Tôi nghỉ việc

Tôi mang cuốn Huyết Sử trở về với tâm trạng tràn ngập âu lo. La Qua là một ngôi đình bé tí tại một ngôi làng bé tí, nơi mà những đứa trẻ chẳng biết gì mấy về chuyện thờ phụng, các cụ già nối gót ra đi, còn đa số người dân còn lại thì chẳng mấy ai còn quan tâm đến ngôi miếu cũ rách nát nằm khuất đằng sau dăm ba công xưởng lúc nào cũng bận rộn hàn tiện. Tôi hỏi người giữ chìa khóa đình xem liệu có vấn đề gì nếu tôi sao chụp lại sắc thần, đối hoành, và sách vở thư tịch gì đó không. Chị đáp, bằng một vẻ mặt gần như thản nhiên mà bạn có thể sẽ không bao giờ gặp được nếu đến một chốn văn hiến nào khác, rằng tôi có thể lấy xuống, hoặc mang chúng đi, hoặc gì đó đại loại như vậy. Cười: “Vậy em sẽ gửi lại chị một bản để phòng sau này ai đó cần”

Hoặc có thể cũng không còn ai cần. Chẳng ai đọc được nó nữa. Mà bây giờ cũng hiện đại rồi, người ta cũng chẳng còn hương lửa gì mấy. Giữ lại cũng chẳng ích gì.

Tôi nghĩ ngay đến một tu viện ở Sài Gòn, nơi mà thời sinh viên, cả đám chúng tôi từng được họ thuê đi khắp các nơi xin, mua, hoặc sao chụp lại các thư tịch như thế này để mang về cất giữ, coi như là một biện pháp bảo trợ tri thức cổ xưa. Nhưng như thế cũng chẳng lấy gì làm ổn. Mọi thư viện lớn đều kiêu căng về số lượng sách cổ họ có, nhưng lại gần như không quan tâm đến mỗi cuốn sách nhiều như những gì họ khoe khoang. Một vài thủ thư có tâm sẽ quý trọng vài cuốn sách trên kệ, nhưng không phải ai cũng thế. Vậy nên nếu một ngày đẹp trời, bạn đóng vai người yêu sách đến thư viện truyền thống mượn một cuốn sách được viết từ năm bảy mươi lăm, nhiều khi bạn sẽ vô tình bắt được một sản phẩm mòn rách nào đó. Nhưng đó vẫn chưa phải thứ tệ nhất.

Tệ nhất với một cuốn sách chính là, nó trở thành một trong con số bảy vạn. Và hàng trăm năm sau, không ai biết đến nó, trừ phi một anh chàng sinh viên nào đó chợt tìm kiếm thứ gì đó trong vô vọng bắt gặp. Một cuốn sách, sinh ra, để được đọc, chứ không phải để xếp trên kệ.

Huyết Sử đã ngủ quên quá lâu dưới tráp thờ rồi! Giờ là lúc nó cần được mở ra, để ít nhất là có ai đó hiểu nó thực sự tồn tại.

Nói thì nói vậy, chứ với thứ cá tính thích lần lữa, ngại bắt đầu, và dễ nản lòng nếu cảm giác không được ủng hộ như tôi, việc bắt đầu phải lần lần giở giở đọc từng dòng trong cuốn sách văn ngôn dày cộm với sự hỗ trợ gần như tuyệt đối từ cuốn Tự điển Thiều Chửu đã gần như nát bươm sau thời đại học mười năm trước, là một thứ gì đó, gần như là cực hình.

Nhưng như người ta vẫn nói, nếu như không có bắt đầu, mọi thứ sẽ chẳng bao giờ có kết quả. Khi tôi viết những dòng này cho tất cả mọi người, công việc vất vả kia kỳ thực cũng đã sớm được khởi động. Nguyên nhân cũng khá là buồn cười!

Số là sau chuyến đi La Qua tương đối phóng túng (theo quan điểm của riêng tôi về từ này), khoản tiền trợ cấp thất nghiệp ít ỏi dễ dàng tan thành mây khói. Tôi phải bò ra làm freelance cho công ty cũ, và một số công việc lặt vặt khác để kiếm ăn, cũng như để trả các khoản nợ non già hàng tháng (con số cũng chẳng to tát gì, nhưng nó làm khổ tôi không ít, nhất là khi các khoản thu của bạn đều tương đối không ổn định). Đến tháng chín vừa rồi, vì kinh tế khó khăn nên tôi quyết định chuyển hẳn sang một chỗ trọ mới rẻ tiền hơn. Lúi húi thế nào mà cuốn Huyết Sử lại rơi ra sau cùng. Thế là như một thói quen, tôi cứ thế mở ra xem bất chấp những lời “gào thét" của thằng em đang vật lộn với mớ đồ điện tử ngoài cửa.

Gửi những người may mắn đọc được di ngôn, những kẻ mộng mơ đang bị những lời lẽ dối trá của chính trị mê hoặc! Các người cuối cùng cũng đã được cầm trên tay sự thật, một sự thật hoàn chỉnh được viết bằng tinh huyết của con trai người anh hùng vĩ đại nhất triều đại Hoàng Lê.
Tên cuốn sách này là Huyết sử. Nhưng đây không phải là sách Sử. Ta cũng không phải một sử gia. Ta chỉ là một người ghi chép, ghi chép về cuộc đời ta, về Quan Gia, về Bệ hạ, về tất cả những người mà giờ đây đám sử gia mục ruỗng đang quỳ mọp dưới chân ngai vàng hờ hững xem như chưa từng tồn tại, về thầy, và về khúc ca kỳ diệu đau thương cuối cùng của An Nam ngũ tuyệt.
Nhiều điều trong này có thể khó tin, nhưng đều là sự thật, hoặc chí ít, là rất gần với sự thật nếu như có ai đó cố gắng bắt bẻ đến từng tiểu tiết. Tất nhiên, ta cũng không hi vọng toàn bộ người đời sau đều sẽ tin nó. Nhưng cũng giống như thầy, chỉ mong ba trăm năm nữa, còn có người khóc cười cùng ta. Như thế cũng đủ rồi.
 
Tôi mang cuốn Huyết Sử trở về với tâm trạng tràn ngập âu lo. La Qua là một ngôi đình bé tí tại một ngôi làng bé tí, nơi mà những đứa trẻ chẳng biết gì mấy về chuyện thờ phụng, các cụ già nối gót ra đi, còn đa số người dân còn lại thì chẳng mấy ai còn quan tâm đến ngôi miếu cũ rách nát nằm khuất đằng sau dăm ba công xưởng lúc nào cũng bận rộn hàn tiện. Tôi hỏi người giữ chìa khóa đình xem liệu có vấn đề gì nếu tôi sao chụp lại sắc thần, đối hoành, và sách vở thư tịch gì đó không. Chị đáp, bằng một vẻ mặt gần như thản nhiên mà bạn có thể sẽ không bao giờ gặp được nếu đến một chốn văn hiến nào khác, rằng tôi có thể lấy xuống, hoặc mang chúng đi, hoặc gì đó đại loại như vậy. Cười: “Vậy em sẽ gửi lại chị một bản để phòng sau này ai đó cần”



Tôi nghĩ ngay đến một tu viện ở Sài Gòn, nơi mà thời sinh viên, cả đám chúng tôi từng được họ thuê đi khắp các nơi xin, mua, hoặc sao chụp lại các thư tịch như thế này để mang về cất giữ, coi như là một biện pháp bảo trợ tri thức cổ xưa. Nhưng như thế cũng chẳng lấy gì làm ổn. Mọi thư viện lớn đều kiêu căng về số lượng sách cổ họ có, nhưng lại gần như không quan tâm đến mỗi cuốn sách nhiều như những gì họ khoe khoang. Một vài thủ thư có tâm sẽ quý trọng vài cuốn sách trên kệ, nhưng không phải ai cũng thế. Vậy nên nếu một ngày đẹp trời, bạn đóng vai người yêu sách đến thư viện truyền thống mượn một cuốn sách được viết từ năm bảy mươi lăm, nhiều khi bạn sẽ vô tình bắt được một sản phẩm mòn rách nào đó. Nhưng đó vẫn chưa phải thứ tệ nhất.

Tệ nhất với một cuốn sách chính là, nó trở thành một trong con số bảy vạn. Và hàng trăm năm sau, không ai biết đến nó, trừ phi một anh chàng sinh viên nào đó chợt tìm kiếm thứ gì đó trong vô vọng bắt gặp. Một cuốn sách, sinh ra, để được đọc, chứ không phải để xếp trên kệ.

Huyết Sử đã ngủ quên quá lâu dưới tráp thờ rồi! Giờ là lúc nó cần được mở ra, để ít nhất là có ai đó hiểu nó thực sự tồn tại.

Nói thì nói vậy, chứ với thứ cá tính thích lần lữa, ngại bắt đầu, và dễ nản lòng nếu cảm giác không được ủng hộ như tôi, việc bắt đầu phải lần lần giở giở đọc từng dòng trong cuốn sách văn ngôn dày cộm với sự hỗ trợ gần như tuyệt đối từ cuốn Tự điển Thiều Chửu đã gần như nát bươm sau thời đại học mười năm trước, là một thứ gì đó, gần như là cực hình.

Nhưng như người ta vẫn nói, nếu như không có bắt đầu, mọi thứ sẽ chẳng bao giờ có kết quả. Khi tôi viết những dòng này cho tất cả mọi người, công việc vất vả kia kỳ thực cũng đã sớm được khởi động. Nguyên nhân cũng khá là buồn cười!

Số là sau chuyến đi La Qua tương đối phóng túng (theo quan điểm của riêng tôi về từ này), khoản tiền trợ cấp thất nghiệp ít ỏi dễ dàng tan thành mây khói. Tôi phải bò ra làm freelance cho công ty cũ, và một số công việc lặt vặt khác để kiếm ăn, cũng như để trả các khoản nợ non già hàng tháng (con số cũng chẳng to tát gì, nhưng nó làm khổ tôi không ít, nhất là khi các khoản thu của bạn đều tương đối không ổn định). Đến tháng chín vừa rồi, vì kinh tế khó khăn nên tôi quyết định chuyển hẳn sang một chỗ trọ mới rẻ tiền hơn. Lúi húi thế nào mà cuốn Huyết Sử lại rơi ra sau cùng. Thế là như một thói quen, tôi cứ thế mở ra xem bất chấp những lời “gào thét" của thằng em đang vật lộn với mớ đồ điện tử ngoài cửa.

Ủng hộ. Voz cái gì cũng có. Lạ lạ. :love:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 5 bằng vozFApp
 
(Chương này hoàn toàn lấy từ cuốn Huyết sử, một số nội dung do người dịch tự thêm vào sẽ được để trong ngoặc đơn, hoặc chú thích rõ)

Nếu được trùng sinh vào một thời đại khác, tôi nghĩ mình có thể trở thành một Hàn lâm viện học sĩ, hoặc ít nhất thì tôi cũng sẽ cố gắng hết sức để vươn tới vị trí đó, thay vì phải vung gươm chém giết chính đồng bào mình như suốt những năm qua.



Thời còn bé, Hành thường bảo rằng tôi thuộc nhóm những người tư duy bằng hình ảnh. Tức là thế này, đối với một sự việc từng gặp, những người tư duy bằng văn bản luôn định hình mọi thứ bằng vị trí, tên địa điểm, các con số thuộc bất cứ loại nào, hay thậm chí là tên gọi của những người liên quan. Tôi thuộc nhóm còn lại: Các chi tiết bất kỳ nào thuộc về chữ, số, hay vị trí, tôi đều quên khuấy mất, nhưng ấn tượng về hình ảnh thì có thể lưu lại trong đầu đến nửa thế kỷ.

Ngoài ra thì cũng trên căn cứ này, tôi nghĩ các học sĩ đời sau, nếu có thời gian nghiên cứu, cũng có thể chia thành hai loại: Loại ấn tượng, và loại chi tiết.

Điều này lý giải cho việc, mặc dù là một người tương đối đãng trí, học trước quên sau, lại thường xuyên làm hỏng tất cả mọi thứ chỉ vì quên thực hiện một công đoạn nào đó, như quên rút củi đáy nồi khi cơm sôi, hay gì đó đại loại vậy, nhưng bù lại, có những hình ảnh mà dù đã xảy ra từ tận mấy mươi năm trước, khi tôi chỉ mới chỉ năm – sáu tuổi, mà đến giờ, tôi vẫn rõ ràng như chỉ mới hôm qua.

Ví như nụ cười cuối cùng của cha trước khi mất.

Thực ra, ông ra đi cũng không được thanh thản như người ta, nên tôi nghĩ, một đứa trẻ như tôi thời đó cũng không tránh khỏi ám ảnh.

Tôi không biết, chết có đau không, chỉ thấy nụ cười của ông khi ấy vô cùng hào sảng, và đẹp như một bức tranh, một bức tranh ngạo nghễ nhất mà mỗi lần nghĩ lại, tôi đều ao ước được chết oanh oanh liệt liệt như thế.

- Thời đại mới sắp tới!

Khi ấy, Hành chỉ mới cõng tôi rời khỏi cổng thành Thăng Long độ chừng dăm bước chân. Tiếng ông vang lên như sấm, lan rộng khắp cửa đông. Ngảnh lại, nụ cười như ánh chớp hóa thành một trận máu tươi. Không gian như chậm lại, mọi âm thanh như tan vỡ. Để lại là nỗi đau mà một đứa trẻ chỉ mới năm – sáu tuổi cũng còn biết khóc gào.



Mãi sau này tôi mới biết, chỉ có đúng một mình tôi là người thân duy nhất được nhìn thấy cha trong khoảnh khắc cuối đời năm ấy. Mẹ tôi qua đời còn trước khi cha bị đưa ra pháp trường. Còn mẹ cả và đám anh chị, khi ấy đều đang ở Tây Sơn cả! Nhiều người trong số họ sau này còn giàu có nhờ ơn của kẻ thù giết cha. Nhưng tôi sẽ kể về những người này sau.

Tôi không phải là người có thù oán gì với Tây Sơn. Thực ra, tôi còn khá biết ơn Quang Trung Hoàng đế vì đã bảo bọc mẹ cả, cũng như anh chị tôi sau khi cha tôi mất (có tiếc thì tiếc là tôi không được nằm trong số những người được bảo bọc ấy). Cảnh Thịnh Hoàng đế cũng là người bạn thuở thiếu thời của tôi. Còn Vũ Văn Nhậm, vốn là kẻ thù giết cha tôi, cũng đã bị người của Tây Sơn trừng trị. Nhưng nhìn nhận thẳng thắn mà nói, những năm tháng đau khổ tuyệt vọng nhất của cuộc đời tôi, phần nhiều bắt nguồn từ Tây Sơn.

Sau khi cha mất, Hành cõng tôi chạy mải miết. Chẳng nhớ là bao nhiêu ngày, chỉ biết là lâu lắm. Sáng thì khi nấp ở nhà này, lúc trốn tạm nhà khác, tới tối lại đi. Đa phần là Hành cột chéo tôi trên lưng mà đèo. Tôi vẫn còn nhớ cái lạnh băng sương năm đó. Tôi vận cái áo len móc đôi mẹ để lại trước khi mất, lại quấn nhì nhằng một cơ số các loại khăn. Thế mà vẫn lạnh quá không ngủ được, mắt nhắm mắt mở mấy lần, ngó ra chỉ nghe tiếng Hành thở phì phò, vài tiếng la ó ở xa xa, và dăm ba ánh đèn bão đôi khi lại lóe lên đâu đó.

Năm đó, Hành chỉ mới mười bảy tuổi.

Tôi vẫn thường quay lại hỏi Hành, vì sao năm đó lại quyết định một mình cõng tôi vượt ngàn dặm đường từ Thăng Long về tận Tiên Điền (thực ra chỉ là 600 dặm, tương đương với khoảng 300km – lời người dịch), rồi lại dốc công cưu mang tôi trong suốt những năm tháng ấy bất kể mọi biến cố lớn lao của cuộc đời. Những lúc như thế, ông chỉ cười bảo rằng trái tim mình đã chết theo một người, sau đó thì không còn cách nào hỏi thêm được nữa!

Lại nói tiếp, sau vượt qua sông Lam về đến Tiên Điền, chúng tôi định sẽ đến ở tạm trong từ đường nhà họ Nguyễn, gia tộc của Hành. Nhưng đến nơi thì quần áo rách rưới, lại bẩn thỉu hôi hám vì mồ hôi, bụi đường, và dù sao thì cũng không có chỗ nào tắm giặt đàng hoàng trước đó cả, nên người ta chẳng ai dám tin là cháu nội của Xuân Quận Công hồi hương cả. Thế nên mới sinh ra lắm chuyện rầy rà mà mãi sau này khi đã về già, mỗi lần ngồi đánh cờ với Thầy là lại ngồi cười khà khà.

Năm đó vừa đến từ đường, tôi vừa mệt vừa đói. Ở cái độ tuổi mới tầm năm – sáu, bạn có thể chạy nhảy cả một ngày không sao, nhưng cũng có thể dễ dàng mệt lả người chỉ sau một buổi chiều nằm trên vai người lớn ngủ mà không được ăn gì. Nằm lả trên vai Hành, gần như ngất xỉu. Nghe nói, hai thầy trò chưa kịp vào cổng đã bị mấy tay người làm đuổi đi. Giải thích mãi cũng không một chút suy suyển.

Người đời thường vậy, họ luôn cum cúp với những kẻ trông có vẻ sang giàu, và trịch thượng với những người trông yếu thế hơn.

Hành vốn cũng không phải kiểu người thích nhiều lời, lại không thường đi tranh luận với những kẻ không biết lý lẽ. Nên vốn định bỏ đi. Nhưng đám gia nhân, có vẻ như đã khá quen với chuyện lũ hành khất thích lẻn vào trong tá túc, lại quyết tâm khiến hai kẻ “tiện dân mạo danh cháu nội Xuân quận công” này phải sợ đến mức đời này kiếp này cũng không dám một lần thử lại trò ngu ngốc này nữa. Họ thả ra vài con chó dữ. Khổ thân cho các sinh vật vừa dũng mãnh, vừa hèn yếu ấy! Không hiểu vì lý do gì mà từ khi trưởng thành, chúng luôn bứt rứt, khổ sở, cáu kỉnh, đến mức có thể lăn xả vào bất kỳ một ai, hoặc táp một miếng, hoặc vồ một phen, cho hả giận những ngày tháng cầm tù khổ đau.



Có điều, hai anh em cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng một phen mới nhận ra rằng, bộ dáng hùng hùng hổ hổ kia vốn chỉ duy trì được vài mươi bước.

Càng thu hẹp khoảng cách, chúng tôi càng nhận ra, rõ ràng trên gương mặt ba con chó đều không có một chút xíu dấu hiệu nào của sự hung hăng. Rồi khi chúng vồ lên chúng tôi, thay vì là một cái cắn thật sâu vào tảng thịt nào đó, lại là dăm ba cái liếm nhẹ nhàng đáng yêu. Như thể bản thân chúng vốn đã biết thừa về chúng tôi, điều mà những con người đang lãnh đạo chúng hoàn toàn không hay biết.

- Hoặc cũng có thể, là vì cả nửa tuần trăng không tắm rửa - Hành cười bảo.

Chú thích của người dịch: Có một sự thật là loài chó nghiện mùi Axit Béo tỏa ra từ tuyến mồ hôi (giống mùi thối chân khi đi giày nhiều, hoặc mùi hôi nách…). Tất nhiên Axit Béo còn có nhiều trong phô mai, bơ, và nhiều loại thức ăn thơm ngon khác, chứ không phải lúc nào cũng hôi thối như mùi thối chân. Có điều thơm hay thối là do riêng con người đánh giá, còn khứu giác của chó thì khác hơn.

Đời tôi thường được nhiều người tốt giúp đỡ.

Như lần đó chẳng hạn. Khi người chó đang quấn quýt nhau ầm ĩ cả một góc đồng, một người đàn ông đứng tuổi thình lình xuất hiện, tay cầm một cây gậy lớn hét ầm lên…

Lời người dịch: Hôm nay tới đây thôi, lúc nào rảnh dịch tiếp vậy!
 
Đọc sơ sơ có vẻ là 1 cuốn tiểu thuyết phiêu lưu trinh thám kiểu Dan Brown, đỉnh cao của Việt Nam thời đại này
OG0lsXv.png
 
Có năng khiếu viết truyện đấy ... Sao không sống trải nghiệm và viết truyện hoặc làm Youtuber ?
 
Ông thớt edit cái #1 lại thêm mấy cái tiêu đề để ae biết thớt đang sáng tác truyện. Ko ghi đàng hoàng bị nên ae tưởng đang chơi đồ
 
Đm 1 thằng Đức thôi, mấy thằng sau nhìn có thằng Đức rồi thì đừng có Đức nữa, đm đã dài rồi, kéo xuống thấy mấy thằng Đức nữa, muốn quăng mấy cái dép vào mặt lúc Đức ngu, đm đm đm :censored:

Gửi từ Xiaomi MI 9 bằng vozFApp
 
[Huyết sử 4] Bác Vương Chương

(Chương này hoàn toàn lấy từ cuốn Huyết sử, một số nội dung do người dịch tự thêm vào sẽ được để trong ngoặc đơn, hoặc chú thích rõ)
Vương Chương, tự là Tử Trinh, hiệu là Lưỡng Tùng (Chú thích của tác giả)
Bác Chương là người tốt.
Thực ra, ông còn nhiều hơn cả một người tốt.
Năm đó, nhìn thấy hai thầy trò bọn tôi BỊ ĐÁM CHÓ ĐÙA GIỠN, ông không khỏi nóng mặt, mang gậy đến đuổi đánh “giải nguy” cho bọn tôi. Thậm chí, thương hai đứa trẻ khốn khó không nơi nương nhờ, ông còn giữ lại nuôi giấu cả hai trong suốt những tháng ngày khốn khó, trong khi chính gia tộc của Hành, cũng xem như là có chút quan hệ với tôi, lại sẵn sàng ruồng bỏ.
Tất nhiên tôi cũng không có ý chê trách dòng tộc đó. Chúng tôi tìm đến không một lời thông báo, gia thất lại vỡ tan, nên chuyện họ không thể nhận ra bọn tôi, giữa hàng trăm tay ăn mày nhan nhản khắp vùng, âu cũng là lẽ thường.

Ở cái thời ấy, Nghi Xuân không còn là “vương quốc” của gia tộc Xuân Quận Công nữa! Nạn kiêu binh trước đó mấy năm, cộng thêm nhiều cuộc đảo phá liên miên giữa các đảng phái khiến gia tộc của Hành sớm sa sút. Họ vẫn giàu có, vẫn thừa cả nhiều tấn vàng để sống sung sướng bất chấp mọi cuộc can qua. Nhưng họ chẳng còn nhiều tiếng nói trong cộng đồng nữa! Khi giặc đến làng, cũng không biết là thuộc phe phái nào, gia đinh họ Nguyễn lo đóng cửa thủ nhà đã mệt, còn mấy hơi sức đâu mà lo lắng cho người ngoài. Rồi thì hải tặc. Rồi thì đói kém… Ừa thì, tôi cũng không hiểu vì sao họ Nguyễn họ giàu thế, nhưng chẳng chẩn tai (cứu đói – lời người dịch) được mấy. Nhưng đó là việc của họ. Tiền của họ, tiêu thế nào là quyền của họ mà!
Chính vì thế nên tôi mới tin rằng người như bác Vương Chương không khác gì thánh thần xuống cứu vớt người dân nơi đây.

Nghe Hành nói, cả nhà bác Chương cũng chỉ mới chuyển đến trước chúng tôi độ chừng hơn một năm. Nghe nói là bị biếm trích (bị phạt đày đi xa – lời người dịch). Mỗi ngày toàn là đọc sách, viết chữ, đốc thúc con trai là Quan học hành, dự định sống một cuộc đời yên ả không dính đến thị phi cuộc đời.
Nhưng ở những vùng quê như thế này mà nói, chuyện một gia đình đột nhiên dọn đến chắc chắn không thể nào tránh được ánh mắt hiếu kỳ của mọi người trong làng. Chẳng bao lâu, chuyện bác Chương vốn là quan lớn trên kinh, vì buộc tội Chúa chuyên quyền mà bị giáng chức đuổi đi lan ra khắp nơi. Dân làng biết chuyện bỗng nhiên cảm thấy có chút vinh quang cho làng mình, nên quay sang kính nể bác, thường tranh nhau đến làm khách. Người thì đến tặng gạo, người thì đến tặng dầu. Có người sợ bác sống ảm đạm mà đào cả mấy hũ rượu gia truyền lên tặng. Thậm chí nhiều người còn tới cửa xin làm mai cho Quan, khi ấy mới có… năm tuổi.
Được nhiều người yêu thương quý mến, nhưng bác Chương không lấy đó làm kiêu ngạo. Ngược lại ông còn nhanh chóng rũ bỏ lối sống “quý tộc” của các bậc quan lớn lâu năm để hòa mình vào với cuộc sống dân dã. Ông mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ nhỏ quanh vùng. Hồi đầu năm, Nghi Xuân có lụt lớn, ông dốc hết gạo thóc, lại tự mình gõ cửa từng nhà đề nghị chung lưng đấu cật cứu tế người dân, lại chỉ huy trai tráng đi nạo vét đường sông, đắp đê xây đập. Đến giữa năm có hải tặc đánh cướp, quan quân sở tại rúm ró bỏ chạy tán loạn, nhưng ông lại dẫn dắt thanh niên dựng rào thủ thành, khiến đám cướp biển sợ sa lầy vào tử chiến mà bỏ đi nơi khác. Vậy nên giữa vào thời loạn lạc chưa từng có trong lịch sử, nhưng dân xứ này có thể nói là có cuộc sống tương đối bình yên.
Danh vọng của bác Chương vì thế dân dần tăng cao. Tăng cao đến mức, cứ khi nào có gút mắc kiện cáo, người dân nơi đây lại toàn đến nhờ bác phân xử hộ. Nhiều nhà giàu còn không quản đường xá xa xôi, đưa con cháu đến lớp ông học.

Hôm tôi đến Tiên Điền (và bị chó đuổi cắn), bác Chương vừa mới ở ngoài ruộng về. Thấy mấy con chó lao vào đám nhỏ, ông chẳng kịp suy nghĩ, rút luôn một thanh rào lớn lao đến ứng cứu. Thật may là mấy con chó không làm gì chúng tôi. Ấy là không chỉ may cho chúng tôi, mà còn là may cho chúng nó.
Về sau, nghe Hành kể lại rằng, bác Chương quyết định giữ hai chúng tôi ở lại. Hành giúp ông dạy học. Còn tôi, khi ấy còn bé quá, nên cùng học vỡ lòng với Quan.
-----o0o-----
Những ngày sau đó là những ngày tháng hết sức êm đềm. Họ hàng bên Hành sớm nhận ra anh và cho người đến đón về, nhưng anh thà vắt võng nằm ngủ bên này chứ không thèm bước chân về nhà lấy nửa bước, lại bảo trì đến lớp hỗ trợ bác Chương dạy học mỗi buổi sáng. Tôi thì vì quá sợ hãi mấy gã gia đinh mặt mày bặm trợn nên cũng chẳng dám ló mặt sang. Dĩ nhiên, thân phận thật của tôi vẫn được giấu kín. Hành bảo rằng điều đó tốt cho tôi. Hai năm tiếp theo, bác gái Chương lần lượt hạ sinh thêm hai bé gái nữa, đặt tên là Quế Chi và Mai Chi. Hai con bé nghịch ngợm lớn nhanh như thổi, đuổi ba anh em tôi ra ngủ gian ngoài để nhường phòng trong cho hai chị em.

Sáu năm sau nữa, thì Thầy về.
Khi còn nhỏ, Hành chỉ dạy cho tôi đọc chữ trong Tam tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Sơ học vấn tân, Minh đạo gia huấn, Minh tâm bảo giám, Nhất thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự. Lớn hơn một chút lại dạy đọc Tứ thư, rồi thì Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu (ngũ kinh – lời người dịch), lại đọc cả Bách gia Chư tử, cổ văn các triều. Bản tính tôi ham chơi ghét học. Nhưng mỗi lần tìm cớ trốn học là y như rằng hôm sau lại phải chép phạt lấy mấy lần. Hành hiểu rõ tốc độ viết của tôi, lại thường nằm võng nửa thức nửa ngủ trông chừng tôi học.
- Nét chính định hướng, nét phụ đi theo, bắt đầu đưa bút từ nét mạnh, tiếp nối bằng nét nhẹ. Cứ vậy nối tiếp nhau, tự nhiên mà luân chuyển – Hành hờ hững nói vọng qua.
Tôi đưa bút, quả nhiên thấy lối viếc tự nhiên hơn hẳn. Hành lại nói:
- Có tốc độ rồi mới biết khống chế, biết khống chế rồi chữ viết sẽ thanh nhã tự nhiên. Tập viết là phải dựa vào cảm giác chứ không dựa vào đôi mắt. Nếu dựa vào con mắt, tiếp sau đó mới dùng tay để điều chỉnh thì viết không nhanh được. Đó gọi là ý trước tiên tại bút. Khi viết chữ, viết chữ này phải nghĩ tới chữ tiếp theo, không phải nhớ tới cách vẽ hình, mà phải nghĩ tới ý của chữ. Chỉ có như thế mới có thể vong ngã mà tâm thủ hợp nhất được!
Từ lúc đó tôi mới dần dần quên chú ý vào từng nét viết để thoát ra, nghĩ tới tiếp theo viết chữ gì. Ban đầu có chút băn khoăn vì sợ viết sai, nhưng quen rồi thì không ngờ càng viết càng nhanh, càng viết càng tự nhiên.
- Điều chỉnh tốc độ cho phù hợp với nhịp thở. Ngừng để hô hấp, ngừng để chấm mực, hay ngừng để xem câu chữ đều phải phối hợp nhịp nhàng theo nhịp tăng giảm tốc độ. Thô phải đẩy, tròn phải kéo. Bút phải chắc. Mực nhiều thì nhanh hơn, mực ít thì chậm lại. Kéo giấy phải như se chỉ luồn kim. Cái gọi là chân khí kéo dài, đều là được sinh ra trong lúc thay đổi tốc độ.
Hành càng nói càng trở nên nghiêm túc. Anh không còn nằm vắt vẻo trên võng nữa. Với thư pháp, anh thực sự trở thành con người hoàn toàn khác với chính anh thường ngày.
Khoảnh khắc ấy, tôi chỉ thấy dấu mực trôi như nước Trường Giang, từ xa cuồn cuộn đổ tới, tốc độ càng ngày càng nhanh, khí thế càng ngày càng đủ, lúc này trong mắt y chỉ có chữ, lòng y chỉ có chữ, bút của y chính là chữ.
Cái gọi là tốc độ làm cho tâm thủ hợp nhất...
Bốn bề như chìm trong vắng lặng, xung quanh tôi chỉ nghe thấy tiếng bút nhảy múa trên giấy nghe sàn sạt, những câu từ tân cổ cuồn cuộn trôi và cảm giác khoan khoái quấn quanh người. Tiếng ngáy của Quan, hay tiếng khóc đêm của Mai Chi thường ngày dường như biến mất.

Thế nhưng điều kỳ lạ là, gần tám năm học với bác Chương và Hành, chẳng một ai trong số họ giảng giải cho tôi rằng vì sao phải thế này, vì sao phải thế kia.
Đành rằng tam thiên tự, ngũ thiên tự… (tức là sách vỡ lòng – lời người dịch) thì không cần phải giải thích nhiều. Cá nhân tôi đọc xong đã hiểu, chẳng lấy gì làm khó khăn. Nhưng Luận ngữ, cũng như các cuốn khác thì lại là chuyện hoàn toàn khác! Mặc dù đại đa số nội dung đều đã có chú giải, nhưng quả thực là đọc chú giải cũng không dễ hiểu hơn bản chính bao nhiêu. Bạn bè trong lớp với tôi thì lớn nhỏ chưa ai học hết Minh Tâm Bảo Giám cả! Thành ra khó khăn cũng chẳng biết hỏi ai.
Nhưng rồi có lẽ vì tôi thông minh (cười), nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc cố nằm lòng một điều mình không hiểu, nhưng cuối cùng thì tôi vẫn làm được. Dù sao thì nếu đơn giản chỉ là học thuộc thì ta cũng không nên cố tìm hiểu những ý tứ sâu xa của chúng làm gì! Chỉ đơn giản hiểu được văn bản đang nói tới điều gì là được rồi!
Cho nên mãi đến khi thầy về, tôi mới cảm nhận được rằng, được một người thầy có tầm vóc tiến sĩ chỉ dạy là may mắn cỡ nào! Khắp huyện học, ông đồ tốt nhất cùng lắm chỉ xuất thân cử nhân. Hành thì mặc dù cũng là một trong những nhân vật xuất chúng nhất của dòng tộc họ Nguyễn lừng danh về khoa bảng, nhưng anh chẳng có một tí kỹ năng sư phạm nào! Mọi thứ anh làm giống như thể là việc tất nhiên, và một con người thiên tài như anh, đơn giản là không thể hiểu nổi những người bình thường như chúng tôi nghĩ gì.
Như có một câu trong Luận ngữ viết là "Hương nguyện, đức chi tặc giả". Tôi chẳng hiểu gì, mang ra hỏi Hành. Hành đáp:
- “Hương nguyện” là chỉ những người dân bình thường đó!
Rồi thôi…
Thế nên trước khi thầy đến, tôi cũng tuyệt vọng với chuyện hỏi Hành, vì hỏi nữa thì vừa chẳng hiểu gì, vừa bị cười vì ngốc nghếch.
Còn khi thầy đến dạy, người chỉ nói một câu toàn chữ Hán thế này:
- Vạn Tử viết: “Phi chi vô cử dã, thích chi vô thích dã; đồng hồ lưu tục, hợp hồ ô thế; cư chi tự trung tín, hành chi tự liêm khiết; chúng giai duyệt chi, tự dĩ vi thị”
(Vạn Tử nói: “Đó là cái kiểu người mà muốn phê bình cũng không có điểm gì để phê bình, muốn chỉ trích cũng không có điểm gì để chỉ trích, quen thói tập tục suy đồi, đồng dạng với thế gian ô trọc, tự nhận mình là người đàng hoàng liêm khiết, vui sướng vì nằm trong “suy nghĩ số đông” và tự cao tự đại”
Nghe xong, tự nhiên trong đầu tôi như sáng bừng. Hóa ra học chính là như vậy.
Lời người dịch: Đuối quá! Rảnh dịch tiếp vậy
 
Nguyễn Tiên Điền là dòng họ Nguyễn Du. Truyện không có Nguyễn Du hơi phí.
Mà Hành là nhân vật hư cấu hở thím
 
đọc bài này nhớ lại thớt ngày giỗ của bác nào đó, viết cuốn thôi rồi, nhưng bài này cảm giác nó lan man quá giống tiểu thiếu dài trang, đọc khỗ dâm quá, bài ngày giỗ với cá quả đỉnh thật
 
Back
Top