kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Có thím nào đọc self help cho mình xin một đoạn mà các thím tâm đắc với?
Đang định mua quyển self help đọc chơi, vì giới trẻ hay tán tụng thể loại này mà người già như một số thím trong này lại công kích, chê bai.

Self help có vẻ như nó chả giúp ích được gì cho ai cả,. Dường như hầu hết chỉ là những câu chữ sáo rỗng, làm người đọc cảm thấy vừa đọc được một thứ gì đó sâu sắc và tinh thần của họ lên cao. Nhưng rồi sau đấy mọi thứ lại về lại như cũ, người đọc chả thay đổi được gì trong cuộc sống của mình

Nếu muốn cải thiện khả năng giao tiếp, trở nên một con người thú vị hơn trong các cuộc trò chuyện thì những cuốn sách chuyên về small talk, conversation và sách về văn hóa, lịch sử, chính trị, thể thao... hiệu quả hơn rất nhiều

Nếu muốn tìm hiểu về triết lý sống, triết học thì đọc những tác phẩm chuyên về những chủ đề này tốt hơn rất nhiều những cuốn self help sáo rỗng. Hầu hết tác giả của những cuốn self help là dạng con buôn bán sách thì biết gì về những thứ sâu sắc. Nói thật là đọc những cuốn fiction nổi tiếng, đã được recommend của biết bao thế hệ đọc sách, ví dụ như sách của Dostoevsky, Tolstoy, Kafka,.. nó mang giá trị sâu sắc hơn nhiều

Nếu muốn tìm hiểu về đời sống thì đọc sách non fiction, sách khoa học kỹ thuật thường thức. Hoặc biography sẽ giúp ta biết thêm những hoàn cảnh sống, trải nghiệm sống của những người khác.

Có thể trong lúc đang khủng hoảng tinh thần, khả năng buff niềm tin của sách self help sẽ giúp được nhiều người? Điều này thì mình không biết, nhưng giả dụ là nó có thật đi chăng nữa, thì việc đọc hết cuốn self help này đến self help khác chắc chắn sẽ chẳng giúp cải thiện bản thân ai đâu
 
Self help có vẻ như nó chả giúp ích được gì cho ai cả,. Dường như hầu hết chỉ là những câu chữ sáo rỗng, làm người đọc cảm thấy vừa đọc được một thứ gì đó sâu sắc và tinh thần của họ lên cao. Nhưng rồi sau đấy mọi thứ lại về lại như cũ, người đọc chả thay đổi được gì trong cuộc sống của mình

Nếu muốn cải thiện khả năng giao tiếp, trở nên một con người thú vị hơn trong các cuộc trò chuyện thì những cuốn sách chuyên về small talk, conversation và sách về văn hóa, lịch sử, chính trị, thể thao... hiệu quả hơn rất nhiều

Nếu muốn tìm hiểu về triết lý sống, triết học thì đọc những tác phẩm chuyên về những chủ đề này tốt hơn rất nhiều những cuốn self help sáo rỗng. Hầu hết tác giả của những cuốn self help là dạng con buôn bán sách thì biết gì về những thứ sâu sắc. Nói thật là đọc những cuốn fiction nổi tiếng, đã được recommend của biết bao thế hệ đọc sách, ví dụ như sách của Dostoevsky, Tolstoy, Kafka,.. nó mang giá trị sâu sắc hơn nhiều

Nếu muốn tìm hiểu về đời sống thì đọc sách non fiction, sách khoa học kỹ thuật thường thức. Hoặc biography sẽ giúp ta biết thêm những hoàn cảnh sống, trải nghiệm sống của những người khác.

Có thể trong lúc đang khủng hoảng tinh thần, khả năng buff niềm tin của sách self help sẽ giúp được nhiều người? Điều này thì mình không biết, nhưng giả dụ là nó có thật đi chăng nữa, thì việc đọc hết cuốn self help này đến self help khác chắc chắn sẽ chẳng giúp cải thiện bản thân ai đâu

Mình đọc chơi mà thím. Đọc để hiểu vì sao nhiều bạn trẻ 20 tuổi lại thích self help như vậy.
Đọc để thấu hiểu tâm tư, tình cảm của người trẻ cũng tốt chứ. Chúng ta làm việc cùng nhau sẽ biết cảm thông với thế hệ đi sau hơn.
Và mình muốn các bạn trẻ trong topic này thử post một đoạn để mình đọc hay một tựa sách để mình tham khảo :D

Dường như hầu hết chỉ là những câu chữ sáo rỗng, làm người đọc cảm thấy vừa đọc được một thứ gì đó sâu sắc và tinh thần của họ lên cao.

Thím thử trích dẫn một đoạn xem?
 
Self help có vẻ như nó chả giúp ích được gì cho ai cả,. Dường như hầu hết chỉ là những câu chữ sáo rỗng, làm người đọc cảm thấy vừa đọc được một thứ gì đó sâu sắc và tinh thần của họ lên cao. Nhưng rồi sau đấy mọi thứ lại về lại như cũ, người đọc chả thay đổi được gì trong cuộc sống của mình

Nếu muốn cải thiện khả năng giao tiếp, trở nên một con người thú vị hơn trong các cuộc trò chuyện thì những cuốn sách chuyên về small talk, conversation và sách về văn hóa, lịch sử, chính trị, thể thao... hiệu quả hơn rất nhiều

Nếu muốn tìm hiểu về triết lý sống, triết học thì đọc những tác phẩm chuyên về những chủ đề này tốt hơn rất nhiều những cuốn self help sáo rỗng. Hầu hết tác giả của những cuốn self help là dạng con buôn bán sách thì biết gì về những thứ sâu sắc. Nói thật là đọc những cuốn fiction nổi tiếng, đã được recommend của biết bao thế hệ đọc sách, ví dụ như sách của Dostoevsky, Tolstoy, Kafka,.. nó mang giá trị sâu sắc hơn nhiều

Nếu muốn tìm hiểu về đời sống thì đọc sách non fiction, sách khoa học kỹ thuật thường thức. Hoặc biography sẽ giúp ta biết thêm những hoàn cảnh sống, trải nghiệm sống của những người khác.

Có thể trong lúc đang khủng hoảng tinh thần, khả năng buff niềm tin của sách self help sẽ giúp được nhiều người? Điều này thì mình không biết, nhưng giả dụ là nó có thật đi chăng nữa, thì việc đọc hết cuốn self help này đến self help khác chắc chắn sẽ chẳng giúp cải thiện bản thân ai đâu
Xin một số tên về cải thiện kỹ năng giao tiếp đi bác
 
Mình đọc chơi mà thím. Đọc để hiểu vì sao nhiều bạn trẻ 20 tuổi lại thích self help như vậy.
Đọc để thấu hiểu tâm tư, tình cảm của người trẻ cũng tốt chứ. Chúng ta làm việc cùng nhau sẽ biết cảm thông với thế hệ đi sau hơn.

Bác có biết đến mấy cái motivational quotes mà hay được up trên instagram, fb các thứ không? Sách self help hầu hết nó là mấy cái thứ kiểu đấy đấy.
Bác vẫn muốn tìm đọc thì google list sách self help kiểu gì chả ra cả đống, cũng mấy cuốn đấy được recommend qua lại từ trước tới giờ thôi.
Mà thực ra giới trẻ nào mà vẫn vùi đầu vào self help, hỏi các sách đã đọc là gì mà list ra toàn self help, ko có những cuốn thể loại khác, thì bác không nên quan tâm nhiều vì thành phần đấy không thể đại diện cho giới trẻ được.
 
Bác có biết đến mấy cái motivational quotes mà hay được up trên instagram, fb các thứ không? Sách self help hầu hết nó là mấy cái thứ kiểu đấy đấy.
Bác vẫn muốn tìm đọc thì google list sách self help kiểu gì chả ra cả đống, cũng mấy cuốn đấy được recommend qua lại từ trước tới giờ thôi.
Mà thực ra giới trẻ nào mà vẫn vùi đầu vào self help, hỏi các sách đã đọc là gì mà list ra toàn self help, ko có những cuốn thể loại khác, thì bác không nên quan tâm nhiều vì thành phần đấy không thể đại diện cho giới trẻ được.

Thế cái cuốn "Tôi tự học" của Nguyễn Duy Cần có coi là self help không thím?
Mình thì theo kiểu "Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền" nên không coi trọng mấy sách về tư tưởng lắm.
 
Thế cái cuốn "Tôi tự học" của Nguyễn Duy Cần có coi là self help không thím?
Mình thì theo kiểu "Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền" nên không coi trọng mấy sách về tư tưởng lắm.
Cuốn này và sách của Nguyễn Duy Cần nói chung thì trước giờ em thấy được đánh giá cũng tốt chứ em chưa đọc nên không biết thế nào.

Nói chung thì em thấy có 2 thể loại:
1) Sách cụ thể về vấn đề gì đấy: sách về small talk, sách về lịch sử, sách về khoa học,...
2) Sách về những vấn đề trừu tượng, triết lý, bao quát hơn

Self help đa phần giống loại 2, thường viết về lối suy nghĩ, cách đối nhân xử thế, thói quen của người thành đạt,..... Lựa chọn sách thể loại này thì em thấy nên để ý 2 thứ: tác giả là ai và nội dung là gì.
+ Tác giả mà thuộc kiểu diễn giả tự phong, viết sách để bán làm giàu thì hầu hết nội dung sách chả ra gì, toàn những thứ sáo rỗng hoặc quá hiển nhiên.
+ Nội dung có thực sự sâu sắc và đúng đắn không hay chỉ là anecdotal hoặc quá hời hợt chung chung

Một ví dụ cụ thể: nhiều bạn cảm thấy mình sống và làm việc không hiệu quả nên tìm đọc những cuốn kiểu 7 thói quen thành đạt blabla các thứ. Mới đọc xong thấy động lực dữ dội lắm, qua mấy bữa sau lại vẫn như cũ. Ví dụ sách ghi: Người thành đạt sẽ chăm chỉ làm việc để xxx. Ai đọc xong câu này mà thay đổi được bản thân thì em lạy luôn đấy.
Trong khi đó, cuốn The Power of Habit là một cuốn viết về việc hình thành thói quen của còn người, có nghiên cứu xã hội, có case study, và có hướng dẫn cụ thể cách để hình thành thói quen tốt, bỏ thói quen xấu. Ít ra cụ thể như thế này thì mới hơi đáng tin cậy và giúp người đọc có khả năng thay đổi được bản thân
 
Bố già kiểu tiểu thuyết đặt hàng của bọn Hollywood thôi :LOL: cũng chỉ là tiểu thuyết giật gân bình thường, nổi tiếng vì phim thôi chứ kiệt tác gì :LOL: đọc Puzo thì nên đọc thêm mấy quyển khác chứ mỗi xã hội đen ko đủ. nên tìm Đất tiền đất bạc, 1 cuốn rất hay viết về American Dream. Đọc xong mới thấy tầm vóc thực sự của Mario Puzo
Mình đọc bố già xong ưng quá. Đặt cả bộ về mafia 5 cuốn của Puzo về. Mới xong cuốn sicily. ẩm thấy hấp dẫn quá. Còn nghe bạn nói về sách của bác Puzo, note lại. Sau này Tìm mua.
 
Cứ 2-3 ngày là có 1 bài review Nhà Giả Kim trên group sách FB.
Còn ai xin giới thiệu sách về kinh tế là auto: Chiến Tranh Tiền Tệ, Cha Giàu Cha Nghèo
Sách về triết lý sẽ có Tony buổi sáng
Thằng bạn vẫn đang cày quyển "Cha giàu cha nghèo". Hỏi nó thấy quyển này hay không thì nó bảo: đọc đi nếu muốn làm giàu :censored:. Mình bỏ luôn ý nghĩ sẽ đọc nó :rolleyes:. Cơ mà trên fb thấy mọi người bàn tán quyển " Chiến tranh tiền tệ" sôi nổi lắm. Nào là nhà rốt-child (sr vì em chưa đọc) này rốt-child kia
FqPSFPf.gif
 
Last edited:
Cứ 2-3 ngày là có 1 bài review Nhà Giả Kim trên group sách FB.
Còn ai xin giới thiệu sách về kinh tế là auto: Chiến Tranh Tiền Tệ, Cha Giàu Cha Nghèo
Sách về triết lý sẽ có Tony buổi sáng
Cuốn này mình đọc được vài trang chán không đọc nữa. Mà đúng là thấy dạo này trên fb nhiều bài rv về cuốn này vãi.
 
Cơ mà trên fb thấy mọi người bàn tán quyển " Chiến tranh tiền tệ" sôi nổi lắm.
Mình nghĩ nó sôi nổi vì do hầu hết người đọc là những người không có kiến thức cơ bản về tài chính và yêu thích thuyết âm mưu thôi. Theo cái quyển đấy thì tất cả các tổng thống Mỹ bị ám sát (4 hay 6 ông thì phải) đều do Ngân hàng trung ương Mỹ (mà đứng sau là các thế lực tài chính do dòng họ Rothschild cầm đầu) tổ chức ám sát. :hungry:
Thế đấy, Tổng thống Mỹ bị ám sát không chỉ 1 lần mà tới 4 lần, đều do Ngân hàng trung ương Mỹ tổ chức ám sát vì không nghe lời về chính sách tài chính, tiền tệ. Và theo tác giả thì cho đến tận ngày nay, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vẫn chỉ là một con rối nằm trong tay các ngân hàng tư nhân:doubt:
Và theo ông Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Tài chính Hoàn cầu thì "trong những năm 90, toàn bộ tài sản tích lũy của các Ngân hàng trung ương Châu Âu chưa đến 20 nghìn tấn, và khuyên Trung Quốc mua toàn bộ số vàng này vì "với số lượng thặng dư mậu dịch lớn như của Trung Quốc thì việc tiêu hóa lượng dự trữ vàng này chỉ là chuyện vài ba năm", điều đó sẽ dẫn đến "đạn dược của các Ngân hàng Trung ương Âu - Mỹ sẽ được bắn hết sạch trong thời gian không dài lắm":oh:
Tiếp theo đó là "nếu như Trung Quốc thu mua vàng với tốc độ liên tục như vậy trong năm năm thì giá vàng quốc tế sẽ leo thang, vượt quá giới hạn lãi suất đồng đô la Mỹ dài hạn vốn do các ngân hàng quốc tế tạo nên. Và như vậy, mọi người sẽ có hân hạnh tận mắt chứng kiến sự sụp đổ của hệ thống đồng đô la Mỹ.:surrender:
Và ngài Viện trưởng này đưa ra đề xuất là Trung Quốc mua vàng bạc thế giới, đưa vào hệ thống tiền tệ, từng bước thực hiện chuyển đổi tiền Trung Quốc theo chế độ bản vị vàng và bạc, thể chế tiền tệ của Trung Quốc sẽ tạo ra cống hiến lớn đối với nền kinh tế thế giới.
Và đây có lẽ là luận điểm mà anh ấy tâm đắc nhất:burn_joss_stick::burn_joss_stick:
95cbb7e38c61773f2e70.jpg

Theo mình, nếu muốn nghiên cứu tài chính - đừng đọc cuốn sách này. Còn nếu bạn yêu thuyết âm mưu hoặc là Tàu nô - xin mời. (còn mình trót đọc rồi thì :cry:)
 
Mình nghĩ nó sôi nổi vì do hầu hết người đọc là những người không có kiến thức cơ bản về tài chính và yêu thích thuyết âm mưu thôi. Theo cái quyển đấy thì tất cả các tổng thống Mỹ bị ám sát (4 hay 6 ông thì phải) đều do Ngân hàng trung ương Mỹ (mà đứng sau là các thế lực tài chính do dòng họ Rothschild cầm đầu) tổ chức ám sát. :hungry:
Thế đấy, Tổng thống Mỹ bị ám sát không chỉ 1 lần mà tới 4 lần, đều do Ngân hàng trung ương Mỹ tổ chức ám sát vì không nghe lời về chính sách tài chính, tiền tệ. Và theo tác giả thì cho đến tận ngày nay, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vẫn chỉ là một con rối nằm trong tay các ngân hàng tư nhân:doubt:
Và theo ông Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Tài chính Hoàn cầu thì "trong những năm 90, toàn bộ tài sản tích lũy của các Ngân hàng trung ương Châu Âu chưa đến 20 nghìn tấn, và khuyên Trung Quốc mua toàn bộ số vàng này vì "với số lượng thặng dư mậu dịch lớn như của Trung Quốc thì việc tiêu hóa lượng dự trữ vàng này chỉ là chuyện vài ba năm", điều đó sẽ dẫn đến "đạn dược của các Ngân hàng Trung ương Âu - Mỹ sẽ được bắn hết sạch trong thời gian không dài lắm":oh:
Tiếp theo đó là "nếu như Trung Quốc thu mua vàng với tốc độ liên tục như vậy trong năm năm thì giá vàng quốc tế sẽ leo thang, vượt quá giới hạn lãi suất đồng đô la Mỹ dài hạn vốn do các ngân hàng quốc tế tạo nên. Và như vậy, mọi người sẽ có hân hạnh tận mắt chứng kiến sự sụp đổ của hệ thống đồng đô la Mỹ.:surrender:
Và ngài Viện trưởng này đưa ra đề xuất là Trung Quốc mua vàng bạc thế giới, đưa vào hệ thống tiền tệ, từng bước thực hiện chuyển đổi tiền Trung Quốc theo chế độ bản vị vàng và bạc, thể chế tiền tệ của Trung Quốc sẽ tạo ra cống hiến lớn đối với nền kinh tế thế giới.
Và đây có lẽ là luận điểm mà anh ấy tâm đắc nhất:burn_joss_stick::burn_joss_stick:
View attachment 23964
Theo mình, nếu muốn nghiên cứu tài chính - đừng đọc cuốn sách này. Còn nếu bạn yêu thuyết âm mưu hoặc là Tàu nô - xin mời. (còn mình trót đọc rồi thì :cry:)
fen giới thiệu cuốn nào dễ đọc về chủ đề này được không?
 
Có thím nào đọc self help cho mình xin một đoạn mà các thím tâm đắc với?
Đang định mua quyển self help đọc chơi, vì giới trẻ hay tán tụng thể loại này mà người già như một số thím trong này lại công kích, chê bai.
Self help có vẻ như nó chả giúp ích được gì cho ai cả,... Nhưng rồi sau đấy mọi thứ lại về lại như cũ, người đọc chả thay đổi được gì trong cuộc sống của mình
Điều này thì mình không biết, nhưng giả dụ là nó có thật đi chăng nữa, thì việc đọc hết cuốn self help này đến self help khác chắc chắn sẽ chẳng giúp cải thiện bản thân ai đâu
Màu đỏ: Mình nghĩ không hẳn như thím nói, ít ra nó cũng giúp mình, dù chắc từ rất lâu rồi (chắc khoảng gần 15 năm, kể từ khi ra trường đến nay) mình không còn đọc nó. Nó giúp người khác thiện cảm với mình hơn trong giao tiếp dù bản chất của mình khi giao tiếp cơ bản không thay đổi. Và những quyển đã giúp mình là Đức tự chủ, Thuật nói chuyện hàng ngày của Hoàng Xuân Việt; và Đắc nhân tâm:boss:
Màu xanh: Đồng ý với thím. Thực ra mình nghĩ self help giúp tăng cái vẻ "bề ngoài" cho mình thôi do vậy đọc nó ở chừng mực nào đó. Bạn không thể có câu chuyện thú vị với một vận động viên khi bạn không phải là dân thể thao, bạn không thể nói chuyện về kinh tế khi bạn không biết gì về kinh tế, bạn không thể làm giàu khi bạn không có kiến thức, trình độ chuyên môn,... Tóm lại, cần phải có "nội lực", kiến thức thật sự, đó là cái gốc.:boss: Còn chỉ self, cùng lắm nó giúp bạn trở thành gã ngốc mộng mơ thôi:confuse:
 
fen giới thiệu cuốn nào dễ đọc về chủ đề này được không?
Trước hết mình không phải dân tài chính, mà chỉ thích đọc tài chính do tò mò thôi :byebye:
37d6e6c99b4b6015395a.jpg

Nếu thím gần như chưa có khái niệm nào về tài chính, thím nên đọc cái quyển không có tiêu đề kia . Nó là tập bài giảng: Tiền và hoạt động ngân hàng. Trong đó có đầy đủ các khái niệm, thế nào là tiền, chức năng, vai trò của tiền, hoạt động ngân hàng,... (lần đầu khi đọc nó mình giật mình khi biết tất cả Ngân hàng Trung ương của các nước phát triển đều không chịu sự điều hành của Chính phủ - không giống Việt Nam.:sure:)
Còn để đọc một cuốn sách thú vị, dễ đọc (mà mình nghĩ là) vẫn đúng bản chất thì thím có thể đọc cuốn Nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ như thế nào. Rất dễ đọc ngay với cả người biết rất ít về tài chính. Đọc nó sẽ giúp người đọc hiểu vì sao nước Mỹ với đồng USD của mình lại bá đạo như vậy, và họ có thể xuất khẩu lạm phát ra toàn thế giới:what::sure:
Còn nếu mon men đến chứng khoán thì phải đọc sâu về tài chính rồi (mình chưa đến trình đó), nhưng nếu thích đọc thì thím có thể thêm vài quyển trong ảnh trên của mình.
 
Cho mình hỏi chút: Theo mình biết là các group hiện giờ chỉ share sách xuất bản đã 2 năm trước. Nhưng mình tò mò có group nào sẵn sàng share sách mới ra không? Sẵn sàng trả tiền.
 
Self help có vẻ như nó chả giúp ích được gì cho ai cả,. Dường như hầu hết chỉ là những câu chữ sáo rỗng, làm người đọc cảm thấy vừa đọc được một thứ gì đó sâu sắc và tinh thần của họ lên cao. Nhưng rồi sau đấy mọi thứ lại về lại như cũ, người đọc chả thay đổi được gì trong cuộc sống của mình

Nếu muốn cải thiện khả năng giao tiếp, trở nên một con người thú vị hơn trong các cuộc trò chuyện thì những cuốn sách chuyên về small talk, conversation và sách về văn hóa, lịch sử, chính trị, thể thao... hiệu quả hơn rất nhiều

Nếu muốn tìm hiểu về triết lý sống, triết học thì đọc những tác phẩm chuyên về những chủ đề này tốt hơn rất nhiều những cuốn self help sáo rỗng. Hầu hết tác giả của những cuốn self help là dạng con buôn bán sách thì biết gì về những thứ sâu sắc. Nói thật là đọc những cuốn fiction nổi tiếng, đã được recommend của biết bao thế hệ đọc sách, ví dụ như sách của Dostoevsky, Tolstoy, Kafka,.. nó mang giá trị sâu sắc hơn nhiều

Nếu muốn tìm hiểu về đời sống thì đọc sách non fiction, sách khoa học kỹ thuật thường thức. Hoặc biography sẽ giúp ta biết thêm những hoàn cảnh sống, trải nghiệm sống của những người khác.

Có thể trong lúc đang khủng hoảng tinh thần, khả năng buff niềm tin của sách self help sẽ giúp được nhiều người? Điều này thì mình không biết, nhưng giả dụ là nó có thật đi chăng nữa, thì việc đọc hết cuốn self help này đến self help khác chắc chắn sẽ chẳng giúp cải thiện bản thân ai đâu

Khoảng 5 năm trước, hồi mình còn là sinh viên, lúc đấy rộ lên các lớp NLP, làm giàu. Mình học các lớp đấy rồi mua mấy quyển self-help của Napoleon Hills và kha khá các quyển khác nữa. Lúc này tinh thần lên cao ngút, 1 ngày ngủ 4-5h ko thấy mệt, Nhưng chỉ duy trì đc 3 tuần rồi mọi thứ trở về như cũ

Mình thấy vấn đề này là do môi trường sống. Dù thu nạp những thứ rất hay, nhiều năng lượng ở bên ngoài, nhưng nếu vẫn quay lại môi trường cũ, vẫn là khung cảnh đó, những con người đó thì rất khó có thể thay đổi trong 1 sớm 1 chiều
 
View attachment 23562
Mình có sở thích đọc sách khá là tạp nham, và đọc cũng tương đối. Trong list đầu của thớt thì ngoài mấy quyển bên trái bức ảnh mình đã đọc online Lược sử loài người, 1984, Kafka bên bờ biển. Những quyển đấy thì mình nói chung đều ấn tượng tốt, nhất là Súng, vi trùng và thép, 1984 và Không gia đình:beauty:. Ngược lại là 3 quyển: Suối nguồn, Lược sử loài người và Chiến tranh tiền tệ.

Với quyển Suối nguồn, nếu thím nào đã từng đọc Nhà giả kim mà không cảm thấy thích hợp thì mình nghĩ là không nên đọc quyển suối nguồn. Đó là một quyển truyện khá khó đọc, và trong xã hội Việt thì việc áp dụng nó có lẽ còn khó hơn Nhà giả kim. Nếu như trong nhà giả kim – một quyển sách mỏng, tác giả cổ vũ con người hãy sống theo đam mê, hãy sống theo sự mách bảo của trái tim, cuối cùng bạn sẽ nhận được cái kết có hậu thì trong Suối nguồn – quyển truyện dày gấp khoảng 5-6 lần gì đó, đó là sự vật lộn của nhân vật chính khi muốn thay đổi quan niệm của thế giới, rằng cái hợp lý cuối cùng sẽ chiến thắng dù nó cá biệt, dù nó phải chống lại số đông. Để làm theo được nhân vật chính (NVC) trong suối nguồn, nếu ở Việt Nam thì bạn gần như không thể, trừ khi bạn là thiên tài:doubt:. Tác phẩm mà theo cá nhân mình nhận thấy nó cũng ít mang tính văn học mà mang tính triết học nhiều hơn, nó gần như là một cuộc tuyên truyền cho chủ nghĩa cá nhân, nói chung khá khô khan và nặng nề, hơn nữa, nó dày 1174 trang. Đọc 1174 trang, với cá nhân mình nó tương đương đọc khoảng 4000 trang kiếm hiệp. :beat_plaster:

Quyển thứ 2: Lược sử loài người: Quyển sách đưa ra khá nhiều dẫn chứng để chứng minh các luận điểm muốn nêu ra, nhưng mình nhận thấy chúng được đưa ra theo hướng 1 chiều nhằm chứng minh luận điểm của tác giả, dường như tư tưởng của quyển sách đã được định hình trước khi tác giả tìm kiếm các luận cứ để chứng minh. Nếu người đọc không đọc các tác phẩm khác có nội dung tương tự thì rất dễ bị cuốn theo tư tưởng trong cuốn sách, nhưng đôi khi bạn sẽ đọc được những kết luận hoàn toàn khác trong những quyển sách khác, và bạn lại thấy nó hợp lý hơn quyển Sapiens. Với mình quyển này đọc cũng được, nhưng nên đối chiếu với những quyển sách khác để không bị tác giả áp đặt tư tưởng:confident:.

Quyển thứ 3: Với mình đây là một quyển sách rác về tài chính:hungry:, hoàn toàn không có giá trị học thuật. Nếu bạn yêu thích những thuyết âm mưu – xin mời, nó rất phù hợp. Nhưng khi nói với ai đó về tài chính – đừng đem quyển này ra trừ khi bạn muốn đem lại sự vui vẻ cho người khác bằng cách lấy chính mình ra làm trò cười.

Tiện đây mình cũng muốn giới thiệu với các thím vài quyển, trong ảnh tập ở giữa là sách “tạp nham” còn ngoài cùng bên phải là văn học – khá hay theo ý mình. Thím nào muốn tìm hiểu trước quyền nào thì mình sẽ review quyển đó (theo ý mình), chứ gõ hết hơi ngại.:surrender::byebye:
À, còn mấy tác phẩm cho trẻ em khá hay mà mình không chụp ở đây: Chuyện chú mèo dạy hải âu bay, Toto chan bên cửa sổ, Những tấm lòng cao cả, Ông già Khốt ta bứt,... rất hay cho trẻ con:beauty:
Hoàn toàn đồng ý với thím này ở chỗ, bạn nào không đọc nổi Nhà Giả Kim thì rất có thể sẽ thích Suối Nguồn.

Và cá nhân mình là 1 trường hợp như vậy :D.
 
1984 (George Orwell) đọc không vô, tức mình coi vắn tắt nội dung trên google xong drop :censored: không hiểu sao được đánh giá cao hơn trại xúc vật.
p/s: còn cả quyển hoàng tử bé đọc 2 lân tiếng việt, 1 lần tiếng Anh vẫn chả hiểu tại sao được ca tụng thế.
Quyển Sapiens đang đọc 50% nhưng cũng đồng quan điểm với thím. Có giá trị nhất là chương đầu tiên nhưng vẫn sẽ đọc hết chứ không drop.

Trại súc vật không gây cấn, không rùng cmn rợn, tuy châm biếm nhưng lại hơi đơn giản (có lẽ tác giả muốn vậy) nên không được cao bằng 1984.
Trại súc vật chỉ nói lên cái cách bọn bò heo tổ chức, sinh hoạt, làm việc, chiến đấu, ca tụng nói chung là xã hội bên trong tổ chức súc vật :devilish:.
1984 thể hiện được nhiều hơn: tôn sùng tủ lạnh, bộ máy quyền lực, lỗi đánh máy, thủ tiêu nhưng người tự diễn biến, xã hội đương thời dưới sự lãnh đạo của bọn kia,..... 1948 ông viết để tiên đoán 1984 cho thấy tầm nhìn của ông này nữa.

Cho nên 1984 đọc hơi vấp, có thể do câu cú, dịch giả hay ngộ tính của mình cũng nên ... đôi khi khó mà cầm cự đọc tiếp, nhưng tin tôi đi, cuốn sách đó xứng đáng để đọc nếu yêu thích chủ đề này.
 
1984 (George Orwell) đọc không vô, tức mình coi vắn tắt nội dung trên google xong drop :censored: không hiểu sao được đánh giá cao hơn trại xúc vật.
p/s: còn cả quyển hoàng tử bé đọc 2 lân tiếng việt, 1 lần tiếng Anh vẫn chả hiểu tại sao được ca tụng thế.
Quyển Sapiens đang đọc 50% nhưng cũng đồng quan điểm với thím. Có giá trị nhất là chương đầu tiên nhưng vẫn sẽ đọc hết chứ không drop.
Quyển Trại súc vật với mình có tính văn học hơn, dễ đọc hơn, nó thiên về miêu tả trực quan, cái mà người đọc dễ nhận ra hơn khi đặt nó vào trong thực tế "ở đâu đó". :shame:
Quyển 1984 nó thiên về tư tưởng hơn, những gì viết trong đó nó hơi cực đoan so với hiện tại "ở đâu đó" nên người đọc hiện nay khó hình dung hơn.:shame:
Đại khái là thế này, 1984 mang tính lý luận về xây dựng một nhà nước toàn trị, kiểm soát cả tư tưởng và hành động của mọi công dân, để mọi công dân thần phục tổ chức chính trị và nhà nước , nếu cần sửa cả ngôn ngữ để từ điển không còn những từ mà chính quyền không muốn nhắc tới,... thì Trại súc vật là một ví dụ cụ thể, khi mà bọn súc vật nổi dậy giành chính quyền của con người, với mong muốn xây dựng một xã hội bình đẳng giữa các loài vật, nhưng cuối cùng thì súc vật cai trị (bọn lợn) lại trở thành giống hệt người (bọn cai trị lúc đầu bị đánh đuổi):doubt:. Trong quá trình bọn súc vật cai trị, chúng có dùng một số mánh khóe từ "lý thuyết 1984" như kiểm soát hành động của người dân, dùng bộ máy tuyên truyền để thay đổi suy nghĩ, tẩy não người dân, xây dựng hình ảnh lãnh tụ thiên tài, tiêu diệt những kẻ bất đồng chính kiến, ...:shame:
Tóm lại 1984 - lý luận; Trại súc vật - thực tiễn (không hoàn toàn theo lý luận 1984 nhưng có nhiều điểm tương đồng), do vậy Trại súc vật dễ đọc hơn, nhưng 1984 được đánh giá cao hơn.:boss:
Còn quyển Sapiens, mình vẫn thấy nó hay, chỉ không thích chỗ tác giả áp đặt suy nghĩ 1 chiều thôi.
 
Back
Top