Có nên Bảo lãnh cho trẻ dưới 20 tuổi vay tiền ?

YoonG7

Member
Tình hình là người quen nhờ mình làm bảo lãnh vay tiền, do người vay chưa tới 20 tuổi. Cho mình hỏi là lỡ người vay không có khả năng trả thì mình có liên quan gì không nhỉ ?
 
“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Nó không trả thì anh có nghĩa vụ trả thay. Tự cân nhắc cho kỹ đi. Trẻ không có tài sản thì không đáng tin cậy lắm đâu.
 
Mua cho nó luôn đi đằng nào nó chả bùng hả fen :LOL:) vừ được tiếng thơm tặng quà cho em nữa
 
Ở đời có 4 cái ngu: làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.

Cứ vay giúp nó đi, để sau này con cháu nó hỏi thì biết mà trả lời, bởi vì mày là ví dụ trực quan nhất.
 
Bao nhiêu tuổi mà hỏi câu khờ vậy? Thế theo thớt thì chữ bảo lãnh nghĩa là cái gì ?
 
nên chứ, sống phải có tình nghĩa anh em. mốt trả nợ cho nó vừa được tiếng, vừa được miếng, tha hồ khoe thiên hạ
 
Tình hình là người quen nhờ mình làm bảo lãnh vay tiền, do người vay chưa tới 20 tuổi. Cho mình hỏi là lỡ người vay không có khả năng trả thì mình có liên quan gì không nhỉ ?
Người quen đéo nào, lại chăn con bé học sinh cấp 3 nào chứ gì, lạ đéo j mấy anh bị dụ kiểu này:look_down::look_down:. Gái cấp 3 giờ nó ranh lắm, đừng để bị dụ

via theNEXTvoz for iPad
 
Ở đời có 4 cái ngu: làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.
tôi để đây giải nghĩa cho từ "gác cu" mà càng đọc tôi lại càng thấy sai sai
QRxpVL2.png

1604646718707.png
 
Hỏi kĩ ra thì ra em nó vay Home Credit, mà 19 tuổi rồi mà vẫn cần bảo lãnh nhỉ :confused: Kèo này chắc né cho lành :eek:
 
tôi để đây giải nghĩa cho từ "gác cu" mà càng đọc tôi lại càng thấy sai sai
QRxpVL2.png
VC, gác cu đâu phải như vậy :)))

Riêng chuyện gác cu mà bị gọi là ngu thì khá phức tạp. Để hiểu cặn kẽ chuyện này, chúng ta có thể hình dung là ĐBSCL có ba vùng sinh thái nước ngọt rất đặc thù là vùng ngập sâu, vùng ngập trung bình và vùng không ngập. Dĩ nhiên là trên mỗi vùng này, người dân đã biết chọn lựa các giống lúa và kỹ thuật canh tác phù hợp. Vùng ngập sâu thì có giống lúa mùa nổi và kỹ thuật sạ khô, tức là lúa giống được gieo lúc đất còn khô, để khi có mưa thì hạt lúa nảy mầm, rễ ăn sâu vào trong đất, rồi khi nước đổ về thì cứ nước dâng tới đâu thì cây lúa ngoi lên tới đó, đến khi nước rút đi thì cây lúa dài đến ba bốn mét nằm rạp trên mặt đất và mỗi mắt lên một hai chồi mới để rồi sau đó các chồi này ra hoa kết hạt. Vùng không ngập thì sử dụng các giống lúa mùa thông thường, gieo mạ rồi nhổ cấy ra ruộng, hiện nay nhiều vùng còn áp dụng kỹ thuật này cho những giống lúa ngắn ngày. Riêng vùng ngập trung bình thì người dân cũng sử dụng các giống lúa mùa thông thường, nhưng thuộc nhóm cao giàn hơn, đặc biệt là họ sử dụng kỹ thuật cấy hai lần. Đầu tiên mạ được “tỉa” trên cạn, rồi nhổ cấy xuống nước lần thứ nhất gọi là cấy giăm, sau đó mới bứng lên (bứng lúa cây) và đem cấy ra ruộng lần thứ hai. Mục đích chính của việc cấy hai lần là làm cho cây mạ (mạ lúa cây) cao giàn và cứng cáp hơn nhằm thích nghi với lớp nước trên ruộng lúc này đã sâu gần cả mét. Kỹ thuật cấy hai lần đã biến mất từ rất lâu trên toàn bộ vùng ĐBSCL.

Từ chuyện cấy hai lần này nên phải “tỉa” mạ trên đất liếp. Liếp được chọn phải bằng phẳng, cao ráo, đất tơi xốp; hạt lúa được ngâm ủ cho nhú mầm, rồi dùng chày tỉa tạo ra các hố sâu khoảng hai lóng tay, gieo một lớp mỏng hạt lúa vào và ngụy trang bên trên bằng một lớp trấu, lớp trấu này vừa để giữ ẩm cho hạt lúa nảy mầm vừa để đánh lừa lũ chim chuột. Mặc dù vậy, chuyện ngụy trang này chỉ có thể đánh lừa lũ chim se sẻ, chim dòng dọc mà không thể qua mặt được lũ chim cu. Chúng thường đáp từng đàn, đông hàng trăm con và chỉ lựa các hạt lúa giống mà không làm xáo trộn lớp trấu ngụy trang bên trên. Vì vậy, khi nhìn thì không phát hiện nhưng đến khi lúa mọc lên thành mạ chỉ thấy còn lưa thưa thì xem như mọi việc đã an bài!

Cũng vì chuyện lũ chim cu tinh quái ấy mà khi làm đất để tỉa mạ thì hai ba nhà ở cạnh nhau cùng làm một chỗ để dễ bề canh gác. Tất nhiên là nhà nào có thanh niên trai tráng thì phải xung phong trong chuyện gác cu. Để rồi nếu liếp mạ nhà mình mà lên đều hơn liếp mạ nhà hàng xóm thì sẽ lãnh câu “nhận gác cu mà chỉ biết lo cho liếp mạ nhà mình”, còn nếu mạ nhà mình lên kém hơn mạ nhà hàng xóm thì là “thứ khôn nhà dại chợ, liếp mạ nhà mình mà không lo, chỉ biết lo cho nhà hàng xóm”, đằng nào cũng bị chửi, chưa kể nếu liếp mạ nhà hàng xóm lên quá tệ thì phải chia mạ nhà mình cho họ, quả là ngu thật!
 
Back
Top