thắc mắc Kiến thức cần để trở thành master lập trình nhúng ?

Chào các thím,
Em hiện đang tìm hiểu về mảng lập trình nhúng, với mơ ước trở thành master lập trình nhúng. Cho em mạn phép hỏi thím nào có kinh nghiệm về mảng này có thể chia sẻ không ạ?
  • Nên bắt đầu từ đâu?
  • Cần những kiến thức gì?!

P/s: Hiện em đã có kiến thức cơ bản về C, đang tính tìm hiểu từ con vđk 8051. Tiếng Anh chắc chắn là điều không thể thiếu. Em mong có các ý kiến về khía cạnh chuyên môn.
 
Nhúng nhưng cụ thể là cái gì: MCU hay Linux??
Nhưng nhìn chung cần có:
1. Ngôn ngữ cần: Embedded C, python 2.x và 3.x, batch/shell script, C++, VBA,..có khi cũng cần đến Perl và Ruby
2. Điện tử cơ bản + mạch điện (chỉ cần đọc hiểu là đủ)
3. Vi xử lý (nắm vững các chuẩn giao tiếp như SPI, I2C, QSPI, UART, RS232,...)
4. UML2.0: vẽ activity diagram, flowchart, waveform, sate machine ....
5. Trình biên dịch: nắm rõ cách hoạt động của trình biên dịch C, tự mình tạo ra 1 project và cấu hình cho nó từ A-Z.
6. Hệ điều hành: chủ yếu dành cho bạn nào đi theo Linux, bên MCU thì khỏi cần vì gần như làm trên windows.
7. Lập trình IOS/Android giao tiếp PC/Kit Nhúng điều khiển các thiết bị
8. Build Linux trên Kit Nhúng: dành cho dân Linux
9. Lập trình Kernel, Bootloader: dành cho dân Linux
10. Code Clean: code cho đẹp
11. Design Pattern: dành cho người chuyên nghiệp muốn design hệ thống, source code sao cho nó dễ maintain và reuse về sau này
 
Nhúng nhưng cụ thể là cái gì: MCU hay Linux??
Nhưng nhìn chung cần có:
1. Ngôn ngữ cần: Embedded C, python 2.x và 3.x, batch/shell script, C++, VBA,..có khi cũng cần đến Perl và Ruby
2. Điện tử cơ bản + mạch điện (chỉ cần đọc hiểu là đủ)
3. Vi xử lý (nắm vững các chuẩn giao tiếp như SPI, I2C, QSPI, UART, RS232,...)
4. UML2.0: vẽ activity diagram, flowchart, waveform, sate machine ....
5. Trình biên dịch: nắm rõ cách hoạt động của trình biên dịch C, tự mình tạo ra 1 project và cấu hình cho nó từ A-Z.
6. Hệ điều hành: chủ yếu dành cho bạn nào đi theo Linux, bên MCU thì khỏi cần vì gần như làm trên windows.
7. Lập trình IOS/Android giao tiếp PC/Kit Nhúng điều khiển các thiết bị
8. Build Linux trên Kit Nhúng: dành cho dân Linux
9. Lập trình Kernel, Bootloader: dành cho dân Linux
10. Code Clean: code cho đẹp
11. Design Pattern: dành cho người chuyên nghiệp muốn design hệ thống, source code sao cho nó dễ maintain và reuse về sau này
Thím có làm về mảng này không? Em đang học TĐH khả năng theo nhúng MCU .
 
6 năm là kinh nghiệm cũng đầy mình rồi thím, thím có thể chia sẻ 1 chút về những gì thím trải qua, về mức lương và tương lai lập trình nhúng được không?
1. Năm đầu làm chấp nhận lương thấp lấy kinh nghiệm, trong 2 năm đầu cố gắn học thật nhiều từ dự án + trao dồi tiếng anh (hoặc Nhật, Hàn), nếu thấy ai siêu nhân thì cố gắn tầm sư 8-) học đạo sẽ mau lên trình hơn.
2. Nếu rơi vào 1 dự án chỉ làm test thì nên chứng tỏ mình, ví dụ làm automation, khi đó sẽ dễ xin qua dự án dev. Không ai dám đưa 1 đứa chưa biết gì code cả, nên đừng trách vì sao vào dự án chỉ cho mình làm test, phải cho mn thấy năng lực trước đã.
3. Dám nhận task khó, không ai chịu làm sẽ giúp mau lên trình + sếp lớn và khách hàng quánh giá tốt => Deal lương dễ sau này :p, nếu có thất bại cũng là 1 bài học ;)
4. Chú trọng giao tiếp, teambuiding, cấm kị nịn sếp :canny:
5. Lương lậu thì mỗi năm lên cỡ 20%~30% là thành công, nếu mức senior thì khoản 10%
6. Tương lai thì chắc không có gì thay được nhúng, vì lớp dưới cùng của tất cả các hệ thống digital là S/W driver và chip điện tử, và rất ít người chọn theo con đường này, nên không sợ thất nghiệp, chỉ sợ không theo kịp công nghệ thôi. Tuy nhiên, số lượng cty làm nhúng ở VN hiện không nhiều, làm trong nước dễ bị ép lương.
 
6. Tương lai thì chắc không có gì thay được nhúng, vì lớp dưới cùng của tất cả các hệ thống digital là S/W driver và chip điện tử, và rất ít người chọn theo con đường này, nên không sợ thất nghiệp, chỉ sợ không theo kịp công nghệ thôi. Tuy nhiên, số lượng cty làm nhúng ở VN hiện không nhiều, làm trong nước dễ bị ép lương.
Đoạn này thì chuẩn luôn. :beat_brick:

Bổ sung thêm thì tài liệu để học nhúng rất nhiều, quan trọng là thấm hết được không.
Ví dụ: https://github.com/gurugio/lowlevelprogramming-university
 
Thím nào có tài liệu tiếng Việt lý thuyết 8051 bằng ngôn ngữ C thì cho em xin với :adore: e tìm mãi mà những quyển viết chi tiết thì toàn bằng assembly :((

via theNEXTvoz for iPhone
 
cho em hỏi là tại sao python lại dc ứng dụng vào phần cứng đc k thím
trong khi thằng java nó marketing là viết 1 lần chạy nhiều nơi mà lại k đc sử dụng nhỉ
em k nghĩ lí do code nó dài đâu
python chủ yếu phục vụ dev mấy tool hỗ trợ, automation test chứ không ai dùng code nhúng như C được. Thế mạnh của C là có con trỏ nên có thể đọc ghi tới 1 địa chỉ dễ dàng.
 
Thím nào có tài liệu tiếng Việt lý thuyết 8051 bằng ngôn ngữ C thì cho em xin với :adore: e tìm mãi mà những quyển viết chi tiết thì toàn bằng assembly :((

via theNEXTvoz for iPhone
Chịu khó đọc tiếng Anh cho quen đi. Mình nói thật. Khó cũng phải cố, chứ nghề này cứ chăm chăm tìm tài liệu tiếng Việt thì 90% là lụi.
  • master thì khó, cần thời gian từ 2 năm
  • có thể bắt đầu với arduino cũng dc, k nhất thiết 8051 làm gì
2 năm thì biết biết thôi chứ master làm sao được. :byebye:
 
bác nào có kinh nghiệm định hướng qua nước ngoài làm việc mảng nhúng này k
Ngồi canh Vietnamwork, thiếu lol gì việc làm remote về nhúng rao trên đó,
apply 1 thằng rồi làm remote 1-2 năm (lương làm remote cũng cao vl ra), nó thấy ok thì kéo thím sang nước ngoài làm thôi
 
Ngồi canh Vietnamwork, thiếu lol gì việc làm remote về nhúng rao trên đó,
apply 1 thằng rồi làm remote 1-2 năm (lương làm remote cũng cao vl ra), nó thấy ok thì kéo thím sang nước ngoài làm thôi
e đang sv thôi :v muốn học xong ra nc ngoài vài năm mở mang đầu óc. Cx hóng xem có cty nào cho onsite qua nc ngoài k
 
Back
Top