thảo luận [post lại từ voz cũ] Nước Nga qua những ghi chép nhỏ

7. Nước Nga của những điều buồn cười (2).

Để bắt đầu, vẫn là vài câu chuyện cười Liên Xô

Hỏi: Sự khác nhau giữa báo Pravda (Sự thật) và báo Izvestia (Tin tức) là gì ?
Đáp: Trong báo “Sự thật” thì không có tin tức, còn trong báo “Tin tức” thì không có sự thật.
—–

Luật pháp LX đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Nhưng nó không đảm bảo quyền tự do sau khi ngôn luận.

—–

Hỏi: Điều gì là vĩnh cửu ở Liên Xô?
Đáp: Những khó khăn tạm thời.

—–

Hỏi: Tình trạng hỗn độn là gì ?
Đáp: Chúng tôi không bình luận về nền kinh tế của đất nước.
—–
Hỏi: Có đúng là nhà thơ Vladimir Mayakovsky đã tự sát hay không?

Đáp: Vâng, đúng vậy, và người ta còn thu âm lại được những lời nói cuối cùng của nhà thơ: “Các đồng chí, xin đừng bắn.”

—–

Hỏi: Thế nào là người cộng sản ?

Đáp: Người cộng sản là người đã đọc cuốn “Kapital” của Marx

Hỏi: Còn thế nào là người tư bản ?

Đáp: Người tư bản là người đã hiểu nội dung cuốn “Kapital” của Marx

—–

Hỏi: Có đúng là điều kiện sống ở các trại lao động cải tạo là tuyệt vời không?

Đáp: Về nguyên tắc là đúng. Năm năm trước một thính giả của chúng tôi không tin điều này và vì thế đã được gửi tới đó để điều tra. Vị thính giả này có vẻ đã thích ở kia tới mức mà giờ này ông ta vẫn còn chưa thèm quay về lại.
—–

Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại”.
—–
Tại sao bao giờ KGB cũng đi thành nhóm 3 người? Trả lời: một người biết đọc, một người biết viết, người thứ ba có nhiệm vụ theo dõi hai tay có học đó.

—–

Stalin quyết định vi hành quanh thành phố xem công nhân sống như thế nào, một lần ông ta bí mật ra khỏi Điện Cẩm Linh. Sau đó ông rẽ vào rạp chiếu bóng. Phim vừa hết thì quốc ca vang lên và trên màn ảnh xuất hiện hình Stalin. Tất cả đều đứng dậy và hát quốc ca, riêng Stalin vẫn tiếp tục ngồi, tỏ vẻ rất hài lòng. Rồi ông ta thấy một người ngồi phía sau ghé vào tai thì thầm: “Này đồng chí, tất cả chúng tôi đều cảm thấy như thế, nhưng hãy tin tôi đi, đứng dậy sẽ an toàn hơn rất nhiều”.
—–
Sĩ quan KGB vào công viên và trông thấy một ông già đang cầm cuốn sách. Người sĩ quan hỏi: “Ông già đang đọc gì đấy”. Ông già đáp: “Tôi đang tự học tiếng Ivrit”. “Ông học tiếng Ivrit làm gì? Thị thực đi Israel phải chờ mấy năm lận. Ông sẽ chết trước khi làm xong giấy tờ”. “Tôi học tiếng Ivrit để khi lên Thiên đàng tôi có thể nói chuyện với Abraham và Moïse. Trên Thiên đàng chỉ nói bằng tiếng Ivrit thôi”. “Thế nếu ông xuống địa ngục thì sao?” – Người sĩ quan hỏi. “Tiếng Nga thì tôi biết rồi” – ông già trả lời.
—–
Một người Mỹ và một người Nga tranh luận xem ai vĩ đại hơn: tổng thống Hoover hay Stalin?
  • Tất nhiên là Hoover rồi! Bởi lẽ ông đã cai nghiện cho chúng tôi!
  • Đã có gì là to tát! Stalin còn cai ăn cho chúng tớ thì sao!


Nước Nga, như ấn tượng của mọi người, là xứ lạnh. Nhưng mấy ai tưởng tượng rằng giữa mùa Đông để ngủ ngon người ta hay mặc quần đùi cho mát! Nhớ hồi trước khi sang Nga mình nghe ông anh chém là sang đây đi học về phải mở tủ lạnh ra để sưởi ấm phòng vì tủ lạnh chỉ 4-10C mà mùa đông thì nhiệt độ là -20C. Móa, thế mà tin sái cmn cổ!

Phải nói là nhờ hệ thống điện hạt nhân mà điện sử dụng của Nga chưa bao giờ thiếu, nhất là các thành phố lớn. Sau những chiến thắng của giới vô sản và vài thập niên đầu phần đông người vô sản vẫn sống và lao động với lòng nhiệt huyết và tính tự giác cực cao thì nước Nga hoàn toàn lột xác. Họ đã có nhữg công trình xây dựng mang tính biểu trưng với quy mô và tầm vóc cực kì vĩ đại (đơn cử như hệ thống 7 tòa nhà có kiến trúc kiểu tòa nhà ĐHTH Moscow xây khắp Moscow-1 trong số chúng giờ là trụ sở của bộ ngoại giao Nga). Hệ thống Metro đi trước thời đại (thời đó, giờ thì cũ rồi) với lối kiến trúc đặc trưng từng vùng miền của các nước cộng hòa (đang nói về hệ thống ga trung tâm). Thời ấy rất nhiều huyền thoại về hệ thống Metro này như kiểu chỉ trong 3 năm họ xây xong 6 bến trung tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của Bộ Chính trị là chuẩn bị sử dụng hệ thống này như một khu vực ẩn náu nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Kĩ thuật xây là dùng máy ép đất sang hai bên để mở đường hầm, như vậy đất cứng và không cần quá nhiều bê tông để gia cố sau này (cái này cần kiểm chứng kĩ). Hệ thống các con tàu đóng vai trò Pit-tông để bơm và hút không khí cho toàn bộ tuyến metro bằng hiệu ứng Becnulli đảm bảo luôn cung ứng oxy cho người ở dưới này mà không mất thêm quá nhiều hệ thống quạt thông gió(nếu để ý trên mặt đường có các lỗ thông gió dành cho metro thông lên mặt đất),do đó các chuyến tàu buộc phải chạy ở một tốc độ trung bình nhất định nếu không muốn thiếu oxy cho các bến tàu.... Nếu aần nói về hệ thống Metro sẽ nói thêm ở các bài khác.

Quay về chuyện cái nóng mùa Đông, nhờ quá trình xây dựng XHCN và việc nhảy vọt về KHKT những năm đầu thế kỉ 20, nước Nga đã có hệ thống nhà máy điện hạt nhân, và chính nhờ nó, điện ở NGa siêu rẻ. Do đó hệ thống sưởi nước nóng chạy suột mọi tòa nhà, mọi căn phòng trên khắp những thành phố lớn (ở thôn quê chỗ có chỗ không). Hệ thống sưởi bên này vẫn dùng thiết kế của những năm hồi đó, dùng nước nóng.

Nước được đun đến một nhiệt độ khá cao (ít cũng 40-70C tùy nhiệt độ ngoài trời) rồi cho chạy qua hệ thống đường ống kim loại được xây dựng theo các bức tường và xuyên qua các phòng. Mỗi phòng có một cái lò sưởi (thực ra là một đoạn gấp khúc chữ chi với đường ống có kích thước to hơn kết hợp với các lá đồng hoặc gang bọc ngoài để tỏa nhiệt). Tùy diện tích phòng mà có thể có 1 hoặc 2 lò. Mùa Đông các cửa sổ được đóng kín,thậm chí dán thêm băng dính để đảm bảo gió không lùa vào (móa, gió -20C mà nó vào phòng thì 5 phút sau là khóc, sưởi sưởi cái đíu). Phòng là kín với bên ngoài, thêm cái lò sưởi. Nhà nào mà lò mạnh hoặc gần nguồn đun nước thì nóng thôi rồi, có khi tối ngủ mồ hôi ra như tắm ấy, nhưng không dám bỏ chăn, vì nửa đêm mà lò nó trục trặc gì thì chỉ cần 5 - 10 phút là cóng ngay nên vẫn phải thủ cái chăn bông trên bụng. Đi ngoài trời đang cóng, vào phòng cái là phải nhanh nhanh cởi áo đông ngay nếu không muốn bị hầm hơi. Mùa Đông nếu ở thành phố lớn mà ít ra đường có khi còn mặc ít hơn mùa thu (cuối thu nếu lạnh nó mới bật hệ thống sưởi).

Nước Nga cũng là nơi mà đôi khi bạn sẽ thấy các cụ già nghèo khổ vẫn bỏ cả vài chục $ ra mua thức ăn cho con mèo dù chỉ dám bỏ vài $ cho bữa ăn của mình. Ở Nước Nga có câu nói đùa là: Xứ này xếp theo thứ tự vị trí trong xã hội thì: Con nít, phụ nữ, con mèo, đàn ông. Đàn ông xếp sau con mèo.

Mèo là một thứ dạng như thành phần cốt cán của gia đình, nhất là với các gia đình chỉ có 2 ông bà già sống với nhau. Như đã nói ở những phần trước, cuộc sống thay đổi quá nhanh kéo dài ra cái khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, khi đó với các cụ, con mèo trở thành đối tượng để vỗ về và yêu thương. Nếu buộc phải xa con mèo của mình, các cụ rất đau khổ. Đôi khi các cụ cũng hay đặt cái đĩa, đổ ít sữa và vài miếng xúc xích ở hành lang cho những chú mèo hoang trong khu nhà.

Những con mèo xứ này béo như lợn!
http://persephonemagazine.com/wp-con...-cat-round.jpg
http://cdn.themetapicture.com/media/...itten-snow.jpg

Vì nhà kín, nhất là mùa Đông, những con mèo ít được ra khỏi nhà, chúng chỉ ăn và ngủ rồi nằm yên cho người ta gãi, nựng nên chúng trở nên béo phì. Có những con mèo tôi tin là không thể nhảy quá 3cm. Tội gì luyện tập khi ta vẫn có thể nằm đó gừ gừ mà vẫn có ăn, thậm chí là ngon!

Chó hoang ở Mos chắc phải là nhiều nhất Châu Âu. Chả hiểu vì sao nhưng có lẽ việc chuyển lên sống chung cư đã buộc chủ nhân chúng thả chúng ra đường, vì chúng hay sủa, vì không có thời gian đưa chúng đi vệ sinh hay vì gì thì cũng không biết, nhưng chó hoang nơi đây đầy đường. Lâu lâu chúng lại trở thành món ngon ở chợ VN. Thực ra thịt chó Nga ko ngon, do chúng phải la liếm tự kiếm ăn nơi các hố rác, bãi rác nên thịt chúng cũng dai mà hôi, như thịt bồ câu bên này. Nhưng lũ chó hoang này siêu hiền. Chúng ít khi cắn hay gầm gừ ai, chúng rụt rè, tội nghiệp đến gần các khách bộ hành, nhất là những ai đang vừa đi vừa ăn cái gi đấy. Chúng cứ đi theo, hoặc ngoắc đuôi nhìn họ, mong chờ một chút thức ăn. Chó không giống mèo, chúng không tự săn bắt chim chóc để ăn sống được. Trước nhà mình có con chó 14 tuổi nên mình nhìn lũ chó hoang này thương kinh khủng. Bây giờ người Nga phổ biến nuôi những loại chó bé như Chihuahua trong nhà, vì nó chắc là hợp với việc nuôi ở chung cư. Có điều em nhìn mấy con chó nhỏ mà chảnh chó đó là chỉ muốn sút một cái cho đỡ ghét. Móa chó mà ăn uống kĩ hơn người, ăn sai là đau bụng, bệnh phải đi bs một lần 1-200$.

Mặc dù là một thành phố lớn nhưng việc nhìn thấy động vât hoang dã ở Moscow rất dễ, nhất là sóc, vịt trời và thiên nga. Nước Nga có mùa săn vịt trời, ngoài những tháng ấy, thằng nào bắn vịt trời thì rửa đít vào khám ngồi vài tháng và đóng phạt cả chục nghìn $. Những khu rừng quanh cá trường ĐH được gắn chi chít những hộp nhựa, những nhà gỗ trên các thân cây cho chim hoặc sóc. Việc nhìn thấy con sóc chạy lon ton trên những cành cây tay cầm hat dẻ là rất phổ biến trong mùa Hè, thậm chí mùa Đông cũng đôi khi thấy. Quan trọng nhất là tôi chưa thấy quán nào ở đây bán thịt sóc cả. Có lẽ việc ăn thịt những con đó là việc không thể hiểu nổi với người dân xứ này.

Những nét đẹp từ thiên nhiên cũng như ý thức giữ gìn chúng có lẽ đã tạo nên trong lòng người Nga những nét khá nhân văn. Tuy cuộc sống 3 thập niên trở lại đây hối hả, nhất là giá cả địa ốc đã mài mòn rất nhiều những nét nhân văn và giá trị truyền thống trong giới trẻ Nga nhưng ít nhiều gì trong họ vẫn có những khoảng lặng. Nhất là đối với những người Nga già thì lòng tự trọng, sự chia sẻ và tính nhân văn vẫn còn rất đậm trong họ. Nước Nga có thể sẽ khó khăn, sẽ khốn đốn trong bàn tay của Tintin những năm tới đây. Nhưng khi mọi chuyện qua đi, khi mọi thứ trở nên tốt hơn thì cái nét Nga sẽ lại trở về và hiện hữu như nó đã từng tồn tại qua nhiều thế kỉ vậy.
 
* Nước Nga những tháng mùa Đông sau khi bị trừng phạt.

Trừng phạt kinh tế, như đã rõ, với lý do Crimera đã gây ra nhiều xáo trộn trong đời sống của dân Nga. Tôi không có cơ hội tiếp xúc với giới siêu giàu nên không dám nói gì về họ, mà cơ bản tôi nghĩ dân giàu thì nó chỉ ít sướng hơn tý chứ nó vẫn sướng. Chỉ dân Nghèo mới thực sự chịu tác động mạnh do lệnh trừng phạt, mà thực tế lịch sử chứng minh, những cuộc bạo động và lật đổ đều từ dân nghèo mà ra. Nếu có đủ cơm ăn áo mặc, ai rảnh đi làm cách mạng, ai dại ra chiến trường để hy sinh. Nhìn lịch sử VN và Tàu là rõ.

Ai cũng biết tỷ giá giờ đã là quanh mức 60, khó hạ trogn thời gian tới là điều dễ hiểu vì Nga bị bao vậy tứ phía và quá ít đồng minh. Có lẽ đó là hậu quả của tính cứng rắn của Tintin trong khi nước Nga mới vực dậy, thay vì nhẹ nhàng liên kết tìm đồng minh ngang hàng, đôi bên cùng có lợi thì các chính sách nước Nga đối với hàng xóm trong mấy năm qua vẫn theo kiểu kẻ cả. Cái vị thế đàn anh trong quá khứ khiến dân Nga, nước Nga cho rằng mình ở chiếu trên so với hàng xóm láng giềng. (ông VN đối với dân Cam dân Lào cũng chả kém). Chính cái lối mòn này khiến cho quan hệ của Nga áp đặt với các nước lân bang khá là cứng nhắc và kẻ cả. Khi chuyện xảy ra, tất nhiên những nước này cố gắng tìm cách thoát ra khỏi sự kìm kẹp này. Chống lại thì chưa hẳn nhưng cũng tìm cách đứng trung lập cho nó an toàn. Ít có nước chìa tay ra chủ động giúp đỡ, trừ anh Tàu, mà cái chìa tay của anh Tàu nó cũng không dễ nắm vì ai biết tay còn lại anh có đang giấu con dao không?

Lương nhân công ở Nga chưa kịp tăng, tất nhiên - tăng lương chứ phải đùa à. Năm ngoái lương một nhân viên văn phòng tầm 40-50k Rub 1 tháng (nhân viên thường) tức là hơn 1300$, sống khỏe. Lâu lâu cũng đi ăn tiệm được. Nhưng bây giờ số lương ấy chưa được 1000$. Mà giá thực phẩm thì đã bắt đầu nhảy lên sau năm mới. Trước đây 1 cân thịt bò loại xịn tầm 550r tầm 17$ (mua ở chợ đầu mối có 350r thịt rã đông, ăn cũng được, tầm 12$ - có khỉ rẻ hơn VN). Bây giờ đã tăng lên 800r ở siêu thị (tầm 600-6500r ở chợ đầu mối). Khoai tây, cà rốt tuy giá không cao nhưng cũng đã lên ít nhất 30%. Xúc xích, thịt nguội cũng tăng tầm ấy, tùy loại. Rõ ràng cuộc sống khó khăn hơn rất nhiều.

Mấy hôm nay đi siêu thị, thực phẩm ít hẳn, nhất là rau. Năm ngoái còn nhiều chủng loại chứ năm nay nghèo nàn kinh khủng, chất lượng xuống (Hành lá bây giờ 450r/kg - gần 7$ -rẻ hơn về mặt $ so với trước kia (tầm 8$) nhưng đắt gần gấp đôi so với Ruble), hành củ toàn loại mềm, thối, nhặt mãi mới được vài củ. Khoai tây thì đỡ hơn, cà rốt cũng giống hành củ. Các loại rau xanh như suplo xanh, xalat, bầu, và các loại trái cây giá đã bắt đầu khiến người ta rụt rè khi mua. Móa, gạo mới khốn nạn, từ 56r lên 83r cho 900gr (nhưng dân Nga không ăn gạo, dân VN mới khổ)

Những ông bà cụ mua cả đống khoai tây mang về ăn dần, khẩu phần ăn khẳng định là phải ít thịt lại. Trước tết có vụ bà cụ vào siêu thị ăn trộm một cái bánh nhân thịt bé bé bị bắt, bảo vệ vụt cho 1 gậy ngã lăn quay lên TV, dân Nga cũng phản đối nhiều. Nhưng cũng chả làm gì được vì bà ấy sai. Cái nghèo làm con người ta ngoài cái ăn cũng chả nghĩ gì đến liên sỉ cả. Ai cứ đói vài ngày đi sẽ hiểu.

Nếu cùng là người vô gia cư nghèo đói thì dân mình nói chứ cũng quen tự kiếm thịt để ăn hơn. Chó mèo hoang bên này đầy đường, quạ, bồ câu, se sẻ từng đàn. Bên này thì họ không ăn mấy con này nên người nghèo vô gia cư bên này nhiều người cứ đói lả đi lục thùng rác hay xin ăn nhìn cũng thảm.

Quay về người dân thường, hiện tại, nếu nói chính xác là chưa ai đói cả, nhưng bắt đầu phải tìm cách ăn rẻ lại. Thực phẩm có nhiều loại và nhiều mức giá, xúc xích, VD nhé, có loại 700r nửa kg, có loại 220r một bao 1,5kg. Nhưng loại rẻ thì nhiều bột, tôi ăn thử rồi, khó ăn lắm, nhưng ít ra không đói. Quần áo thì hiện giờ không hiểu các hãng nước ngoài có sống nổi trong năm nay không chứ đến giờ tăng giá chưa mạnh vì họ vẫn tính giá $ khi 35 40, do đang mùa giảm giá. Giày Adidas chẳng hạn, tầm 3000r (50$ là có đôi cực ngon) mấy con Neo nê ủng gì có con tầm 35$, 25$, mấy đôi kiểu bata nhẹ nhàng có hơn 1000r tức là tầm 17$ 1 đôi. Tôi cũng mới đi vác về 4-5 đôi đi dần rồi mang về VN cho sướng mà tốn chưa đến 200$. Rẻ vãi lều. Nhưng khi mùa giảm giá hết, có lẽ mọi thứ sẽ theo giá mới. Mà nhắc lại, chuyên tăng lương gấp đôi thì đíu có cửa!

Năm nay, nước Nga có một mùa Đông ấm, điều đó có lẽ là cái thiên thời cho dân Nga qua được mùa Đông này. Nhưng những gì đang đón chờ họ trong năm tới quả thật quá là khó đoán. Nhưng chắc chắn họ sẽ khó mà có một năm 2015 thoải mái, còn đến mức khổ hay chết đói thì chưa đâu.

Quan trọng là lệnh trừng phạt sẽ kéo dài bao lâu vì nó cũng ảnh hưởng nược lại Châu Âu. Mà người dân ở đâu chả thế, quản đíu gì Crimera là của thằng nào, móa tao trồng hoa màu lên bán không được là tao biểu tình đã chứ. Nên châu âu cũng cần chuẩn bị sẵn kịch bản này nếu muốn gục Nga. Nói thật, muốn gục Nga là phải đánh nhanh,đánh mạnh kết hợp tạo ra hoảng loạn trong nhân dân, mà đợt rồi Châu âu ko làm được, (đợt $ lên 74 là cơ hội tốt nhất nhưng họ không làm được) thì sắp tới nếu cò giữ cái mục đích gục Nga là phải đánh lâu dài, mà cái này là kiểu Thất thương quyền, Châu Au cũng mệt chứ chả phải sướng gì.

Nhịp độ cuộc sống Moscow đang giảm, Tết vừa rồi là minh chứng rõ, không khí ảm đạm vô cùng. trước đây Tết nhất pháo bông bắn ì đùng, quán ăn la hét nhậu nhẹt, các công ty tổ chức tiệc tất niên hơi bị hào phóng (có múa thoát y) nămnay chả có mie gì, mình còn bị cắt thưởng tết tội làm chui, chán vãi shit.

Hy vọng chính phủ Nga tìm ra đường lối gì đó để tháo gỡ cái khó khăn này. Khổ thì toàn người nghèo khổ chứ dân giàu nó khổ đéo đâu, hơn 200 000 thằng phi ra nước ngoài rồi, 150 tỷ $ đã rời khỏi nước Nga. Nước nga nghèo bọn giàu đi nước khác nó sống chứ ở lại làm đíu gì. Chỉ có dân lao động, dân nghèo là vật vã thôi. Trong đó có mình! ĐM
 
Những bảo vệ người Nga

Ai cũng từng nghe nói đến lực lượng cận vệ xuất thân từ các đơn vị đặc biệt của Nga sau khi LX sụp đổ. Họ mạnh mẽ, tàn khốc và đa nhiệm (xem vụ ám sát tổng thống Afg là hiểu). Nhưng bài này đíu phải viết về họ. Bài này viết về một nhóm người khác làm nghề Okhrana (bảo vệ nói chung).

Những năm đầu 2000, lực lượng bảo vệ dễ thấy nhất là dành cho các tòa nhà, công sở, khu dân cư, …và họ thường già.

Xem mấy phim LX cũ, có thấy cảnh khi anh muốn vào tòa nhà nào đó phải đến ghi chú thông tin với một bà già ngồi ở cẳn phòng nhỏ bên cạnh cửa ra vào. Căn phòng nối với lối ra vào bằng 1 cái ô cửa sổ be bé, có thể là cửa kính lùa hoặc mở kiểu cô điển, nói chung là be bé. Khi ai đó muốn vào một tòa nhà thì phải đến ghi thông tin của mình vào cuốn sổ nhỏ của bà già này, kèm theo thông tin là đến gặp ai. Có khi bà gọi đt hay tìm cách xác nhận trước với chủ nhà, có khi không. Đó là tiền thân của các bác bảo vệ bây giờ. Dưới thời những năm 50-80 thì an ninh nước Nga đủ để không cần anh cao to đen hôi làm việc này.

Đến đầu năm 2000, mọi thứ chả thay đổi là bao, các bảo vệ thời này không phải là bà già thì cũng là ông già, kiểu cựu chiến binh, người về hưu…. Hồi ấy có một khẩu hiệu được gắn rất nhiều ở các giảng đường hoặc nơi công cộng của Nga à: KHÔNG AI QUÊN VÀ KHÔNG AI BỊ LÃNG QUÊN. Ngầm ý nói về những hy sinh mất mát của Hồng Quân trước đây. Do đó các cựu chiến binh vẫn còn được nhiều ưu đãi và cơ hội tìm việc làm như bảo vệ hay kiểu như bốc vác hoặc đại khái thế. Dù lúc ày đồng lương rất quèn nhưng hầu như họ có nhà ở đâu đó do nhà nước cấp nên ăn cũng không chết đói, chứ no thì khó.


Đợt lên trường ông anh chơi, có bác bảo vệ gặp thằng nào châu á là lại bắt chuyện, nghe bảo VN là tình cảm lắm, nói nhiều, kể hồi xưa làm lính tao có sang VN làm ở cảng gì đó (chắc Cam Ranh) mấy năm, này kia đủ kiểu. Xong người VN thì đi luôn khỏi giấy tờ, tao tin bọn mày. Ông anh bảo tao toàn xuống nói chuyện với ông ấy để luyện nghe tiếng Nga, ông ấy hay say nhưng được cái thích nói. Lương bảo vệ thời ấy tầm 1000-3000r tùy nơi (xấp xỉ 30$ -100$).

Sau những năm biến động 2003-2004, tình hình an ninh Nga đã trở nên khó lường. Một số trường ĐH xuất hiện hiện tượng đánh bomb (MSU bị 2 nháyhay sao ấy, do ông SV nào đấy hứng lên nên chế ra nổ chơi). Rồi đầu trọc, trộm cướp từ bọn Đầu đen …Nói về vụ cướp giết thì nó quá nhiều những năm LX sụp đổ, nhất là mafia Tàu và Thổ, Mafia VN nói cho có chứ đíu là cái đinh gì so với 2 bọn này, Mafia Nga nổi tiếng nhưng cũng bắt đầu từ bọn công an hay lũ lính đặc nhiệm cũ, cũng có nhiều thành phần khác nhưng 2 thành phần này nguy hiểm nhất vì máu lạnh và có vũ khí nóng. Những năm ấy chuyện một con buôn giàu có nào tự dưng biến mất là chuyện không hiếm, chuyện cướp áp giải chú giàu nào về tận căn hộ để lấy tiền, hiếp vợ giết cả nhà cũng có vài vụ xảy ra mà toàn lũ đồng hương chỉ điểm, đcm chúng nó chứ. Kể thì nghe ghê lắm chứ báo chí ít đăng. Toàn truyền miệng. Nhưng cướp của giết người là có thật, đợt khó khăn kinh tế vừa rồi cũng vậy.

1321766_8488594.jpg
Vì thế nhu cầu lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp tăng lên đáng kể, nhất là những người giàu. Họ có xu hướng dọn vào các căn hộ cao cấp với lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp từ những công ty tuyển những cựu chiến binh vào làm (móa lại cựu chiến binh). Nhu cầu thuê cận vệ cũng tăng, nguồn thì nhiều, dân thổ hay tàu thì thường thuê bọn Tàu hay Thổ, dễ trao đổi và hết lòng, nhất là bọn Thổ rất hay đưa anh em họ hàng sang làm cận vệ, gia đình bọn ấy ở quê được hưởng mọi đặc ân. Trước ngồi nói chuyện với thằng cận vệ của thằng chủ công ty, to như vâm, võ vẽ đíu biết có giỏi không chứ trong người lúc nào cũng có 2 con dao, 1 ở thắt lưng, 1 ở giày và 1 khẩu súng gas kiểu súng lục, súng ấy có giấy phép mua được, rồi chế lại đủ để sát thương ở cự ly 4-5m. Súng thật thì không biết có không. Nó kể nó sang làm cận vệ, 4 con vợ (3-4 gì đấy, chắc chắn không phải 1) ở nhà được ông chủ (anh họ gì đó của nó) mua cho 1 căn nhà 6 buồng ở quê với một mảnh ruộng to chắc cũng 1-2hecta (nó nói đơn vị mẹ gì chả hiểu như cho xem ảnh chụp cả nhà nó trồng ruộng thì cỡ đó). Nhờ căn nhà với mảnh ruộng mà cả ông bà già nó, mấy con vợ và con cái nó ăn mặc có thừa, béo tốt trắng trẻo. Nó bảo nếu tao chết thằng chủ hứa lo cho con tao vào ĐH mới thôi. Thế nên thằng này liều và kĩ tính vãi đái. Nhiều hôm nó làm đủ trò trước rồi mới cho ông chủ xuống xe. Như kiểu xuống trước ngó nghiêng, lái xe giả đi ra một vòng mới về đón ông chủ, nhất là những hôm chuyển tiền lớn. Sau mình nghỉ làm chỗ đó nên chả biết nó giờ thế nào. À còn thằng cận vệ Tàu của ông chủ Tàu nữa (công ty ấy 2 ông chủ), thằng ấy đéo thấy nói câu nào, chả hiểu biết tiếng không, nó chỉ ngồi chờ ông chủ làm việc, xong là đi với ông chủ, chả hiểu nó có hiểu bọn mình nói gì không. Thằng ấy đúng kiểu như cái tượng. Nhưng nhìn nó sợ hơn nhìn thằng Thổ kia. Thằng Thổ thì bảo mình mày đừng đùa với thăng ấy. Mình cũng đíu rảnh.
Quay về lực lượng bảo vệ trong các tòa nhà, công việc nhàm chán hết chỗ nói, chỉ ngồi một chỗ cả ngày, họa hoằn lắm có biến thì lên xem (như kiểu nhà nào nấu ăn bị cháy, khói lên báo cháy hú). Lương thì ít, cao lắm được 25k Ruble (chỗ ngon) chứ không tầm 15k Ruble là cùng nhưng lại tuyệt không thuê người già nữa, người trẻ thì cũng chả mấy người muốn làm, chỉ một vài đứa thát nghiệp hoặc biết cách kiếm thêm mới nhận việc. Bọn này kiếm thêm bằng cách cho người ngoài (bạn bè chủ nhà) vào ngủ qua đêm và mỗi lần thế lấy 10-20$, nhưng cũng chỉ tòa nhà nào chủ là Tây hoặc KTX ĐH, chứ khu nào toàn người VN thì đíu ăn thua, ai muốn vào ngủ là vào chứ chả mất đòng nào, chỉ phải khai báo tý. Nhưng được cái ở mấy chỗ người VN thì lâu lâu được chi ít giò, chả thịt kho, kiểu kiểu thế, cũng được ăn món ngoại quốc. Tết nhất gặp ông nào hào phóng lại cho 50-100$ lì xì để nó nhiệt tình hơn với mình hoặc chú ý con xe của mình bị thằng nào cào hay thó không. Đại khái nếu hên thì thu nhập thêm cũng tàm tạm.
istockphoto-1135584549-612x612.jpg



Đã gần như không còn bà già nào ngồi ở phòng bảo vệ trên Moscow nữa. Cái thời bà bảo vệ và con mèo ngồi trong một căn phòng bé với cái radio hay cái tivi tý hin đã qua rất lâu rồi. Trong những căn phòng ấy thời gian như chảy chậm lại, nước Nga cũ là nước Nga của những khoảng không tĩnh lặng và nhỏ bé ấy. Nước NGa đã thay đổi nhiều, từ những tòa nhà cao cho đến những ô cửa bảo vệ yên tĩnh ấy.
 
** Những bảo tàng và công trình công cộng

Khi chúng ta đọc về mấy cái bảo tàng nghìn tỷ trăm tỷ ở VN, hay những cái cổng chào trăm tỷ với 4 con ngựa như 4 con chó con ở một thành phố nào đó ai cũng lắc đầu ngán ngẩm. Ngán ngẩm vì ai cũng hiểu con số ấy ở đâu ra và nó sẽ đi đâu sau khi được giải ngân. Nước chúng ta không thiếu những người tài nhưng những công trình công cộng thì quá ư là tệ hại. Và những người đang được gọi là người tài ở VN thì được mấy người thực sự có TÀI, chưa nói đến có thêm ĐỨC. Không phải vô lý khi những nước có nền văn hóa cộng đồng và ý thức người dân tốt thì hệ thống công trình công cộng hoặc bảo tàng luôn là thứ cực kì phát triển.


bao tang.jpg


Nước Nga, mang trong mình một lịch sử hào hùng nhất là trong khoảng thời gian hơn 1 thế kỉ gần đây. Bao nhiêu cuộc chiến, bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu thành tựu về khoa học với những dấu mốc cực kì quan trọng cho lịch sử loài người. Đừng ai lái về mấy cái Cộng Sản hay linh tinh ở đây, hãy nhìn nhận khách quan một chút về lịch sử, nhất là cuộc chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại của họ.

Nằm suốt trên lãnh thổ nước Nga là hàng nghìn những tượng đài, mà phần lớn những thứ vĩ đại nhất đều được xây dưới thời Xô Viết. Nội dung thì nhiều nhưng phần lớn là để tưởng niệm những hy sinh mất mát và những điều đáng tự hào nhất về những trận chiến của cuộc chiến vệ quốc và những chiến sĩ Hồng Quân.

stpetersburg_russian_museum.jpg

Trong mỗi thành phố lớn cũng là hệ thống rất nhiều bảo tàng,có cái to và vĩ đại, nhưng cũng có những cái quy mô be bé bằng vài cái phòng sinh hoạt Đảng ở các phường xã VN. Nội dung đa dạng và phong phú. Từ lịch sử vệ quốc cho đến bảo tàng tiến hóa, từ bảo tàng địa chất cho đến những bảo tàng Tranh Hermitage ở Sankt Peterburg với hơn 1000 phòng trưng bày.

Ở Moscow, việc các học sinh đi bảo tàng hay việc cả gia đình đi bảo tàng chơi cuối tuần là việc khá phổ biến. Ngay từ đầu những năm 2000 khi mà kinh tế Nga còn khó khăn thì việc đến bảo tàng thấy một đoàn học sinh của một trường cấp 1 cấp 2 nào đi xem là điều cực kì phổ biến. Ở đây người ta dạy lịch sử theo cách rất khác so với VN.

Ấn tượng lớn nhất của tôi không phải là những bảo tàng lớn như Hermitage mà là một bảo tàng nho nhỏ về vũ khí chiến tranh. Bảo tàng không quá nhiều hiện vật nhưng cách người ta bố trí và cách mà các hướng dẫn viên già kể cho người xem với một giọng kể và một thứ tiếng Nga nhiều âm điệu khiến cho tôi, một SV nước ngoài chưa có quá nhiều vốn tiếng Nga cũng cảm thấy nắm bắt và hứng thú rất nhiều. Đó là bảo tàng đầu tiên tôi đến.

Kế đó là một loạt các bảo tàng hay ho từ trung bình như bảo tàng Darwin, hay lớn như bảo tàng nằm trong khuôn viên công viên chiến thắng với 6 bức tranh tường hình vòm mô tả 6 trận chiến khốc liệt nhất trong cuộc chiến Vệ Quốc-nói một chút về 6 bức tranh này, đó là aần đầu tiên tôi tiếp xúc với dạng hội họa có kèm xếp đặt hiện vật, 6 bức tranh vẽ trên 6 bức tường cong và tiếp nối với sàn nhà bởi những chi tiết hội họa đi kèm với hiện vật thật như khẩu pháo hay ụ đất, nó khiến mình như chìm thật sự vào khung cảnh trận chiến ấy với cảm giác về chiều sâu không gian và tính chi tiết của bức tranh, đảm bảo ai nhìn tháy lần đầu cũng sẽ rất thán phục. Tất nhiên là không thể không nói đến bảo tàng Hermitage, nhưng hình ảnh và thông tin của nó thì đầy trên mạng, các bạn có thể tự xem, chỉ biết rằng lần tôi đi xem thì từ 11h sáng đến 6h chiều mà chưa đi được 1 góc của nó, giỏi thì 3-40 phòng trên 1000 phòng của nó. Muốn đi hết cái Hermitage chắc mất vài năm chứ chả chơi. Gần chỗ tôi nhất là cái bảo tàng Tranh Tretyakov. Cái này do cha Tretyakov mua tất cả tranh của các họa sĩ Nga đang lưu lạc lung tung thời ấy để sưu tầm và gìn giữ tài sản văn hóa cho nước Nga, sau chết thì tặng luôn cho nhà nước Nga. Nếu Hermitage là một bảo tàng quá lớn nhưng quá đa dạng về mặt hiện vât (nhiều thứ không phải của Nga) thì Trestyakov là nơi tập trung của “tất cả những gì giá trị nhất của nền nghệ thuật Nga” -theo đánh giá của các du khách nước ngoài. Bước vào đây một lần là sẽ mê mẩn vì hội họa Nga. Tôi đek phải là thằng hiểu về hội họa nhưng mà bước vào đây là tôi thực cmn thán phục về trình độ hội họa Nga. Những bức tranh từ to như cái tường dến nhỏ như một quyển sách, từ phong cảnh, tĩnh vật đến chân dung hay trừu tượng đều gây ấn tượng cho người xem một cách sâu sắc. Có khi ta có thể thần người trước một bức tranh đến cả chục phút đồng hồ không chớp mắt. Nói thật chứ đã vào đây xem rồi thì khi về nước nhìn tranh của mấy cha như Thành Chương hay các họa sĩ trẻ ở VN đang được hét giá hàng chục nghìn đô mà nản. Đúng là lũ bán tranh bằng mồm. Họa sĩ ở VN, nói thật trừ những họa sĩ lớp trước, các họa sĩ mới chả mấy người đáng gọi là họa sĩ.

1200px-Iván_el_Terrible_y_su_hijo,_por_Iliá_Repin.jpg

Các tượng đài được xây dựng dưới thời Xô Viết hầu như đều có quy mô và tính biểu tượng rất rõ rệt. Đôi khi chi tiết tượng đài cũng không quá ghê ghớm nhưng cái quy mô và tính biểu tượng của nó khiến người xem cẩm nhận rất rõ ràng về những gì tượng đài muốn nói, như cây cột giữa quảng trường chiến thắng là một ví dụ, chỉ đơn giản là một cái cột cao 141,8 met, mỗi 10cm biểu thị 1 ngày trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nước Nga, trên đỉnh là thiện thần, dưới chân là tượng Ivan giết rồng (biểu tượng trên mặt sau đồng xu Nga), hay tượng Gagarin ở quảng trường Gagarin có hình một người đàn ông đang bay lên (nhìn hơi giống tư thế bay của Astro Boys) cao và sắc nét. Nếu nói về độ sắc nét của các bức tượng của NGa thì nếu họa sĩ, nhà điêu khắc muốn, họ có thể làm chi tiết đến cả từng nếp nhăn. Đúng là không nên so sánh trình độ khắc tượng, đúc tượng của NGa với VN chi cho khổ. Nhưng mà nghe bảo các sinh viên điêu khắc nước ngoài học ở Nga không được tiếp xúc với kĩ thuật điêu khắc kim loại mà thường chỉ dừng ở điêu khắc đất sét hoặc thạch cao, còn kĩ thuật làm sao để lớp vỏ ngoài của tượng đồng không bị hoen rỉ một cách bẩn thỉu mà phải bị oxy hóa thật đều là điều họ không dạy cho SV ngoại quốc (kiểu như mấy chú sang học về động cơ tên lửa cũng khó mà có cơ hội vào nhà máy thực tập, bí mật quốc phòng mà).

large_FJg9sb663wHR44cS.jpg


Còn rất nhiều những công trình và các giai thoại liên quan đến chúng, những điều ít nhiều làm cho các công trình này luôn có tính hấp dẫn. Như tòa nhà của ĐHTHQG Moscow nằm trong quần thể 7 tòa nhà có chung đường nét kiến trúc trên khắp Mos do Stalin yêu cầu xây dựng và được thiết kế (theo giai thoại) và thi công (theo giai thoại) bởi các tù nhân và kiến trúc sư người Đức. Trích trong một đoạn mô tả về nó "Tòa nhà chính của trường đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow mang tên M.V. Lomonosov (người Việt hay gọi tắt là MGU) là tòa nhà lớn nhất. Nó cũng là tòa nhà cao nhất trên thế giới bên ngoài thành phố New York vào lúc đó, và nó vẫn là tòa nhà cao nhất châu Âu cho đến năm 1988. Tòa nhà trung tâm cao 240 m với 36 tầng, được củng cố hai bên sườn là bốn chái (cánh), gồm các ký túc xá cho sinh viên và giảng viên. Nó chứa tổng cộng 33 kilômét đường hành lang và 5.000 phòng. Các trang thiết bị bên trong tòa nhà bao gồm một phòng hòa nhạc, một rạp hát, bảo tàng địa chất, các dịch vụ quản lý khác nhau, các thư viện, hệ thống bể bơi dưới tầng ngầm, trạm cảnh sát, bưu điện, hệ thống dịch vụ cho sinh viên như tiệm giặt, tiệm cắt tóc, các căng tin, các trụ sở ngân hàng, các quầy hàng, các quầy ăn tự phục vụ, một nơi tránh bom, v.v.". Mình vào đây nhiều lần rồi, mấy lần đầu toàn đi lạc vì các hành lang cmn dài và giống nhau khủng khiếp. Nhưng chưa được lên tần 33 vì chỉ cho lên tần hai mấy rồi thôi, tầng cao chỉ dành cho những trường hợp đặc biệt. Tòa nhà này có mấy cái đồng hồ 4 góc mà 1 trong đó chỉ giờ, mấy cái kia đek biết chỉ cái gì, lần nào cũng hỏi ông anh mà ông cũng đek biết. Theo giai thoại, phía dưới tòa nhà này có hệ thống đường ray Metro bí mật dẫn thẳng đến điện Kremlin được xây dựng nhằm mục đích di tản gấp các bộ óc thiên tài của Liên Xô thời ấy nếu chiến tranh đột ngột xảy ra. Chả hiểu cái đường Metro đó còn không. Và cũng nghe đồn là các kiến trúc sư Đức tham gia thiết ké mấy tòa nhà này cũng chả mấy ai còn sống sau khi chúng được hoàn thành.

4d28808ccb237c2bae5b2d8c4e634e5c.jpg
146.jpg

5d.jpg
 
Cảm ơn bác về bài chia sẻ.Nhưng thật tình ngoài putin ra chẳng ai đủ vực dậy nga ngố cả khi thằng nào cũng muốn phân thây nga ra để cướp tài nguyên.Còn về vấn đề đánh gục nga thì e rằng càng khó khăn thì dân tộc nga càng đoàn kết thôi cái này nó giống việt nam nên muốn dùng khó khăn đánh gục nga là không thể.Còn dùng chiến tranh thì đến cho kẹo mẽo cũng chả dám đánh nữa là dăm ba thằng châu âu thổ tả thằng nào dám bem nga ở cái châu âu bác kể tên hộ em
 
Cảm ơn bác về bài chia sẻ.Nhưng thật tình ngoài putin ra chẳng ai đủ vực dậy nga ngố cả khi thằng nào cũng muốn phân thây nga ra để cướp tài nguyên.Còn về vấn đề đánh gục nga thì e rằng càng khó khăn thì dân tộc nga càng đoàn kết thôi cái này nó giống việt nam nên muốn dùng khó khăn đánh gục nga là không thể.Còn dùng chiến tranh thì đến cho kẹo mẽo cũng chả dám đánh nữa là dăm ba thằng châu âu thổ tả thằng nào dám bem nga ở cái châu âu bác kể tên hộ em
Em đồng ý. Ai cũng nói Putin độc tài nhưng em ở Nga đủ lâu để cho rằng ko ai ngoài Putin có thể lãnh đạo nc Nga ở thời điểm này. Cái này có thể là chỉ do mình Putin là tài năng cũng có thể do Putin chèn ép các đảng phái khác. Nhưng em thực sự ko cho rằng có ai ngoài Putin có thể đủ uy quyền. Nhưng nước Nga sẽ lúng túng ở thời hậu Putin trong vài năm tới.
 
Em đồng ý. Ai cũng nói Putin độc tài nhưng em ở Nga đủ lâu để cho rằng ko ai ngoài Putin có thể lãnh đạo nc Nga ở thời điểm này. Cái này có thể là chỉ do mình Putin là tài năng cũng có thể do Putin chèn ép các đảng phái khác. Nhưng em thực sự ko cho rằng có ai ngoài Putin có thể đủ uy quyền. Nhưng nước Nga sẽ lúng túng ở thời hậu Putin trong vài năm tới.
Mình nghĩ thời hậu putin sẽ còn lâu ít nhất phải 15 năm nữa.Cá nhân mình thấy nếu năm ấy putin không lên thì nước nga đã bị chia tiếp thành vài chục nước nữa rồi và dân tộc nga sẽ không bao giờ đứng lên được nữa.Thằng lợi nhất là thằng khựa thôi lấy đất của nga thì nó không dám nhưng lấy đất của 1 đất nước chia ra từ nga thì nó lấy ngay.Với đất nước đa sắc tộc và rộng lớn mênh mông như nga hay khựa thì thằng lãnh đạo phải độc tài mới giữ được đất nước
 
thím viết về nước Nga giống y như mình đã tưởng tượng, vẻ đẹp, nỗi buồn, hàng cây mùa thu, những năm tháng đại học,,. Dù mình đã đi vòng quanh thế giới rồi nhưng vẫn chưa có cơ hội đến Nga.
 
Nước Nga và các chợ điện tử.

Hòa chung vào cơn sóng hàng điện tử cá nhân, nước Nga những năm đầu 2000 bắt đầu mọc lên những khu chợ cực kì lớn chuyên bán hàng điện tử như máy vi tính, điện thoại di động, máy nghe nhạc,… Y hệt như những khu bán điện thoại ở quận 5 gần chợ An Đông đầu những năm 2000.

Nếu ai không biết thì phải nói rõ là những khái niệm về các cỗ máy tính toán cũng như các cơ sở của ngôn ngữ lập trình không ít thứ xuất phát từ những bộ óc Nga thiên tài.

Tuy nhiên chính sự trì trệ và ngu dốt khoa học của giới lãnh đạo Xô Viết đã kìm hãm những bộ óc ấy, khiến cho sự sáng tạo và kế thừa của khoa học Nga bị chững lại trong cả một giai đoạn dài. Mà ngành tin học, điện điện tử cũng là một nạn nhân trong giai đoạn quan trọng ấy. Nước Nga có câu nói đùa là: Ở nước Nga chúng ta có tòa nhà cao nhất, xe tải to nhất, động cơ lớn nhất và vi mạch khổng lồ nhất. Dưới mấy mươi năm Xô Viết, không có thứ gọi là thị trường, không có sự đa dạng của nhu cầu, nên khoa học kĩ thuật cứ xoay vòng ở công nghiệp nặng và vũ khí.



Quay trở lại với những năm đầu 2000. Sinh viên Vn khi ấy rất hay gặp nhau ở các chợ điện tử, nhất là sau mỗi lần nhận học bổng. Đừng trách bọn trẻ bây giờ mê Iphone, ngẫm lại mình hồi đó mỗi lần Nokia ra cái đt mới là lặn lội lên chợ xem cho bằng được (Hồi ấy, điện thoại di động nghĩa là Nokia). Xem chứ tiền đâu mua, vẫn còn nhớ con đt màu đầu tiên của Nokia bán tới gần 500$, con đt trong phim Ma trận (con này làm mình mất ngủ bao nhiêu tháng, mơ mãi không làm sao có cách mua nổi) hơn 1000$, còn một con đời 9xxx gì đấy là dạng gấp có mảnh da ở trên vỏ giá 3-400 USD cũng đẹp lắm (con này có thằng bạn ở thành phố xa lên Moscow chơi cầm theo mà mình ứa nước miếng, ở đó bọn nó ăn uống rẻ, KTX miễn phí nên chỉ tiêu có 70-100$ một tháng, dư nhiều, hồi ấy 1 năm dư 1000$ là kinh khủng lắm. 1000$ khi ấy với bọn mình nó là cả một gia tài, như mình đi học 6 năm về mang được 4k+ USD về - nhờ đi làm thêm năm cuối - mà có cảm tưởng nhiều ghê gớm tới mức mua được nhà ở VN, về VN mới biết con số đó chả là gì, dân VN mình ở trong nước giàu thực).

Rồi có những hôm xem mãi ko mua được cái gì lại ngứa người ngu ngu mua cái HDD về chứa phim chơi, hồi ấy HDD có 120G mà cảm thấy như có thể nhét cả thế giới vào. Cái cảm giác nghèo ko mua được thứ mình thích ấy mình nghĩ chắc nhiều người hiểu.

Chợ điện tử khi ấy là những khu nhà to, dài, nhiều tầng và thường nằm rất gần bến Metro. Nói không ngoa thì có thể tìm thấy mọi thứ dành cho máy vi tính và các thiết bị khác ở nơi này. Và nguồn cung ứng cũng rất đa dạng, có hàng xịn từ Mỹ, Châu âu nhưng cũng rất nhiều hàng Tàu. Con buôn Tàu và dân sản xuất hàng fake điện tử của Tàu cũng ăn nên làm ra từ cái thị trường Nga béo bở này không ít. Ngẫm lại mới thấy Tàu nó tài, từ cái dây cột cáp (loại dây nhựa có răng cưa và cái lỗ ở đầu hay dùng để bó cáp) cho đến cái quạt CPU, từ cái màn hình CRT cho đến màn hình tinh thể lỏng, từ con chuột, cái lót chuột, tuavit, … cứ hàng Tàu thì rẻ hơn hàng Âu Mỹ ít cũng 30%. Có những cái sự khác biệt chất lượng không quá ảnh hưởng vì chỉ dùng vài lần trong năm như cái tuavit hay những thứ mà hỏng người ta cũng chả bị ảnh hưởng nhiều như cái lót chuột thì hầu như khách hàng ưu tiên chọn hàng Tàu cho rẻ. Có những thứ đúng là chỉ dân cực giàu coi tiền tài như phân thổ mới dám chọn đồ xịn như miếng lót chuột chẳng hạn, hàng xịn cả 10-100$ tùy loại, hàng Tàu thứ mà hàng xịn 10$ thì nó bán 2$, thứ mà hàng xịn 100$ thì cái giống giống của Tàu bán 10-15$. Đương nhiên là mua hàng Tàu.

Lúc ấy thứ mà sinh viên cũng hay mua nhất ở chợ điện tử có thể nói là điện thoại cũ, chỉ cần có khi 60% giá là có cái điện thoại cũ dùng được rồi. Nhiều SVVN khi ấy không giàu có gì, mà đt lại là thứ khá cần để liên lạc nên cũng phải chấp nhận mua hàng cũ. Mình thì có lần hứng lên mua cho gấu con Nokia hình chiếc lá hàng cũ giá hơn 150$. Ẻm sướng vãi, nghĩ cũng thương. Tiền cước thì giống VN những năm 98-2k+, phải tính toán lắm, nhớ có lúc anh em hết tiền đt nộp được mỗi 30-50r mà có dám gọi cho ai đâu, nộp chỉ để nó đừng khóa sim, để bạn bè gọi.

Hồi ấy SVVN hay dùng nhất là cái tarif của Megafone, gọi nội mạng rẻ thôi rồi. Trước những năm 2003 việc gọi đt về VN khá khó, phải mua cái thẻ từ, nhét vào đt công cộng để gọi, đắt thôi rồi. Có khi cả tháng mới dám gọi 1 lần, sau sắm được di động, beeline hồi ấy lâu lâu bị thủng mạng, gọi về VN thoải mái không mất tiền, mỗi khi có chuyện đó, đtdd thằng nào Beeline có khi bị cả chục thằng trưng dụng.

Các chợ điện tử cũng thường có một khu lớn bán băng đĩa lậu. Mọi thể loại từ win, soft đến phim ảnh game gủng. Phim thì trích câu trong phim Châu Tinh Trì: Âu, Á, Phi, chó, chim, chuột,… đủ cả. Nhưng đúng là sv VN ít mua đĩa, vì lúc ấy đĩa rẻ cũng 5$-10$, mà đám VN sang thì hay mang theo một bóp đựng cả đống đĩa lậu giá 8k/đĩa từ VN. Mua làm gì. Phim thì thường trong các KTX hay có hệ thống mạng nội bộ chia sẻ, lên đấy vào máy bọn trong KTX mà chép về thì có mà đầy. Một trong những kho phim cho SVVN là trường MGU, trường ấy nó có hệ thống mạng nội bộ nối kết máy của hơn 18000 sinh viên (số máy thì ít hơn chút) nên đúng là cả một trời dữ liệu, cái gì cũng có. Bọn Nga đặc biệt mê Thành Long, có một dạo sang ấy cop được full bộ Thành Long từ những năm đầu đóng phim, mà toàn lồng tiếng Nga, xem thì cười nhưng chả hiểu mấy. Lúc ấy tiếng Nga chưa tốt lắm.

Chợ điện tử nói nào ngay cũng là cái nơi đám SV kiếm thêm được. Như những chú chuyên làm nghề ráp máy cho người VN thì hay có bỏ nhỏ với một tiệm quen nào đấy, nếu mình đưa khách tới thì tụi nó nói giá cao lên khoảng 5-10%, sau đó trích cho mình một ít. Trước khi đi thì gọi trước cho nó. Nhưng mấy đứa làm thế thường không bền, dân chợ VN nó đéo ngu lắm đâu, mà việc khảo giá và so giá lại là chuyên môn của họ. Những đứa làm ăn chân chính hơn thì thường chỉ lấy công làm lời hoặc hỗ trợ sửa chữa cũng như thay mới cho khách như kiểu HDD hay màn hình. Những lúc khởi nguồn, giá cho mỗi lần đi làm như thế chỉ khoảng 10-15$, sau đó thì lên khoảng 30$ (1000r) và ổn định ở mức ấy. Đi sửa máy thì hay làm nhất là cài lại win. Nói chứ cũng ít đứa SV thực sự biết sửa máy, mà dân chợ thì họ vọc linh tinh, có thể virus, có thể này kia mà khiến máy chạy chậm nên cứ bị gọi đến thì khỏi cần nghe giải thích, tháy máy chậm là cài win (vì nghe họ mô tả có khi cả 1-2h mà cũng chả hiểu là vì sao có vấn đề, cài cha nó lại cho nhanh). Cài win là một việc theo con mắt dân chợ là đòi hỏi chuyên môn cực cao, nên giá khởi điểm thường đã là 1000r rồi, có khi còn được cả 1500r. Những khi ấy, đó là một số tiền cực kì lớn.

Tuy nhiên khoảng những năm 2007-2009, hưởng ứng lời kêu gọi về chống ăn cắp bản quyền, các tiểu khu bán đĩa và bán các ấn phẩm sao chép bị truy quét cực mạnh. Dần dà những quầy ấy biến mất. Bây giờ cũng ít khi nhìn thấy mấy nơi bán đĩa lậu nữa, mà giờ thì hệ thống torrent cũng quá chi là phát triển, ai hơi đâu đi mua đĩa.

Chợ điện tử, với chi phí của việc thuê mặt bằng, dần dần bị thay thế bởi hệ thống bán hàng online cực kì phát triển cuối những năm 2000 nhờ sự hậu thuẫn của Yandex.

Yandex nó không chỉ là một trang tìm kiếm tiếng Nga mà nó như là một hệ sinh thái. trên đó, riêng khoản chợ, có thể tìm mua gần như mọi thứ với giá rẻ hơn ở các siêu thị điện máy, điện tử từ 10-15%. Vấn đề lớn nhất của các cửa hàng online chính là vấn đề dịch vụ sửa chữa và bảo hành. Tuy nhiên có cái hay là hệ thống đánh giá của Yandex dành cho các cửa hàng cũng như hệ thống nhận xét của ngườimua với từng cửa hàng. Thông thường mua trên mạng hay ưu tiên cửa hàng nào có nhiều nhận xét tích cực hoặc được đánh giá 4-5 sao. Nhưng cuộc chơi này cũng dần dần trở thành nơi cho các nhà buôn lớn, vì số lượng hàng của họ cung ứng nhiều, số người mua nhiều, chỉ cần nhìn cửa hàng nào có chục nghìn lời nhận xét là người mua cũng an tâm hẳn. Cho nên mới nói, khi hệ thống đánh giá cửa hàng online đi vào hoạt động, nếu là một cửa hàng cỡ trung bạn phải ngay lập tức chiếm thị trường và tìm mọi cách để nâng cao số phản hồi tích cực cho mình bằng các chính sách khuyễn mãi chứ không thể chờ đợi được. chỉ cần cho các cửa hàng lớn nửa năm tới 1 năm là họ sẽ có ngay một thứ uy tín trên mạng cực kì cao vì số phản hồi từ lượng khách cực lớn của họ.

Chợ điện tử giờ cũng đã không còn là nơi tập trung người mua nhiều như xưa, có dịp dạo lại mấy chợ điện tử, thấy không khí không còn tấp nập như ngày đầu 2000 nữa. Người mua cũng lặng lẽ hơn, ít điên cuồng như thuở ấy. Bây giờ như cá nhân mình đúng là họa hoằn lắm mới ra chợ, mua gì toàn lên mạng đặt nó mang tới tận nhà. Giá cho mỗi lần chuyển hàng cũng chỉ loanh quanh 10$. Chả bõ.
 
Hệ thống tàu điện ngầm Moscow

Nếu gọi đây chỉ đơn thuần là hệ thống vận chuyển thì hơi hạ thấp quy mô và độ hoành tráng của nó, Metro Moscow thực sự như một hệ thống cung điện nếu xét về độ đặc sắc và kiến trúc, nhất là những nhà ga trung tâm.

Theo lịch sử hệ thống Metro được mở cửa đầu tiên vào năm 1935 (móa, nước mình hồi đó đang làm gì?) Hồi đó chiều dài đường ray tầm 11km thôi, bây giờ hơn 300km với gần 200 nhà ga rồi. Các nhà ga xây sau năm 2000 thì mang hơi hướng của sự hiện đại và nét khá giống với hệ thống nhà ga các nước châu Âu (vẻ bề ngoài). Chính hệ thống nhà ga trung tâm mới làm nên nét đẹp và tên tuổi của hệ thống tàu điện ngầm Moscow.

Metro-Map-Moscow.jpg

Sơ đồ và lịch sử xây dựng của hệ thống này có thể xem ở đây!

Cái nét chính mà cá nhân mình tháy đó là đá hoa cương được sử dụng cực kì nhiều trong việc xây dựng hệ thống metro, do đó các nhà ga thường tạo cảm giác chắc chắn và bóng sáng một cách thâm trầm. Nhờ nằm sâu dưới mặt đất (bến sâu nhất là Công viên Chiến Thắng – 73m) nên vào mùa Hè thì metro khá mát mẻ, mùa Đông lại rất ấm áp. Có thể nói nếu cứ ở dưới metro thì không lo mùa Đông chết rét.

Việc chết rét mùa Đông là không hiếm tý nào nhất là vào những năm cuối 90 đầu 2000. Nước Nga khi ấy đang chìm trong khủng hoảng, khá nhiều người trở thành vô gia cư, khá nhiều kẻ nghiện rượu. Ngay cả năm nay, việc nhìn thấy một người say khật khưỡng đi trong tuyết đã bắt đầu phổ biến lại khi kinh tế xuống thì các bạn phải hiểu thời trước nó thế nào. Say, ngã trên đường, ngủ gục trên những băng ghế trong công viên trong đêm mùa Đông, rồi cứ thế giấc ngủ cứ sâu dần và không bao giờ mở mắt ra nữa. Do đó nhiều kẻ bợm nhậu còn chút tỉnh táo (hoặc những kẻ bợm chuyên nghiệp) những năm ấy rất hay tập trung ở cửa ra vào nhà ga, khi xỉn quá chịu không nổi có thể họ sẽ rúc vào góc nào đấy để ngủ hoặc khôn hơn là nhảy qua hàng rào kiểm soát vé rồi chui vào một toa nào đấy và nằm dài ra băng ghế đánh một giấc, vừa ấm cúng, vừa mềm mại. Những năm đầu khi tôi sang đây, những kẻ ngủ trong metro thường nhận được ánh mắt dè bỉu, đôi khi có thông cảm kèm theo cái lắc đầu, nhưng những năm gần đây một số thanh niên bắt đầu tấn công họ, đánh, đạp, bạt tai xách tai quăng ra khỏi toa tàu như xách tai một con cún. Nhìn khá là bất nhẫn, nhiều người không thích nhưng cũng hiếm ai phản đối. Tuy rằng phải nói là có một kẻ say nằm ngủ trong toa rất là khó chịu vì những kẻ này rất hôi do ít tắm, đôi khi cái hôi hám của họ là không thể tưởng tượng được nhưng tôi không cảm thấy hành động của các thanh niên đó là hành động hay vì theo suy nghĩ cá nhân thì không ai được cho mình cái quyền tấn công hay phán xét như thế cả. Đó là nhiệm vụ của luật pháp và cảnh sat. Nhưng khổ cái cảnh sát xứ này nếu được báo cáo về chuyện có kẻ như thế trong toa tàu thì cách họ đối xử với những người ấy cũng như những thanh niên kia thôi. cũng là bạt tai, kéo kẻ say xềnh xệch trên nền nhà ga như kéo một con lợn, có gì khác biệt trong tư duy những kẻ thừa hành pháp luật này với lũ trẻ trâu vô tri kia chứ.

32.jpg
Quay trở lại với nét đẹp của các nhà ga, thời gian đầu khi xây dựng LX đã quy tụ rất nhiều kĩ sư, kiến trúc sư từ khắp nơi trên lãnh thổ LX (bao gồm cả những nước cộng hòa). Những nhà ga được xây nên mang rất nhiều nét đặc trưng của các nước cộng hòa ấy cũng như những nét rất riêng của một nền văn hóa cộng sản, đầy tính dân tộc và cực kì những hình tượng mang tính cổ động, ca ngợi và biểu trưng. Rất nhiều nhà ga có thể nói là một kiệt tác của kiến trúc như một vài ảnh chụp sau đây:

001-g1exde.jpg

Bến Komsomonskaia
f0e2b756f92c56e9cd8aa371151643de.jpg

Bến Mayakovskaya
moscow-metro-stations-15[2].jpg
Bến Kievskaya

Giá vé của Metro vào khoảng 10r những năm đầu 2000 (0,33$) năm ngoái là 40r (1,3$) năm nay sắp là 50r (0,7$). Nói chung là tăng khá mạnh.

Cách đây 2 năm lương của lái tàu điện ngầm là khoảng 50-60k Rub/tháng gần gấp đôi lương một GS đại học bình thường bên này. Nước Nga giống VN ở chỗ đó (VN lương lái xe container khoảng 10-20 chai/tháng có khi hơn, lương GS-TS khoảng 7-8tr –nói lương nhé, đừng chém sang thu nhập). Có đôi khi tôi cho rằng chính cái chính sách tiền lương tồi tệ nó chính là nguyên nhân chính của việc luật pháp, ý thức, sự trung thực dần bị suy đồi đi (vì ai cũng cần SỐNG), điều này kéo lùi cả cái xã hội của các nước cộng sản xuống không biết bao nhiêu tầng đáy.

Một lần mua vé, chỉ cần không leo lên mặt đất thì muốn đi bao lâu cũng được, không như một vài nước châu âu như Pháp. Nghĩa là nếu có ý định đi khắp các bến tàu để chụp ảnh lưu niệm thì chỉ mất đúng 1 lần vé. Đã có lần tôi định thế nhưng cũng chỉ đi được khoảng 20 bến để chụp là đã mệt lắm rồi nên đi về.

Mệt là có cái lý do của nó. Thứ nhất, đừng nghĩ metro là các con tàu cao tốc chạy đệm từ trường êm không tiếng động. Metro Moscow là những toa tàu kiểu như tàu hỏa ở VN nhưng chạy hoàn toàn bằng điện. Nghĩa là nó chạy trên đường ray cổ điển, nghĩa là nó ồn. Tiếng ồn của Metro nga không phải dễ chịu với người lần đầu đi. Nhưng đi quen thì chả cảm thấy gì nhưng thực sự tiếng ồn cũng sẽ gây mệt mỏi. Thứ hai, tôi theo kinh nghiệm bản thân, cho rằng dưới hệ thống metro này không khí hơi ít oxy, mà thiếu oxy là não sẽ rơi vào trạng thái buồn ngủ. Chắc chưa có ai chưa ngủ gật trên tàu điện ngầm Moscow. Có lần tôi ngủ quên đến cả gần 1h trong tàu, đến khi tàu về bến cuối thì nhân viên nhà ga lên đánh thức tôi dậy mới biết mình ngủ quên. Nhưng mà ngủ quên trên Metro khi tỉnh dậy lại cho cảm giác rất khỏe khoắn, chả hiểu sao.

depositphotos_132907022-stock-photo-moscow-russia-december-03-2016.jpg
Nhân viên nhà ga Metro thường là các phụ nữ khá béo. Ừ chả hiểu sao tỷ lệ nhân viên nam khá ít, từ mấy người bán vé, người ngồi ở trạm theo dõi trên đầu thang máy chỗ cửa xoay ra vào, người ngồi kiểm soát ở chân thang máy, các nhân viên kiểm tra toa (để đánh thức mấy chú ngủ quên khi tàu về bến cuối hoặc cần vào bến phụ) đều phần đông là phụ nữ. Lái tàu thì lại gần như là 100% nam.
Trong hệ thóng Metro trước đây có thể có hàng ăn nằm ở đoạn chuyển giữa vài bến trung tâm, nhưng giờ bị dẹp do về cơ bản là không phù hợp với nhu cầu lắm vì cũng chả mấy người đứng giữa cái nhà ga ăn uống cả. Trên lối vào các nhà ga thường có các máy bán báo tự động, một vài cảnh sát cũng hay đứng, nhất là sau những năm 2007-2008 khi liên tiếp xảy ra đánh bom và bất ổn trong các toa tàu thì cảnh sát ngày càng nhiều hơn, họ còn điều cả những sinh viên trường cảnh sát đến đi tuần trong các toa. thấy an tâm hơn hẳn.

1067695913_0 399 3047 2047_1000x541_80_0_0_31aca1264f696752b452a185d786e610.jpg
Những năm trước dân buôn VN ít đi metro lắm, do khó khăn trong việc mang vác đồ đạc (dân VN thì cũng hay tay xách nách mang vô thiên lủng các thứ) mà cũng hay bị cảnh sát hỏi thăm giấy tờ và bị vặt tiền. Mấy năm gần đây cảnh sát vặt tiền trong metro gần như không có nữa. Nên đôi khi lại bắt gặp vài người VN bán rau (chính xác, BÁN RAU) đi trong metro. Họ là những người kéo theo cái xe kéo 2 bánh be bé, trên đó có một bao xác rắn (bao hình vuông hay dùng đựng đồ lỉnh kỉnh rất hay thấy trong phim TVB) trong đấy là rau củ VN. Họ theo metro đến các bến mà cạnh đó có các Ob (tòa nhà chung cư) có người VN sinh sống để bán từng bó rau. Họ cứ lầm lũi mỗi ngày như thế, hoặc vài ngày trong tuần như thế để kiếm từng rub từng Rub một. Có lần nói chuyện với một cô bán rau, cô ấy cứ tắc lưỡi bảo bên này nhịn ăn nhịn mặc kiếm từng đồng mà lâu lâu thằng em lại gọi sang xin mấy triệu đổi con xe máy, bà chị lại gọi sang xin vài triệu cho cháu nó đi học khiến mình cứ loay hoay mãi. Người VN mình có một thói rất xấu là cứ nghĩ người nhà đi nước ngoài là giàu lắm, nhiều tiền lắm. Mà thói đời ở VN, giàu thì PHẢI giúp đỡ anh em nghèo, cứ như kiểu tao nghèo tao mới có quyền phán xét ấy!
Có thể tưởng tượng từ những năm 35 mà Nga đã giải quyết được bài toán đảm bảo tàu chạy xuyên suốt trong các đường hầm, về bến đúng giờ, không va chạm, không trì trệ mỗi ngày từ 5h sáng đến sau 1h đêm thì họ đã phát triển về mặt điều khiển, mô hình hóa cũng như kĩ thuật đến mức nào (nhắc lại lần nữa, đíu hiểu năm 35 nước ta đang làm cái gì).

Việc xây dựng metro thì tôi cũng thực sự chưa đọc tận mắt ở một tài liệu nào cả mà chỉ qua lời của giáo viên tiếng Nga hồi học dự bị thôi, đó là họ dùng các máy ép với hai hoặc nhiều ngàm, đưa vào ép dần đất ra xung quanh để làm hầm chứ không đào ra và mang đi đổ như kiểu truyền thống. Làm như thế đất sẽ cứng và cần ít beton để gia cố hơn. Nếu đó là sự thật thì cái công trình ấy nó vĩ đại đến chừng nào!

Cities_Inside_the_tunnel_of_the_Moscow_metro_096235_.jpg
Việc đảm bảo oxy cho hệ thống metro cũng là một bài toán lớn. Nên nhớ rằng việc đảm bảo đủ oxy cho các hệ thống ngầm chưa bao giờ là điều dễ thực hiện cả. Kĩ sư LX đã nghĩ ra một cách rấthay là sử dụng nguyên lý Bernoulli và biến đường hầm thành các ống bơm với cái piton là các đoàn tàu. Dọc theo đường hầm là các ống thông thẳng lên mặt đất, các con tàu khi chạy đủ nhanh sẽ làm áp suất không khí trong hầm thấp hơn áp suất trê n mặt đất, do đó không khí trên mặt đất sẽ theo các ống thông ấy tràn vào đường hầm. và cung cấp oxy cho mọi người. Mỗi ngày gần 10tr lượt người lên xuống metro, thử nghĩ nếu thiếu hệ thống này thì đường bộ ở Moscow sẽ kẹt đến mức nào (cho dù hiện nay nó đã là hệ thống đường bộ hay kẹt xe kinh khủng trên thế giới).

Rất nhiều những chuyện kể, những giai thoại và huyền thoại về hệ thống này. Kể cả việc cách người ta duy trì xây dựng suốt những năm chiến tranh, cách người ta vận chuyển, thiết kế các tượng,các phù điêu các đường ray những năm 30 ấy,… rồi đến chuyện những đoạn đường ray mật (như nối thông điện Kremlin ra ngoại ô phòng bị tấn công bất ngờ hay đoạn đường ray ngay bên dưới chân đại học tổng hợp Moscow để đảm bảo di tản ngay lập tức các bộ óc thiên tài đến nơi an toàn nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân)… cũng góp phần tô điểm hệ thống metro Moscow thêm phần huyền ảo.

Bất cứ ai khi xa cái Moscow này, ít nhiều gì trong giấc mơ cũng sẽ một lần thấy lại cái tiếng xập xình của những đoàn tàu, ánh sang nhờ nhờ trên nóc toa, những nhà ga lộng lẫy, sự tĩnh lặng trong những toa tàu đêm hay sự ấm áp của nhà ga trong cái tiết trời lạnh buốt của tháng 1. Và tât nhiên, ai cũng thèm đươc trở lại để nhớ về tuổi thanh xuân của mình. Nhưng trích một câu trong Anh có thích nước Mỹ không: Thanh xuân chỉ là để hoài niệm chứ không phải để trở về!!


__________________
 

Attachments

  • Moscow_metro_map_-_daily_ridership_scheme.png
    Moscow_metro_map_-_daily_ridership_scheme.png
    1.7 MB · Views: 134
  • metro-wagon-map.gif
    metro-wagon-map.gif
    185.8 KB · Views: 141
Linh tinh về những người trẻ tuổi

Đây là một ghi chép rất linh tinh về những người trẻ tôi gặp, có tây có ta. Mong không làm các đồng chí thấy nhảm.

Khi nghĩ về tương lai của một cộng đồng, một đất nước, người ta thường nghĩ ngay đến những người trẻ tuổi. Nhưng điều đó cũng chưa hoàn chỉnh, cần nhìn nhận ngay cả với những lứa người không còn trẻ hiện đang xây nền móng và cách những người trẻ tuổi nhìn nhận về thành công cũng như sai lầm của lứa người đi trước.

Đôi khi tôi đọc trên diễn đàn, trên FB lại thấy nổ ra các cuộc chiến về ý thức hệ, giữa những người trẻ tuổi “hơi nổi loạn” và các DLV. Tôi đọc rất nhiều nhưng quả thật ít khi nào có bài viết khiến tôi cho rằng đáng đọc, cả ở hai phe. Ngẫm nghĩ lại thì thấy dường như đó chính là hậu quả của cả một giai đoạn dài, rất dài chúng ta không được giáo dục ĐÚNG, không hoặc rất ít phản biện, mọi kiến thức là một chiều trong truyền thụ và trong sắp xếp. Ít sự thông cảm và gần như ngăn cấm mọi phát biểu với quan điểm đặt mình vào phía bên kia. Nhát là lịch sử. Ngoài văn học, lịch sử là môn học đáng ra cần coi là rất quan trọng.

Nước VN, cũng như Nga (mà có lẽ là thừa hưởng từ nền giáo dục XV) đã có một giai đoạn cực kì dài tập trung cao độ cho các môn Tự Nhiên như Toán Lý Hóa,… và bỏ rơi các môn XH như Văn Sử… có lẽ đó là để tập trung cho mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa. LX hay Nga bây giờ đã từng đạt được những thành tựu vĩ đại, còn chúng ta thì chả có cái gi (xe máy đến giờ còn chưa làm được).

Chính cái chính sách tập trung cao độ ấy – tôi chưa nói đến hậu quả xã hội – nó cũng góp phần giết chết khoa học khi mà họ cố tình chối bỏ tầm quan trọng của các báo cáo về kinh tế và về xã hội, mà muốn làm kinh doanh kiến thức XH mà kém là không xong.. Còn về phần XH thì việc thiếu đi những tác phẩm văn học và sự chối bỏ, phá hủy những thứ gọi là “Thành trì của lũ phong kiến thối nát” đã hủy hoại cực kì nhiều những giá trị lịch sử dân tộc. Đôi khi có cảm giác HỌ chỉ coi lịch sử của HỌ (nhóm người HỌ, chiến thắng của HỌ, hy sinh mất mát của HỌ) mới là thứ lịch sử duy nhất cần giảng dạy trong nhà trường, cho tương lai của đất nước.

Rất may, người Nga vẫn rất nhiều người còn lương tri, họ dám đứng dậy dám phản kháng để giữ lại không ít những công trình lịch sử, cho dù những người đầu tiên đứng lên thường chịu rất nhiều đau khổ.

Ngày nay, trong một số bài giảng lịch sử ở nước Nga cho học sinh, họ đã có nhiều thay đổi. Họ kể câu chuyện về một chú bé tham gia chiến tranh, chú anh dũng và hy sinh cho phía chú, cho đồng đội, cho những người chú thấy cần bảo vệ. Không có khái niệm chú thuộc phe ta hay phe địch, không có chuyện sự hi sinh của chú là ý nghĩa hay vô nghĩa. Chú hy sinh đơn giản là cho phía chú chọn. Và sự hi sinh ấy đáng được tôn trọng.

Khi tôi biết về bài giảng này, ngẫm nghĩ lại thì thấy nó thật nhân văn. Và cá nhân tôi cho rằng, không có gì tệ bằng việc xây dựng một xã hội dựa trên sự căm thù và hả hê bằng thành quả giết chóc. Nếu đã là người chiến thắng, phải xây dựng thành quả bằng sự cao thượng và nhân văn, cho dù việc ấy sẽ phải đánh đổi bằng rất nhiều sự hi sinh sau đó. Có như thế tương lai của một đất nước mới có thể hy vọng lâu dài được.

Khi nhìn vào giới trẻ Nga, có rất nhiều mảng màu đối lập. Khi thế giới đã phẳng lắm rồi thì không giới trẻ ở đâu có thể thoát khỏi những giá trị được thiết lập hằng ngày bằng những tuyên truyền quảng cáo trên các hệ thống truyền thông. Có những đứa Nga (nhất là ở quê lên TP học) rất chân chất, có những đứa rất láu cá, có những thằng thích thể hiện, có những cô gái rất thích son phấn, có những cô gái mang mác SV nhưng tối lại đi bar kiếm khách. Có hết! Nhưng rất ít trong số ấy có khuynh hướng bạo lực (như kiểu nhìn đểu là tao đập, rảnh chân đá con chó nhà hàng xóm một cái, nhìn thằng cu nhóc hàng xóm ngứa mắt kí đầu cho bõ ghét,…). Họ khá khép kín nhưng rất chủ động giúp đỡ người khác (rất nhiều SVVN được bạn bè Nga giúp đỡ rất nhiệt tình trong năm 1, 2 ĐH), nhưng ở chiều ngược lại thì họ rất ít nhờ vả và thường cố tự làm việc của mình. Những đứa trẻ VN sinh ra và lớn lên bên này nhiều đứa cũng học được tính tự lập và tự trọng ấy.
 
Back
Top