thắc mắc Tư vấn chọn CB tổng cho nhà 3 tầng tổng công suất 41kW

bwind

Junior Member
Chào mọi người, hệ thống điện nhà mình rất hay bị sư cố. Khi có hiện tượng chấp mạch trong nhà thì CB tổng nhà mình không nhảy thay vào đó là CB của điện lực bên dưới đồng hồ hoặc bị vấn đề trực tiếp ở cột điện. Mỗi lần như vậy phải gọi điện lực đợi chờ mệt mỏi.

CB tổng ở nhà mình sử dụng RCBO 40A nhưng có sét đánh bên ngoài nghe hơi to 1 tí là lại nhãy.
Mỗi tầng đều có CB riêng, ổ cắm mỗi tầng cũng có CB nhưng khi chập mạch thì không nhãy mà nhãy ngoài CB ngoài trụ điện. Không biết có phải do thợ điện lắp sai không?!

Mình có ý định coi lại hệ thống điện và thay thế cách CB trong nhà. Mình có tính toán lại công suất các thiết bị trong nhà để chọn CB cho phù hợp
Nhà mình có 3 tầng. Tổng công suất cực đại của 3 tầng là hơn 40kW. Mỗi tầng đều hơn 10kW. Mình dựa theo công thức tính toán trên mạng thì CB tổng ít nhất phải là loại hơn 100A. Nhưng mình coi lại CB phía dưới đồng hồ của điện lực thì chỉ dùng lại 32A.

Nhờ các bác có kinh nghiệm tư vấn giúp mình nên chọn CB tổng và CB các tầng như thế nào cho an toàn ?
 
Bây giờ nếu dây dẫn trong nhà bạn chịu đc tải như bạn tính thì gọi điện lực tới xem họ có chịu thay không, nếu chịu thay thì cứ thế mà tiến hành thôi có gì đâu. Vì 1 nhiệm vụ của aptomat là bảo vệ dây dẫn phía sau nó, dây quá tải mà át chưa nhảy thì hỏng
 
CB tổng không nên dùng RCBO vì chất lượng kéo dây trong nhà và các mối nối không đồng nhất. RCBO bác chỉ nên dùng cho CB ở cắm ở các tầng và line bếp từ, máy nước nóng.
CB điện lực cho đang dùng là loại vn sản xuất nên chất lượng không tốt, bác muốn thay CB ở dưới đồng hồ ngoài cột điện thì tự mua loại xịn rồi gọi điện lực tới nó lắp giùm cho ( khi gọi thì nói cb ở ngoài nhảy bị hư bật ko lên, tới thì bồi dưỡng nó ít), nhà bác vậy thì mua CB tầm 80A là được.
 
Bây giờ nếu dây dẫn trong nhà bạn chịu đc tải như bạn tính thì gọi điện lực tới xem họ có chịu thay không, nếu chịu thay thì cứ thế mà tiến hành thôi có gì đâu. Vì 1 nhiệm vụ của aptomat là bảo vệ dây dẫn phía sau nó, dây quá tải mà át chưa nhảy thì hỏng
Mình vừa coi lại tiết diện dây trong nhà, thì đường dây tổng chỉ có 8mm2. Chắc là không chịu nổi khi mở full thiết bị thật.
P/s: thanks bác đã reply
 
CB tổng không nên dùng RCBO vì chất lượng kéo dây trong nhà và các mối nối không đồng nhất. RCBO bác chỉ nên dùng cho CB ở cắm ở các tầng và line bếp từ, máy nước nóng.
CB điện lực cho đang dùng là loại vn sản xuất nên chất lượng không tốt, bác muốn thay CB ở dưới đồng hồ ngoài cột điện thì tự mua loại xịn rồi gọi điện lực tới nó lắp giùm cho ( khi gọi thì nói cb ở ngoài nhảy bị hư bật ko lên, tới thì bồi dưỡng nó ít), nhà bác vậy thì mua CB tầm 80A là được.
Mình cũng nghĩ vậy, nên vừa thay cái RCBO tổng bằng cái MCB 63A. Và đang tính toán lại và thấy CB từng tầng + thêm RCBO hoặc ELCB phía sau.
CB của điện lực thì chỉ là 32A mà còn là type B, trong khi toàn bộ CB trong nhà đều là C.
Mình chỉ thắc mắc là không biết vì sao khi chập mạch ở 1 đường dây trong nhà, thì CB của đường dây đó không nhảy, CB tổng của tầng cũng không nhảy, CB tổng của nhà cũng không nhảy mà ảnh hưởng trực tiếp tới ngoài cột điện. Không biết có phải do thợ lắp CB bị sai hay không ???
P/s: thanks bác đã reply.
 
Mình cũng nghĩ vậy, nên vừa thay cái RCBO tổng bằng cái MCB 63A. Và đang tính toán lại và thấy CB từng tầng + thêm RCBO hoặc ELCB phía sau.
CB của điện lực thì chỉ là 32A mà còn là type B, trong khi toàn bộ CB trong nhà đều là C.
Mình chỉ thắc mắc là không biết vì sao khi chập mạch ở 1 đường dây trong nhà, thì CB của đường dây đó không nhảy, CB tổng của tầng cũng không nhảy, CB tổng của nhà cũng không nhảy mà ảnh hưởng trực tiếp tới ngoài cột điện. Không biết có phải do thợ lắp CB bị sai hay không ???
P/s: thanks bác đã reply.
Ngắn mạch thì còn phải xem dòng định mức của nó là bn nữa, dòng ngắn mạch của cái át ngoài cột nó bé hơn thì nó nhảy trước là đương nhiên
 
Mình cũng nghĩ vậy, nên vừa thay cái RCBO tổng bằng cái MCB 63A. Và đang tính toán lại và thấy CB từng tầng + thêm RCBO hoặc ELCB phía sau.
CB của điện lực thì chỉ là 32A mà còn là type B, trong khi toàn bộ CB trong nhà đều là C.
Mình chỉ thắc mắc là không biết vì sao khi chập mạch ở 1 đường dây trong nhà, thì CB của đường dây đó không nhảy, CB tổng của tầng cũng không nhảy, CB tổng của nhà cũng không nhảy mà ảnh hưởng trực tiếp tới ngoài cột điện. Không biết có phải do thợ lắp CB bị sai hay không ???
P/s: thanks bác đã reply.
không phải lắp sai đâu bác, do dòng cắt ngắt mạch của cái ngoài nó nhạy hơn đó.
 
Điện sinh hoạt 1 pha tôi mới thấy điện lực cấp cho 80A tối đa một hộ, trung bình chỉ 40A.
Còn 40kW là gần 200A đấy.
 
Ngắn mạch thì còn phải xem dòng định mức của nó là bn nữa, dòng ngắn mạch của cái át ngoài cột nó bé hơn thì nó nhảy trước là đương nhiên

không phải lắp sai đâu bác, do dòng cắt ngắt mạch của cái ngoài nó nhạy hơn đó.
Mình đã hiểu, thanks 2 bác nhiều.
Điện sinh hoạt 1 pha tôi mới thấy điện lực cấp cho 80A tối đa một hộ, trung bình chỉ 40A.
Còn 40kW là gần 200A đấy.
Mình không biết phải tính cụ thể như thế nào, kết quả 40kW là mình cộng tổng công suất tối đa của các thiết bị điện trong nhà. Nhìn con số 200A thì hoang mang thật. Vì cơ bản là khi mình sử dụng CB tổng là 40A thì vẫn sử dụng bình thường không thấy bị nhảy do quá tải.
 
Mình đã hiểu, thanks 2 bác nhiều.

Mình không biết phải tính cụ thể như thế nào, kết quả 40kW là mình cộng tổng công suất tối đa của các thiết bị điện trong nhà. Nhìn con số 200A thì hoang mang thật. Vì cơ bản là khi mình sử dụng CB tổng là 40A thì vẫn sử dụng bình thường không thấy bị nhảy do quá tải.

Bạn phải tính trường hợp dùng nhiều nhất là bn. Ví dụ mùa đông éo ai dùng điều hòa 1 chiều, bình nước nóng cũng thế mùa hè ko ai dùng nên ko thể cộng tổng đc
 
Bọn điện lực nó gắn CB ngoài cột dòng chịu đựng quá bé, thường chỉ 32-40A nên nhảy trước là phải ròi. Vụ này khu tớ gặp hoài. Bạn lấy cọng dây thép neo lại cái cần gạt CB ngoài cột cho nó khỏi nhảy là xong, khỏi phải kêu bọn điện lực tới nữa.
CB trong nhà nếu nó ko nhảy linh tinh thì thay làm quái gì cho tốn. :v
 
Bọn điện lực nó gắn CB ngoài cột dòng chịu đựng quá bé, thường chỉ 32-40A nên nhảy trước là phải ròi. Vụ này khu tớ gặp hoài. Bạn lấy cọng dây thép neo lại cái cần gạt CB ngoài cột cho nó khỏi nhảy là xong, khỏi phải kêu bọn điện lực tới nữa.
CB trong nhà nếu nó ko nhảy linh tinh thì thay làm quái gì cho tốn. :v

Sử bậy lỡ chập điện thật nó bốc hỏa rồi mếu

Gửi từ Samsung SM-N970F bằng vozFApp
 
Bọn điện lực nó gắn CB ngoài cột dòng chịu đựng quá bé, thường chỉ 32-40A nên nhảy trước là phải ròi. Vụ này khu tớ gặp hoài. Bạn lấy cọng dây thép neo lại cái cần gạt CB ngoài cột cho nó khỏi nhảy là xong, khỏi phải kêu bọn điện lực tới nữa.
CB trong nhà nếu nó ko nhảy linh tinh thì thay làm quái gì cho tốn. :v

Còn tùy dây dẫn sau át nữa, dây to thì ko sợ, dây bé mà ông neo cái át lại có ngày chết oan
 
. Sorry mod vì bài này hay.
Các bạn cho hỏi là nên lắp rcbo hãng nào? M đang phân vân panasonic và schneider ez.
Ngoài ra thì nên lắp rcbo phân cấp nhiều nhánh từ tổng tới từng line hay lắp riêng cho từng line thôi?
Thank các thím!
 
. Sorry mod vì bài này hay.
Các bạn cho hỏi là nên lắp rcbo hãng nào? M đang phân vân panasonic và schneider ez.
Ngoài ra thì nên lắp rcbo phân cấp nhiều nhánh từ tổng tới từng line hay lắp riêng cho từng line thôi?
Thank các thím!

Nếu nhà bạn có tiếp đất đầy đủ thì lắp rcbo tổng nhé. Không thì chỉ lắp cho mấy thiết bị nguy hiểm như bình nóng lạnh thôi
 
Úi giời
chà chà
bó tay
Còn cái CB trong nhà đâu ? Đây đang nói neo cái CB của điện lực ngoài cột nó rất hay nhảy linh tinh, hỉu hơm ?

. Sorry mod vì bài này hay.
Các bạn cho hỏi là nên lắp rcbo hãng nào? M đang phân vân panasonic và schneider ez.
Ngoài ra thì nên lắp rcbo phân cấp nhiều nhánh từ tổng tới từng line hay lắp riêng cho từng line thôi?
Thank các thím!

Nếu nhà bạn có tiếp đất đầy đủ thì lắp rcbo tổng nhé. Không thì chỉ lắp cho mấy thiết bị nguy hiểm như bình nóng lạnh thôi
Ủa thế rốt cuộc cái rcbo với elcb nó khác nhau chỗ nào vậy các bác:sweat:hic
 
Ủa thế rốt cuộc cái rcbo với elcb nó khác nhau chỗ nào vậy các bác:sweat:hic
M thấy cơ bản nhất là thiết kế kiểu dáng:
  • RCBO dạng CB 2 tép. Lắp đặt kiểu cài vào rail
  • ELCB dạng khối. Lắp đặt kiểu dùng ốc vít.
Ngoài ra:
  • RCBO có bảo vệ quá tải.
  • ELCB thường ko có bảo vệ quá tải. (1 số chỗ ghi có, mình ko chắc chắn).
 
Back
Top