Chúng tôi tận mắt mục kích bữa ăn của kình ngư Ánh Viên: Bữa thì trọn một con gà..

TTCT - Cuối năm 2019, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên chính thức trở về Việt Nam sau 7 năm tập huấn tại Mỹ, đi kèm là một bài toán đau đầu cho những người quản lý thể thao nước nhà.

Ánh Viên: Cần hơn một chế độ đặc biệt
Những bữa ăn của Ánh Viên được báo cáo hằng ngày. Ảnh: Q.T.
Ông Đỗ Trọng Thịnh - cựu HLV đội tuyển bơi lội VN khi đó - từng nói với chúng tôi: “Rất khó để tìm người thay HLV Đặng Anh Tuấn huấn luyện Ánh Viên. Tìm ra người chịu làm thôi đã là vấn đề rồi”.

HLV Phan Thị Hạnh là ai?

Có thể hiểu vì sao ông Đỗ Trọng Thịnh lại nhận xét như vậy. Huấn luyện một VĐV có lẽ là xuất sắc nhất lịch sử thể thao VN (Ánh Viên đã đoạt 25 HCV SEA Games) là một vinh dự, nhưng đồng thời cũng là sức ép cực lớn. Đặc biệt là ở thời điểm Ánh Viên đang trên đà sa sút phong độ. Bản thân chế độ tập luyện của cô nhiều năm qua cũng là một vấn đề khá “bí ẩn”, khi HLV Đặng Anh Tuấn luôn bảo bọc cô học trò rất kỹ trên đất Mỹ.

Sau vài tháng, trọng trách đó cuối cùng đến tay Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia TP.HCM (Trung tâm) - nơi Ánh Viên cũng thường đến tập luyện trong những khoảng thời gian ngắn trở về nước suốt 7 năm qua.

Đây là lựa chọn khá hợp lý cho tương lai của Ánh Viên, giúp cô trung hòa giữa việc tập luyện và việc học (vì Trung tâm dùng chung cơ sở với Đại học Thể dục thể thao - nơi Ánh Viên đang theo học năm đầu tiên).

Ánh Viên: Cần hơn một chế độ đặc biệt
Người được giao phụ trách Ánh Viên là HLV Phan Thị Hạnh - một cựu nữ VĐV quê Quảng Bình. HLV Hạnh là người có kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao, từng khoác áo đội tuyển VN ở SEA Games 2003.

Ông Võ Quốc Thắng, giám đốc Trung tâm, thừa nhận ban đầu cũng rất lo lắng khi giao trọng trách này cho HLV Hạnh. Còn cựu kình ngư người Quảng Bình thì cảm thấy nhiều sức ép. “Ánh Viên nhiều năm trời tập huấn ở Mỹ, bây giờ trở về VN tập luyện tất nhiên sẽ cảm thấy khó khăn vì điều kiện ở đây tuy đầy đủ nhưng không thể nào sánh được ở cường quốc bơi lội số 1 thế giới.

Trong những ngày đầu, tôi và Viên cũng có nhiều chuyện chưa hiểu ý nhau. Có rất nhiều điều khó nói. Nhưng dần dà thì cả hai cũng hiểu ý nhau hơn. Cá nhân tôi chỉ xem mình như một đàn chị của Viên thôi” - chị Hạnh chia sẻ.

Ở tuổi 24, Ánh Viên bị một số HLV đánh giá là “không thể tiến bộ hơn nữa”, thể hiện rõ qua biểu đồ thành tích đã đi xuống của cô những năm qua. Tại SEA Games, cô vẫn giành nhiều HCV, nhưng thành tích cá nhân ở những nội dung sở trường thì xuống dần đều.

Nhưng HLV Phan Thị Hạnh tỏ ra lạc quan khi nói về khả năng của cô học trò: “Sau một thời gian làm việc với Viên, tôi hoàn toàn tin vào khả năng của em. Phải tận mắt chứng kiến sự nỗ lực của Viên mới hiểu được điều đó. Về mặt động lực tập luyện, tôi không có nghi ngờ gì về Viên. Chúng ta hãy chờ xem thành tích của Viên trong thời gian tới”.

Ánh Viên: Cần hơn một chế độ đặc biệt
Bài toán dinh dưỡng

Nhưng HLV Hạnh cũng phải thừa nhận việc duy trì phong độ cho Viên như trước đây là rất khó bởi những điều kiện dành cho cô ở VN không thể nào bằng ở Mỹ. Một trong các vấn đề lớn nhất là dinh dưỡng, dù đây là vấn đề được lãnh đạo Trung tâm đặc biệt quan tâm.

Ông Võ Quốc Thắng mở điện thoại cho chúng tôi xem việc đã lập một nhóm trao đổi trong đó có lãnh đạo Trung tâm, lãnh đạo môn bơi lội, các chuyên gia dinh dưỡng để theo dõi từng bữa ăn của các VĐV nói chung và Ánh Viên nói riêng. Mỗi bữa ăn, nhà bếp có trách nhiệm phải chụp hình gởi vào nhóm báo cáo ngay để mọi người theo dõi, góp ý.

Ông Thắng cho biết theo chế độ bình thường của VĐV tuyển quốc gia, tiền ăn một ngày chỉ là 290.000 đồng. Trong khi trên thực tế, bữa ăn của Ánh Viên tiêu tốn khoảng 600.000 đồng/ngày, chưa kể cô còn phải sử dụng các dạng thực phẩm bổ sung có giá khoảng 500.000 đồng/ngày.

“Khi Viên về với Trung tâm, một trong những nguyện vọng đầu tiên của em là được tiếp tục chế độ dinh dưỡng như ở Mỹ. Vì phải như vậy em mới có thể duy trì mức tập luyện như cũ. Chúng tôi hoàn toàn hiểu, nhưng chế độ quy định chỉ có thể như vậy.

Ánh Viên: Cần hơn một chế độ đặc biệt
Chúng ta không thể thiết lập một chế độ riêng biệt cho Ánh Viên. Để đáp ứng yêu cầu của Ánh Viên, chúng tôi phải làm việc với đơn vị chủ quản của em (Quân đội) nhằm có thêm kinh phí để đủ trang trải. Phải hiểu đây là trường hợp đặc thù trong đặc thù, vì Ánh Viên vẫn đang là VĐV hàng đầu của VN lúc này” - ông Thắng nói.

Khi Ánh Viên còn ở Mỹ, chế độ dinh dưỡng của cô luôn là một vấn đề “gây sốt”. Nhiều người từng tỏ thái độ hoài nghi khi nghe HLV Đặng Anh Tuấn kể chuyện Ánh Viên ăn hàng ký thịt bò mỗi ngày, hoặc “đại tiệc” xơi cả con tôm hùm Canada 7kg! Trở về VN, chuyện ăn uống của Viên được công khai.

Chúng tôi tận mắt mục kích bữa ăn của cô: Bữa thì trọn một con gà, bữa là cả một nồi lẩu mà cộng cả cá, rau, bún lên đến 2-3kg! Chưa kể mỗi bữa cô đều uống hết một lít nước trái cây.

“Bữa ăn của Viên là một bài toán đau đầu thật sự, không chỉ nằm ở chuyện kinh phí. Ánh Viên không chỉ ăn nhiều, ăn chất lượng, mà còn ăn rất khác biệt. Chẳng hạn có bữa em ăn cả một tô gan, tôi không hiểu làm sao Viên có thể ăn được như vậy.

Nguồn cung cấp thực phẩm cho Viên, rồi chuyện chế biến tất nhiên cũng phải kỹ lưỡng. Ở Trung tâm chúng tôi có một tổ dinh dưỡng, và tôi phải cắt cử người để bám sát một mình Ánh Viên” - ông Thắng cho biết.

Tranh thủ mùa dịch để học

Vì tình hình đại dịch, Ánh Viên hiện vẫn chưa tham gia giải đấu lớn nào kể từ sau SEA Games 2019 ở Philippines. Hơn nửa năm qua, cô tập luyện dưới chế độ “nội bất xuất, ngoại bất nhập” của Trung tâm trong mùa dịch, nhằm đảm bảo an toàn cho các VĐV.

“Phải ở trong Trung tâm suốt hiển nhiên cũng buồn chứ. Nhưng tôi nghĩ điều đó càng có lợi cho việc tập luyện. Hằng ngày chúng tôi vẫn tập như bình thường, có khác chăng chỉ là thiếu đi cảm giác thi đấu vì hiện không có giải đấu lớn nào. Nhưng các VĐV nước khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự, ở VN như vậy là may mắn lắm rồi. Những khi rảnh, tôi dành thêm thời gian cho việc học” - Ánh Viên cho biết.

Mục tiêu số 1 trước mắt của cô là giành vé dự Olympic Tokyo 2020. Việc giải đấu được hoãn đến năm 2021 cũng phần nào có lợi cho Viên, giúp cô có thêm thời gian để lấy lại phong độ.

https://cuoituan.tuoitre.vn/tin/202...gG3_3YICsXpIv8upFhhwFDQZjgfXixUVOQ6zAbZjiuK0I
 
Tôi ăn ít nhất 2 bữa mới hết lượng thức ăn như này, có khi là ăn cả ngày luôn. Nhưng với vdv thể thao thì chắc vẫn ít nhỉ.
 
Chơi nguyên nồi lẩu luôn 8-)
mà đồ ăn cho vđv không được mặn hay đậm đà quá sẽ dư chất không tót thì phải, tính ra vậy tuy ăn mà không được sướng lắm
 
Có hình thứ 3 có vẻ hợp lý dù chưa nhìn ra cái gói giấy bạc là gì
Mỳ Ý rất nhiều carb , cứ hôm nào chạy dài trưa làm đĩa mỳ Ý là chiều chạy xung hơn hẳn .
 
ăn uống cũng phải có cảm xúc nữa nhìn ngon nghẻ thế này thôi chứ ăn lúc nhiều lúc ít lúc no lúc đói chứ mấy bà này ăn như cái máy cũng khổ
 
Thằng phelps ăn còn ghê nữa cơ. Mà tính ra 1tr1 một ngày thì một năm không phải lúc nào cũng ăn thế thì tầm 300tr/năm thì kinh phí có gì cao đâu. Chẳng qua mấy ông tiếc sợ ăn 1tr1/ngày mà mấy ông ko ăn đc gì với ánh viên thì có.
Phelps nạp 8000 ca lo / Ngày thì phải. Nhìn đống thức ăn mà ớn luôn.
 
Năm ngoái gặp e này vs cu gì ở trong đội bơi được ông thầy cũ (Tuấn) đi ăn ở quán bia tuyết Q9 nhìn to như tịnh, vào gọi toàn đồ ăn mà chỉ được uống 7up. Còn mấy lão thầy bú bia vll
 
Back
Top