Nguồn gốc ra đời của Phở Việt

angenoir

Member
Danh từ PHỞ từ đâu ra ?

Trong Tự điển tiếng Việt - Bồ Đào Nha - La-tinh của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ "Phở". Trong Tự điển Huỳnh Tịnh Của (biên soạn năm 1895) và Tự điển Genibrel (biên soạn 1898) cũng không có từ Phở. Danh từ Phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo và giảng nghĩa : "Món ăn nấu bằng bánh bột gạo thái nhỏ với nước dùng bằng thịt bò hầm".

Nhà Văn Nguyễn Công Hoan từng viết : “Năm 1913… tôi trọ số 8 Hàng Hài… thỉnh thoảng, được ăn phở (hàng Phở gánh rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”. Phở rong bắt đầu thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế : “…họ phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày”. Như vậy có thể xem Phở xuất hiện khoảng giữa những năm 1900 đến 1913
Người Việt ngày xưa 99% là nông dân, họ coi bò là loài gia súc thân thương và hữu ích (sức kéo) nên không ăn thịt bò. Vì thế nói quê hương Phở bò ở Nam định miền Bắc là không hợp lý.
Chuyện là :
Năm 1910, nhiều thanh niên Việt Nam cả miền Bắc lẫn miền Nam đi lính cho Pháp. Họ phải sang mẫu quốc để phục vụ một thời gian, trong số đó có một người từng làm phụ bếp cho Toàn quyền Saigon tên Huỳnh.
Đơn vị Ông Huỳnh đóng quân ở Marseille và Ông được giữ chức Bếp trưởng của binh đoàn toàn lính người An Nam. Sáng nào Ông Huỳnh cũng ra lệnh đốt bếp lò thật sớm bằng cách hô to : "Feu ! Feu !" có nghĩa là nổi lửa lên ! để nấu súp thịt bò cho binh sĩ ăn điểm tâm với bánh mì khô.
Thấy binh sĩ người Việt bỏ ăn sáng hơi nhiều Ông Huỳnh bèn nghĩ ra một món mới, hy vọng anh em binh sĩ An Nam sẽ cảm thấy dễ nuốt hơn. Sau khi được các "Xếp Tây" cho phép, Ông bèn lấy nước Súp bò của Tây... cho hầm chung với quế, hồi, gừng,... Riêng "bánh tài phảnh" mua của người Tàu bán ở Khu Chinois rồi Ông Huỳnh nêm thêm nước mắm vào soupe cùng với hành, ngò rí, hành tây... cho hợp khẩu vị Việt Nam tuyệt vời thay. Ở xứ lạ quê người, buổi sáng trời lạnh như cắt da, mà lại được ăn một bát súp "hù tíu bò" nóng hổi ngào ngạt đậm mùi quê hương thay vì ăn bánh mì Tây quá ư nhạt nhẽo ! Binh sĩ An Nam ủng hộ Chef Huỳnh hết mình... Nấu bao nhiêu cũng hết ! Các sĩ quan Pháp thấy vậy đòi ăn thử, ai cũng tấm tắc khen ngon rồi thắc mắc : "Tên món này là món gì mà sáng nào Monsieur Huỳnh cũng ra lệnh Feu Feu vậy ?" Không chần chừ Ông Huỳnh trả lời : Thưa Xếp tên nó là Phở (Feu) đấy !
"...PHỞ ra đời năm ấy - năm 1910... được Tây lẫn Ta yêu thích và chết tên "Feu" từ đó... Khi muốn ăn, sĩ quan Tây chỉ cần nói "Feu Feu" là có tô phở bò hầm kiểu An Nam nóng hổi khói bốc nghi ngút... theo gió, thơm lừng cả doanh trại.
Nhiều binh lính An Nam nhà ở Hanoi sau khi giải ngũ về đã lấy Phở gánh với tiếng rao : Feu... ớ... làm kế sinh nhai, thực khách là lính Tây và kiều dân Pháp. Dân Hanoi cũng ăn thử và "mê tít" món Feu từ đó !
  • Ở Dalat năm 1930 có phở Gare xe lửa là tiêm Phở Bò đầu tiên của Dalat do con Ông Huỳnh (Chef) làm chủ. Chữ Tô Xe lửa (Tô lớn) từ đây mà ra. Phở Gare Dalat sau 1960 dời vế Phú Nhuận Saigon lấy tên là Phở Bắc Huỳnh.
  • Ở Saigon trước năm 1940 có tiệm Phở Turc (*)là tiệm Phở đầu tiên Chủ tiệm cũng là dân đi lính Tây giải ngũ về, Ông này nói tiếng Pháp giỏi nên có nhiều khách Tây đến ăn.

(*) có thể là tiệm phở trên đường Rue Turc, nay là đường Hồ Huấn Nghiệp.

Viết theo lời kể của Ông Võ Văn Côn, nguyên là Chef Bếp Việt của Vua Bảo Đại.
 
Không đúng cho lắm
  • " họ coi bò là loài gia súc thân thương và hữu ích (sức kéo) nên không ăn thịt bò". Vậy thế tại sao người Việt lại chấp nhận món này khi lính thợ quay trở về nước? Chả lẽ là thấy ngon quá nên từ dạo ấy, người ta bắt đầu nuôi bò thịt à? :ops:
  • Đến người bị bắt đi lính cho tây hồi WW1 còn bị ghét cay ghét đắng, coi như phản quốc, làng xóm xa cách (tôi xem trong seri "lính thợ", kể về lính Annam tại Pháp). Thì tại sao 1 món ăn "ma de in fran xe" lại được người Việt chấp nhận? :ops:
bổ sung
- Hồi WW1 ở Pháp làm éo có gạo mà làm bánh phở :surrender: đừng bảo là các anh tàu làm mỳ khô rồi đóng container nhập khẩu vào pháp nhé :smile:
bổ sung 2
- Lính thuộc địa, lại còn dân mite thì là auto việc nặng nhất, nhọc nhất. Bỏ ăn, éo có sức thì chủ nó đập cho hỏng người chứ ở đấy mà bỏ bữa :smile: :smile: Mới nứt mắt ra đã học đòi được thói bỏ ăn sang chảnh của quan tâyà
 
Last edited:
Nhà báo chắc kg biết ở bên pháp muốn kiếm nguyên liệu nấu phở khó đến mức nào ở đó mày xạo xạo
 
Nhà báo chắc kg biết ở bên pháp muốn kiếm nguyên liệu nấu phở khó đến mức nào ở đó mày xạo xạo
ANh này nói đúng, thấy phở người ta nấu toàn mấy cái gia vị nặng kiểu ấn hay khựa. Hoa hồi, quế, .... rất nhiều thứ mà mình nghĩ ở Pháp không có.
 
ông huỳnh người bắc hay nam vậy mọi người ? " cả miền Bắc lẫn miền Nam đi lính cho Pháp " vậy sao có mỗi người bắc đi lính về là bán phở ?
 
Bọn người Pháp nói tiếng Việt chưa bao giờ làm tôi thất vọng về trình độ tấu hài. Giờ mấy thằng ăn đẫy pate uống sting lại đi dạy người Việt cách ăn phở

Ờ thì, đến giờ người ta vẫn tranh cãi về cái nguồn gốc của phở thật, nhưng cơ mà thằng này sủa là trước 1940 không có phở, trong khi từ phở xuất hiện chính thức lần đầu trong cuốn "Việt Nam tự điển" của Hội Khai trí Tiến Đức Hà Nội năm 1930 🤪 "... món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ với thịt bò"! Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977) từng ghi nhận "1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng tối được ăn phở (gánh phở rong). Mỗi bát 2 xu, có bát 3 xu, 5 xu". Và bức tranh Gánh phở rong ở Hà Nội vẽ người bán phở gánh ở phố cổ Hà Nội của họa sĩ Pháp Maurice Salge vẽ năm 1913 minh họa cho gánh phở đêm. Tức là, dù không thể biết chính xác, nhưng phở hoặc món ăn tiền thân của phở đã xuất hiện từ những năm đầu tk 20, chứ chẳng cần phải chờ bọn lính tập An Nam sau khi bán máu ở mẫu quốc về mới biết đem món bò hầm ra làm phở.

Tiếp đến là tên gọi. Bọn cuồng Pháp cứ thấy cá gì tiếng Pháp hao hao tiếng ta là vơ vào là nguồn gốc mẫu quốc phú lãng sa ban cho dân an-nam-mít dù mấy thứ đếch liên quan đến nhau, ví dụ như cái tên Giao Chỉ là chúng kêu là phát âm từ Gao-lao-chi, xuất phát từ Gaule là tên vùng đất cổ ở Tây Âu gồm Pháp, Luxembourg và Bỉ ngày nay; trong khi thực tế người Pháp ngày nay là người Francia là một nhánh người German... nhưng thôi không dông dài nữa. Ở đây, mấy thằng rồ Pháp kêu là phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như "pô tô phơ") kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam. Nhưng có một vấn đề ở đây, là pot-au-feu (nồi đặt trên lửa) thực tế là thịt bò hầm với rau củ và ăn với bánh mì, là món ăn mạt hạng của bình dân Pháp, cách chế biến và ăn nó khác hoàn toàn với món phở chúng ta vẫn thưởng thức 30k một bát mỗi sáng; bọn ăn bốc ấy chỉ biết ninh thịt bò gân bò với rau củ thành nước sốt chứ làm gì biết hầm xương với gia vị như dân ta? Về nguồn gốc món phở, tôi thiên về giả thuyết phở xuất phát từ món ngưu nhục phấn (牛肉粉) của Quảng Đông Trung Quốc, là món thịt bò ăn với bún mà người Trung Quốc bán rộng rãi ở Hà Nội vào đầu thế kỉ 20. Từ ngưu nhục phấn mà ban đêm người Trung Quốc đi rao hàng “ngầu.. yụk..phẳn ..a” rồi dần dần hô tắt còn “yụk …phẳn…a” rồi “phẳn…a” và cuối cùng hô trại thành “phở”. Đấy là về tên gọi, còn về phương pháp chế biến, rất có thể là biến tấu từ món xáo trâu ở nông thôn miền Bắc, Người ta xào thịt trâu trong chảo cho dậy mùi thơm rồi đổ vào tô riêng, bỏ tiếp khế vào đảo đều cho khế chuyển màu, cho thịt, rau răm, hành tím và xào đến lúc thơm nồng. Sau đó chế nước dùng vào để lửa riu cho đến khi thịt trâu nhừ. Người ta dùng kèm món này với bún và trình bày giống như món phở ngày nay. Nói chung là dù có nhiều giải thuyết, nhưng hề hước đến độ gán ghép pô tô phơ thành phở thì ngoài cái đầu óc hư ảo như vừa cắn thuốc ra còn phải có một tinh thần rồ Pháp không giới hạn.

Tiếp đến, miền Bắc không biết nấu phở "do cuộc "Kách mệnh" học theo Stalin và Mao..." hay gì đó mà nó lải nhải. À thì ở đây có một điều đúng, là trước năm 1954 ở Sài Gòn làm gì có phở, hon thích ăn hủ tiếu của người Triều Châu và Khách Gia hơn, rồi 1954 di cư vào Nam, mới xuất hiện món phở vốn chỉ có ở miền Bắc. Nhưng nó kêu là ở miền Bắc ai ăn phở là tư sản, là bị đấu tố... thì em cũng xin rước anh lên ban thờ để em hành lễ 3 quỳ 9 vái, vì đầu óc anh là cái đéo gì đó đéo phải của nhân loại nữa rồi!

Thời chiến tranh, ở miền Bắc xuất hiện những thuật ngữ "phở không người lái" và "phở mậu dịch", mà giờ hỏi những ông bà cụ già hẳn vẫn còn nhớ. Hồi đó, phở bò 3 hào, phở gà 2 hào, còn phở không người lái có 1 hào thôi. Phở không người lái là loại phở chỉ có nước dùng, bánh phở và gia vị, hoàn toàn không có thịt. Hồi đó do điều kiện chiến tranh, vật chất hàng tiêu dùng thiếu thốn, thịt cá rất đắt và là mặt hàng phân phối bao cấp nên không phải ai cũng ăn được bát phở "có người lái", cơ mà bát phở quý nhất ở nước phở, quý tiếp đến bánh phở, nên thiếu thịt nó vẫn là phở. Còn phở mậu dịch là phở ăn theo tiêu chuẩn lương thực, ở cửa hàng mậu dịch, thực khách mua vé, xếp hàng vào bếp tự bưng bát phở của mình. Bánh phở không được mỏng, dai; thịt ít và không thật mềm; nước dùng không thật trong, không thật ngọt và thơm đúng chuẩn. Cái này có phải do đấu tố tư sản giết hết đuổi hết những người biết nấu phở không? Không hề, đó hoàn toàn do điều kiện chiến tranh, hàng tiêu dùng không nhiều do không được viện trợ dồi dào như Mỹ đổ vào các đô thị miền Nam, lại còn phải ưu tiên cho quân đội, cho chiến trường, thì mức tiêu chuẩn sinh hoạt ở hậu phương phải giảm đi. Sau này khi kinh tế tốt lên, phú quý sinh lễ nghĩa, thì người ta phát triển cái ăn cái mặc của mình lên tương ứng như thế.

Còn nói về hương vị, mỗi vùng miền mỗi khác, khẩu vị khác nhau, bảo lấy phở Cali hay phở Sài Gòn là chuẩn mà đi chê phở chỗ khác, thì đúng là loại đầu để bón rau. Khẩu vị người Hà Nội khác người Nam Định, khác người Thanh Hóa và chắc chắn không có giống người Bình Dương, thì đâu thể yêu cầu 1 công thức chung nấu cho người cả 3 miền cùng khen ngon được? Phát ngôn như thế, nói nhẹ nhàng thì là loại bất lịch sự, nói nặng nề hơn tí thì là loại chỉ biết ăn phở không nước mà thôi.

Ảnh 1+2: pha ngáo cần của mấy thằng páp biết tiếng Việt.
Ảnh 3+4: gánh phở rong ở Hà Nội thời chiến tranh.
202068c38780-2c71-4b0c-b867-16f4a21fca3d.jpg
2020b6854d4f-2aa7-46fb-867d-f0415ff07d67.jpg


Sent from 1F via nextVOZ
 
Bọn người Pháp nói tiếng Việt chưa bao giờ làm tôi thất vọng về trình độ tấu hài. Giờ mấy thằng ăn đẫy pate uống sting lại đi dạy người Việt cách ăn phở

Ờ thì, đến giờ người ta vẫn tranh cãi về cái nguồn gốc của phở thật, nhưng cơ mà thằng này sủa là trước 1940 không có phở, trong khi từ phở xuất hiện chính thức lần đầu trong cuốn "Việt Nam tự điển" của Hội Khai trí Tiến Đức Hà Nội năm 1930 🤪 "... món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ với thịt bò"! Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977) từng ghi nhận "1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng tối được ăn phở (gánh phở rong). Mỗi bát 2 xu, có bát 3 xu, 5 xu". Và bức tranh Gánh phở rong ở Hà Nội vẽ người bán phở gánh ở phố cổ Hà Nội của họa sĩ Pháp Maurice Salge vẽ năm 1913 minh họa cho gánh phở đêm. Tức là, dù không thể biết chính xác, nhưng phở hoặc món ăn tiền thân của phở đã xuất hiện từ những năm đầu tk 20, chứ chẳng cần phải chờ bọn lính tập An Nam sau khi bán máu ở mẫu quốc về mới biết đem món bò hầm ra làm phở.

Tiếp đến là tên gọi. Bọn cuồng Pháp cứ thấy cá gì tiếng Pháp hao hao tiếng ta là vơ vào là nguồn gốc mẫu quốc phú lãng sa ban cho dân an-nam-mít dù mấy thứ đếch liên quan đến nhau, ví dụ như cái tên Giao Chỉ là chúng kêu là phát âm từ Gao-lao-chi, xuất phát từ Gaule là tên vùng đất cổ ở Tây Âu gồm Pháp, Luxembourg và Bỉ ngày nay; trong khi thực tế người Pháp ngày nay là người Francia là một nhánh người German... nhưng thôi không dông dài nữa. Ở đây, mấy thằng rồ Pháp kêu là phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như "pô tô phơ") kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam. Nhưng có một vấn đề ở đây, là pot-au-feu (nồi đặt trên lửa) thực tế là thịt bò hầm với rau củ và ăn với bánh mì, là món ăn mạt hạng của bình dân Pháp, cách chế biến và ăn nó khác hoàn toàn với món phở chúng ta vẫn thưởng thức 30k một bát mỗi sáng; bọn ăn bốc ấy chỉ biết ninh thịt bò gân bò với rau củ thành nước sốt chứ làm gì biết hầm xương với gia vị như dân ta? Về nguồn gốc món phở, tôi thiên về giả thuyết phở xuất phát từ món ngưu nhục phấn (牛肉粉) của Quảng Đông Trung Quốc, là món thịt bò ăn với bún mà người Trung Quốc bán rộng rãi ở Hà Nội vào đầu thế kỉ 20. Từ ngưu nhục phấn mà ban đêm người Trung Quốc đi rao hàng “ngầu.. yụk..phẳn ..a” rồi dần dần hô tắt còn “yụk …phẳn…a” rồi “phẳn…a” và cuối cùng hô trại thành “phở”. Đấy là về tên gọi, còn về phương pháp chế biến, rất có thể là biến tấu từ món xáo trâu ở nông thôn miền Bắc, Người ta xào thịt trâu trong chảo cho dậy mùi thơm rồi đổ vào tô riêng, bỏ tiếp khế vào đảo đều cho khế chuyển màu, cho thịt, rau răm, hành tím và xào đến lúc thơm nồng. Sau đó chế nước dùng vào để lửa riu cho đến khi thịt trâu nhừ. Người ta dùng kèm món này với bún và trình bày giống như món phở ngày nay. Nói chung là dù có nhiều giải thuyết, nhưng hề hước đến độ gán ghép pô tô phơ thành phở thì ngoài cái đầu óc hư ảo như vừa cắn thuốc ra còn phải có một tinh thần rồ Pháp không giới hạn.

Tiếp đến, miền Bắc không biết nấu phở "do cuộc "Kách mệnh" học theo Stalin và Mao..." hay gì đó mà nó lải nhải. À thì ở đây có một điều đúng, là trước năm 1954 ở Sài Gòn làm gì có phở, hon thích ăn hủ tiếu của người Triều Châu và Khách Gia hơn, rồi 1954 di cư vào Nam, mới xuất hiện món phở vốn chỉ có ở miền Bắc. Nhưng nó kêu là ở miền Bắc ai ăn phở là tư sản, là bị đấu tố... thì em cũng xin rước anh lên ban thờ để em hành lễ 3 quỳ 9 vái, vì đầu óc anh là cái đéo gì đó đéo phải của nhân loại nữa rồi!

Thời chiến tranh, ở miền Bắc xuất hiện những thuật ngữ "phở không người lái" và "phở mậu dịch", mà giờ hỏi những ông bà cụ già hẳn vẫn còn nhớ. Hồi đó, phở bò 3 hào, phở gà 2 hào, còn phở không người lái có 1 hào thôi. Phở không người lái là loại phở chỉ có nước dùng, bánh phở và gia vị, hoàn toàn không có thịt. Hồi đó do điều kiện chiến tranh, vật chất hàng tiêu dùng thiếu thốn, thịt cá rất đắt và là mặt hàng phân phối bao cấp nên không phải ai cũng ăn được bát phở "có người lái", cơ mà bát phở quý nhất ở nước phở, quý tiếp đến bánh phở, nên thiếu thịt nó vẫn là phở. Còn phở mậu dịch là phở ăn theo tiêu chuẩn lương thực, ở cửa hàng mậu dịch, thực khách mua vé, xếp hàng vào bếp tự bưng bát phở của mình. Bánh phở không được mỏng, dai; thịt ít và không thật mềm; nước dùng không thật trong, không thật ngọt và thơm đúng chuẩn. Cái này có phải do đấu tố tư sản giết hết đuổi hết những người biết nấu phở không? Không hề, đó hoàn toàn do điều kiện chiến tranh, hàng tiêu dùng không nhiều do không được viện trợ dồi dào như Mỹ đổ vào các đô thị miền Nam, lại còn phải ưu tiên cho quân đội, cho chiến trường, thì mức tiêu chuẩn sinh hoạt ở hậu phương phải giảm đi. Sau này khi kinh tế tốt lên, phú quý sinh lễ nghĩa, thì người ta phát triển cái ăn cái mặc của mình lên tương ứng như thế.

Còn nói về hương vị, mỗi vùng miền mỗi khác, khẩu vị khác nhau, bảo lấy phở Cali hay phở Sài Gòn là chuẩn mà đi chê phở chỗ khác, thì đúng là loại đầu để bón rau. Khẩu vị người Hà Nội khác người Nam Định, khác người Thanh Hóa và chắc chắn không có giống người Bình Dương, thì đâu thể yêu cầu 1 công thức chung nấu cho người cả 3 miền cùng khen ngon được? Phát ngôn như thế, nói nhẹ nhàng thì là loại bất lịch sự, nói nặng nề hơn tí thì là loại chỉ biết ăn phở không nước mà thôi.

Ảnh 1+2: pha ngáo cần của mấy thằng páp biết tiếng Việt.
Ảnh 3+4: gánh phở rong ở Hà Nội thời chiến tranh.
202068c38780-2c71-4b0c-b867-16f4a21fca3d.jpg
2020b6854d4f-2aa7-46fb-867d-f0415ff07d67.jpg


Sent from 1F via nextVOZ
Giao Chỉ là tên mà Mẫu Quốc phía Bắc ban cho dân An Nam mà bồ ơi, liên quan gì bọn Phú đĩ này đâu !!!
 
Tức đầu thế kỉ 20 đã phổ biến thịt bò à :oops: lại còn bán dạo nữa
Mấy gánh bán phở chắc hay bị cướp lắm nhỉ
 
Danh từ PHỞ từ đâu ra ?

Trong Tự điển tiếng Việt - Bồ Đào Nha - La-tinh của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ "Phở". Trong Tự điển Huỳnh Tịnh Của (biên soạn năm 1895) và Tự điển Genibrel (biên soạn 1898) cũng không có từ Phở. Danh từ Phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo và giảng nghĩa : "Món ăn nấu bằng bánh bột gạo thái nhỏ với nước dùng bằng thịt bò hầm".

Nhà Văn Nguyễn Công Hoan từng viết : “Năm 1913… tôi trọ số 8 Hàng Hài… thỉnh thoảng, được ăn phở (hàng Phở gánh rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”. Phở rong bắt đầu thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế : “…họ phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày”. Như vậy có thể xem Phở xuất hiện khoảng giữa những năm 1900 đến 1913
Người Việt ngày xưa 99% là nông dân, họ coi bò là loài gia súc thân thương và hữu ích (sức kéo) nên không ăn thịt bò. Vì thế nói quê hương Phở bò ở Nam định miền Bắc là không hợp lý.
Chuyện là :
Năm 1910, nhiều thanh niên Việt Nam cả miền Bắc lẫn miền Nam đi lính cho Pháp. Họ phải sang mẫu quốc để phục vụ một thời gian, trong số đó có một người từng làm phụ bếp cho Toàn quyền Saigon tên Huỳnh.
Đơn vị Ông Huỳnh đóng quân ở Marseille và Ông được giữ chức Bếp trưởng của binh đoàn toàn lính người An Nam. Sáng nào Ông Huỳnh cũng ra lệnh đốt bếp lò thật sớm bằng cách hô to : "Feu ! Feu !" có nghĩa là nổi lửa lên ! để nấu súp thịt bò cho binh sĩ ăn điểm tâm với bánh mì khô.
Thấy binh sĩ người Việt bỏ ăn sáng hơi nhiều Ông Huỳnh bèn nghĩ ra một món mới, hy vọng anh em binh sĩ An Nam sẽ cảm thấy dễ nuốt hơn. Sau khi được các "Xếp Tây" cho phép, Ông bèn lấy nước Súp bò của Tây... cho hầm chung với quế, hồi, gừng,... Riêng "bánh tài phảnh" mua của người Tàu bán ở Khu Chinois rồi Ông Huỳnh nêm thêm nước mắm vào soupe cùng với hành, ngò rí, hành tây... cho hợp khẩu vị Việt Nam tuyệt vời thay. Ở xứ lạ quê người, buổi sáng trời lạnh như cắt da, mà lại được ăn một bát súp "hù tíu bò" nóng hổi ngào ngạt đậm mùi quê hương thay vì ăn bánh mì Tây quá ư nhạt nhẽo ! Binh sĩ An Nam ủng hộ Chef Huỳnh hết mình... Nấu bao nhiêu cũng hết ! Các sĩ quan Pháp thấy vậy đòi ăn thử, ai cũng tấm tắc khen ngon rồi thắc mắc : "Tên món này là món gì mà sáng nào Monsieur Huỳnh cũng ra lệnh Feu Feu vậy ?" Không chần chừ Ông Huỳnh trả lời : Thưa Xếp tên nó là Phở (Feu) đấy !
"...PHỞ ra đời năm ấy - năm 1910... được Tây lẫn Ta yêu thích và chết tên "Feu" từ đó... Khi muốn ăn, sĩ quan Tây chỉ cần nói "Feu Feu" là có tô phở bò hầm kiểu An Nam nóng hổi khói bốc nghi ngút... theo gió, thơm lừng cả doanh trại.
Nhiều binh lính An Nam nhà ở Hanoi sau khi giải ngũ về đã lấy Phở gánh với tiếng rao : Feu... ớ... làm kế sinh nhai, thực khách là lính Tây và kiều dân Pháp. Dân Hanoi cũng ăn thử và "mê tít" món Feu từ đó !
  • Ở Dalat năm 1930 có phở Gare xe lửa là tiêm Phở Bò đầu tiên của Dalat do con Ông Huỳnh (Chef) làm chủ. Chữ Tô Xe lửa (Tô lớn) từ đây mà ra. Phở Gare Dalat sau 1960 dời vế Phú Nhuận Saigon lấy tên là Phở Bắc Huỳnh.
  • Ở Saigon trước năm 1940 có tiệm Phở Turc (*)là tiệm Phở đầu tiên Chủ tiệm cũng là dân đi lính Tây giải ngũ về, Ông này nói tiếng Pháp giỏi nên có nhiều khách Tây đến ăn.

(*) có thể là tiệm phở trên đường Rue Turc, nay là đường Hồ Huấn Nghiệp.

Viết theo lời kể của Ông Võ Văn Côn, nguyên là Chef Bếp Việt của Vua Bảo Đại.
Thằng thớt lại ám chỉ đàn bà bội bạc là phở đấy phỏng
aWeSlw0.gif
G1uz9HC.png
 
trước đây VN gần như ko ăn bò vì là tài sản quý. Các món có bò khá nhiều khai sinh từ Pháp thuộc như sốt vang, bò kho, lagu.

Tôi chỉ nhớ đã đọc đâu đấy về nguồn gốc phở là do thời kì pháp thuộc đô hộ. Do nhu cầu ăn bò từ đề quốc nên bò bị giết lấy các phần thịt, phi lê ngon để chế biến các món ăn. Duy nhất xương bò ko dùng đc thì vứt. Do cảnh đói khổ con dân mình nên lượm xương về hầm rục nhằm kiếm chất dinh dưỡng sót lại.

Tuy nhiên do việc hầm xương để lại mùi bò khá nặng nên ko dễ ăn, do đó các gia vị đã đc tìm kiếm, tùy chỉnh thêm vào. Và đa số các gia vị này phần lớn đều thuộc Hoa vị do di dân trung hoa tràn qua. Nhưng việc nêm nếm này ko theo quy chuẩn nào cả, bởi thế bắt gặp đc rất nhiều loại nước dùng phở ở khắp các địa phương từ bắc chí nam. Đến tận bây giờ cũng thế, ko bao giờ tìm đc 2 quán phở nào có nước dùng giống nhau :D

Còn về phần bánh phở thì không xác thực, nhưng thức ăn dạng sợi này đến từ Trung Quốc là chủ yếu, đặc biệt là mì. Nhưng VN là là đất nước nông nghiệp về lúa gạo nên tận dụng những nguồn lực sẵn có, bánh phở ra đời mang nét văn hóa đặc trưng của VN lẫn Hoa.

Và thực tế thì nước dùng phở ngày xưa ko chỉ ăn vs bánh phở. Vì đến tận năm 198x thì phở vẫn là món ăn xa xỉ của con người VN, khi nào có tiền ng ta mới dám ăn. Trước đây nó vẫn đc ăn vs cơm, cháo, bo gạo bình thường.

:go:
 
Back
Top