Quan điểm , thiên tài thì tố chất chiếm 1% còn 99% là cố gắng có đúng không

Tôi đánh giá thiên bẩm chiếm 90%, còn cố gắng thì may ra chỉ bù đắp đc 1 phần nhỏ.
Dạy 1 con lợn leo cây khác việc dạy con mèo leo cây lại càng khác dạy 1 con khỉ leo cây.
1 thằng có giọng hát quá chán thì luyện tập có thể giúp hát karaoke dễ nghe hơn, nhưng ko thể thành ca sĩ đc.
Cho nên thay vì bắt con phải giỏi toán, giỏi anh hay giỏi văn thì nên xem con mình có khả năng gì mà rèn luyện, học hành đạt trung bình là đủ.
 
Tôi thấy kỉ luật - discipline ,và thói quen- habit mới là quan trọng nhất, nó quyết định con người , cuộc đời của các anh. Ở vn thấy đánh giá thấp 2 vấn đề này, thiên tài hay thông minh đến mới mà cũng toàn thói quen xấu như bú rượu, qwerty , thức đêm chơi game hằng ngày hay lười chảy thây, ko tự giác thì cũng dặt dẹo cả thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Các phen ghét sách sefl help nhưng cái triết lý này toàn đc sách self help xào đi xào lại
Nỗ lực mà sai đường thì suốt đời lầm. Cái tố chất nó sẽ quyết định xem bạn có nên thay đổi lộ trình ko
 
Vậy thì 1000 lần, 10,000 lần, 100,000 lần , 1,000,000 lần ... thì sao anh
anh đầu đất nó vừa thôi. 1 tuần có 24x7 = 200 khoảng tiếng thôi, thằng thiên tài mà 1 tuần nó làm 40 tiếng thì maximum anh chỉ có thể chăm chỉ gấp 4 lần nó, lấy đâu ra 1000 lần?
 
Câu trên không đúng lắm . Lấy ví dụ có hai thằng , 1 thằng bình thường xuất phát điểm là 0 , 1 thằng sáng dạ hơn 1 chút xuất phát điểm là 20 chẳng hạn . Nếu thằng thứ nhất cố gắng 70,80 thằng thứ 2 làm biếng chỉ cố gắng 20,30 thì thằng bình thường có khả năng bằng hoặc vượt hơn thằng thông minh .Nhưng nếu hai thằng đấy cố gắng ngang nhau thì thằng bình thường kia làm sao mà so ?
Cái này tôi nghĩ không giống 1+1=2 đâu. Vì bản chất hai thằng đã khác nhau rồi, thằng sáng dạ đôi khi chỉ cần cố gắng 2,3 thì thành quả tạo ra đã hơn thằng kia cố gắng 7,8 rồi. Kiểu 20% của 1000 so với 70% của 100 vậy

via theNEXTvoz for iPhone
 
Đổi từ "thiên tài" -> "người thành công" thì mình nghĩ là đúng. Chứ thiên tài (gifted/genius) thì khác lắm, nhất là ở khả năng nắm bắt vấn đề (mình thấy ở thằng bạn mình là toán về số học) cực nhanh và nghĩ ra hướng đi cũng nhanh nốt. Nhiều khi mình nghe giảng cả buổi không bằng nó ngồi đọc truyện rồi ngước lên bảng xong giải luôn. Còn bác trên dẫn bài của HBS là nói về experts, cái này thì đúng là có thể đạt được bằng cách rèn luyện, kỷ luật bản thân. Với cả thiên tài chưa chắc đã là người thành công sau này (theo thước đo tiền tài/ danh vọng) nhưng chắc chắn họ có những thứ bẩm sinh mà đa phần người khác không thể có được (như Terence Tao là ví dụ).
 
Tối dạ giống như bạn đang lần mò trong bóng tối vậy, u mê không thấy gì phía trước, có thể một ngày bạn sẽ tìm thấy gợi ý, nhưng có lúc nó phải mất cả nửa đời người. Trong khi một vài người ngộ ra nguyên lý của sự việc ngay khi họ tiếp xúc với nó chưa lâu. Nhìn ra con đường rồi thì lúc đó mới bàn tới cố gắng.
 
ko biết thím đặt câu hỏi có đi làm chưa , khi đi làm rồi thím sẽ thấy có 1 số thằng nó may mắn có được 1 cái gì đó gọi là vượt trội hoàn toàn so với mấy đứa khác , lúc đó thím sẽ hiểu thím có cố gắng cách mấy cũng thua nó 1 đoạn , vì vậy bọn tây lông nó mới giúp bọn trẻ con tìm sở thích năng khiểu của nó từ nhỏ chứ ko phải như mấy ông vịt suốt ngày bắt con trẻ con đứa nào cũng như đứa nào ngồi cày văn sử địa đến điên đầu , đồng ý là học và tích lũy kiến thức sẽ giúp bạn bớt ngu nhưng nó ko giúp bạn thành 1 thứ gì đó cao siêu hơn đc , thứ cao siêu hơn đó thuộc về bản chất rồi , đơn giản dễ nhìn thấy nhất là bọn học toán có những thằng đầu óc nó rất siêu đọc sơ qua là nghĩ ra được hướng giải rất sáng , còn những đứa còn lại sẽ lần lướt so sánh từng cách giải khả thi nhất mà nó từng được học hết đống đó rồi mới bắt đầu suy nghĩ hướng giải mới ...
 
Cái giống ngu phải cố gắng thì may ra ko bị đào thải. Chứ đến đời cháu chắt may ra với đc đến ng tài
 
cứ phải là thiên tài mới đc à ? k cần đâu .
còn quan điểm đấy thì chỉ là quan điểm thôi , đúng với ng này thì cũng có thể sai với người kia .
 
Quan điểm đó hợp lý hay không hợp lý thì chỉ những người là thiên tài mới đủ tư cách đưa ra nhận xét. Trong này có ai được công nhận là thiên tài đâu, có đạt đến level thiên tài đâu, mà đủ tư cách trả lời. :doubt:
 
Làm các công việc cần trí óc cao thì mới thấy rõ sự khác biệt giữa thiên tài và chưa thiên tài. Tuy nhiên, theo quan sát của mình, kể cả các ngành khoa học như toán, người bền bỉ cũng sẽ có thành tựu nhất định.

Còn các công việc bình thường thì sự cố gắng, chăm chỉ luôn là yếu tố quan trọng nhất, thiên tài thường sẽ bị lạc lõng khi làm các công việc này.
 
Mấy thằng ngu thì làm gì có tố chất, nên câu này dành cho những người có tố chất, nếu cố gắng sẽ thành thiên tài, còn ko cố gắng thì thành thiên tai :rolleyes:

Sent from Soupie using vozFApp
 
Quan trọng là bạn vẫn có thể vào top 1% thế giới trong lĩnh vực của mình cho dù bạn không phải thiên tài :doubt:
 
Quan điểm riêng mình là mỗi người đều có thể giỏi 1 lĩnh vực riêng. Thế nên không thể đánh đồng tất cả

Sent from samsung SM-G950F via nextVOZ
 
có cái cc nhé
ghét nhưng phải thừa nhận là nhiều lúc cố hết sức cũng đéo bằng thằng khác làm qua loa cho xong việc 😶
 
thấy mấy bọn trên mạng vẽ tranh với nọ xem mấy bọn game thủ test iq với trí nhớ mới thấy kinh khủng..tập luyện cả đời cũng chẳng bằng được
 
Theo Ý KIẾN CÁ NHÂN CỦA TÔI, thì thế này, tài năng thiên bẩm chiếm 60%, rèn luyện chiểm 20% và may mắn chiếm 20%. Mỗi người có 1 điểm mạnh riêng biệt, có những cái mà có cố gắng các fen cũng đbh có thể đuổi kịp 1 thằng nó có thiên bẩm sẵn, trước không nhớ đọc ở đâu mà tác giải Toriyama lấy hình ảnh Songoku đúng kiểu thằng bạn bên ngoài của ông ý, tài năng thiên bẩm, ông ý cày cuốc như Cadic mà vẫn không lại :byebye:
 
Tôi nghĩ câu nói ấy là khiêm tốn thôi
Tôi đánh giá thiên bẩm chiếm 90%, còn cố gắng thì may ra chỉ bù đắp đc 1 phần nhỏ.
Dạy 1 con lợn leo cây khác việc dạy con mèo leo cây lại càng khác dạy 1 con khỉ leo cây.
1 thằng có giọng hát quá chán thì luyện tập có thể giúp hát karaoke dễ nghe hơn, nhưng ko thể thành ca sĩ đc.
Cho nên thay vì bắt con phải giỏi toán, giỏi anh hay giỏi văn thì nên xem con mình có khả năng gì mà rèn luyện, học hành đạt trung bình là đủ.
Chuẩn. 1 con lợn có cố gắng leo cây đến thế nào nữa cũng không thể bằng 1 con khỉ.
 
Quan điểm riêng mình là mỗi người đều có thể giỏi 1 lĩnh vực riêng. Thế nên không thể đánh đồng tất cả

Sent from samsung SM-G950F via nextVOZ
Lúc đầu mình cũng nghĩ vậy, nhưng về sau mới nhận thấy. Có người chả giỏi cái gì, thậm chí có người giỏi quá nhiều thứ.
Xã hội mà, có người ở đâu cũng có đáy. Không thể áp dụng 1 câu nói suông vào tất cả mọi người.
Lười mà giỏi thì thấy khá nhiều.
 
Back
Top