thảo luận Quán lẩu bò nồi đất 40 năm, bán hơn 100 nồi/ngày: Nuôi con cháu thành tài

Cryolite.2

Member
https://thanhnien.vn/doi-song/quan-...-noingay-nuoi-con-chau-thanh-tai-1299581.html
“Hết bàn rồi con ơi! Con chịu khó đợi nhen!” là câu nói quen thuộc đối với nhiều người khi đến ăn lẩu bò nồi đất bà Sáu. Vừa mở bán, chưa đầy 3 giờ quán đã bán hết sạch 100 nồi lẩu.

Hương vị riêng của món lẩu bò nồi đất bằng than hồng /// ẢNH: CAO AN BIÊN

Hương vị riêng của món lẩu bò nồi đất bằng than hồng
ẢNH: CAO AN BIÊN

Quán lẩu bò của bà Trần Thị Duyên (70 tuổi, ở Q.3) còn gọi là bà Sáu suốt 40 năm qua vẫn giữ được “bí kíp” hút khách đến quán nườm nượp mỗi ngày. Bà Sáu kể, năm 1972 bà cùng chồng từ Huế vào Sài Gòn lập nghiệp. Ban đầu, bà bán bún bò nhưng không cạnh tranh nổi với những hàng quán khác. Năm 1980, bà Sáu quyết định chuyển sang bán lẩu bò để mưu sinh.

“Lúc đầu, tôi bán 7 nghìn đồng một nồi lẩu. Sở dĩ tôi chọn bán lẩu bò nồi đất vì tôi thích nhìn cảnh mọi người quây quần bên nhau bên bếp than ấm, cười nói rôm rả và trò chuyện cùng nhau. Nhìn cảnh đó, tôi thấy ấm cúng lắm”, bà Sáu tâm sự.

Từ thời 7.000 đồng/nồi lẩu​

Những ngày quán mới mở, việc buôn bán của bà còn nhiều khó khăn do chưa có nhiều người biết. Hương vị nồi lẩu của bà lúc đó cũng chưa được "tròn vị" như bây giờ. Bà không ngừng tìm tòi, học hỏi cách nấu, lắng nghe ý kiến của khách hàng để có được công thức nấu lẩu ngon. Sau một thời gian bà đã có cho mình một lượng khách nhất định. Nhiều người Sài Gòn truyền tai nhau về quán lẩu đặc biệt của bà, nên tìm đến quán ngày càng đông.

Bà Sáu nhớ lại: “Có nhiều người đã gắn bó với quán của tôi từ những ngày đầu đến bây giờ. Tôi còn nhớ có hai vị khách đến quán tôi ăn từ hồi còn yêu nhau, đến khi cưới nhau, sinh con, rồi có cháu, họ vẫn dẫn cả gia đình đến quán của tôi”.

Bà tâm sự quán lẩu chính là cuộc đời của bà. Nó đã cùng bà đi hơn nửa cuộc đời với nhiều thăng trầm, biến cố. Bà cho biết mình sẽ tiếp tục bán đến khi nào không còn bán được nữa thì thôi.

Quán lẩu bò nồi đất 40 năm, bán hơn 100 nồi/ngày: Nuôi con cháu thành tài - ảnh 1

Quán lúc nào cũng đông khách.
ẢNH: CAO AN BIÊN

Đóng cửa một ngày là khách nhớ​

Ông Ngô Quang Thịnh (48 tuổi, con trai bà Sáu) cho biết quán bán hơn 100 nồi mỗi ngày tương đương gần 40kg thịt bò. Tuy nhiên, vì diện tích của quán khiêm tốn nên nên quán không thể phục vụ nhiều khách cùng một lúc.

“5 giờ 30 phút mới bán nhưng 5 giờ quán đã có khách đến chờ. Tôi và mẹ phải chuẩn bị thật nhanh vì để khách chờ như thế, chúng tôi cũng cảm thấy rất ngại”, anh Thịnh kể.

Bà Sáu tâm sự có hôm khách đến quán đông quá nên nhiều người phải xếp hàng dài để đợi. Thấy mọi người đợi lâu, bà Sáu rất ngại nhưng cũng không biết phải làm gì.

“Có nhiều khách đợi hơn 1 tiếng để ăn món lẩu của tôi, tôi thấy xót quá. Có lúc tôi lại hỏi khách đói không, nếu đói thì ăn ở quán khác rồi hôm sau quay lại chứ đứng đợi lâu như vậy thì mệt lắm. Tuy nhiên, chắc là vì thương tôi nên họ vẫn chấp nhận chờ”, bà kể.

Vừa bán đã đông nghẹt, quán lẩu bò nồi đất 40 năm khiến khách đứng đợi hàng dài

Quán lẩu bò bà Sáu đã bán gần 40 năm trên đường Cách Mạng Tháng Tám, P.11, Q.3
ẢNH: CAO AN BIÊN

Chị Ngô Thị Lam Phương (22 tuổi, ở Q.10) cho biết: “Tôi đã đợi được 30 phút rồi, có lần tôi cũng đợi hơn 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, vì quán ăn vừa ngon giá cả lại hợp lý nên dù có đợi lâu hơn tôi vẫn chấp nhận”.

Chia sẻ với PV Thanh Niên, bà Sáu vui vẻ kể có nhiều khách ở Bình Dương, Thủ Đức hoặc ở những nơi xa khác tìm đến quán của bà để ăn. Không chỉ vậy, họ còn mua mang về cho người thân.

“Tôi ở Bình Dương nhưng vì nghe đồn quán của bà Sáu ngon nên rủ bạn chạy đến đây ăn. Dù có xa thật nhưng sau khi ăn, tôi thấy hoàn toàn xứng đáng”, anh Trần Văn Bình (21 tuổi) cho hay.

Bà Sáu cho biết điều đặc biệt chính là bò được nấu trong nồi đất bằng lửa than hồng. Do vậy, thịt bò không dai mà rất mềm. Không chỉ vậy, nước chấm được nấu theo công thức riêng, có dùng nước cốt dừa nên mang hương vị đặc trưng không giống với bất kỳ đâu.

Quán lẩu bò nồi đất 40 năm, bán hơn 100 nồi/ngày: Nuôi con cháu thành tài - ảnh 3

Những bếp than hồng tạo nên không gian ấm áp cho quán.
ẢNH: CAO AN BIÊN

Bà Huỳnh Thị Hồng (59 tuổi, ở Q.1) đến ăn cùng chồng và con trai, chia sẻ: “Điều tôi thích nhất ở quán không chỉ là món ăn, mà còn là không gian. Cùng gia đình ngồi bên bếp than hồng, vừa ăn lẩu bò nóng hổi vừa kể chuyện cho nhau nghe thì thật là tuyệt vời”.

Bà Sáu cho hay, có thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trước yêu cầu giãn cách xã hội bà đóng cửa quán. Vậy mà vẫn có khách đến hỏi mua lẩu. Những ngày bình thường, bà có việc đóng vẫn có khách đến tìm. Biết khách nhớ mình, hiếm khi bà nghỉ bán một ngày vì sợ làm khách buồn, nhất là những khách hàng ở xa lặn lội tìm đến quán của bà.

Gánh cả gia đình​

Bà Sáu cho biết quán lẩu chính là nguồn thu nhập chính của gia đình. Hiện tại, bà cùng hai người con phụ trách quán.

“Quán lẩu của đã giúp tôi nuôi sống toàn bộ gia đình. Không chỉ vậy, nó còn giúp tôi nuôi các cháu ăn học thành tài”, bà tâm sự.

Bà cho biết chồng của bà vừa bị tai nạn, nên hiện tại không thể lao động được nữa. Con trai cả của bà hiện tại chưa có vợ, còn con gái thì đã ly hôn. Bà có 2 người cháu ngoại, một người học đại học còn một người học lớp 7. Chi phí học tập hoàn toàn phụ thuộc vào quán lẩu của bà.

Vừa bán đã đông nghẹt, quán lẩu bò nồi đất 40 năm khiến khách đứng đợi hàng dài

Thịt bò được nấu theo công thức riêng nên rất mềm, mỗi ngày quán bán gần 40kg thịt bò.
ẢNH: CAO AN BIÊN

“Các cháu chính là động lực để tôi cố gắng mỗi ngày. Tôi chỉ mong sao mình còn đủ sức để làm, cùng các con nuôi cháu ăn học thành tài. Có như vậy, tôi mới yên tâm”, bà cho hay.

Ông Ngô Quang Thịnh (48 tuổi, con trai bà Sáu) cho biết, niềm vui của ông chính là được mỗi ngày cùng mẹ và chị làm lẩu để phục vụ cho mọi người và kiếm tiền nuôi các cháu đến trường.

“Thấy mọi người ăn uống vui vẻ, ông cũng cảm thấy rất hạnh phúc. Riêng về phần tôi, chắc đến khi nào các cháu thành công thì khi đó chắc tôi mới lấy vợ”, anh Thịnh tâm sự.

Bà Sáu cho biết thêm, số tiền bà kiếm được nhờ quán lẩu chỉ đủ sống, do việc chế biến món lẩu bò nồi đất tương đối tốn kém. Bà kể: “Chi phí mua than, mua thịt khá đắt đỏ. Do quán tôi dùng nhiều lò đất, nồi đất nên rất hay bị vỡ, phải mua mới. Đã vậy, giá lẩu cũng rất rẻ, chỉ 140.000 đồng đối với phần ăn cho 2 người nên cũng không lời được là bao”.

Dù vậy bà vẫn mong mình có đủ sức khỏe để nấu lẩu cho những người yêu món ăn của mình càng lâu càng tốt. Cứ như thế, quán lẩu bà Sáu mỗi đêm vẫn rực lửa than hồng ở một góc nhỏ của Q.3.

...
 
40 năm thì chém quá hồi đấy vẫn tiền hào tiền đồng làm gì có tiền nghìn thế quá bằng ăn bữa 1000$
củi lửa, thức ăn trong nam thừa mứa quá. như nhà mình thuộc diện giàu lâu năm ở HN tới năm 98 vẫn còn đun than, củi với lá khô ở vườn đây gần cuối 98 mới đổi sang đun gas bổ sung và than tổ ong vẫn chính hơn 80% số lần, thời lượng đun nấu. chắc dân HN toàn nghèo hèn quá
 
thực tế ở Hà Nội trước năm 2000 không có khái niệm lẩu bởi vì nó đắt từ thịt cá đến hải sản kg phải giờ bước ra chợ là có hải sản đang bơi đủ loại giá bình dân đâu
thứ 2 là củi lửa, nồi điện chuyên dụng kg có chẳng ai bê hẳn cả cái lò lên bàn cả đâu cả phần thời gian eo hẹp chẳng mấy ai ngồi lai rai mấy tiếng đồng hồ ngoài đường cả cùng lắm đi ăn đơn giản tầm 1 tiếng rồi về
nhà nào có điều kiện sắm bếp ga du lịch thì cũng đổi gió 1 tí khoảng 1,2 năm 1 lần nhưng cũng chẳng gọi là lẩu chỉ là nồi canh đặc biệt nhiều chất hơn thôi, món chính vẫn là xôi bún, cơm ăn thức ăn khác. Riêng rửa rau thời ngày xưa đã mất nhiều thời gian rồi, nước nôi đâu có thích thì dùng xả láng. cái bếp ga du lịch bé kg đun đc nồi to đại cho 10 người ăn đc, mà chẳng phải nhà nào cũng sắm đâu chứ đừng nói 1 nhà có 2 cái, số đấy hiếm lắm. nhà mình chưa bao giờ sở hữu bếp ga du lịch

trong nam có lẽ nhiều hơn, ảnh hưởng thêm xu hướng lẩu thái và món của người quảng đông phúc kiến nữa
 
Ăn lẩu mà đi với bạn bè đông là ngán lắm luôn vì cả đám cứ đợi nước sôi là đổ cả hết rau thịt tôm cá vào tả pí lù rồi quấy lên, rồi nhường nhau chia mỗi người 1 miếng, để lâu thịt rau nó nát ra chẳng ngon lành gì cả.

Lẩu chỉ nên ăn 1-2 người thôi, múc rau múc thịt vừa đủ, cái nào cần nhúng thì nhúng, vớt ra thì vớt, ăn vậy mới gọi là ăn
 
nhiều ng thói quen ăn bảo thủ ko thay đổi nên vậy thôi
vợ mình y chang v, ăn quán nào ngon là sau cứ phải xách xe đi chục cây số chỉ để ăn đúng món đó, khổ dâm vcc :( nhiều quán cũng phải đứng chờ y chang trong bài.
mình thì cứ đúng món mình thích là ngồi quán nào ăn cũng dc miễn đừng nấu quá dở.
 
Thích ăn quán nào đông vừa, đông quá đồ ăn chuẩn bị qua loa, gọi nhân viên mỏi mồm.
Phải đứng xếp hàng đợi thì thôi, chẳng phải chê khổ dâm, nhưng mất thời gian vl.
 
nhiều ng thói quen ăn bảo thủ ko thay đổi nên vậy thôi
vợ mình y chang v, ăn quán nào ngon là sau cứ phải xách xe đi chục cây số chỉ để ăn đúng món đó, khổ dâm vcc :( nhiều quán cũng phải đứng chờ y chang trong bài.
mình thì cứ đúng món mình thích là ngồi quán nào ăn cũng dc miễn đừng nấu quá dở.

Có series quán lẩu bò ở đà lạt, ăn quán nào cũng thấy ngon như nhau. Nhưng quán gốc nó đông khủng khiếp, dù nhìn bẩn nhất, phục vụ tệ nhất, để xe cũng lởm nhât.

Sent from HUAWEI ELE-AL00 using vozFApp
 
Ăn lẩu mà đi với bạn bè đông là ngán lắm luôn vì cả đám cứ đợi nước sôi là đổ cả hết rau thịt tôm cá vào tả pí lù rồi quấy lên, rồi nhường nhau chia mỗi người 1 miếng, để lâu thịt rau nó nát ra chẳng ngon lành gì cả.

Lẩu chỉ nên ăn 1-2 người thôi, múc rau múc thịt vừa đủ, cái nào cần nhúng thì nhúng, vớt ra thì vớt, ăn vậy mới gọi là ăn

Ăn lẩu như mình thấy thì từ 3-5 người 1 nồi là hợp lý. 2 người ăn lẩu thì trừ khi là thành phần bạn bè thân thiết thì mình mới ngồi , bởi vì ăn lẩu phải lai rai rất là lâu mà 2 người thì cực kỳ nhanh cạn chuyện mà nói. Trừ khi 2 người thân thiết lắm thì mới mang chuyện đời tư cá nhân , gia đình ra mà kể với nhau ; chứ quan hệ sơ sơ mà 2 người thì mình cứ cafe hoặc trà đá hướng dương chém dăm 3 câu rồi rút :)

Mà trong Nam không có mùa đông ăn lẩu chắc cũng mất 1/2 độ ngon rồi nhỉ. Lẩu mình thấy chỉ hợp nhất ăn vào mùa đông , hôm nào rất trời lạnh. Mùa hè ngồi ăn lẩu thì như khổ dâm :rolleyes:
 
Lẩu bò này chắc nằm đối diện công viên Thỏ trắng Lê Thị Riêng, Cmt8 gần với ngã 3 Trường sơn - Cmt8.

Nó đông vì nó rẻ nên sinh viên, giới văn phòng hay tới lui. Mấy năm 2009-2010 lúc còn sinh viên cũng hay tới ăn với mấy thằng bạn thân hoặc mấy ông cùng phòng ktx.

Đánh giá thì bên Hồ thị kỷ ăn ngon hơn vì cùng là lẩu giá rẻ cho sinh viên - văn phòng.
 
Ngon bằng lẩu bò Cô Thảo hồ thị kỷ ko?
Quán đó càng lúc càng dở, nguyên loạt quán khu đó :sweat: Fence thử lẩu đuôi bò Nguyễn Văn Đậu đi, giá ko rẻ nhưng ăn ok:still_dreaming: Có tiệm phở Thái Tuấn đường Hưng Phú Q8 cũng có bán lẩu bò đem về,nước lèo ở đay ngon:still_dreaming:
 
Back
Top