Xin xỏ tài liệu marketing !

B có file đầy đủ không? cho e xin với :p
Pm9YP1O.png
fence định xin nguyên cái plan chi tiết của campain người ta luôn à. tham vậy
 
con em mình có đang làm bên mảng content, copywriter xin hỏi các cao nhân là có tương lai với nghề này ko ạ ?
 
Thím thớt có tạo gr ae cùng học hỏi chưa, cho tôi vào với, tôi tay ngang đang làm MMO, thời gian cũng rảnh khá nhiều, muốn nhảy vào mảng Marketing-Ads này lắm, mà chưa có đồng dâm cùng nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm
 
con em mình có đang làm bên mảng content, copywriter xin hỏi các cao nhân là có tương lai với nghề này ko ạ ?
content, copywriter.
Theo mình nghĩ là học thêm phần SEO nữa .
Vì content copywriter viết bài cho Facebook, website, blog, 4rum này kia đầu tư chất xám mà có SEO nữa thì bá luôn.
SEO có link gg drive ông kia share khá đầy đủ r đó, thím down về cho nó học
do76WLV.png
 
Thím thớt có tạo gr ae cùng học hỏi chưa, cho tôi vào với, tôi tay ngang đang làm MMO, thời gian cũng rảnh khá nhiều, muốn nhảy vào mảng Marketing-Ads này lắm, mà chưa có đồng dâm cùng nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm
Trên vozer thôi thím ơi, mấy thím kia toàn vợ con rồi add zalo nc hoài cũng phiền lắm, thím cần gì hay không hiểu thì cmt anh em support cho còn nếu có gì khó inb thẳng vào vùng kín voz chờ họ rep.

Đang định gặp thím kia làm manager cmt ở trên nè dag đi công tác HCM mà giờ gặp ko biết hỏi gì kkk .
GkYdXiE.gif
 
Đôi lời chia sẻ với thớt vì cùng lĩnh vực. Wall of text và ko quen dùng icon. Sorry.

Đọc comment thấy bạn chưa học làm thợ đã đi thẳng làm thầy, không kinh qua technique mà đã dấn thân vào leader. Năng lực leader của bạn ra sao không biết nhưng tôi tuyển dụng thì có lẽ sẽ loại bạn ngay từ loạt câu phỏng vấn đầu tiên rồi. Sai lầm của bạn là bạn tưởng mình giỏi về chiến lược, nhưng thực tế bạn đang xây nhà từ nóc và nói thật bạn chả có chiến lược gì hữu dụng cho chính bạn cả.

Đứng ở cả phạm vi là 1 thằng đi làm marketing manager thuê 7 năm nay + đã startup và tuyển dụng nhân sự, mình khuyên bạn muốn tiến xa trước tiên phải xác định các yếu tố quan trọng nhất của manager là gì? Xin thưa với bạn thứ tự các yếu tố là: trách nhiệm > thái độ > kinh nghiệm > năng lực.

Trách nhiệm nó luôn là cái quan trọng nhất. Ngoài trách nhiệm trực tiếp, có 1 thứ gọi là "phạm vi trách nhiệm" nó khá mơ hồ nhưng bạn phải luôn biết được 1 công việc trong công ty nó có dính dáng đến “phạm vi trách nhiệm của marketing” không? Và nếu có thì bạn phải luôn chuẩn bị tâm thế để nhảy vào bất cứ lúc nào, kể cả đầu công việc thuộc 1 bộ phận khác. Không cứ gì mà bất cứ vị trí từ team leader trở lên người ta luôn trả thêm 1 phần gọi là lương hoặc phụ cấp trách nhiệm cả. Thường thì tất cả những công việc mang tầm công ty khi bạn là 1 marketing manager thì sẽ có slot tham gia họp triển khai và khi đó là lúc bạn cần nhận biết để 1 là hỗ trợ công việc đúng chuyên môn, 2 là xây chắc vị thế của mình và 3 là ghi điểm để thăng tiến. Thường thì người ta đá trách nhiệm đi, nhưng nếu muốn tiến lên thì hãy giật các trách nhiệm thuộc phạm vi của mình về xử lý.

Vị trí manager không chỉ quản lý con người, mà còn trách nhiệm về bảo vệ nhân viên, đào tạo và trám chỗ khi cần. Ví dụ như 1 nhân viên ốm hay nghỉ việc đột xuất chưa có người thay thế, xin lỗi chứ chính thằng manager phải là thằng thế vào chỗ trống đó để đảm bảo công việc hay campaign chạy ổn định. Ý mình ở đây không phải là bạn phải chạy đi làm chân bảo vệ hay trông xe. Nhưng ví dụ mỗi event, hay campaign, manager phải luôn là thằng rà soát tất cả những gì cuối cùng trước khi mọi chuyện diễn ra, và khi bất cứ chỗ nào còn chưa ổn thì cách nhanh nhất là xắn tay vào mà chạy cho kịp tiến độ cùng anh em. Chính vì thế mà technique đối với manager vô cùng quan trọng, có thể bạn không cần sâu, nhưng cần đủ để bù đắp những chỗ thiếu.

Ko nhất thiết manager phải biết thiết kế AI hay PS nhưng phải nắm được cách làm những thứ đồ họa trung cấp ở PowerPoint chẳng hạn. Ok bạn ko cần phải là người biết thực thi thiết kế, nhưng bạn có chắc 3 option bạn đưa ra là tối ưu ko? Như mình luôn luôn dành thời gian tìm tòi thêm trend thiết kế mới đẩy cho team thiết kế học hỏi hoặc những content hay đẩy cho nhóm tương ứng, hoặc tìm thêm tài liệu hay share cho team. Mình không bao giờ phải trực tiếp viết content, nhưng content đã gửi lên thì phải hiểu và sửa cho tối ưu về mặt chữ mà vẫn truyền tải được mặt nghĩa, đồng thời vẫn phải nằm trong guideline cho phép.

Thứ hai là thái độ làm việc. Thái độ làm việc của 1 manager quyết định thái độ làm việc của cả bộ phận. Bạn lead 1 đám nhân viên mà làm việc lờ vờ thì cả 1 đám nhân viên nó sẽ dần dần lờ vờ theo. Thái độ của leader là cầu thị và nhiệt tình thì bộ phận dần nó sẽ lái theo hướng đó dù bạn có là leader vào sau team đi chăng nữa. Bên mình làm hiện tại là công ty sản xuất, đến cả việc bốc hàng khi cần mình cũng xắn tay vào dù thuộc bộ phận văn phòng và giữ vị trí CMO, không phải là hạ thấp bản thân mà là sẵn sàng làm việc tay chân hỗ trợ khi cần thiết; đôi khi cũng phải gắng 1 chút để kéo tinh thần anh em trong bộ phận, tạo ra 1 đội ngũ có thái độ làm việc tốt.

Thứ ba là kinh nghiệm, kinh nghiệm này có được nhờ thời gian và 1 quá trình tried-and-true đủ. Bạn cứ phán bạn optimize tốt, chiến lược bạn đưa ra hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu suất ROI cao. Xin lỗi chứ mình join vào ngành này từ 2013, chuyên trị strategic marketing mà còn ko dám phán vậy. Bất cứ 1 chiến dịch nào mình đều phải trích budget đánh vào ngách, đánh thử cả những khung giờ thấp điểm, mục đích để đo lường biến động và thử nghiệm thêm và xin thưa thành công và thất bại đủ cả. Thành công thì ko dám tự mãn chứ mỗi lần thất bại là 1 bài học để sự cẩn trọng càng cao hơn. Không quan trọng tuổi nghề bạn bao nhiêu, kinh nghiệm ko có nghĩa là tuổi, nhưng cần đủ trải nghiệm để có thể đưa ra 1 quyết định tối ưu.

Việc thấu hiểu các tool, statistic report cực kỳ quan trọng, Google hay Facebook họ luôn cung cấp thêm các tính năng mới cho tool dựa trên big data họ thu thập về, bạn có chắc những tool bạn cho là bạn hiểu sau 2 năm nó có thêm những lợi hại gì ko? Riêng việc bạn ko nắm vững khả năng của tool thì strategic marketing của bạn liệu có tối ưu ko?

Manager không nhất thiết phải chuyên sâu về detail trong tool, nhưng luôn phải là thằng đào sâu nhất về cốt lõi của tool, hiểu và có khả năng chỉ đạo nhân viên khai thác được tối ưu tool. Giống như bạn là 1 vị tướng khi ra trận, bạn phải bài binh bố trận dựa trên việc hiểu rõ từng đạo quân mình có. Quân ở đây của bạn ko chỉ là nhân viên, nó còn là tool – súng ống của bạn trên chiến trường.

Ở vị trí cuối cùng là năng lực, có lẽ bạn cảm nhận mình có năng lực strategy, nhưng việc chứng minh năng lực của bạn xét theo 3 yếu tố quan trọng hơn nó ở tầm manager thì bạn đang fail. Bạn có thể đang tìm 1 công việc marketing manager về mặt chức danh, nhưng những gì bạn mô tả mình thấy bạn đang ở level của 1 coordinator hơn.

Bạn đang ở mô hình của việc người ta thuê bạn về để lên strategy, rồi bạn lại thuê bên khác thực hiện cái strategy đó. Chi phí để bên khác thực hiện strategy bạn đưa ra có khi lại vượt quá cái optimize mà bạn nghĩ bạn đã tối ưu được. Nếu bạn ko control được tool như ads chẳng hạn, nếu trong quá trình thực hiện strategy của bạn lỗi (xin lỗi chứ rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào), và bạn cần điều chỉnh lại ads để tránh thất thoát, nhân viên của bạn năng lực ko đủ để xử lý hoặc bên bạn thuê với chi phí rẻ mạt ko đủ năng lực, 2 thằng ôm nhau khóc à? Cái đầu của manager nó luôn phải đi trước staff ở chỗ đó. Manager khác staff ở điểm bạn phải luôn luôn học hỏi và luôn luôn tham vọng đạt được những cột mốc cao hơn.

Trên thực tế, hầu hết các công ty thuê manager về để ổn định hoạt động nhiều hơn là để boost hoạt động lên tầm cao mới, boost doanh thu cho công ty. Thế nên đừng nghĩ công việc của mình có gì to tát hay quá mỹ miều hứa hẹn khi đi phỏng vấn cả. "Done is better than perfect". Đừng chứng tỏ mình quá giỏi, hãy chứng tỏ mình phù hợp với công việc.

Năng lực strategy của bạn vẫn ở tầm thấp, vì nếu tầm cao thì bạn có thể khai thác ngay năng lực này trong phỏng vấn tuyển dụng 1 vị trí và thu nhập mong muốn. Điều quan trọng của marketer mình học được đó là sự chuẩn bị. Chuẩn bị cho mọi thứ kể cả lên chiến thuật cho 1 buổi phỏng vấn.

Tóm lại bạn nên học. Học gì thì thiếu gì thì học nấy. Không có gì là thừa nếu bạn muốn vươn lên 1 level khác cả.

Về CV của bạn thì góp ý chung như sau vì mình thấy lộn xộn quá:

1. Bạn phải xác định CV của bạn hướng vào vị trí nào và làm nổi bật công việc thuộc vị trí đó. Cái dòng đầu trong CV của bạn lại mô tả Product Development WTF?)

2. Công việc có giá trị chất xám cao hơn thì đẩy lên trên, không phải công việc bạn làm nhiều hơn.

3. Cố gắng trong 3 dòng đầu mô tả tối đa những gì bạn có thể, ko phải diễn giải dài dòng (bạn là dân marketing phải thừa hiểu điều này) Fail gạch đầu dòng số 2 trong CV. Cái số 8 cũng fail.

4. Tất cả những gì lượng hóa ra được thì ghi ra con số. Thay vì viết Viral Video, viết mẹ nó ra “Tao có 10+ Viral video đã thực hiện” hay là “bố mày có trên 1000 bài content đã viết” hay “đã tổ chức gần 100 sự kiện bán hàng” “triển khai 50+ chương trình survey và đánh giá” … giá trị của nó rõ ràng hơn nhiều. Nhưng đừng có ghi những gì quá bé, ví dụ như “làm 3 sự kiện” chẳng hạn, nó ko bõ.

5. Mấy cái ko bõ, ko làm nhiều, hoặc giá trị chất xám thấp thì tập hợp nó vào 1 dòng thôi. Hoặc là các công cụ marketing khác đã có kinh nghiệm sử dụng thì liệt kê ra.

6. Thêm 1 cái quan trọng trong strategic marketing là budget management thì ko thấy đâu.
 
Đôi lời chia sẻ với thớt vì cùng lĩnh vực. Wall of text và ko quen dùng icon. Sorry.

Đọc comment thấy bạn chưa học làm thợ đã đi thẳng làm thầy, không kinh qua technique mà đã dấn thân vào leader. Năng lực leader của bạn ra sao không biết nhưng tôi tuyển dụng thì có lẽ sẽ loại bạn ngay từ loạt câu phỏng vấn đầu tiên rồi. Sai lầm của bạn là bạn tưởng mình giỏi về chiến lược, nhưng thực tế bạn đang xây nhà từ nóc và nói thật bạn chả có chiến lược gì hữu dụng cho chính bạn cả.

Đứng ở cả phạm vi là 1 thằng đi làm marketing manager thuê 7 năm nay + đã startup và tuyển dụng nhân sự, mình khuyên bạn muốn tiến xa trước tiên phải xác định các yếu tố quan trọng nhất của manager là gì? Xin thưa với bạn thứ tự các yếu tố là: trách nhiệm > thái độ > kinh nghiệm > năng lực.

Trách nhiệm nó luôn là cái quan trọng nhất. Ngoài trách nhiệm trực tiếp, có 1 thứ gọi là "phạm vi trách nhiệm" nó khá mơ hồ nhưng bạn phải luôn biết được 1 công việc trong công ty nó có dính dáng đến “phạm vi trách nhiệm của marketing” không? Và nếu có thì bạn phải luôn chuẩn bị tâm thế để nhảy vào bất cứ lúc nào, kể cả đầu công việc thuộc 1 bộ phận khác. Không cứ gì mà bất cứ vị trí từ team leader trở lên người ta luôn trả thêm 1 phần gọi là lương hoặc phụ cấp trách nhiệm cả. Thường thì tất cả những công việc mang tầm công ty khi bạn là 1 marketing manager thì sẽ có slot tham gia họp triển khai và khi đó là lúc bạn cần nhận biết để 1 là hỗ trợ công việc đúng chuyên môn, 2 là xây chắc vị thế của mình và 3 là ghi điểm để thăng tiến. Thường thì người ta đá trách nhiệm đi, nhưng nếu muốn tiến lên thì hãy giật các trách nhiệm thuộc phạm vi của mình về xử lý.

Vị trí manager không chỉ quản lý con người, mà còn trách nhiệm về bảo vệ nhân viên, đào tạo và trám chỗ khi cần. Ví dụ như 1 nhân viên ốm hay nghỉ việc đột xuất chưa có người thay thế, xin lỗi chứ chính thằng manager phải là thằng thế vào chỗ trống đó để đảm bảo công việc hay campaign chạy ổn định. Ý mình ở đây không phải là bạn phải chạy đi làm chân bảo vệ hay trông xe. Nhưng ví dụ mỗi event, hay campaign, manager phải luôn là thằng rà soát tất cả những gì cuối cùng trước khi mọi chuyện diễn ra, và khi bất cứ chỗ nào còn chưa ổn thì cách nhanh nhất là xắn tay vào mà chạy cho kịp tiến độ cùng anh em. Chính vì thế mà technique đối với manager vô cùng quan trọng, có thể bạn không cần sâu, nhưng cần đủ để bù đắp những chỗ thiếu.

Ko nhất thiết manager phải biết thiết kế AI hay PS nhưng phải nắm được cách làm những thứ đồ họa trung cấp ở PowerPoint chẳng hạn. Ok bạn ko cần phải là người biết thực thi thiết kế, nhưng bạn có chắc 3 option bạn đưa ra là tối ưu ko? Như mình luôn luôn dành thời gian tìm tòi thêm trend thiết kế mới đẩy cho team thiết kế học hỏi hoặc những content hay đẩy cho nhóm tương ứng, hoặc tìm thêm tài liệu hay share cho team. Mình không bao giờ phải trực tiếp viết content, nhưng content đã gửi lên thì phải hiểu và sửa cho tối ưu về mặt chữ mà vẫn truyền tải được mặt nghĩa, đồng thời vẫn phải nằm trong guideline cho phép.

Thứ hai là thái độ làm việc. Thái độ làm việc của 1 manager quyết định thái độ làm việc của cả bộ phận. Bạn lead 1 đám nhân viên mà làm việc lờ vờ thì cả 1 đám nhân viên nó sẽ dần dần lờ vờ theo. Thái độ của leader là cầu thị và nhiệt tình thì bộ phận dần nó sẽ lái theo hướng đó dù bạn có là leader vào sau team đi chăng nữa. Bên mình làm hiện tại là công ty sản xuất, đến cả việc bốc hàng khi cần mình cũng xắn tay vào dù thuộc bộ phận văn phòng và giữ vị trí CMO, không phải là hạ thấp bản thân mà là sẵn sàng làm việc tay chân hỗ trợ khi cần thiết; đôi khi cũng phải gắng 1 chút để kéo tinh thần anh em trong bộ phận, tạo ra 1 đội ngũ có thái độ làm việc tốt.

Thứ ba là kinh nghiệm, kinh nghiệm này có được nhờ thời gian và 1 quá trình tried-and-true đủ. Bạn cứ phán bạn optimize tốt, chiến lược bạn đưa ra hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu suất ROI cao. Xin lỗi chứ mình join vào ngành này từ 2013, chuyên trị strategic marketing mà còn ko dám phán vậy. Bất cứ 1 chiến dịch nào mình đều phải trích budget đánh vào ngách, đánh thử cả những khung giờ thấp điểm, mục đích để đo lường biến động và thử nghiệm thêm và xin thưa thành công và thất bại đủ cả. Thành công thì ko dám tự mãn chứ mỗi lần thất bại là 1 bài học để sự cẩn trọng càng cao hơn. Không quan trọng tuổi nghề bạn bao nhiêu, kinh nghiệm ko có nghĩa là tuổi, nhưng cần đủ trải nghiệm để có thể đưa ra 1 quyết định tối ưu.

Việc thấu hiểu các tool, statistic report cực kỳ quan trọng, Google hay Facebook họ luôn cung cấp thêm các tính năng mới cho tool dựa trên big data họ thu thập về, bạn có chắc những tool bạn cho là bạn hiểu sau 2 năm nó có thêm những lợi hại gì ko? Riêng việc bạn ko nắm vững khả năng của tool thì strategic marketing của bạn liệu có tối ưu ko?

Manager không nhất thiết phải chuyên sâu về detail trong tool, nhưng luôn phải là thằng đào sâu nhất về cốt lõi của tool, hiểu và có khả năng chỉ đạo nhân viên khai thác được tối ưu tool. Giống như bạn là 1 vị tướng khi ra trận, bạn phải bài binh bố trận dựa trên việc hiểu rõ từng đạo quân mình có. Quân ở đây của bạn ko chỉ là nhân viên, nó còn là tool – súng ống của bạn trên chiến trường.

Ở vị trí cuối cùng là năng lực, có lẽ bạn cảm nhận mình có năng lực strategy, nhưng việc chứng minh năng lực của bạn xét theo 3 yếu tố quan trọng hơn nó ở tầm manager thì bạn đang fail. Bạn có thể đang tìm 1 công việc marketing manager về mặt chức danh, nhưng những gì bạn mô tả mình thấy bạn đang ở level của 1 coordinator hơn.

Bạn đang ở mô hình của việc người ta thuê bạn về để lên strategy, rồi bạn lại thuê bên khác thực hiện cái strategy đó. Chi phí để bên khác thực hiện strategy bạn đưa ra có khi lại vượt quá cái optimize mà bạn nghĩ bạn đã tối ưu được. Nếu bạn ko control được tool như ads chẳng hạn, nếu trong quá trình thực hiện strategy của bạn lỗi (xin lỗi chứ rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào), và bạn cần điều chỉnh lại ads để tránh thất thoát, nhân viên của bạn năng lực ko đủ để xử lý hoặc bên bạn thuê với chi phí rẻ mạt ko đủ năng lực, 2 thằng ôm nhau khóc à? Cái đầu của manager nó luôn phải đi trước staff ở chỗ đó. Manager khác staff ở điểm bạn phải luôn luôn học hỏi và luôn luôn tham vọng đạt được những cột mốc cao hơn.

Trên thực tế, hầu hết các công ty thuê manager về để ổn định hoạt động nhiều hơn là để boost hoạt động lên tầm cao mới, boost doanh thu cho công ty. Thế nên đừng nghĩ công việc của mình có gì to tát hay quá mỹ miều hứa hẹn khi đi phỏng vấn cả. "Done is better than perfect". Đừng chứng tỏ mình quá giỏi, hãy chứng tỏ mình phù hợp với công việc.

Năng lực strategy của bạn vẫn ở tầm thấp, vì nếu tầm cao thì bạn có thể khai thác ngay năng lực này trong phỏng vấn tuyển dụng 1 vị trí và thu nhập mong muốn. Điều quan trọng của marketer mình học được đó là sự chuẩn bị. Chuẩn bị cho mọi thứ kể cả lên chiến thuật cho 1 buổi phỏng vấn.

Tóm lại bạn nên học. Học gì thì thiếu gì thì học nấy. Không có gì là thừa nếu bạn muốn vươn lên 1 level khác cả.

Về CV của bạn thì góp ý chung như sau vì mình thấy lộn xộn quá:

1. Bạn phải xác định CV của bạn hướng vào vị trí nào và làm nổi bật công việc thuộc vị trí đó. Cái dòng đầu trong CV của bạn lại mô tả Product Development WTF?)

2. Công việc có giá trị chất xám cao hơn thì đẩy lên trên, không phải công việc bạn làm nhiều hơn.

3. Cố gắng trong 3 dòng đầu mô tả tối đa những gì bạn có thể, ko phải diễn giải dài dòng (bạn là dân marketing phải thừa hiểu điều này) Fail gạch đầu dòng số 2 trong CV. Cái số 8 cũng fail.

4. Tất cả những gì lượng hóa ra được thì ghi ra con số. Thay vì viết Viral Video, viết mẹ nó ra “Tao có 10+ Viral video đã thực hiện” hay là “bố mày có trên 1000 bài content đã viết” hay “đã tổ chức gần 100 sự kiện bán hàng” “triển khai 50+ chương trình survey và đánh giá” … giá trị của nó rõ ràng hơn nhiều. Nhưng đừng có ghi những gì quá bé, ví dụ như “làm 3 sự kiện” chẳng hạn, nó ko bõ.

5. Mấy cái ko bõ, ko làm nhiều, hoặc giá trị chất xám thấp thì tập hợp nó vào 1 dòng thôi. Hoặc là các công cụ marketing khác đã có kinh nghiệm sử dụng thì liệt kê ra.

6. Thêm 1 cái quan trọng trong strategic marketing là budget management thì ko thấy đâu.
Wz51zuD.png
Thanks sếp, để cố gắng cải thiện vậy.
Tại key của em lúc đầu làm là cty thuê để đi theo hướng Business Research á. Kiểu khảo sát thị trường, khách hàng, rồi đưa ra nhận định các kiểu xong rồi do quy mô công ty nên lấn sang các mảng khác để làm.
1. sau khi khảo sát => cho làm luôn phát triển sản phâm, cải tiến hoặc tìm hiểu sản phẩm đối thủ.
2. sau khi khảo sát => nhận định các hoạt động của đối thủ đang làm sau đó nhận xét các ưu nhược điểm của nó => đưa ra các hoạt động của cty để đối lại các hoạt động đó.
3. Mình đang học tất cả những technique để support cho marketing như facebook ads, google ads words, seo .
4. Kinh nghiệm mình mới đi làm được 1 năm 2 tháng thôi nhưng đang muốn sau này sẽ được làm ở vị trí MKT manager nên tham vọng 1 tý. Nên mình làm những gì thì mình cứ liệt kê ra hết trong CV kiểu kể ấy.
5. Khi mình đi phỏng vấn cty vừa rồi ở vị trí này thì người ta cũng nhận xét là CV mình ghi gườm ra khó hiểu. Xong người ta cũng đưa ra 1 case rồi bảo mình giải quyết rồi đưa ra định hướng sau nay cho sản phẩm đó ntn nếu được nhận làm manager. Thì ông GD ấy nhận xét là dù mới biết đến cty nhưng những gì mình nhận định về sản phẩm và các hoạt động của cty là đúng và hướng đi của mình vừa suggest thì vô tình là những dự định trong tương lai sau khi mà ổng tuyển dc manager. Vì cty đó đang là cty kiểu phân phối độc quyền cho retail,dealer nhưng hướng đi xắp tới là tự làm sản phẩm để bán trực tiếp đến khách hàng và mình cũng đề xuất 1 số hướng như vậy khá là ổn áp.
6. Về viral thì là thế này, kiểu mình sẽ lên kịch bản quay phim và kịch bản cho diễn viên. Set up cảnh quay ... sau đó thì có bạn trong team dùng máy quay vì mình xài đồ công nghê kém kkk của cty quay và thuê editor ngoài edit sau khi quay xong clip. Mình hầu như làm hết các bước như tìm kiếm diễn viên, địa điểm quay, influencer, network, .... rồi có 1 bạn quay rồi thuê editor làm thôi.
7. Thường thì không phải mình chỉ tự tin làm strategy mà là kiểu như thường bên nhật sẽ có 1 số thắc mắc hay tổ chức các buổi đi khảo sát về 1 vấn đề nào đó. Thì sau khi làm báo cáo xong thì thường có mục proposal mình sẽ đề xuất 1 số ý và hướng để phát triển sau khi có các thông tin khảo sát. Thường thì lúc đầu làm chỉ đi khảo sát xong báo cáo những gì khảo sát. Nhưng từ lúc phần proposal, nhận định và định hướng phát triển sau khi nghiên cứu và khảo sát thị trường của mình khá ok thì sếp cũng ủng hộ.
8. budget management => Thường sếp sẽ kiểu như nói trước budget là 50tr-100tr- hay 10tr- 20tr sau đó quăng cho mình làm tự mình sẽ ước lượng làm 1 cái gì đó phù hợp với số tiền đó. Còn kiểu tự mình làm 1 cái gì đó xong rồi đề xuất xin thì chỉ quanh quẩn 10-20-30tr thôi.
9. Hầu như các công việc mình đều làm hết các bước chỉ các bước nào ko làm được thì cần đến outsource như thiêt kế biển, bản hiệu, khu trưng bày, mình sẽ lên ý tưởng , thu thập thông tin các nguồn sau đó liên hệ đến bên thiết kế, sau đó họ cho mình 3 option . Mình sẽ chọn 1 trong 3 option gần với ý tưởng của mình nhất sau đó sẽ có 3 lần chỉnh sửa nữa để hoàng thiện. Mình chủ yếu muốn phát triển bản thân vào các công việc cần chất xám hơn là các công việc như photoshop, chỉ sửa này kia vì giờ kiểu học thêm 1 khóa design hoặc photoshop thì khá khoai. Nhưng mình biết chỉnh sửa làm video ở mức tầm trung hơn cơ bản 1 tý vì trước toàn tự edit video chèn nhạc, thêm hiệu ứng màu mè trên cái sony vergas hay adobe cho fanpage anime,manga rồi mình từng quản lý fanpage cho mấy game mobile của VNG, SOHA VTC và cũng có 1 làm riêng 3 fanpage để bán hàng cho chính mình, 1 fanpage mình seo top 1 google về hàng của mình, nhưng hàng hơi nhạy cảm mình ko đề cập ( về thuốc cấm ) ... nhưng ko ở mực chuyên nghiệp để sử dụng vào công việc.
10. Mình biết đọc báo cáo google analytics, follow campaign trên youtube hoặc facebook. Kiểu như khi làm 1 campaign thì phải quảng cáo ntn, set up độ tuổi, vị trí, sở thích, .... trên face, rồi các từ khóa SEO cho website. Nhưng mình chưa chuyên làm ví du như facebook ads đi nó update hàng ngày có thể tháng này chạy khác tháng sau chạy sẽ khác vì nó thêm rules r này kia kiểu technique nếu tập trung riêng cho facebook hoặc google ads hay 1 mảng nào sẽ rất mất thời gian vì đây cũng là thiếu sót của mình ko học trong khi thời gian còn đại học vì bây giờ sáng đi làm tối về mình học thêm các mảng này cug khá totn61 thời gian.
Dù sao cũng thanks sếp vì cho mình góp y rất chi là chi tiết từ lúc mình đi làm đến giờ. Mình cảm thấy còn nhiều thiếu xót ớn kkk. Nhưng vì mục tiêu phát triển trong tương lai chứ ko phải mình hiếu thắng muốn làm manager trong 1,2 ngày.
 
Last edited:
Wz51zuD.png
Thanks sếp, để cố gắng cải thiện vậy.
Tại key của em lúc đầu làm là cty thuê để đi theo hướng Business Research á. Kiểu khảo sát thị trường, khách hàng, rồi đưa ra nhận định các kiểu xong rồi do quy mô công ty nên lấn sang các mảng khác để làm.
1. sau khi khảo sát => cho làm luôn phát triển sản phâm, cải tiến hoặc tìm hiểu sản phẩm đối thủ.
2. sau khi khảo sát => nhận định các hoạt động của đối thủ đang làm sau đó nhận xét các ưu nhược điểm của nó => đưa ra các hoạt động của cty để đối lại các hoạt động đó.
3. Mình đang học tất cả những technique để support cho marketing như facebook ads, google ads words, seo .
4. Kinh nghiệm mình mới đi làm được 1 năm 2 tháng thôi nhưng đang muốn sau này sẽ được làm ở vị trí MKT manager nên tham vọng 1 tý. Nên mình làm những gì thì mình cứ liệt kê ra hết trong CV kiểu kể ấy.
5. Khi mình đi phỏng vấn cty vừa rồi ở vị trí này thì người ta cũng nhận xét là CV mình ghi gườm ra khó hiểu. Xong người ta cũng đưa ra 1 case rồi bảo mình giải quyết rồi đưa ra định hướng sau nay cho sản phẩm đó ntn nếu được nhận làm manager. Thì ông GD ấy nhận xét là dù mới biết đến cty nhưng những gì mình nhận định về sản phẩm và các hoạt động của cty là đúng và hướng đi của mình vừa suggest thì vô tình là những dự định trong tương lai sau khi mà ổng tuyển dc manager. Vì cty đó đang là cty kiểu phân phối độc quyền cho retail,dealer nhưng hướng đi xắp tới là tự làm sản phẩm để bán trực tiếp đến khách hàng và mình cũng đề xuất 1 số hướng như vậy khá là ổn áp.
6. Về viral thì là thế này, kiểu mình sẽ lên kịch bản quay phim và kịch bản cho diễn viên. Set up cảnh quay ... sau đó thì có bạn trong team dùng máy quay vì mình xài đồ công nghê kém kkk của cty quay và thuê editor ngoài edit sau khi quay xong clip. Mình hầu như làm hết các bước như tìm kiếm diễn viên, địa điểm quay, influencer, network, .... rồi có 1 bạn quay rồi thuê editor làm thôi.
7. Thường thì không phải mình chỉ tự tin làm strategy mà là kiểu như thường bên nhật sẽ có 1 số thắc mắc hay tổ chức các buổi đi khảo sát về 1 vấn đề nào đó. Thì sau khi làm báo cáo xong thì thường có mục proposal mình sẽ đề xuất 1 số ý và hướng để phát triển sau khi có các thông tin khảo sát. Thường thì lúc đầu làm chỉ đi khảo sát xong báo cáo những gì khảo sát. Nhưng từ lúc phần proposal, nhận định và định hướng phát triển sau khi nghiên cứu và khảo sát thị trường của mình khá ok thì sếp cũng ủng hộ.
8. budget management => Thường sếp sẽ kiểu như nói trước budget là 50tr-100tr- hay 10tr- 20tr sau đó quăng cho mình làm tự mình sẽ ước lượng làm 1 cái gì đó phù hợp với số tiền đó. Còn kiểu tự mình làm 1 cái gì đó xong rồi đề xuất xin thì chỉ quanh quẩn 10-20-30tr thôi.
9. Hầu như các công việc mình đều làm hết các bước chỉ các bước nào ko làm được thì cần đến outsource như thiêt kế biển, bản hiệu, khu trưng bày, mình sẽ lên ý tưởng , thu thập thông tin các nguồn sau đó liên hệ đến bên thiết kế, sau đó họ cho mình 3 option . Mình sẽ chọn 1 trong 3 option gần với ý tưởng của mình nhất sau đó sẽ có 3 lần chỉnh sửa nữa để hoàng thiện. Mình chủ yếu muốn phát triển bản thân vào các công việc cần chất xám hơn là các công việc như photoshop, chỉ sửa này kia vì giờ kiểu học thêm 1 khóa design hoặc photoshop thì khá khoai. Nhưng mình biết chỉnh sửa làm video ở mức tầm trung hơn cơ bản 1 tý vì trước toàn tự edit video chèn nhạc, thêm hiệu ứng màu mè trên cái sony vergas hay adobe cho fanpage anime,manga rồi mình từng quản lý fanpage cho mấy game mobile của VNG, SOHA VTC và cũng có 1 làm riêng 3 fanpage để bán hàng cho chính mình, 1 fanpage mình seo top 1 google về hàng của mình, nhưng hàng hơi nhạy cảm mình ko đề cập ( về thuốc cấm ) ... nhưng ko ở mực chuyên nghiệp để sử dụng vào công việc.
10. Mình biết đọc báo cáo google analytics, follow campaign trên youtube hoặc facebook. Kiểu như khi làm 1 campaign thì phải quảng cáo ntn, set up độ tuổi, vị trí, sở thích, .... trên face, rồi các từ khóa SEO cho website. Nhưng mình chưa chuyên làm ví du như facebook ads đi nó update hàng ngày có thể tháng này chạy khác tháng sau chạy sẽ khác vì nó thêm rules r này kia kiểu technique nếu tập trung riêng cho facebook hoặc google ads hay 1 mảng nào sẽ rất mất thời gian vì đây cũng là thiếu sót của mình ko học trong khi thời gian còn đại học vì bây giờ sáng đi làm tối về mình học thêm các mảng này cug khá totn61 thời gian.
Dù sao cũng thanks sếp vì cho mình góp y rất chi là chi tiết từ lúc mình đi làm đến giờ. Mình cảm thấy còn nhiều thiếu xót ớn kkk. Nhưng vì mục tiêu phát triển trong tương lai chứ ko phải mình hiếu thắng muốn làm manager trong 1,2 ngày.

Việc bạn thiết lập tham vọng về vị trí ngay từ đầu cũng là 1 điểm rất đáng khen rồi. Mình đi làm được 12 năm rồi mà đến tận cách đây 7 năm khi join vào nghề marketing này mới bắt đầu có định hướng cụ thể.

Tuy nhiên 5 năm đầu đời lăn lộn và may mắn được trao cơ hội từ 1 thằng Coder -> PM -> Project Sales Manager -> Marketing Manager cũng tích lũy được kha khá kinh nghiệm và kỹ năng hỗ trợ, dù có những thời gian mông lung ko biết đi hướng nào.

Về mặt kỹ năng, không nhất thiết phải training chuyên sâu, tuy nhiên có 1 vài kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực này bạn nên học:

1. Ngoại ngữ

Siêu cần thiết, nếu bạn ổn thì rất tốt, còn nếu chưa cố gắng đầu tư thêm lên mức IELTS 6.5, nó mở ra tiềm năng để gặt được cơ hội tốt hơn. Mình nhờ có Tiếng Anh mà thoát kiếp Coder (mình làm hơn 1 năm ở vị trí này - ngay từ đầu đã đánh giá ko theo nổi. Ko phải vì khả năng mà từ đầu mình đã xác định ko thể làm nổi quá 30 tuổi) để nhảy lên PM. Nó giúp mình gặt được cơ hội mà ngay cả những Senior ở cty lúc đó cũng thèm muốn qua việc nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

2. Kỹ năng thu thập dữ liệu + phân tích + lập kế hoạch

Như bạn nói ở khả năng phân tích của bạn tốt, ok. Nó là bước có tầm quan trọng cao và là 1 trong các bước đầu tiên trong mọi vấn đề. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu nó còn nằm trước phân tích, thu thập dữ liệu ở đâu, nguồn dữ liệu có đáng tin cậy không, mối quan hệ nào để thu thập dữ liệu, phải trả bao nhiêu?

Bạn nên học sử dụng thêm PowerBI để tăng cường thêm kỹ năng phân tích. Nói chung phân tích theo cảm tính đến 1 lúc nào đó cũng gặp rủi ro nhiều hơn việc kết hợp với lý tính.

Còn kỹ năng lập kế hoạch nó ở 1 level khác. Mình từng kinh qua rất nhiều dự án , có những dự án chỉ lập ra trên giấy tờ, và việc đánh giá khả thi của 1 project hay marketing campaign là cực kỳ quan trọng để ra quyết định có xuống tiền không hay xuống bao nhiêu tiền để có mức dự kiến ROI tối ưu.

Các công ty không có nguồn vốn vô tận và thường chạy các chiến dịch ban đầu theo kiểu rụt rè, (trừ 1 số startup và 98/100 thằng chết - mình cũng từng chết startup, may là số tiền ko nhiều). Chính vì thế việc lập kế hoạch, control budget cực kỳ quan trọng để kiểm soát dự án hoặc chiến dịch.

Bạn cần làm tốt cơ bản về Excel, thuần thục 1 số hàm đơn giản như SUM, IF, SUMPRODUCT, COUNT ... và thêm 1 số hàm dự báo nữa là ổn.

3. Kỹ năng thuyết trình + xây dựng nội dung thuyết trình (PowerPoint - suggest).

Cái này mình thấy bạn chưa tốt, vì nếu tốt chắc chắn CV của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều rồi. Nên nhớ việc xây CV là bạn đang marketing bản thân mình, mình tuyển marketing mà CV kiểu như bạn là mình loại rồi.

Xây dựng nội dung thuyết trình nó bao gồm luôn cả việc lên kịch bản những nội dung cần nói: bố cục thế nào, cái nào trước cái nào sau, chỗ nào cần thể hiện nhấn mạnh hay chỗ nào giấu đi; Và bao gồm cả việc lên phương án đồ họa, hình ảnh để truyền tải nội dung, sản phẩm đến khách hàng.

Có những nội dung nên bố trí theo chiều ngang, có những nội dung nên bố trí theo chiều dọc, có những con số cần phải làm dạng bảng ... Bạn có thể tham khảo trên các trang bán hoặc share Presentation như: https://elements.envato.com/presentation-templates để học cách bố trí.

Đừng nói 1 thằng manager không cần phải học những kỹ năng này. Manager phải là bố của các kỹ năng này luôn. Bạn đã lập được kế hoạch, thì phải biết cách pitching/speech và bảo vệ dự án, chiến dịch đó trước BLĐ và khách hàng.

4. Kỹ năng thiết kế ở mức cơ bản + không ngừng nghỉ cập nhật thêm idea, trending + content ở mức cơ bản:

Chính vì bạn cần có khả năng xử lý hình ảnh cho nội dung thuyết trình, nên chả có lý gì nếu ko phát triển nó thêm 1 chút cả. PowerPoint là 1 công cụ rất mạnh và siêu đơn giản để có thể hỗ trợ bạn thực hiện hầu hết những gì bạn cần về: banner, báo giá chuyên nghiệp, nó làm được cả catalog, profile ... thậm chí cả TVC Animation cũng làm được.

Mình từng train cho nhân viên sử dụng để thực hiện nhanh các công tác về hình ảnh và nó hiệu quả đến mức sau đó có bạn ra mở trung tâm Tiếng Anh trẻ em, tuyển 1 team sale/marketing và khai thác lại những kỹ năng đó để hoạt động, team đó tạo ra đều đều các item cần thiết mà ko cần nhân viên thiết kế.

Nên nhớ bạn là Marketing Manager, bạn phải quản lý rất nhiều thứ và hình ảnh là 1 trong 2 yếu tố quan trọng nhất của Marketing, nó còn quan trọng bậc nhất trong Branding Marketing. Bạn ko cần phải làm, nhưng bạn nên biết ở mức cơ bản để cover công việc khi cần.

Ngoài ra phải luôn cập nhật trend thiết kế mới, bạn có thể thi thoảng lướt Behance để xem thiên hạ họ có gì mới, mình học được rất nhiều từ các idea họ share. Mình có 1 thư mục từ hồi đi làm đến giờ để ném vào đó đủ thứ idea hay từ hình ảnh, text đến link hay list software hay mà mình khám phá ra được trong thời gian rảnh rỗi.

Content thì cũng tương tự, tối thiểu bạn phải sửa được những đoạn câu cú loằng ngoằng thành những nội dung dễ hiểu hơn. Thêm thắt từ nối câu hợp lý, chốt các từ cần nhấn mạnh ở những vị trí cần thiết.

5. Kỹ năng khai thác công cụ marketing + thường xuyên rà soát công cụ

Các công cụ là Google, Facebook, kỹ năng SEO ... như mình đã nói bạn cần nắm ở mức lõi, hiểu được tính chất và khả năng để khai thác tối ưu. Biết được các ngóc ngách để xử lý sự cố, khủng hoảng khi cần. Bạn ko cần biết 1 tính năng nằm ở đâu, quy trình thực hiện chi tiết thế nào, nhân viên của bạn phải làm việc đó. Nhưng bạn phải biết tính năng đó có tồn tại hay không để can thiệp.

Trên đây là 1 số kỹ năng quan trọng mình tạm liệt kê ra. Kỹ năng nó luôn là nền tảng, tuy nó nằm ở duói cùng trong 4 yếu tố Trách nhiệm > Thái độ > Kinh nghiệm > Năng lực (Kỹ năng) nhưng nó đảm bảo cho chất lượng công việc và sự tự tin của bạn trong nghề.

Nhận xét thêm 1 chút:

- Những gì bạn mô tả khi nói về budget chính là budget management rồi. Control kinh phí để tạo ra hiệu quả trong 1 khoản kinh phí hạn hẹp, bạn ko nhận ra bạn đã làm điều đó rồi sao?

- Về Viral Video, đừng có ngại về việc bạn ko phải là người làm ra sản phẩm ở mức thực thi, bất kỳ đóng góp của bạn vào đó cũng có thể coi nó là kinh nghiệm của bạn, thậm chí bạn có thể ghi là "Quản lý sản xuất 10+ Viral Video", giá trị chất xám nó cao hơn mức "Thực hiện 10+ Viral Video"
 
Việc bạn thiết lập tham vọng về vị trí ngay từ đầu cũng là 1 điểm rất đáng khen rồi. Mình đi làm được 12 năm rồi mà đến tận cách đây 7 năm khi join vào nghề marketing này mới bắt đầu có định hướng cụ thể.

Tuy nhiên 5 năm đầu đời lăn lộn và may mắn được trao cơ hội từ 1 thằng Coder -> PM -> Project Sales Manager -> Marketing Manager cũng tích lũy được kha khá kinh nghiệm và kỹ năng hỗ trợ, dù có những thời gian mông lung ko biết đi hướng nào.

Về mặt kỹ năng, không nhất thiết phải training chuyên sâu, tuy nhiên có 1 vài kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực này bạn nên học:

1. Ngoại ngữ

Siêu cần thiết, nếu bạn ổn thì rất tốt, còn nếu chưa cố gắng đầu tư thêm lên mức IELTS 6.5, nó mở ra tiềm năng để gặt được cơ hội tốt hơn. Mình nhờ có Tiếng Anh mà thoát kiếp Coder (mình làm hơn 1 năm ở vị trí này - ngay từ đầu đã đánh giá ko theo nổi. Ko phải vì khả năng mà từ đầu mình đã xác định ko thể làm nổi quá 30 tuổi) để nhảy lên PM. Nó giúp mình gặt được cơ hội mà ngay cả những Senior ở cty lúc đó cũng thèm muốn qua việc nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

2. Kỹ năng thu thập dữ liệu + phân tích + lập kế hoạch

Như bạn nói ở khả năng phân tích của bạn tốt, ok. Nó là bước có tầm quan trọng cao và là 1 trong các bước đầu tiên trong mọi vấn đề. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu nó còn nằm trước phân tích, thu thập dữ liệu ở đâu, nguồn dữ liệu có đáng tin cậy không, mối quan hệ nào để thu thập dữ liệu, phải trả bao nhiêu?

Bạn nên học sử dụng thêm PowerBI để tăng cường thêm kỹ năng phân tích. Nói chung phân tích theo cảm tính đến 1 lúc nào đó cũng gặp rủi ro nhiều hơn việc kết hợp với lý tính.

Còn kỹ năng lập kế hoạch nó ở 1 level khác. Mình từng kinh qua rất nhiều dự án , có những dự án chỉ lập ra trên giấy tờ, và việc đánh giá khả thi của 1 project hay marketing campaign là cực kỳ quan trọng để ra quyết định có xuống tiền không hay xuống bao nhiêu tiền để có mức dự kiến ROI tối ưu.

Các công ty không có nguồn vốn vô tận và thường chạy các chiến dịch ban đầu theo kiểu rụt rè, (trừ 1 số startup và 98/100 thằng chết - mình cũng từng chết startup, may là số tiền ko nhiều). Chính vì thế việc lập kế hoạch, control budget cực kỳ quan trọng để kiểm soát dự án hoặc chiến dịch.

Bạn cần làm tốt cơ bản về Excel, thuần thục 1 số hàm đơn giản như SUM, IF, SUMPRODUCT, COUNT ... và thêm 1 số hàm dự báo nữa là ổn.

3. Kỹ năng thuyết trình + xây dựng nội dung thuyết trình (PowerPoint - suggest).

Cái này mình thấy bạn chưa tốt, vì nếu tốt chắc chắn CV của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều rồi. Nên nhớ việc xây CV là bạn đang marketing bản thân mình, mình tuyển marketing mà CV kiểu như bạn là mình loại rồi.

Xây dựng nội dung thuyết trình nó bao gồm luôn cả việc lên kịch bản những nội dung cần nói: bố cục thế nào, cái nào trước cái nào sau, chỗ nào cần thể hiện nhấn mạnh hay chỗ nào giấu đi; Và bao gồm cả việc lên phương án đồ họa, hình ảnh để truyền tải nội dung, sản phẩm đến khách hàng.

Có những nội dung nên bố trí theo chiều ngang, có những nội dung nên bố trí theo chiều dọc, có những con số cần phải làm dạng bảng ... Bạn có thể tham khảo trên các trang bán hoặc share Presentation như: https://elements.envato.com/presentation-templates để học cách bố trí.

Đừng nói 1 thằng manager không cần phải học những kỹ năng này. Manager phải là bố của các kỹ năng này luôn. Bạn đã lập được kế hoạch, thì phải biết cách pitching/speech và bảo vệ dự án, chiến dịch đó trước BLĐ và khách hàng.

4. Kỹ năng thiết kế ở mức cơ bản + không ngừng nghỉ cập nhật thêm idea, trending + content ở mức cơ bản:

Chính vì bạn cần có khả năng xử lý hình ảnh cho nội dung thuyết trình, nên chả có lý gì nếu ko phát triển nó thêm 1 chút cả. PowerPoint là 1 công cụ rất mạnh và siêu đơn giản để có thể hỗ trợ bạn thực hiện hầu hết những gì bạn cần về: banner, báo giá chuyên nghiệp, nó làm được cả catalog, profile ... thậm chí cả TVC Animation cũng làm được.

Mình từng train cho nhân viên sử dụng để thực hiện nhanh các công tác về hình ảnh và nó hiệu quả đến mức sau đó có bạn ra mở trung tâm Tiếng Anh trẻ em, tuyển 1 team sale/marketing và khai thác lại những kỹ năng đó để hoạt động, team đó tạo ra đều đều các item cần thiết mà ko cần nhân viên thiết kế.

Nên nhớ bạn là Marketing Manager, bạn phải quản lý rất nhiều thứ và hình ảnh là 1 trong 2 yếu tố quan trọng nhất của Marketing, nó còn quan trọng bậc nhất trong Branding Marketing. Bạn ko cần phải làm, nhưng bạn nên biết ở mức cơ bản để cover công việc khi cần.

Ngoài ra phải luôn cập nhật trend thiết kế mới, bạn có thể thi thoảng lướt Behance để xem thiên hạ họ có gì mới, mình học được rất nhiều từ các idea họ share. Mình có 1 thư mục từ hồi đi làm đến giờ để ném vào đó đủ thứ idea hay từ hình ảnh, text đến link hay list software hay mà mình khám phá ra được trong thời gian rảnh rỗi.

Content thì cũng tương tự, tối thiểu bạn phải sửa được những đoạn câu cú loằng ngoằng thành những nội dung dễ hiểu hơn. Thêm thắt từ nối câu hợp lý, chốt các từ cần nhấn mạnh ở những vị trí cần thiết.

5. Kỹ năng khai thác công cụ marketing + thường xuyên rà soát công cụ

Các công cụ là Google, Facebook, kỹ năng SEO ... như mình đã nói bạn cần nắm ở mức lõi, hiểu được tính chất và khả năng để khai thác tối ưu. Biết được các ngóc ngách để xử lý sự cố, khủng hoảng khi cần. Bạn ko cần biết 1 tính năng nằm ở đâu, quy trình thực hiện chi tiết thế nào, nhân viên của bạn phải làm việc đó. Nhưng bạn phải biết tính năng đó có tồn tại hay không để can thiệp.

Trên đây là 1 số kỹ năng quan trọng mình tạm liệt kê ra. Kỹ năng nó luôn là nền tảng, tuy nó nằm ở duói cùng trong 4 yếu tố Trách nhiệm > Thái độ > Kinh nghiệm > Năng lực (Kỹ năng) nhưng nó đảm bảo cho chất lượng công việc và sự tự tin của bạn trong nghề.

Nhận xét thêm 1 chút:

- Những gì bạn mô tả khi nói về budget chính là budget management rồi. Control kinh phí để tạo ra hiệu quả trong 1 khoản kinh phí hạn hẹp, bạn ko nhận ra bạn đã làm điều đó rồi sao?

- Về Viral Video, đừng có ngại về việc bạn ko phải là người làm ra sản phẩm ở mức thực thi, bất kỳ đóng góp của bạn vào đó cũng có thể coi nó là kinh nghiệm của bạn, thậm chí bạn có thể ghi là "Quản lý sản xuất 10+ Viral Video", giá trị chất xám nó cao hơn mức "Thực hiện 10+ Viral Video"
Thanks thím đã định hướng phát triển quá chi tiếc cũng như những điểm cần cải thiện của bản thân mình.

Thật sự thím nhận xét quá đúng về phần trình bày mình cực kỳ rất lười thậm chí chữ mình viết sai chính tả mình cug lười sửa lại nữa.
Thấp chí mỗi lần mình làm 1 report hay RFA, proposal lam xong xếp mình toàn phải trang trí xong trình bày lại. Rồi mang cho ông tổng xem.
Lý do :
1. Là việc này sếp là của sếp mình nên mình ỷ i chỉ làm nhưng ý mình cần nói cho là quan trọng và bỏ qua khâu trình bày vì mình trình bày như thế nào thì sếp mình cũng sửa lại theo ý của ổng. Nên mình toàn thuyết trinh kiểu slide trắng đen, tối giản, tập chung người nghe vào mình hơn là trang trí power lộng lẫy đầy màu sắc rồi hiệu ứng.
2. Mình lười kkk, đối với mình suy nghĩ và làm 1 report 1-2 ngày có thể xong nhưng trang trí kéo đi kéo lại rồi thêm hiệu ứng này kia mình cảm thấy phí thời gian trong khi mình có thể học thêm làm được 1 cái gì khác hoặc giải trí.

Sếp mình cũng nói hoài mình cần phải ; "3. Kỹ năng thuyết trình + xây dựng nội dung thuyết trình (PowerPoint - suggest)." trước khi mình đi xin việc nơi khác.

Mình đang làm ở client nên công việc không yêu cầu mình làm kiểu 100% finish, chỉ cần làm sườn và ý và thuê agency finish hoặc team truyền thông sẽ finish nó để nhận performance. Vì mọi người hay tranh nhau làm phần xong hết để nhận performance , cty mình ko áp KPI cho marketing. GIống như viết megazine mình viết trước cái sườn xong tụi nó copywriting thêm bùa phép vẽ vào rồi mình follow finish sản phẩm.
Thật sự mình cảm ơn thím rất nhiều để cái thiện bản thân có thể làm chuyên sâu 1 mảng gì đó từ đầu đến đít rồi apply 1 công ty khác để làm rồi thăng tiến lên từ từ. Hiện giờ mình toàn làm kiểu 60 70% xong chán rồi không muốn hoàn thành công việc.

Thím cho mình giữ liên lạc nhá, khi nào có vấn đề gì cần hỏi mình inbox đỡ phải lập topic hì.
 
Back
Top