Văn học Việt Nam, đây có phải lý do khiến người Việt không sâu sắc?

Status
Not open for further replies.
Ông cụ là một "sĩ phu Bắc Hà" chuẩn Thanh Lịch còn tồn tại giữa dòng đời nghiệt ngã, tiện anh nào chưa biết cũng có thể qua đây để xem Thanh Lịch là ntn.

Thế hoá ra bác cũng người Hn hử k biết bác thấy sao chứ tôi thấy ông cụ là người nho nhã đấy chứ, mỗi tội mình k hay mua sách ở đây mà hay mua một hàng ở trên Đinh Lễ vì tý làm con rể nhà đó, nếu chui quả chạn đó có khi thi thoảng lên phát sách cho ae cũng có khi kk
thì ở trên voz này mà thím, dùng các từ 'thanh lịch" với "sĩ phu Bắc Hà" thì cũng phải rào trc 1 tí tị, cho đỡ war
14-4.gif


Mình cũng có nhận xét về chú Dư như thím, cơ mà cái này cũng ko phải ai cũng hiểu đâu, nói lắm khéo lại bị chửi là khổ dâm, nâng bi, thì buồn.
 
Haha nói thật với các ông chứ văn hóa Việt Nam chả có gì hứng thú để nghiên cứu cả. Ngày xưa mình có tìm hiểu về các dòng Thiền VN thời Lý-Trần, tuy nhiên có quá ít tác phẩm để đọc. Tất nhiên Thiền tông có tôn chỉ là bất lập văn tự nhưng Thiền tông Trung Hoa vẫn có rất nhiều tác phẩm có giá trị như Bích Nham Lục, bộ Pháp Bảo Đàn,... Và đó là môt trong những lần hiếm hoi mình có hứng thú với văn hóa Việt Nam (một vài tác phẩm ở miền Nam thời 54-75, và một số sáng tác của các văn sĩ xưa cũng khá có giá trị).

Lâu thật lâu có một thằng trong /lit/ nó hỏi Việt Nam có tác phẩm văn học nào đáng để đọc thì mình thật không biết trả lời thế nào cả. Vì Truyện Kiều là thứ duy nhất ở Việt Nam đạt được tầm quốc tế, nhưng nó là thơ lục bát lại dùng nhiều điển tích nên dịch ra tiếng Anh thì mất 80% cái hay mất rồi.
Không phải khơi khơi mà thế giới người ta biết tới Tây Du Ký hay Tam Quốc Diễn Nghĩa (Tây nó chả có xem phim Tàu đâu), thật sự là những thứ đó thú vị để đọc.
 
Haha nói thật với các ông chứ văn hóa Việt Nam chả có gì hứng thú để nghiên cứu cả. Ngày xưa mình có tìm hiểu về các dòng Thiền VN thời Lý-Trần, tuy nhiên có quá ít tác phẩm để đọc. Tất nhiên Thiền tông có tôn chỉ là bất lập văn tự nhưng Thiền tông Trung Hoa vẫn có rất nhiều tác phẩm có giá trị như Bích Nham Lục, bộ Pháp Bảo Đàn,... Và đó là môt trong những lần hiếm hoi mình có hứng thú với văn hóa Việt Nam (một vài tác phẩm ở miền Nam thời 54-75, và một số sáng tác của các văn sĩ xưa cũng khá có giá trị).

Lâu thật lâu có một thằng trong /lit/ nó hỏi Việt Nam có tác phẩm văn học nào đáng để đọc thì mình thật không biết trả lời thế nào cả. Vì Truyện Kiều là thứ duy nhất ở Việt Nam đạt được tầm quốc tế, nhưng nó là thơ lục bát lại dùng nhiều điển tích nên dịch ra tiếng Anh thì mất 80% cái hay mất rồi.
Không phải khơi khơi mà thế giới người ta biết tới Tây Du Ký hay Tam Quốc Diễn Nghĩa (Tây nó chả có xem phim Tàu đâu), thật sự là những thứ đó thú vị để đọc.

Bác đã đọc "thiền uyển tập anh" chưa?

Phật giáo Việt Nam phát triển rất riêng so với TQ, nhưng đúng như bác nói rất tiếc là có quá ít tư liệu, văn bản để lại để có thể tìm hiểu nghiên cứu, hơn nữa Thiền Việt Nam sau này theo mình thấy thì đã bị ảnh hưởng bởi TQ rất nhiều, gần như nó bị lái sang hướng Mật Tông nhiều hơn là Thiền, vì các sư sãi người Mãn đều tu theo lối Mật Tông, sau khi quốc sư Ngọc Lâm nhà Thanh thay đổi khóa biểu và áp dụng nó lên hệ thống chùa chiền, tăng ni thì Thiền Tông chỉ còn cái vỏ, bên trong thật ra các thời khóa chủ yếu là trì tụng mật chú, như Chú Lăng Nghiêm, chú Đại Bi, Chú A Di Đà, Thập Chú... chiếm phần lớn thời khóa trong một ngày. Với thời khóa dầy đặc các bài chú như thế thì thử hỏi chất Thiền ở đâu? Vì vậy không chỉ Việt Nam, mà ngay chính bản thân TQ cũng đã mất chất Thiền, duy chỉ còn Nhật Bản là còn giữ được phần nào vì Mật Tông và Thiền Tông (zen) của họ tách bạch, không có sự nhập nhằng.

Từ sự ảnh hưởng chính trị, cộng với sói mòn văn hóa nội tại nên Việt Nam không còn giữ được nhiều nét riêng, nhưng không phải không có, có nhiều vị sư Việt Nam có tâm nguyện phục dựng lại Thiền Việt Nam, dần gạt bỏ các thời tụng chú mà tăng thêm các thời thiền nhiều hơn nhưng vì nó động chạm đến tín ngưỡng, tâm linh ăn sâu vào nhận thức nên cũng khó khăn, chẳng hạn bây giờ các bác vào các thiền viện sẽ thấy họ vẫn tụng chú rất nhiều.

Có Làng Mai của sư ông Nhất Hạnh là một trong những cái tên tiêu biểu đang nỗ lực phục dựng lại "Thiền" cho ra "Thiền", có lẽ mọi người cũng không lạ gì.

Còn vấn đề mà bác nêu thì theo mình đã nói văn hóa của Việt Nam chỉ gần đây mới được ghi chép ra dạng văn bản và được thể hiện một cách rõ ràng nhất, chứ trước nay vì người dân mù chữ nhiều quá nên các tác phẩm chỉ nhắm tới đối tượng là các vua chúa, quan lại tầng lớp có học thức vì thế nên không thể tránh khỏi việc thất lạc, cũng như đời sống tinh thần của người dân không được thể hiện rõ ràng, phong phú, ngay sau khi phong trào phổ biến chữ Nôm ra đời là Việt Nam nổ mấy tác phẩm có giá trị ngay, chứng tỏ đời sống tâm hồn của người Việt cũng vô cùng phong phú đấy chứ.
 
Đừng đổ cho giặc phương Bắc nữa, chính cái dân tộc này đốt phá kinh khủng nhất. Sử liệu từ thời Lê cũng chả còn mấy thì t nghĩ ko có nhà Minh thì sách vở Lý Trần cũng mất sạch

thời bây h vẫn đập phá kinh khủng, bao nhiêu tài nguyên rừng vàng biển bạc cũng cạn
 
Bác ơi khéo lập cái thread về văn học Việt được đấy nhỉ, vốn hiểu biết của tôi về văn học Việt cũng hạn hẹp hay bác lập cái thread đi, đọc được tác phẩm nào mà hay hay kêu gọi mọi người vào review với chia sẻ

bác post ở forum ebook: tve-4u.org

ở đó nhiều người đọc sách thánh hiền nên có cmt phân tích hay lắm.
 
bác phải đi từ tổng thể mới hiểu tại sao vn nó như thế, mọi xã hội nó đều vận động theo sự điều khiển của bộ phận cai trị, của thể chế chính quyền, từ cách sinh hoạt, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thơ ca cũng phải theo khuôn khổ của chính quyền, xưa nay vn gần như chỉ có mỗi 2 chế độ là phong kiến và XHCN, 2 chế độ này độc tôn và có xu hướng chặn đứng mọi nguồn sáng tạo vượt khuôn khổ, mọi nhà văn nhà thơ phải hoạt động theo kiểu Ban Tuyên Giáo, do đó nội dung cũng trở nên cải lương và khuôn sáo lắm. Ngu dân thì dễ trị.
 
Việt Nam mình chỉ có duy nhất 1 thứ văn hóa: văn hóa làng xã

Mà đã là làng xã thì đừng nghĩ đến chuyện to tát gì..
 
Việt Nam mình chỉ có duy nhất 1 thứ văn hóa: văn hóa làng xã

Mà đã là làng xã thì đừng nghĩ đến chuyện to tát gì..

Đó là thứ còn xót lại chứ không phải duy nhất bác ơi, nói thế là tự xỉ vả vào bao nhiêu tinh hoa, trí thức của cha anh, dưới con mắt lịch sử không phê phán thì văn hóa làng xã một phần nào đó cũng là công cụ giúp người Việt chiến thắng người Hán trong mặt trận văn hóa, nếu mình dùng quan điểm của thời đại này thì gần như có thể đập bỏ hoàn toàn lịch sử đi cũng được, vì chúng ta đang dùng hệ quy chiếu của phương Tây nên tất cả giá trị Á Đông đều là lệch lạc, lỗi thời.

Bọn TQ tự hào có truyền thống bề dầy hàng nghìn năm lịch sử, ví như nồi nước dùng được hầm, chưng cất toàn những thứ tinh hoa nhất mà nhiều dân tộc trong cộng đồgn người Hán, cũng như họ đã cướp lấy của các dân tộc nhỏ bé hơn (Có cả cộng đồng người Việt) rồi biến nó thành của mình. Tất cả vì họ có chữ viết sớm, bản sắc được duy trì có tính liên tiếp nên nhiều khi mình muốn cãi nhưng cũng phải ú ớ.

Bây giờ mình nhận thức rõ được cái khuyết điểm là vì văn hóa thiếu nội lực, rời rạc thì nhiệm vụ của chúng ta là phải chắt lọc lại những giá trị tinh túy, gạn bỏ những thứ không cần thiết để đem chúng trở lại cuộc sống.

Ví dụ như tín ngưỡng dân gian, có những tập tục hiện nay nó không còn đáp ứng được với nhu cầu cũng như nhận thức trong thời đại mới, nên chúng ta phải tìm ra giá trị đáp ứng được nhu cầu đó, đưa nó trở lại cuộc sống. Vì văn hoá như mạch máu của một quốc gia còn tín ngưỡng, tập tục như xương với thịt, tất cả điều ấy mới tạo nên một con người hoàn chỉnh.

chẳng hạn như truyền thống xin chữ tôi đề cập nhiều lần, phải gạn bỏ sự dị đoan mê tín là xin để cầu may, mà phải duy trì truyền thống xin chữ đầu năm với tinh thần hiếu học, khao khát tri thức. Lễ thờ cúng thổ địa phải gạt bỏ sự dị đoan, rườm rà, mà phải hiểu với tinh thần tôn trọng mảnh đất nơi mình sinh sống, tôn trọng thiên nhiên, biết ơn thiên nhiên, môi trường, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ cộng đồng.

(Cái này là một lần tôi tìm hiểu về tập tục cúng thổ địa, thần linh của người dân tộc phát hiện ra cái hay đó, sự cúng bái mỗi khi họ chuyển nơi ở giống như một lời cam kết với thần linh, chúa đất, là những điều hình tượng hóa cho sự tôn trọng thiên nhiên, môi trường.)

Bây giờ không thể nào rút máu ra khỏi cơ thể, không thể cấm mọi người duy trì tín ngưỡng, tập tục, như thế chỉ càng làm xã hội rối loạn, đạo đức càng xuống cấp, đánh mất truyền thống, bản sắc càng làm người Việt mất niềm tin vào người Việt, hiểu lầm rằng dân tộc ta ngoài đánh nhau ra chẳng làm được gì, chẳng sáng tạo được gì, nếu chỉ biết đánh nhau thì khác gì lũ mọi rợ, đây là một quan điểm tai hại.

Chỉ còn cách là làm trong sạch lại dòng máu ấy để cơ thể phát triển và sinh sống một cách khỏe mạnh, duy trì truyền thống, khôi phục lại bản sắc dân tộc nhưng là khôi phục những giá trị tinh hoa chứ không khôi phục sự bảo thủ, mê tín.
 
Vì xưa kia cha ông không có chữ viết, không ai ghi chép lại những tập tục tín ngưỡng này ra văn bản, mà đời này cứ phủ nhận đời kia, lớp sau xô lớp trước, như bác trên kia nói về Phật Giáo thì thật ra Phật giáo Việt Nam đã phát triển cực thịnh, có thể nói là lực lượng văn hóa ăn vào bản sắc của dân tộc trong một thời kỳ, thế nhưng chỉ sau cuộc diệt chủng văn hóa của nhà Minh, nhà Lê đứng dậy với một sự đứt gẫy trầm trọng, Phật giáo từ ấy cũng suy vi, không còn chỗ đứng, văn hóa thời đại trước bao nhiêu nét đẹp coi như mờ nhạt và thoái hóa dần, từ đó, Nho Giáo lên ngôi và chiếm ưu thế ở Việt Nam như bây giờ văn minh phương Tây đang đạp đổ tất cả các giá trị truyền thống, tất cả vì ngày xưa không có chữ viết phổ biến rộng rãi, không có nhận thức văn hóa rõ ràng.

Mọi thứ cứ mờ mờ ảo ảo, người dân đa phần không nhận thức được những tập tục, tín ngưỡng mà họ duy trì nên chỉ duy trì những tập tục ấy một cách hời hợt, con người sống thiếu chiều sâu, con hỏi bố cúng làm gì, nhưng bố cũng chỉ biết cha anh cúng thì bố cũng cúng thế thôi, không biết rõ ràng mục đích và nét đẹp ẩn chứa trong nó, với thời đại này nó không còn phù hợp nữa thì giới trẻ quay lưng cũng là chuyện bình thường, vì nó đã ko đủ giá trị đáp ứng nhu cầu nữa rồi.

Từ những điều đó tôi đi đến kết luận, thiếu vắng bản sắc văn hóa làm khủng hoảng giá trị cốt lõi, khủng hoảng niềm tin, khiến người Việt tự quay lưng với đất nước, tự quay lưng với đồng bào, làm sao mà có thể tự hào mãi với một dân tộc chỉ biết đánh nhau? Vì vậy họ phải trở thành những kẻ me tây me tầu.

Đây là nhận thức hết sức tai hại, tôi nghĩ trong voz này toàn các anh thanh niên trẻ tri thức, nhận thức được văn hóa quan trọng như thế nào thì cùng chugn tay bảo vệ và gạn lọc những nét đẹp của cha anh để bảo tồn, sau này khi con chúng ta lớn và hỏi "Cha ông chúng ta làm được gì?" "Cha ông chúng ta sáng tạo những gì", các anh và tôi hoàn toàn có thể tự hào và kể với chúng, À dân tộc ta có nét đẹp này, cha ông ta có nét đẹp kia, khiến chúng có niềm tin với đất nước, có trách nhiệm với dân tộc, cộng đồng và có niềm tin vào chính bản thân mình,con ạ, con được sinh ra là con của một dân tộc tốt đẹp như vậy đấy, chứ con không phải "vàng, vẩu", con cũng không cần tự hạ thấp mình một cách thái quá, làm thui nhụt ý chí, cứ nghĩ lớn và làm những việc lớn.

Người Việt thật ra rất ý thức bảo tồn văn hóa, nếu có điều kiện đi về các làng, các xã ở vùng quê sẽ thấy nhưng điều thiếu xót và thiệt thòi của người Việt là không có một hệ thống chặt chẽ mà mọi người thường nhận thức manh mún, địa phương, mỗi nơi hiểu một kiểu, không nơi nào vào nơi nào, phần lớn là mê tín dị đoan, không hợp thời đại.
 
Last edited:
Nghệ thuật vị nhân sinh, nước nghèo thì nghệ thuật vì người nghèo, mà thế giới thì ko nghèo nên họ ko quan tâm nghệ thuật của ta là đúng. Tương lai king hoá các anh em châu phi, thế giới nghèo đi do covid.... Thì nghệ thuật vn sẽ toả sáng thôi
 
Nhìn vào mớ Hài nhảm gameshow zootuber thì đúng thật

Gửi bằng vozFApp
ý bác này nói cũng đúng, nhìn vào những thứ này thì thấy dân mình nhiều người quan tâm những cái đó thì sâu sắc sao đc, nhất là lớp trẻ. Đồng ý là có những cái xem để giải trí nhưng thực sự có những kênh mà nó k có nội dung gì luôn. Mình thì cũng chả phải tỏ ra thượng đẳng gì. Lên yt thì mình cũng xem những cái mình thích thôi, k phải là lên yt để học. Nhưng mình cảm thấy ít ra mình thu đc kiến thức gì đó từ những video mình xem. Có thể là về sửa chữa xe, về tự làm những món đồ để tiết kiệm (mình có diy đc cái đèn ring led để quay video cho bạn gái :D), về phần cứng máy tính chẳng hạn.... Thôi thì ai thích gì thì xem cái đấy nhưng ít nhất là với con cái về sau m ko để xem những cái nhảm nhí :pudency:
 
tôi thấy ở vn dùng fb rất nhiều, chủ yếu để khoe khoang đi chơi ăn uống, tám chuyện ba lô ba la. cảm giác phù phiếm quá
 
E
bác phải đi từ tổng thể mới hiểu tại sao vn nó như thế, mọi xã hội nó đều vận động theo sự điều khiển của bộ phận cai trị, của thể chế chính quyền, từ cách sinh hoạt, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thơ ca cũng phải theo khuôn khổ của chính quyền, xưa nay vn gần như chỉ có mỗi 2 chế độ là phong kiến và XHCN, 2 chế độ này độc tôn và có xu hướng chặn đứng mọi nguồn sáng tạo vượt khuôn khổ, mọi nhà văn nhà thơ phải hoạt động theo kiểu Ban Tuyên Giáo, do đó nội dung cũng trở nên cải lương và khuôn sáo lắm. Ngu dân thì dễ trị.

Vì hạn chế trong khuôn khổ diễn đàn với lại có suy nghĩ theo hướng tích cực thì bác thông cảm đừng bàn theo hướng chính trị bác nhé, vì trc mình xin mod cho lập topic nhưng với điều kiện ko chính trị hoá chủ đề, ko pbvm để ae có nơi sinh hoạt, trao đổi. Mod tạo đk thì ae ta bàn luận giữ ý và trên tinh thần xây dựng, tích cực, bắt đầu từ những viên gạch nhỏ, chất lượng.
 
ở thời điểm lựa chọn giải trí thừa mứa như này, xu hướng tiếp cận của người trẻ khác trước nhiều. đa số ngày càng lười, muốn cái gì hay ho thú vị nhưng phải ngắn nhanh. không phải ngẫu nhiên tiktok lên ngôi.

nhét một cuốn sách vào tay bọn trẻ, Truyện Kiều chẳng hạn, bảo đọc đi, hay lắm, bao nhiêu tinh hoa lục bát kết tinh hết trong đó đấy. bất khả thi. quá dài quá khó để thẩm thấu tức thì.
phải có hình thức tiếp cận khác, chuyển thể. một vài ví dụ, chưa phải là xuất sắc, nhưng tạo được tiếng vang và chú ý của dư luận, vài dự án sách nói, Truyện Kiều bản hoạt hoạ trên youtube, kênh 1977 vlog, phim Cánh Đồng Bất Tận, Tôi thấy hvcx, Mắt Biếc...
đó là mảng nhỏ văn học chuyển thể sang hình thức khác dễ tiếp cận. chưa nhiều tác phẩm hay, nhưng nhìn vào mặt tích cực có thể hi vọng.
 
Văn học thể hiện cho đời sống tâm hồn của một đất nước, con người nơi ấy, việc thiếu vắng chữ viết có phải lý do khiến người Việt Nam khó khăn trong việc duy trì bản sắc văn hóa, khiến cho đời sống tâm hồn người dân thiếu mất chiều sâu?

Đánh mất bản sắc nên người Việt dễ bị ngả hết về bên này (Sau khi nhà Minh diệt chủng văn hóa, nước ta dần bị phụ thuộc vào Nho Giáo, điển hình sau thời nhà Lê thì Nho Giáo mới có cơ hội chiếm ưu thể, ảnh hưởng lên đời sống của người Việt) rồi lại ngả sang bên kia (thời Pháp đô hộ và đến tận bây giờ nhiều người cuồng phương Tây đến mức phủ nhận tất cả giá trị của đất nước), không có tý nào là chất riêng, là bản sắc dân tộc.

Như các anh cũng biết, ngày xưa các cụ phải dùng chữ Hán vì không có chữ viết (hoặc có mà đã bị xóa bỏ do sự đô hộ), nhưng đó chỉ là thiểu số vì phần lớn người Việt không đón nhận loại chữ này, vì vậy những tư liệu thể hiện cho đời sống tâm tư, tình cảm, tinh hoa và trí thức Việt không được ghi chép lại cũng như phổ biến một cách rõ ràng (đổi lại người Việt không bị đồng hóa), thay vào đó chúng ta chỉ có những câu truyện dân gian tồn tại thông qua phương pháp truyền miệng, được người dân yêu thích, đón nhận và lưu trữ vì nó phù hợp với thị hiếu tầng lớp bình dân vốn chứa nhiều cảm tính.

Vì vậy có thể thấy trong các tác phẩm văn học dân gian của người Việt thể hiện cho một đời sống tâm hồn mang nặng cảm tính, ít giá trị suy tư, đúc kết còn những tinh hoa thì cứ dần mai một vì nó không phù hợp với thị hiếu của quần chúng nhân dân.

Mù chữ, đó có thể nói là cái nạn lớn nhất của dân tộc này. Mãi sau này đến khi có chữ Nôm, nhiều nhà trí thức như cụ Hàn Thuyên ra sức phổ biến, kêu gọi nhưng người Việt vẫn không đón nhận, chỉ đến khi có chữ quốc ngữ, cách tiếp cận đơn giản, việc học được rút gọn lại thì người Việt mới thực sự xóa nạn mù chữ, lòng yêu nước mới được đánh thức, mối quan tâm về sự tồn vong của dân tộc mới được trỗi dậy, chứ trước đó chúng ta là một dân tộc chỉ có cái tình chứ không có cái lý, không quen với khuôn khổ, văn bản và chữ viết.

Bây giờ có chữ viết rồi thiết nghĩ việc cộng đồng cùng chung tay sưu tầm, ghi chép lại những giá trị tinh túy của người Việt là một việc quan trọng, cũng quan trọng như đánh giặc, giữ nước. Vì một đất nước không có văn hóa, chỉ là một đất nước còn cái xác, không có cái hồn.

Chữ viết và văn học là công cụ để lưu trữ cũng như phổ biến những điều quý giá, những tâm tư, tình cảm, những giá trị văn hóa, triết học ảnh hưởng đến đời sống tâm hồn con người, ngày xưa chúng ta không có chữ viết, số lượng người dân mù chữ quá nhiều nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi, đời sống của chúng ta đã ấm no và đầy đủ, chúng ta đã tiếp cận với cả hai nền văn hóa Đông-Tây, quan trọng nhất chúng ta đã có chữ viết riêng của dân tộc, thể hiện lại tâm tư,, suy nghĩ, tiếng nói của dân tộc ta, toàn dân gần như đã xóa nạn mù chữ.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tìm lại những giá trị tinh túy của người Việt, phục dựng nó lại như những hệ thống chặt chẽ, phổ biến vào trong dân chúng, vì không có con đường nào tiếp cận tất cả nhân dân nhanh hơn bằng con đường văn hóa, văn học, tín ngưỡng, tâm linh, vì chúng như máu và thịt, như thể xác và tâm hồn của một con người, các cụ ngày xưa có lẽ vì ý thức được điều này nên đã lồng ghép nhiều yếu tố lịch sử, chính trị vào trong tín ngưỡng, tôn giáo, giúp cho người Việt tồn tại được đến ngày hôm nay mà không bị đồng hóa.

Nhưng những giá trị tinh hoa chứa đựng trong chúng cứ dần mai một, văn hóa của người Việt nhiều khi chỉ còn xót lại những lễ nghi mà mất giá trị tinh túy chứa đựng trong nó. Người ta chỉ gạn lấy cái cặn, còn cái chất thì đổ đi.

Điển hình như Đạo Mẫu không có một bản văn thư nào ghi chép lại hệ thống tư tưởng một cách rõ ràng mà mỗi nơi hiểu một kiểu, ngả về hướng tín ngưỡng tâm linh nhiều hơn, nhưng dù khó khăn như thế, người Việt không phải là một dân tộc không có tố chất, vì rõ ràng vẫn có rất nhiều nhà sĩ giả, nhân sĩ, tu sĩ để lại những áng văn thư chứa đựng nhiều tác phẩm thể hiện đời sống tâm hồn, đời sống văn hóa, triết học thăng hoa như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cụ Nguyễn Trãi, cụ Trần Nhân Tông (sơ tổ thiền phái Trúc Lâm)....

Mỗi tội là chúng ta đã đánh mất một điều gì đó, một cái nền tảng cốt lõi nào đó để đưa tất cả người dân cùng hướng về những điều cao cả, cũng biết suy nghĩ cho những điều sâu xa, sống với một niềm khao khát tri thức.

Người Việt sống quá tình, suy xét mọi việc không dưới con mắt lý luận, phải trái, đúng sai vì vậy những tiêu cực cứ mãi tồn tại không thể nào loại bỏ, chẳng hạn hôm rồi tôi xem vụ anh Grab này đỗ xe ở hồ gì đó ở gần quán nước của một bà chị, bị đuổi đánh thì anh này quay clip lại đăng lên trang tài xế Grab, thay vì ủng hộ cho hành động đòi lẽ phải, đòi cái lý của anh Grab thì không ngoài dự đoán, tất cả comment đều rủa xả, đại để bảo anh Grab này cố chấp, ngu dốt, lỳ lợm vì không chịu hiểu "luật ngầm".

Với một cộng đồng thỏa hiệp như thế làm sao chúng ta có thể chống lại tiêu cực ngay từ trong gốc rễ, từ tâm can của mỗi người dân chúng ta? Các anh nghĩ thế nào? Người Việt có phải sống quá tình, vô lý và nhận thức kém không?
Tôi nghĩ thím thớt nên tiếp tục tìm hiểu thêm về chữ viết, tiếng nói của VN, rồi xem tương quan với các giai đoạn lịch sử.
Theo tôi thấy, lý do người Việt đánh mất cốt lõi là do chữ viết bị thất truyền, chỉ còn tiếng nói là không đổi. Nhưng tiếng nói không có giá trị lưu trữ, người nghe có thể tùy ý thay đổi câu từ được truyền lại mà không sợ (hoặc không biết rằng) nó sai lệch so với bản gốc. Chữ quốc ngữ mới được phát minh gần đây, nên không thể so sánh được với các nước đã có hàng ngàn năm phát triển chữ viết, tiếng nói như TQ hoặc các quốc gia phương tây. Không thể phủ nhận rằng chữ quốc ngữ ra đời sau nên mang một số ưu điểm và tính logic cao hơn so với các chữ viết của các dân tộc khác.
Tôi nghĩ đó cũng chính là lý do vì sao mà tiếng Việt phải vay mượn quá nhiều từ các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Pháp. Để ý sẽ thấy các khái niệm trừu tượng thì vay mượn tiếng Trung tạo thành các từ Hán Việt, còn các khái niệm khoa học kỹ thuật thì vay mượn tiếng Pháp (sên, nhông, gác ba ga, cà vẹt, v.v.).
Cũng cần phải xét thêm bản tính của người Việt, như không thích suy nghĩ nhiều, cái gì cũng muốn nhanh gọn lẹ, nên thay vì suy nghĩ ra một từ cho khái niệm trừu tượng, sao ko "nhanh gọn lẹ" mượn luôn từ tiếng Trung. Ngay cả tôi khi viết chữ "ko" cũng đã rút gọn chữ h rồi. Cái này tạo ra một trở ngại rất lớn cho người Việt, làm người Việt hời hợt, ít để tâm suy nghĩ sâu vào bản chất của vấn đề. Nhưng có lẽ đây sẽ là 1 chủ đề hoàn toàn mới, chứ không đơn thuần là lý do người Việt ko sâu sắc nữa.
 
Tôi nghĩ thím thớt nên tiếp tục tìm hiểu thêm về chữ viết, tiếng nói của VN, rồi xem tương quan với các giai đoạn lịch sử.
Theo tôi thấy, lý do người Việt đánh mất cốt lõi là do chữ viết bị thất truyền, chỉ còn tiếng nói là không đổi. Nhưng tiếng nói không có giá trị lưu trữ, người nghe có thể tùy ý thay đổi câu từ được truyền lại mà không sợ (hoặc không biết rằng) nó sai lệch so với bản gốc. Chữ quốc ngữ mới được phát minh gần đây, nên không thể so sánh được với các nước đã có hàng ngàn năm phát triển chữ viết, tiếng nói như TQ hoặc các quốc gia phương tây. Không thể phủ nhận rằng chữ quốc ngữ ra đời sau nên mang một số ưu điểm và tính logic cao hơn so với các chữ viết của các dân tộc khác.
Tôi nghĩ đó cũng chính là lý do vì sao mà tiếng Việt phải vay mượn quá nhiều từ các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Pháp. Để ý sẽ thấy các khái niệm trừu tượng thì vay mượn tiếng Trung tạo thành các từ Hán Việt, còn các khái niệm khoa học kỹ thuật thì vay mượn tiếng Pháp (sên, nhông, gác ba ga, cà vẹt, v.v.).
Cũng cần phải xét thêm bản tính của người Việt, như không thích suy nghĩ nhiều, cái gì cũng muốn nhanh gọn lẹ, nên thay vì suy nghĩ ra một từ cho khái niệm trừu tượng, sao ko "nhanh gọn lẹ" mượn luôn từ tiếng Trung. Ngay cả tôi khi viết chữ "ko" cũng đã rút gọn chữ h rồi. Cái này tạo ra một trở ngại rất lớn cho người Việt, làm người Việt hời hợt, ít để tâm suy nghĩ sâu vào bản chất của vấn đề. Nhưng có lẽ đây sẽ là 1 chủ đề hoàn toàn mới, chứ không đơn thuần là lý do người Việt ko sâu sắc nữa.

Cảm ơn thím, mình cũng đồng tình rằng thiếu vắng chữ viết riêng (từ buổi ban đầu) là lý do khiến nền văn hóa của dân tộc mình ko có sự tích lũy. Chẳng hạn từ "văn hóa" thực sự là gì cũng khó để hiểu, không chỉ riêng từ đó mà có vô vàn từ như thế có khi nói ra nhưng ko hiểu ý nghĩa.
 
Thớt hay.
Em chỉ đọng Đoạn trường tân thanh.
Cơ mà truyện thơ nên lắm khi thấy vừa hay, vừa lần cấn.
:beated:
 
Cho voz đông gấp >10, chửi nhau loạn xạ, bê đủ thứ văn hóa về, cực đoan các loại rồ, cho đấm nhau nhiều là thành văn hóa Vịt ver 2. (copy) :shame:
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top