hiệu năng cũng như sự ổn định của hệ thống.

Nhờ vậy Undervolt giúp giảm nhiệt độ CPU/GPU khi load cao, kèm theo đó là giảm áp lực nhiệt - điện cho VRM (dàn cấp điện cho CPU/GPU) và cải thiện hiệu quả Overclock tốt hơn.

Dù không quá phức tạp nhưng việc tùy chỉnh thông số cũng gây trở ngại không nhỏ với phần lớn người dùng. Rất may hiện tại đã có một số phần mềm hỗ trợ giúp người dùng chỉ cần 1-click là đã có thể tìm kiếm được mức voltage tối ưu mong muốn, áp dụng với CPU Ryzen 3000/5000 hay GPU Nvidia RTX được giới thiệu sau đây.

AMD Ryzen Master
Ryzen Master là phần mềm hỗ trợ OC Ryzen tương đối đầy đủ của chính AMD, với những tính năng Precision Boost Overdrive hay Auto-Curve optimizer giúp cải thiện hiệu năng so với mặc định.

https://www.amd.com/en/technologies/ryzen-master

Với chế độ OC tự động (Auto Overclocking):
  • Mục Control Mode: có thể tùy chỉnh một vài thông số (Boost Override CPU, PPT, EDC, TDC) - tùy vào nhu cầu cá nhân cũng như khả năng của motherboard.
  • Mục Curve Optimizer Control: Chọn CO-Per Core để phần mềm dò mức CO thích hợp với từng core riêng lẻ.
Có thể đọc phần Curve Optimizer (Ryzen 5000) ở #2 để hiểu sơ qua về Curve Optimizer cũng như các thông số trên.

Clocktuner for Ryzen

Clocktuner for Ryzen (CTR) là phần mềm hỗ trợ OC Ryzen 3000/5000 tự động của 1usmus - tác giả của DRAM Calculator for Ryzen vốn rất được tin dùng để tính toán thông số OC Ram cho Ryzen.

Hướng dẫn chi tiết tham khảo: Guru3d hay Igorslab

Bước 1: Thiết lập bios (Nhìn chung người mới - dùng mặc định, chưa chỉnh bios thì ko cần quan tâm).
  • CPU Voltage: Auto
  • CPU Multiplayer - Auto
  • LLC (Load Line Calibration): Set ở mode nào đó tránh bị vdroop sẽ cho kết quả tốt hơn, nhưng chưa hiểu rõ thì để Auto cũng được.
Bước 2: Mở CTR, chọn Tuner, sau đó chạy DIAGNOSTIC để CTR tự tìm kiếm mức xung-volt thích hợp.
  • Kết quả thu được là 3 mức OC/UV tham khảo trong mục Diagnostic results.
  • Energy Efficient: giá trị hiệu suất (kiểu perf/watts) được CTR tính toán khi test, qua đó đánh giá chất lượng binning của CPU (Bronze, Silver, Golden and Platinum) - tất nhiên tương đối thôi do đôi khi mức xung đề nghị của Silver còn cao hơn cả Golden chẳng hạn.
  • Max temperature: Nhiệt độ CPU cao nhất khi test. Chú ý rằng nhiệt độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp mức xung boost nên nhiệt càng thấp thì kết quả OC/UV càng cao.
  • Có thể chọn Results để xem hiệu năng CB20 ở P1 Profiles so với mặc định.
FOQ3VHt.png

Bước 3: Chọn Profiles sẽ thấy CTR áp sẵn thông số P1/P2 Profile như trên, còn PX Profile là mức xung CTR gợi ý để chạy tác vụ ít cores (High/Mid/Low tương ứng chỉ dùng 2/4/6-8 cores).
  • Chọn Activate Profile để áp thông số vào hệ thống. Chú ý sau khi kích hoạt thì dù có tắt CTR thì hệ thống vẫn sẽ tiếp tục chạy, phải chọn Deactivate Profile hay mở lại CTR thì mới trở về mặc định.
  • Có thể tùy chỉnh thay đổi thông số trong các bảng của profile.
  • Chọn Save Profile để lưu lại thông số hiện tại.
  • Chọn Calculate Profile để kiểm tra lại độ ổn định của mức xung - volt.
  • Ở mục Profiles Settings:
    • Autoload profile: Tự động chạy cùng Win khi khởi động.
    • CTR Hybrid OC: Sử dụng linh hoạt các profile (có thể active được đồng thời các profile khi bật Hybrid). Ví dụ kích hoạt đồng thời P1 - P2 thì hệ thống vẫn sẽ chạy thông số mặc định, chỉ tới khi CPU load >58% (P2 CPU usage min%) thì CTR sẽ kích hoạt P2 (chạy 4600 @ 1250), và với tác vụ nặng hơn (CPU load > 81%) thì thay thế bằng P1.
    • PX Preset: Tùy chọn điều kiện với PX Profile.
LdKmv4F.png

Tùy chỉnh nâng cao:

aldS3Nz.png

Settings mode (Advanced) thường được sử dụng khi người dùng xác định muốn chạy ở mức volt nào đó khác với 3 mức volt OC/UV phía trên tìm được (ví dụ muốn chạy mức 1.1V để phù hợp với mức nhiệt yêu cầu):
  • Reference voltage: Mức fixed volt - là mức volt mà CTR sẽ dùng để dò tìm mức xung thích hợp nhất tương ứng với nó (như mức 1.1 V muốn chạy).
  • Reference frequency: Mức xung làm gốc (chủ yếu liên quan tới thời gian test - để mức xung càng gần mức xung thích hợp thì CTR càng nhanh dò được giá trị xung cần tìm).
  • Max frequency: Mức xung tối đa cho phép.
  • Max temperature - PPT/EDC/TDC: Mức nhiệt-điện tối đa cho phép.
  • Cycle time: Thời gian stress CPU cho mỗi mức xung (120-480s)
  • CCX delta: Mức xung chênh lệch tối đa cho phép giữa các cụm CCX với nhau.
  • Polling period: Độ nhạy của sensor hệ thống (như CPU SV12 TFN).
Sau khi thiết lập thông số settings thì chọn TUNE để phần mềm bắt đầu dò mức xung thích hợp cho tới khi đạt kết quả như trong bảng Info.
  • Kết quả tương ứng với Reference voltage 1.15V đã chọn vẫn là 4450 MHz (giống P1). Nếu chú ý có thể thấy trước đó (log trong bảng info) đã stable được mức 4500 MHz @ 1.144V - đây có thể hiểu là CTR muốn đưa ra một sự lựa chọn an toàn với mức volt 1.15V này.
  • Sau khi tìm được mức xung - volt thích hợp, có thể trở lại mục Profiles để thay thế các giá trị này trong P1/P2 Profile để sử dụng.
Ko muốn sử dụng hay khôi phục CTR như ban đầu thì chọn Clear config & close.

Project Hydra (for Ryzen 5000)

Tương tự như CTR, Project Hydra cũng là phần mềm hỗ trợ OC tự động của 1usmus, nhưng chỉ dành riêng cho Ryzen 5000 khi có hỗ trợ thêm tính năng đáng giá Curve Optimizer của Zen 3.

Phần mềm vốn đã đi kèm sẵn bản hướng dẫn rất chi tiết của chính 1usmus viết về cách sử dụng (hay có thể đọc trong các mục pdf của bài viết bên igorslab).

Kết quả CTR và HYDRA so với mặc định

XJCoMOv.png


Nvidia Automatic Performance Tuning

Nvidia Automatic Performance Tuning là tính năng có sẵn trong GeForce Experience, hỗ trợ người dùng tự động Overclock GPU. Nhưng với việc Nvidia dò tìm các mức xung thích hợp trên toàn bộ dải gpu volt (0.7-1.25V) cũng có thể coi như đã tối ưu lại voltage (hay Undervolt) luôn rồi.

Mở GeForce Experience (Alt + Z), rồi chọn Performance. Sau đó chọn Enable automatic tuning.​
  • Fan Speed Target: điều chỉnh mức %fan. Nên để manual ở mức % cao để nhiệt độ GPU thấp sẽ có lợi về boost clock khi phần mềm dò tìm mức xung thích hợp.​
  • Voltage/Power Maximum: có thể kéo max (để tăng giới hạn TDP) nếu cần dò tìm mức OC+.​
  • Temperature Target: giới hạn nhiệt GPU cho phép. Khi tới mức nhiệt này thì GPU sẽ throttle xung để đảm bảo an toàn.​
tlo2P2j.png

HY37UFK.png

Chờ scanning xong (như ảnh bên phải) là hoàn thành rồi. Chỉ cần kết hợp với việc đặt temperature target (như không muốn nhiệt GPU vượt quá 70* thì để 70*) hay chế độ fan speed theo ý bản thân là cứ thế dùng thôi.

Muốn UV chi tiết hơn thì có thể dùng MSI Afterburner hay EVGA Precision để mở bảng Freq-Volt Curve editor như hướng dẫn cơ bản MSI Afterburner ở #3.

Với những CPU/GPU không được phần mềm hỗ trợ thì có thể undervolt như hướng dẫn phía dưới.​
 
Last edited:
Undervolt CPU (AMD Ryzen)

Có 2 phương pháp Undervolt CPU thường dùng là Manual hay Offset.
  • Manual: Thiết lập một mức xung - volt cố định, và giá trị này thường không thay đổi dù chạy tác vụ nặng, nhẹ hay idle.
    • Thường đạt hiệu năng tốt hơn offset với tác vụ nặng multi-threads.
    • Dễ kiểm tra độ ổn định (stability test) hơn do chỉ có một mức xung - volt.
  • Offset: Điều chỉnh +/- (mV) tuyến tính các giá trị của auto volt mặc định.
    • Giữ được tính linh động về Vcore của auto volt: idle hạ volt rất thấp, tự động điều chỉnh xung - volt xuống thấp hơn khi chạm tới các giới hạn điện - nhiệt.
    • Thường đạt hiệu năng tốt hơn manual với tác vụ nhẹ (đặc biệt với CPU nhiều cores kiểu Ryzen 9) do mức xung boost tối đa cao hơn.
Với Ryzen 5000 có thêm Curve Optimizer, vốn cũng là offset nhưng mang lại hiệu quả UV cao hơn.

Đây là một số thông số cần lưu tâm khi bắt đầu UV CPU:
  • Giá trị xung core: Dòng Core Effective Clock vì nó mới phản ánh chính xác hiệu năng mang lại của CPU (thay vì Core Clock như trước). Ví dụ như ảnh dưới, hiệu năng thực tế là của mức xung 4450 MHz (phản ánh qua kết quả CB23), chứ không phải là 4800 MHz.
  • Giá trị Voltage: Dòng CPU Core Voltage (SVI2 TFN) hay Vcore, ko phải Core VIDs (vì đôi khi sẽ xảy ra khác biệt khá nhiều). Chú ý thêm mức volt có thể chênh lệch chút so với mức thiết lập do vdroop (liên quan tới tùy chọn mức LLC trong bios)
  • Các thông số nhiệt độ, điện áp CPU/VRM của main.
Khi load cao thì CPU luôn tồn tại vdroop, và LLC sinh ra là để giảm mức vdroop đó khi sẽ bù thêm điện khi load cao - hiểu đơn giản giống offset volt (+) một cách có chọn lọc hơn (kích hoạt khi có vdroop).

Còn vì sao phải muốn giảm vdroop ? Ví dụ như để chạy ổn định mức xung 4.2 chỉ cần 1.275V chẳng hạn, nhưng khi thiết lập mức 4.2 @ 1.275V thông thường thì ko ổn định được do có vdroop (FL xuống 1.25V chẳng hạn, và tất nhiên mức volt này ko tải được mức xung 4.2). Kết quả cần thiết lập mức volt cao hơn (như 1.3V, FL vdroop 1.275V) để có thể chạy được.

LLC lv càng thấp thì càng được bù điện nhiều. Tuy nhiên cần chú ý ở đây ko có ảnh hưởng tới mức volt thực tế (như 4.2 vẫn cần 1.275V) mà chỉ ảnh hưởng tới mức volt thiết lập trong bios (ví dụ LLC4 cần thiết lập Core Voltage 1.3V, nhưng LLC3 chỉ cần 1.2875V, LLC2 1.275V chẳng hạn) - kết quả đều FL vdroop 1.275V, có chăng có sự khác biệt khi ở mức load thấp.

Do vậy đặt LLC lv thấp thường sẽ có lợi hơn, đặc biệt khi OC cao (vCore cao xảy ra vdroop càng lớn, và càng gần tới giới hạn volt thiết lập). Tuy nhiên do LLC lv thấp được bù điện nhiều hơn nên có tiềm ẩn rủi ro (đặc biệt với auto volt) khi nó sẽ kéo theo peak volt tức thời cũng được nâng lên, có thể vượt quá giới hạn gây ảnh hưởng tới linh kiện.

2020c9400a44-8a92-480b-9140-57894e2ab864.jpg
ZLBG3cJ.png


Có rất nhiều phần mềm stress CPU dùng kiểm tra độ ổn định của mức xung - volt đang chạy, cũng như có sự khác biệt không ít giữa chúng (tham khảo bài viết bên igorslab). Nhìn chung thì thông dụng nhất vẫn là Prime95, thực tế hơn thì Blender, để so sánh kết quả benchmark thì CB23.

Tùy vào độ khắt khe của từng người mà lựa chọn phần mềm cũng như settings và thời gian test khác nhau. Prime95 Small FFTs được coi là đáng tin cậy nhất, nhưng với phần lớn là người dùng cơ bản (nhu cầu gaming, giải trí) thì lựa chọn Blender hay Prime95 Small FFTs (Disable AVX2) có lẽ là đủ an toàn rồi.

Manual Undervolt

Đầu tiên cần kiểm tra nhanh mức xung - volt mặc định của CPU khi full load. Ví dụ như dùng Blender, kết quả xung - volt tương ứng với Core Effective Clock - CPU Core Voltage (SVI2 TFN) mà HWinfo64 ghi nhận là 4300 MHz @ 1.15V.

Nếu nhiệt CPU cao (so với mức nhiệt mong muốn), cần hạ xuống thấp hơn thì sẽ tiến hành Undervolt - bằng cách hạ dần volt xuống thấp hơn (cỡ 7-20 mV mỗi lần). Chẳng hạn thiết lập 4300 MHz @ 1.13V rồi lại kiểm tra độ ổn định của mức xung này bằng Blender. Nếu vượt qua thì có thể tiếp tục hạ dần volt xuống tiếp tới khi gặp lỗi thì dừng lại. Mức volt gần nhất vượt qua được chính là mức xung - volt tối ưu.

Nếu nhiệt mức xung - volt tối ưu này vẫn cao thì có thể hạ mức xung xuống (-25MHz mỗi lần) rồi lại tìm mức volt tối ưu tương ứng như vậy. Chú ý để tránh mất thời gian thì giai đoạn này chỉ cần test nhanh tầm 60s là được.

Để áp thiết lập thông số xung - volt có thể dùng phần mềm Ryzen Master hoặc trực tiếp trên bios. Thông thường thì nên bắt đầu tìm kiếm mức xung UV bằng phần mềm trước để hạn chế vấn đề gặp phải với bios (không boot được, phải mất công CMOS Jumper).
Ryzen Master (Download)
  • Mở Ryzen Master, chọn chế độ Manual, rồi tùy chọn giá trị cho 2 dòng CPU Clock và CPU Voltage (như ở đây để 4GHz @ 1.125V). Rồi chọn Apply để kích hoạt.
  • Advanced View: Chế độ nâng cao với nhiều tùy chỉnh hơn.
M3aIPz1.png
Ngược lại, nếu nhiệt độ CPU còn thấp thì có thể nâng dần mức xung lên (+25MHz mỗi lần). Chẳng hạn 4325 MHz @ 1.15V tới khi tìm được mức xung cao nhất ứng với 1.15V, cũng như có thể nâng tiếp mức volt lên và tìm mức xung tối ưu tương ứng (chú ý lúc này thường cần phải mở rộng thêm giới hạn điện cấp PPT/EDC/TDC).

Sau khi đã xác định được mức xung - volt ưng ý (thỏa mãn yêu cầu bản thân về nhiệt - điện) thì cần test trong thời gian dài hơn (tối thiểu 30 phút), đơn giản như nhiều bài test của Blender. Nếu không gặp lỗi thì mức xung - volt này dùng có thể sử dụng hàng ngày.

Cần trọng hơn thì thông thường mức xung - volt nên để dư một chút so với mức đã test để đảm bảo an toàn (để mức xung thấp hơn tầm 25-50MHz).

Cuối cùng có thể thiết lập mức xung - volt này trực tiếp vào trong bios để không cần phải sử dụng Ryzen Master nữa, và chỉ cần quan tâm 2 dòng (mỗi hãng motherboard đôi khi để tên khác nhau): CPU Ratio và CPU Core Voltage (chọn Override Mode/Fixed Mode/Manual Mode).

Offset Undervolt
  • Thiết lập trong bios:
    • CPU Ratio: Auto​
    • CPU Core Voltage ---> Offset Mode hay AMD Overclocking​
  • CPU Offset Mode Mark (+ / -): Undervolt tất nhiên chọn -
  • CPU Offset Voltage: Giảm dần -25 mV mỗi lần.
  • Chú ý thêm, tới một mức offset -mV nào đó sẽ bắt đầu kéo theo việc giảm hiệu năng khi xung boost cũng giảm theo (kiểm tra dòng Core Effective Clock).

Curve Optimizer (Ryzen 5000)
Curve Optimizer (CO) là tính năng mới được AMD dành cho Ryzen 5000, giúp điều chỉnh xung boost tự động cao hơn trên cùng mức voltage so với mặc định. Đặc biệt có hỗ trợ tối ưu riêng cho từng core riêng lẻ nên hiệu quả UV đạt được tương đối khả quan.

Ngoài ra, khác với manual UV cần phải tính toán để mức giới hạn điện - nhiệt khá cao (ví dụ stability test dùng Blender ở 1.15V như trên ổn định thì mức PPT 76W mặc định là đủ, nhưng với ứng dụng ăn điện nhiều hơn như Prime95 Small FFTs AVX2 sẽ xảy ra lỗi, thậm chí treo máy - lúc này cần phải mở thêm giới hạn PPT cao hơn như 120W chẳng hạn) thì với CO nhờ tính linh động của auto volt (tới các giới hạn sẽ tự điều chỉnh xung - volt xuống thấp hơn) có thể tận dụng tốt các giới hạn đó theo yêu cầu bản thân.

Chú ý thêm nhiệt độ CPU cao nhất đạt được không phải là khi stress CPU (như manual UV) do lúc này xung - volt đã được điều chỉnh thấp hơn so với mức khi max boost. Chẳng hạn, khi stress Prime95 thì nhiệt chỉ tầm 70* (ở tất cả các cores), nhưng chơi game kiểu ACO hay BFV đôi khi lên tới 80-85* (ở 1 vài cores đang sử dụng).

Vào bios, tìm mục Precision Boost Overdrive (như với B450 Tomahawk Max nằm trong AMD Overclocking như đường dẫn):
  • PBO Limits: Tùy chọn giới hạn điện cấp (PPT, TDC, EDC), tốt nhất là chọn Manual để đặt giá trị từng giới hạn thích hợp (do xung boost phụ thuộc vào nhiệt độ, khi để quá dư thừa như motherboard giúp boost cao hơn nhưng ko đảm bảo được nhiệt khiến xung giảm dần, đôi khi còn thấp hơn so với mức thiết lập giới hạn ít hơn), còn chỉ muốn như mặc định ban đầu thì chọn Disable. Với việc tìm mức TDP/EDC thấp tối ưu nhất thì có thể dựa vào Core Effective Clock vì khi bắt đầu thiếu dòng thì Effective Clock cũng sẽ bắt đầu sụt giảm (so với Core Clock).​
  • Platform Thermal Throttle Limit: Tùy chọn giới hạn nhiệt độ cho phép. Ví dụ như đặt 75* thì nhiệt CPU sẽ không bao giờ vượt quá.​
  • Precision Boost Overdrive Scalar: Không nhầm mở rộng auto volt cho phép, dành cho người dùng thích boost xung tự động cao (hỗ trợ cho Max CPU Boost Clock Overdrive)​
  • Max CPU Boost Clock Overdrive: Mở rộng thêm xung boost tối đa so với mặc định. Ví dụ thiết lập +150MHz = 4800MHz max boost. Như B450 đang dùng cho phép tối đa +500 MHz.​
  • Chú ý là AMD sẽ tự động tính toán mức volt phù hợp với mức xung, nên xung boost càng cao thì volt càng tăng mạnh (như 5600X đang dùng thì core chất lượng kém nhất mặc định boost 4.8GHz @ max 1.42V, 4.85GHz @ max 1.46V). Vậy nên mình lựa chọn mức +150 MHz, sau khi curve thì max volt không vượt quá 1.35V.​
ic5D3OJ.png


Về CO thể sử dụng Ryzen Master (mục Curve Optimizer Control) để tìm kiếm mức CO tương ứng với từng core.

Có thể curve optimizer đồng thời cho tất cả các cores hay từng core riêng lẻ như ảnh trên. Ở mục Sign sẽ có lựa chọn Negative (tương đương offset -) và Positive (offset +).

Ở mục Magnitude, như AMD đã giới thiệu thì 1 (count) = 3-5 mV tùy vào mức tải nặng hay tải nhẹ, và hiện tại AMD mới chỉ cho phép tối đa 30 counts (mặc dù có thể thiết lập nhiều hơn nhưng có vẻ không tác dụng).

Để tìm mức CO thích hợp thì tiến hành hạ dần CO (Negative 3-5 counts / lần) đồng thời trên tất cả các core (tới mức CO nào đó có core lỗi thì dừng giảm ở core đó lại, tiếp tục với các core khác cho tới 30 counts), sau đó kiểm tra độ ổn định của hệ thống.

IT9ymfB.png

Như ở đây có thể sử dụng Blender Benchmark kèm với Processor affinity (trong Task Manager):
  • 5600X 6 cores 12 threads nên cứ cụm 2 cores trong Task Manager tương đương với 1 cores thực (kèm SMT) cần kiểm tra.
  • Chất lượng mỗi core không giống nhau (ví dụ cùng 4.8 GHz nhưng core 1 cần 1.35V, core 2 chỉ cần 1.2V, ... chẳng hạn), và khi chạy đồng thời ở mức xung đó thì Vcore sẽ chạy theo mức volt cao hơn (tức là core kém nhất).
  • Test tác vụ nhẹ: giống như ảnh trên, khi chỉ kiểm tra từng core với xung max boost. Từ đó cũng biết được core nào tốt, core nào kém hơn (càng dùng ít Vcore thì càng tốt).
  • Test tác vụ nặng: Nâng dần số lượng cores sử dụng đồng thời lên (theo thứ tự tốt ---> kém nhất) để có thể tạo được nhiều mức dò xung - volt ở multi thread hơn.
Kết quả test thử nghiệm (đi kèm tản nhiệt Noctua NH-U12A)
  • Có thể thấy ngay sự khác biệt khá lớn về nhiệt độ (62* vs 78*) và điện cấp (PPT 80W vs 108W) sau khi UV so với PBO mặc định dù hiệu năng còn nhỉnh hơn đôi chút.
  • Về 2 phương pháp UV, ở cùng mức PPT 80W với CB23 thì manual vẫn cho hiệu quả tốt hơn khi chạy ổn định 4.6GHz @ 1.15V trong khi CO chỉ boost được tầm 4.55-4.575GHz @ 1.169V.
  • Tuy nhiên, với mức max boost lên tới 4.8GHz thì CO sẽ lại nhỉnh hơn ở single thread. Ngoài ra, nếu chú ý thêm thì có thể thấy điểm CPU-Z Multi Thread của CO cũng cao hơn. Vấn đề ở đây chính là do CPU-Z Multi tuy cũng full load CPU nhưng mức stress (hay đúng hơn là ăn điện) không bằng CB23 khiến cho xung boost FL vẫn có thể đạt tới 4.7GHz (cao hơn mức 4.6GHz của manual).
mNwuZQC.png
 
Last edited:
Undervolt GPU

Phần lớn người dùng mua card để chơi game nên tất nhiên sử dụng chính game để kiểm tra độ ổn định mức xung-volt là chính xác nhất, thường là những game AAA yêu cầu phần cứng mạnh để GPU có thể FL liên tục.

Tuy vậy để test nhanh thì nên dùng Superposition (Download) - phần mềm benchmark miễn phí, có chế độ an toàn khi test lỗi, cũng như mức UV vượt qua được bài test gần như có thể chạy tốt với hầu hết các game (có chăng là thêm chút volt nữa).
  • Xác định thông số xung (Core Clock) - volt (VDDC) mặc định khi chạy Superposition.
  • Thử giảm volt xuống dần (mỗi lần tầm 7-25mV) rồi test xem có ổn định ko.
  • Mức volt được tạm coi là ổn định khi ở mức volt đó có thể chạy hoàn thành được benchmark, không gặp phải một số lỗi như tự rác hình, tự thoát ra ngoài, crash driver, ngắt kết nối (màn hình đen), treo máy, ...
  • Sau khi đã tìm được mức xung-volt chạy ổn định thì nên giảm tầm 25 MHz xung hay tăng thêm 15-25mV nữa cho dư dả để có thể sử dụng hàng ngày.
Trong quá trình test nên chú ý theo dõi các thông số GPU khi test (In-Game Overlay) để có thể phát hiện dấu hiệu bất thường với các thông số đã thiết lập.

Để tùy chỉnh giá trị volt thì cần mở bảng xung - volt (voltage/frequency curve editor) trong MSI Afterburner (với AMD thì có sẵn trong AMD Radeon Settings).
  • Ấn Ctrl + F hay ấn vào biểu tượng ở đầu dòng Core Clock để mở bảng xung-volt.
  • Mức xung-volt mỗi chấm (hay state) tương ứng với giá trị xung core (trên trục Oy) và giá trị volt (trục Ox).
  • AMD GPU: Thường chỉ cần quan tâm tới giá trị ở state 7.
  • Nvidia GPU:
    • Ưu tiên boost mức xung cao nhất có thể, nhưng không vượt quá giới hạn điện (Power Limit). Do vậy đều là FL GPU nhưng gaming có thể boost tới 1980 MHz trong khi Superposition chỉ 1920 MHz.​
    • Ưu tiên chạy mức volt thấp hơn nếu cùng mức xung, nên với Nvidia để hạ volt thì cần xây dựng biểu đồ dạng đường thẳng như dưới để gpu có thể chạy được ở mức volt mong muốn.​
    • Nên tùy chỉnh biểu đồ ở nhiệt độ thấp (< 48*) để ko bị ảnh hưởng bởi cơ chế giảm xung của GPU Boost theo nhiệt độ.​
MSI Afterburner (Download)

Muốn tùy chỉnh biểu đồ xung - volt nhanh: ví dụ muốn UV mức xung 1920 MHz về 868 mV (so với mặc định 943 mV) thì cần kéo tất cả các chấm >= 868 mV đều ở mức xung 1920 MHz:
  • Giữ phím Shift: Kéo chuột tạo vùng chỉnh sửa các giá trị xung giống nhau, rồi Enter để áp mức xung này trên tất cả các mức volt trong vùng chỉnh sửa đó.
  • Sau đó Apply thì MSI AB sẽ tự động cân chỉnh được như mong muốn.
ZEQsBpX.png


Đánh dấu vào Start with Windows để MSI AB có thể tự khởi động khi vào Win. Kết hợp với chọn Startup để MSI AB dùng luôn thông số gần đây nhất sử dụng (nhưng chỉ dùng khi đã undervolt thành công).

Smart Fan (Tab Fan cạnh General): Tự thiết lập %fan dựa vào nhiệt độ của GPU.
  • Chú ý thêm temperature hysteresis - hiểu đơn giản là nếu để hysteresis là 3* như dưới thì khi nhiệt tới 45* thì fan sẽ bắt đầu quay, nhưng khi nhiệt giảm thì cần 42* thì fan mới trở về chế độ dừng (tương tự với các thiết lập dạng bậc thang khác như hình bên phải).
D1T3Uix.jpg
  • Kết quả UV của 2060S và RX 580 như ảnh dưới:
k1sAtdM.jpg

Kết quả test thử nghiệm
AMD RX 580
  • Có thể thấy sự khác biệt rõ về nhiệt độ (giảm 10*C), điện năng (giảm ~50W) khi RX580 @ 1411 MHz được hạ volt về 1V so với mặc định chạy ở 1.15V, trong khi hiệu năng ko bị ảnh hưởng (chênh lệch 8pts không đáng kể, chỉ coi như sai số benchmark).
  • Đôi khi để hạ volt được nhiều hơn có thể kết hợp với việc hạ xung core xuống. Như ở đây thử về mức xung mặc định của RX580 là 1340 MHz thì cũng giảm thêm chút nữa, tất nhiên lúc này thì hiệu năng cũng suy giảm.
  • Như ở trên đã nói, cũng có thể hạ volt kết hợp với OC+. RX580 kéo lên 1500 MHz cũng chỉ cần 1.11V, hiệu năng vừa tăng mà vẫn mát và ăn điện ít hơn so với mặc định ban đầu.
AReJbBi.jpg

Test với Shadow of Tomb Raider

P0cKK8v.jpg

Nvidia RTX 2060 Super
2060S Strix boost xung tầm 1900, hạ volt cũng giảm được 5*C. Tuy nhiên điều cần chú ý ở đây là max power cũng chỉ tới 90% (so với mặc định có lúc >100%) nên xung sẽ ổn định hơn (do ko bị throttle xung khi tới giới hạn TDP).

AKjQChV.jpg

Offset voltage
  • Cách undervolt này dành cho các dòng card đồ họa cũ hơn chưa hỗ trợ bảng xung - volt, yêu cầu phải được mở được dòng Core Voltage Control và có cho phép giảm volt.
  • Về nguyên tắc thì cũng tương tự như trên: chỉ là giảm dần mV ở dòng Core Voltage (mV).
gCduYQm.jpg
 
Last edited:
Ý tưởng và việc bắt tay viết bài chia sẻ là điều tuyệt vời. Có điều nội dung đoạn đã viết là còn cần đc điều chỉnh để chuẩn hơn và rõ ràng dễ hiểu hơn thớt nhé!
 
Mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng không thể kéo con 3100 lên 4,2ghz với cái tản stock. Chạy 4,1ghz thì ok nhưng toàn >80° ghê quá. 4,2ghz cũng lên rồi nhưng chạy r20 lên 9x° đen màn.
 
Thấy có vụ intel chặn undervolt do bảo mật gì đó nên ThrottleStop không xài được, ngay cả XTU cũng ko đc. Không biết còn cách nào khác ngoài việc main hỗ trợ hoặc phải hạ bios ko nhỉ?
1Gee5Be.gif
 
Đang UV con 5700xt nitro+ se ở 1840Mhz-926mV, chơi game nặng liên tục full load chỉ 55 độ với bú tầm hơn 130W điện :big_smile: . Vừa mát vừa tiết kiệm điện, fps gần như tương đương. UV GPU là dễ nhất, hiệu quả thấy rõ. Ko rành thì áp luôn thông số của người khác đã test stable rồi khả năng chạy được cao hơn là UV CPU. UV CPU thì nhân phẩm quyết định nhiều hơn, lấy thông số người khác áp vô thường là ko stable.
 
Thấy có vụ intel chặn undervolt do bảo mật gì đó nên ThrottleStop không xài được, ngay cả XTU cũng ko đc. Không biết còn cách nào khác ngoài việc main hỗ trợ hoặc phải hạ bios ko nhỉ?
1Gee5Be.gif
mình dùng Y530 bios insideH20 có advance mode , vào hạ luôn cả multiplier của 8750H. Tiên sư 14nm dùng nóng bỏ bu :canny: . Muốn đổi sang con mỏng nhẹ ryzen làm việc cho sướng ,đằng nào cũng không game trên lap .
 
Đang UV con 5700xt nitro+ se ở 1840Mhz-926mV, chơi game nặng liên tục full load chỉ 55 độ với bú tầm hơn 130W điện :big_smile: . Vừa mát vừa tiết kiệm điện, fps gần như tương đương. UV GPU là dễ nhất, hiệu quả thấy rõ. Ko rành thì áp luôn thông số của người khác đã test stable rồi khả năng chạy được cao hơn là UV CPU. UV CPU thì nhân phẩm quyết định nhiều hơn, lấy thông số người khác áp vô thường là ko stable.
130W đó là GPU Only Power.

Về mấy cái nhân phẩm thì như nhau thôi, thậm chí bên GPU còn hơn ấy chứ.

Thấy có vụ intel chặn undervolt do bảo mật gì đó nên ThrottleStop không xài được, ngay cả XTU cũng ko đc. Không biết còn cách nào khác ngoài việc main hỗ trợ hoặc phải hạ bios ko nhỉ?
1Gee5Be.gif
Nếu bên NSX khóa thì khó rồi vì nó liên quan tới bios, chỉ có cách dùng bios được hỗ trợ thôi.

Thời HD 7900 ngày trước có đợt bios khóa volt, dùng Sapphire Trixx mở được, chỉnh volt xuống (GPU-Z cũng đọc volt thấp hơn) nhưng thực chất vẫn chạy volt cũ cơ mà :)
 
Nếu để mọi thứ auto rồi chỉnh vcore offset giảm 1 mức nhất định có ổn ko, vì mình muốn giảm vol nhưng muốn giữ nguyên mức tăng giảm xung mặc định. Và nếu set vol trong ryzen master đến mức ko ổn định thì sẽ bị gì.
 
Nếu để mọi thứ auto rồi chỉnh vcore offset giảm 1 mức nhất định có ổn ko, vì mình muốn giảm vol nhưng muốn giữ nguyên mức tăng giảm xung mặc định. Và nếu set vol trong ryzen master đến mức ko ổn định thì sẽ bị gì.
Tất nhiên là ổn, nhưng nhớ chú ý xung có bị giảm ko (effective clock chứ ko phải core clock).

Chả hiểu sao đám Tomahawk Max để offset volt thì bị sụt xung, trong khi thấy mọi người dùng main khác vẫn bình thường.

Ryzen Master là phần mềm nên thoải mái, ko ổn định cùng lắm màn hình đen thôi. Reset máy là bình thường, vào Win thông số về mặc định hết.

bài này có từ thời trâu cày thì ngon :v
Chắc bạn ko chú ý, chứ bên voz thời trâu cày chia sẻ hạ volt này nhiều mà (từ thời HD7000) khi bên NSX có đợt khóa volt 1.25V (rất nóng và ăn điện).

Về bài viết hướng dẫn đầy đủ thì ngày này 5 năm trước với đám RX200 có rồi.
 
Tất nhiên là ổn, nhưng nhớ chú ý xung có bị giảm ko (effective clock chứ ko phải core clock).

Chả hiểu sao đám Tomahawk Max để offset volt thì bị sụt xung, trong khi thấy mọi người dùng main khác vẫn bình thường.

Ryzen Master là phần mềm nên thoải mái, ko ổn định cùng lắm màn hình đen thôi. Reset máy là bình thường, vào Win thông số về mặc định hết.


Chắc bạn ko chú ý, chứ bên voz thời trâu cày chia sẻ hạ volt này nhiều mà (từ thời HD7000) khi bên NSX có đợt khóa volt 1.25V (rất nóng và ăn điện).

Về bài viết hướng dẫn đầy đủ thì ngày này 5 năm trước với đám RX200 có rồi.
Định undervolt cho mát mà giờ thành [email protected] rồi🤣
Cb r20 max 83 độ, hơn mặc định khoảng 1,2 độ, còn aida64 fpu dc chục giây nó nhảy lên 95 độ nên tắt luôn.
Mà sao ko oc thì chạy cb r20 nó lên [email protected] 81 độ, còn nếu set [email protected] trong ryzen master thì cinebench max có tầm 75 độ thôi.
 

Attachments

  • 1595695123379.png
    1595695123379.png
    930.5 KB · Views: 605
Má dùng con lap skylake bỏng cả tay. Cài xtu xong lên mạng tải profile về giảm dc 3 độ, vẫn nóng vãi
 
Back
Top