kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Cuốn này rất hay nhé mọi người

images
@idmresettrial
 
Nhìn có vẻ hay, để mình đọc thử. Cám ơn bạn. :adore:

Bạn đọc rồi review mình xem nhé. Mình bị nhảy mất cái balo mất cả Laptop và Kindle PPW 3 trên công trường rồi :sweat:
Dù biết thằng trộm nhưng không đòi được do không được gọi công an, bạn giải thích được nhân-quả trong vụ này không? :sweat:
 
Thấy anh em ít recommend sách lịch sử nhể, có mấy quyển này đọc xong thấy khá hay:

1. Napoleon Đại Đế.
2. Sự va chạm của các nền văn minh
3. Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ 3.
 
Thấy anh em ít recommend sách lịch sử nhể, có mấy quyển này đọc xong thấy khá hay:

1. Napoleon Đại Đế.
2. Sự va chạm của các nền văn minh
3. Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ 3.
Mình đã đọc cuốn thứ 3 thấy hay thật.
 
Quyển này mình đọc cũng phải 6 7 năm rồi, đọc 1 lần từ sáng đến tối mịt gần 12h đêm thì xong. sau đó bỏ đấy ko đọc nữa. h chỗ nhớ chỗ quên:tire:

Nội dung thì chắc bác cũng biết rồi. Dương Tường trong phần giới thiệu có nói quyển này giống như 1 cái nồi lẩu thập cẩm. Có thịt cá trứng rau củ quả trong nồi lẩu thì trong này cũng có vô số thứ linh tinh đc đưa vào. Tuy nhiên cuối cùng thì mục đích vẫn là để ăn cho no bụng.

Ý nghĩa thì rất phức tạp. Mình hiểu chỉ đc tầm 6 7 phần. Có thể viết hơi khó hiểu nên bác hãy đọc kĩ 1 chút

Để hiểu đc quyển này trước hết phải biết về Franz Kafka và Sigmund Freud, về văn học Nhật Bản, thần thoại Hy Lạp, tâm lí học, để có thể giải mã đc các biểu tượng rất nhiều lớp nghĩa chồng chéo nhau. Murakami chịu ảnh hưởng lớn từ 2 tay Freud và Kafka này. Nhân vật cậu bé Kafka và ông Nakata là 2 hình mẫu thể hiện những suy ngẫm về cuộc đời và văn chương phi lí của Franz Kafka. 2 tuyến nhân vật này cũng dc xây dựng dựa theo thuyết phân tâm học của Sigmund Freud trong đó Kafka Tamura đóng vai trò chính, Nakata là cái tôi thứ hai - bản ngã thứ hai. Hành trình của hai người này tưởng chừng tách biệt nhau và không hề liên hệ với nhau nhưng cuối cùng lại gặp nhau ở điểm cuối - đó là biểu tượng của quá trình phủ định và sự hợp nhất giữa 2 yếu tố tâm lí, hoặc sự hòa hợp của tính cách và hành vi, giữa linh hồn và thể xác, đạo đức cá nhân và xã hội.Đây cũng là những vấn đề cơ bản trọng tâm trong đời viết văn và những tác phẩm của Franz Kafka.

Kafka Tamura sinh ra và lớn lên với lời nguyền giết cha và ngủ với mẹ - nguyên mẫu là phức cảm Oedipus - một trong những lý thuyết tâm lí nổi tiếng nhất của Sigmund Freud. Thuyết này giải thích về các hành vi vô thức, các cảm xúc và liên tưởng tiềm ẩn của trẻ vị thành niên cảm thấy có sự hấp dẫn giới tính đối với cha mẹ khác giới của chúng (trẻ nam thường quấn mẹ, trẻ nữ thường quấn bố), bắt nguồn từ sự hấp dẫn tính dục và khao khát chiếm hữu bẩm sinh của mỗi người. Mặc cảm này tuy đã bị kiềm chế nghiêm khắc bởi luân lí xã hội nhưng nó vẫn đc biểu hiện ra dưới 1 vài hành vi đơn giản, như trẻ em thường có xu hướng khó chịu (thù địch) với phụ huynh cùng giới, hoặc khi trưởng thành thường có xu hướng tìm kiếm bạn tình có 1 số đặc điểm trùng khớp về tính cách, hành vi hoặc vẻ ngoài giống như cha mẹ chúng.

Hành trình của Kafka Tamura rời nhà đi cũng là hành trình chống lại định mệnh, phản kháng sự bất công của số phận, của xã hội, chống lại lời nguyền mà người cha đã đặt ra cho mình. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa thì lời nguyền gần như đã đc thực hiện. Đây cũng là 1 chi tiết mô phỏng hoàn toàn theo nguyên mẫu của Oedipus trong thần thoại Hy Lạp, cố gắng phản kháng định mệnh nhưng trong vô thức lại thực hiện nó theo cách ko ai ngờ tới. Với Oedipus đó là hậu quả phải gánh chịu vì người cha của ông ta đã xúc phạm thần linh, với Kafka Tamura đó là việc hoàn thành số mệnh và cũng là kết thúc của quá trình tìm kiếm bản ngã thực sự. Sự liên kết và trùng khớp nhau giữa 1 sự tích của thần thoại Hy Lạp và tác phẩm là 1 chủ đích, và là 1 phương pháp cơ bản của văn học huyền thoại hiện đại.

Ở thời điểm Nakata vô tình giết chết người đàn ông đội mũ trùm mặc áo khoác đen và ăn tim mèo sống (có thể chính là cha của Kafka Tamura) đó là lúc bản ngã tách đôi để mỗi yếu tố đi theo hướng trải nghiệm riêng biệt. Trải nghiệm nước đôi này của 2 người là sự biểu hiện mối liên hệ giữa cái tôi thứ 2 (vô thức - Nakata) và cái tôi bản thể (hữu thức - Kafka Tamura) [lưu ý rằng 2 cái tôi này đều là 1 sự minh họa cho hành trình tư tưởng của Franz Kafka]. Kafka Tamura là cái tôi hữu thức, vì sở hữu khả năng suy nghĩ và phân tích sâu sắc, chủ động về các vấn đề của mình, hiểu đc những gì mình làm. Nakata là cái tôi vô thức, vì đã già yếu ko hiểu chuyện và chỉ đơn thuần làm theo những gì bản thân thôi thúc. 2 cái tôi này có những trải nghiệm khác nhau, tách biệt nhau hoàn toàn, nhưng thực tế lại có những mối liên hệ ngầm với nhau trên suốt chặng đường phiêu lưu và cuối cùng đã gặp nhau ở điểm kết (biểu hiện của sự hợp nhất giữa lí trí và vô thức) trong tư tưởng của Franz Kafka.

Trải nghiệm của Kafka Tamura, ngoài ra còn là biểu hiện của 1 phức cảm khác - phức cảm Genji - lấy từ Truyện kể Genji 1 tác phẩm lớn và rất nổi tiếng của văn học trung đại Nhật bản - 1 thuật ngữ miêu tả cảm thức truyền thống văn hóa xã hội trong văn học Nhật, có phần tương tự như phức cảm Oedipes nhưng khó hình dung hơn. Kafka Tamura tôn trọng phụ nữ,ham muốn phụ nữ và đã ngủ với rất nhiều phụ nữ (có thể có cả chị gái và gần như chắc chắn là mẹ ruột _ Miss Saeki) là minh họa cho ước mơ chiếm hữu tất cả những bạn tình có đặc điểm thể xác hoặc tâm lí tương tự như mẹ mình. Trong khi đó, trải nghiệm của Nakata là hành trình tìm kiếm bản chất của xã hội và chất chứa những bất mãn của Murakami về xã hội hiện đại Nhật, cũng như đả kích châm biếm những thành tựu của chủ nghĩa tư bản. Các nhân vật Johnnie Walker, Đại tá Sander đều là cách điệu của những biểu tượng kinh tế đại diện cho chủ nghĩa tư bản- rượu Scotch Whiskey và Fastfood. Tuy nhiên mỗi nhân vật này đều có những mặt tối và sự xấu xí khác nhau. ở Johnny Walker là việc giết mèo và ăn tim mèo sống, ở Đại tá Sander là người chuyên dắt gái điếm. Cả 2 đều là những biểu tượng hào nhoáng nhưng thực chất rỗng tuếch và tồn tại nhiều mặt xấu.Điều đó chứng tỏ sự bất mãn của Murakami đối với chủ nghĩa tư bản Nhật và có thể giải thích bằng việc ông đã sáng tác cuốn truyện này khi tới Mỹ định cư.

Đại khái nội dung nó là như thế. Lâu lâu có topic hay,lâu ko viết lách nên ngứa tay biên tý cho xôm. Còn gì thiếu sót mong các bác bổ sung nhé :beauty:
thớt chất lượng vãi
 
Sau khi đọc xong cuốn "Văn minh Việt Nam" của Nguyễn Văn Huyên, đi hội sách giảm giá của tụi Alpha Books mua được đúng 1 quyển "Việt Nam qua tuần san Indochine" của bọn Omega+. Công nhận hay, nên đọc các thím ạ. Có thêm 1 góc nhìn về những gì Pháp đã làm ở Việt Nam, biết thêm nhiều thứ mà sử trong sách giáo khoa không dạy! :embarrassed:
 
Đây rồi, ai thích đọc Homo Deus thì tìm bản của dịch giả Dương Ngọc Trà mà đọc
68747470733a2f2f692e696d6775722e636f6d2f6c6a66444454352e706e67
Bản thân sách này đã có vấn đề rồi, mình cũng đọc bản sách giấy xịn mà đọc không vào. Chủ yếu do tác giả trình bày lặp lại vấn đề quá nhiều
 
Có bác nào đọc cuốn Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ chưa ? Em thấy đọc khá ổn đấy chứ
 
Bạn đọc rồi review mình xem nhé. Mình bị nhảy mất cái balo mất cả Laptop và Kindle PPW 3 trên công trường rồi :sweat:
Dù biết thằng trộm nhưng không đòi được do không được gọi công an, bạn giải thích được nhân-quả trong vụ này không? :sweat:
Trong sách kia có câu: “Chiếc lá mỏng manh kia là gì nếu không là sự vận chuyển đã hằng triệu năm của các vì sao…”
Cũng vậy, cái lý do bạn bị ăn trộm 1 phần do bạn bất cẩn, 1 phần khác đến từ thằng trộm kia, do lòng tham, do nghèo đói, do giáo dục... Dù sao cũng mất rồi, ko nên buồn phiền nữa bạn nhé. Rút kinh nghiệm lần sau cẩn thận hơn. :shame:
 
Bạn đọc rồi review mình xem nhé. Mình bị nhảy mất cái balo mất cả Laptop và Kindle PPW 3 trên công trường rồi :sweat:
Dù biết thằng trộm nhưng không đòi được do không được gọi công an, bạn giải thích được nhân-quả trong vụ này không? :sweat:

Nhân: bạn vì lí do nào đó đã sơ hở với tài sản của mình
Quả: bạn:tiêu cực - mất đồ, tích cực bạn cẩn thận với tài sản hơn và có kinh nghiệm để truyền thừa cho người khác
thằng trộm: tiêu cực - suốt đời không thể quên được mình là thằng tồi tệ dù xã hội có biết hay không, sống nhờ đồ trộm cắp mãi không thoát đc cái việc phải tìm miếng ăn một cách thấp thỏm
 
Mới tìm đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, tiểu thuyết đạt giải của Hội nhà văn Việt Nam, mới hay vh VN sau đổi mới không hề tệ chút nào. Cuốn này là dang tiểu thuyết phong tục, tái hiện bộ mặt của nông thôn miền Bắc những năm 1980 sau đổi mới và chính sách Khoán 10 trao trả ruộng đất, với nhiều tệ nạn và hủ tục lạc hậu, đã được dựng thành phim Đất và người năm 2001.

Phim đã hay rồi nhưng truyện còn hay và ám ảnh hơn nhiều. Tiếng là tiểu thuyết phong tục nhưng những đoạn kể về chuyện tâm linh, tôn giáo ma quỷ, thù hận gia tộc rất nhiều, chuyện đấu tố trong cải cách ruộng đất, chuyện lão Quềnh bị ma trêu vừa chết xong thì bị đào mả, từ tình thù cá nhân đến thù hận gia tộc, tranh giành lợi ích giữa phe phái, đến những chuyện kinh dị như đào mộ tổ để triệt phong thủy, móc mắt tranh thờ thần Hổ trong từ đường,...

Cuốn này hoàn toàn có thể đứng ngang hàng với những tp của Nam Cao, Ngô Tất Tố hay Vũ Trọng Phụng.

manh_dat_lam_nguoi_nhieu_ma__nguyen_khac_truong.jpg
 
Bác nào có bản pdf tác phẩm Mùa chinh chiến ấy của Đoàn Tuấn không?
cdGvfgg.png
Mình tìm trên mạng mà không thấy
 
Đọc lại lần hai đi phen, cuối cùng có sự liên hệ giữa ông già và thằng bé. Dù mạch truyện song song với nhau về hai nhân vật. Đọc khá ám ảnh. Murakami thì mình thích Biên niên kỷ hơn.

Murakami mình thích cuốn Lắng nghe gió hát, vì là tác phẩm đầu tay nên giọng văn khá nhẹ nhàng, hơi hướm hoài niệm, dễ đọc với các bác lần đầu đọc văn của bác Murakami
 
Back
Top