Vừa đánh con xong. Đau lòng quá

Con tôi tuổi rưỡi bữa vọc vòi nước tôi nói nó nhẹ tới lần thứ 3 ko nghe là ăn đòn ngay. lần sau chỉ cần bảo lấy roi là nó tự rút ko chơi nữa. nó mà ăn vạ ko dỗ ak. cho khóc chán thôi. xót thật nhưng dỗ lần sau nó quen cứ cho ăn vạ vài lần ko dỗ nó tự lại làm lành vs mình sau này ko dám ăn vạ nữa đâu
 
Chia sẻ tí với các bác, bản thân mình hồi 3 4 tuổi cũng cực kỳ cứng đầu và lỳ, tới nỗi bố mẹ đều nóng tính và cũng đập cho bấy nhấy đòn vì nếu bố mẹ làm trái ý cái gì là sẽ giãy giãy ăn vạ khóc thét hàng tiếng. Có một lần muốn mẹ bóc cho lá của cái bắp ngô để ăn nhưng không muốn bẻ cái lá ấy đi mà lộn ngược nó ra như kiểu cái váy ấy, mà mẹ mình lỡ bẻ mất, thế là giãy đành đạch như cá mắc cạn, khóc cả tiếng đồng hồ, mẹ bảo lấy cho bắp mới cũng lắc, lấy keo dính dính lại cũng lắc, nói chung là đòi phải là cái bắp ngô này, phải là cái lá này nguyên ban đầu. Thế xong mẹ mình làm một cách là: chọn đi, giờ hoặc là ăn bắp ngô mới hoặc là nhốt vào phòng cho khóc chán thì thôi, tất nhiên mình ngồi khóc tiếp đòi ăn vạ bắp ngô cũ ban đầu. Thế là mẹ mình bế đặt vào góc nhà cho ngồi khóc xong đi ra ngoài luôn. Khóc được 15p là chán rồi lại mò ra ngoài theo bố mẹ.
Trẻ con trong lứa tuổi trước dậy thì rất quấn bố mẹ, hãy lấy đây làm ưu điểm để dạy con. Đừng xa cách con hay quát mắng con thậm tệ quá sẽ tự đánh mất ưu thế của bản thân. Với trẻ quá bướng bỉnh, là do bố mẹ không để tâm hoặc chiều chuộng quá mức, thì phải dùng biện pháp mạnh trước, thậm chí là phạt roi để trẻ biết nếu hư sẽ không được ai yêu thương.

Gửi từ Samsung SM-N950N bằng vozFApp
Ví dụ này của thím có vẻ ổn. Em sẽ thử áp dụng. Nhưng chắc phải hôm nào có time chứ còn nó mà giở chứng vào giờ chuẩn bị đi làm thì bó tay
 
dm nghe vài trang nghĩ tới chuyện lấy vợ sinh con đẻ cái thụt mẹ dái vào
V092S5K.gif
tầm tới tuổi dậy thì còn kinh hơn nữa, ai nghĩđẻ con nuôi con sướng là lúc nó vài tuổi nhìn dễ thương thôi, sau này biết mặt ngayấy mà
FqPSFPf.gif
ai muốn di tới chuyện này thì nghĩ kĩ trước nhé,đủ khả năng làm bố mẹ k cáiđã
 
Vợ chồng tôi từ lúc sinh con đã lập kế hoạch sẵn rồi. 2 vợ chồng thì phải 1 cứng 1 mềm. Vợ đóng vai mềm, chiều nó 1 tí. Còn tôi là bố thì sẽ phải cứng. Thế là thằng cu gặp mẹ thì mới ăn vạ được, còn gặp tôi là im thin thít ko dám bày mấy cái trò kia.

Mà thực ra tôi cũng vía nặng. Chỉ lườm cái là im re ngay.
xd1H8sS.jpg
Nên cu cậu cũng ngoan. Vì nó cũng biết nó ko được chiều quá trớn sinh hư.
 
Câu chuyện của anh nó có thể có thật, nhưng tôi cũng có thể kể ra vài câu chuyện không cần đòn roi mà vẫn nên người, do vậy nên tôi nghĩ nên dừng lại những ví dụ đơn lẻ.
Có một điều đã được khẳng định, đó là những đứa trẻ lớn lên trong gia đình bạo lực sẽ có xu hướng sử dụng bạo lực nhiều hơn khi lớn lên. Rất nhiều đứa trẻ bị bạo hành mơ ước được lớn lên nhanh chóng, để không bị đánh, để được đánh người khác, và sau này khi trở thành ông bố, bà mẹ, trở thành các thầy cô giáo, trở thành thủ trưởng,… thì có xu hướng sử dụng quyền lực để đánh, mắng, đay nghiến con cái, nhân viên, học sinh,… Anh trông những ông bố mặt đỏ gay vì tức giận, những cô giáo hầm hầm vì tức tối, những bà mẹ chì chiết, đay nghiến con,… thì liệu anh nghĩ những thông điệp truyền tải lúc đấy là gì, sự yêu thương hay sự bất lực, những đứa trẻ nhận được gì, kiến thức hay chỉ là những hình ảnh đáng sợ trước mắt và sự sợ hãi tê cứng trong lòng.

Anh đang bị lầm giữa đánh cho bõ tức và đánh để răn dạy. Tôi chỉ nói vậy thôi.
Đến một thời điểm khi bố mẹ cùng nhận ra là quá muộn để đối thoại với con cái, khi nó không còn biết sợ lời răn, thì đòn roi là biện pháp cuối, và phải thực hiện trước khi nó bắt đầu hiểu "bố mẹ cũng chỉ đánh được thôi chứ sau vẫn nịnh mình" và lấy đó làm ưu thế để đòi quyền lợi

Gửi từ Samsung SM-N950N bằng vozFApp
 
Bố tôi cả đời ko đánh con cái, có 1 lần hồi bé bố tét vào mông rõ đau, không biết cố ý hay vô tình nhưng mình đau quá khóc tè le, nguyên nhân tét đít thì ko nhớ nhưng cái đánh ấy thì nhớ suốt đời.Chắc sau lần ấy bố hoảng quá ko dám đánh mình bao giờ nữa :D

Mẹ thì trước khi lên cấp 2 cũng thi thoảng đánh, từ hồi cấp 2 thì ko đánh nữa, hồi tiểu học có 1 lần mẹ đang ngồi bóc lạc với bà thì mình nhây gì đó làm mẹ cáu, mẹ vác chổi phang sao trúng cái mũi chảy máu toè loe.Hôm ấy quyết ghi hận suốt đời, đến bây giờ thì ko ghi hận gì cả nhưng nói chung vẫn không thể quên được.Nên nói chung các ông đừng bảo trẻ con thì nhanh quên nhé. :rolleyes:
 
Đang buồn ngủ quay sang bạn mình không ngủ nằm ọe è, cười hè hè nghĩ nó bực ơi là bực.
 
Câu chuyện của anh nó có thể có thật, nhưng tôi cũng có thể kể ra vài câu chuyện không cần đòn roi mà vẫn nên người, do vậy nên tôi nghĩ nên dừng lại những ví dụ đơn lẻ.
Có một điều đã được khẳng định, đó là những đứa trẻ lớn lên trong gia đình bạo lực sẽ có xu hướng sử dụng bạo lực nhiều hơn khi lớn lên. Rất nhiều đứa trẻ bị bạo hành mơ ước được lớn lên nhanh chóng, để không bị đánh, để được đánh người khác, và sau này khi trở thành ông bố, bà mẹ, trở thành các thầy cô giáo, trở thành thủ trưởng,… thì có xu hướng sử dụng quyền lực để đánh, mắng, đay nghiến con cái, nhân viên, học sinh,… Anh trông những ông bố mặt đỏ gay vì tức giận, những cô giáo hầm hầm vì tức tối, những bà mẹ chì chiết, đay nghiến con,… thì liệu anh nghĩ những thông điệp truyền tải lúc đấy là gì, sự yêu thương hay sự bất lực, những đứa trẻ nhận được gì, kiến thức hay chỉ là những hình ảnh đáng sợ trước mắt và sự sợ hãi tê cứng trong lòng.
Tôi không hề nói đến bạo hành hay bạo lực, ăn roi là ăn đúng và đau để không tái phạm.
Tôi nhớ không nhầm thì từ nhỏ đến bây giờ (3 xịch), tôi ăn roi chưa tới 5 lần. Tôi không sợ roi, chỉ sợ nước mắt của mẹ.
Còn bạo lực và bạo hành không phải là hành vi dạy con, nên không bàn ở đây.
 
Mới 2 tuổi thôi nhưng thằng này nhà em nó già hơn tuổi. Khôn và biết nhiều như đứa 3 tuổi ý. Dạo này bị khủng hoảng tuổi lên 2, thích làm theo ý mình. Buổi tối đái ướt 5 cái quần nhưng dạy thế nào cũng nhất định không chịu đi đái. Đơn giản là cháu thích đái ra quần thôi, cô giáo nó cũng bó tay cái này rồi. Rồi hôm nay lại thích vừa ăn vừa vầy thức ăn rắc khắp nhà, đòi ăn nem nhưng phải 1 mình ôm cả đĩa nem mới chịu. Bố xin lại đĩa thì lăn ra đất ăn vạ rồi đái luôn, lăn luôn vào bãi nước đái. Mình thay quần áo cho xong mới đặt cháu vào giường thì lại dỗi rồi không cho bố động vào người. Nằm rên rỉ 1 tí mình bực quá ngồi trên ghế ko để ý 1 lúc lại thấy đái ướt quần ướt giường tiếp. Ôi nản vcl. Tức mình cởi quần nó ra để đóng bỉm thì ông ý dãy chân ko cho làm. Thế là mình quát và tét vào đít cho 2 cái. Ôi trời nó gào thảm thiết. Giờ ngủ luôn rồi.
Buồn cái là hôm nay con mang 1 ký ức không đẹp với bố để đi vào giấc ngủ
Cứ mông mà quất. Nhà phải 1 người chiều, 1 người trị. Ko thì nó sẽ bị ảo tưởng là bố thiên hạ

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ví dụ này của thím có vẻ ổn. Em sẽ thử áp dụng. Nhưng chắc phải hôm nào có time chứ còn nó mà giở chứng vào giờ chuẩn bị đi làm thì bó tay

Đấy là mẹ em cũng giải thích chán chê rằng cái bắp ngô đã bẻ rồi thì không thể liền lại được như ban đầu, nịnh chán chê rằng thôi mua cho cái mới với ngày mai đền cái khác y hệt thế này.
Tầm 3 4 tuổi là đã nhận thức sơ sơ được những điều cơ bản rồi, vì thế vẫn phải giải thích trước cho trẻ hiểu rằng trẻ không được như thế, để tới lúc ra đòn thì trẻ hiểu rằng mình đã thua trong cuộc ăn vạ, từ đí đảm bảo không có lần thứ hai.
Tại sao em lại nhớ được chuyện này, thậm chí là cực kỳ nhiều chuyện khác hồi nhỏ khi bị phạt, đơn giản là nó hiệu quả.
Cùng với chuyện này là thằng con nhà hàng xóm, cũng ăn vạ khóc lóc y hệt, bố mẹ chiều hết. Tới lúc 6 7 tuổi thì cứ nửa đêm nó thèm ăn gì là khóc um lên đòi đi mua bằng được, lúc ấy nọc ra đánh nó còn khóc to hơn, lại phải bày trò hứa hẹn mua cái này cái kia.
Nói chung răn dạy trẻ biết giới hạn từ sớm thì sau này rất dễ trong điều chỉnh

Gửi từ Samsung SM-N950N bằng vozFApp
 
Nghĩ tới lúc con mình tới tuổi dậy thì, thanh niên nó mắc dại giống mình hồi xưa lật đật đeo bao vào :burn_joss_stick:
 
Mới 2 tuổi thôi nhưng thằng này nhà em nó già hơn tuổi. Khôn và biết nhiều như đứa 3 tuổi ý. Dạo này bị khủng hoảng tuổi lên 2, thích làm theo ý mình. Buổi tối đái ướt 5 cái quần nhưng dạy thế nào cũng nhất định không chịu đi đái. Đơn giản là cháu thích đái ra quần thôi, cô giáo nó cũng bó tay cái này rồi. Rồi hôm nay lại thích vừa ăn vừa vầy thức ăn rắc khắp nhà, đòi ăn nem nhưng phải 1 mình ôm cả đĩa nem mới chịu. Bố xin lại đĩa thì lăn ra đất ăn vạ rồi đái luôn, lăn luôn vào bãi nước đái. Mình thay quần áo cho xong mới đặt cháu vào giường thì lại dỗi rồi không cho bố động vào người. Nằm rên rỉ 1 tí mình bực quá ngồi trên ghế ko để ý 1 lúc lại thấy đái ướt quần ướt giường tiếp. Ôi nản vcl. Tức mình cởi quần nó ra để đóng bỉm thì ông ý dãy chân ko cho làm. Thế là mình quát và tét vào đít cho 2 cái. Ôi trời nó gào thảm thiết. Giờ ngủ luôn rồi.
Buồn cái là hôm nay con mang 1 ký ức không đẹp với bố để đi vào giấc ngủ
đọc cái lí do thấy 2 vợ chồng bác chiều con quá đáng rồi, ngày trước tôi làm gì có chuyện được chiều như thế này, tôi khuyên cái j chiều thì chiều ăn vạ thì cứ đòn roi, đánh con là xót nhưng để con hư còn xót hơn, nhỏ đánh nhẹ lớn đánh nặng. như trước má tôi đánh cho máu rứt rứt ra còn bắt đi tắm xong vô đánh tiếp, đánh mà hàng xóm nhìn còn sợ h vẫn sống tốt ngoan ngoãn bt đây
 
Nếu sử dụng tới đòn roi thì phải làm tới nơi tới chốn. Chứ kiểu đánh nửa vời sợ nó đau thì chỉ phản tác dụng thôi. Con gái mình hơn 1 tuổi đã bị ăn trận đòn đầu tiên rồi, tới 3 tuổi thì mới ăn đòn 3 lần thôi nhưng mà lần nào cũng nhớ đời. Giờ nói nhỏ nhẹ là nó nghe răm rắp.
Tôi chưa bao giờ lớn tiếng với con luôn chứ đừng nói chửi mắng. Nhưng mà hễ sai thì bị đập là nhớ đời.
KO nên đánh.. có nhiều cách phạt mà...Sao phải làm đau thể xác chúng khi mình là người đẻ ra...Hãy bình tĩnh hơn có được không?
 
Nói thế này có vẻ hơi ba hoa, việc đánh con nặng nhẹ còn phải tùy iq của trẻ.
Các bác có cảm giác quá nhiều đứa trẻ hiện nay nó khôn ranh cực kỳ không? Đây là đối tượng nhận thức rất nhanh, cần phải răn dạy trước khi có quyết định ra đòn. Còn vẫn có những đứa hơi "tồ", hơi nhút nhát, thì chủ yếu là dỗ ngon dỗ ngọt thôi.
Tôi với thằng hàng xóm sát vách (không phải thằng tôi kể ở trên) đều là hai đứa thông minh và lì lợm, ngày bé hay đùa nghịch với bướng nên bị nọc đánh suốt. Sợ đòn là có nhưng nghịch ngợm thì trẻ con tất nhiên vẫn nghịch nên bị ăn đánh dài, cơ mà vẫn biết là bố mẹ yêu thương mình, nhiều lúc cũng biết sai, kiểu đòi bằng được phải thế này thế kia (thằng hàng xóm là trốn đi chơi net) nhưng cứ làm, sau bị đánh cho bấy nhấy đít mà có sợ đâu. Khác với thằng cháu ruột bây giờ, cu cậu lớp 2 rồi, tồ tồ với ngây ngô, đi học toàn quên đồ với mải chơi, hay nói chuyện. Bố mẹ chỉ quát mắng rồi nhắc với nịnh thôi chứ đòn roi toàn là dọa. Quất cho một lần, lần sau cứ bảo "lấy roi ra nhé" là như cún con. Mà lúc đánh đều hỏi "biết tại sao hôm nay bị đánh không?"
Cu cậu ngoan, nhưng tồ với chậm, thành ra bố mẹ dễ dạy hơn nhiều.

Gửi từ Samsung SM-N950N bằng vozFApp
 
Con dưới 3 tuổi mà các bác ủng hộ đánh con là sai. Lấy ví dụ 1 bác trên nói con 1 tuổi rưỡi nghịch nước, nhắc 3 lần không dừng là đánh. Thực ra làm vậy nó sợ nhưng để lại trong tâm trí nó là chưa thỏa mãn, vẫn sẽ nghịch khi không có bố mẹ ở đó để nó thỏa mãn sự khám phá, thứ 2 nó sẽ bị ảnh hưởng tâm lý là bố mẹ đánh nó vô cớ và lớn lên chút nó cũng sẽ đánh lại bố mẹ hoặc bạn bè.

Vấn đề mình muốn nói ở đây là lúc sinh ra đến 1.5 tuổi nó không có khái niệm nước là gì, không có khái niệm đúng sai, nên các bác có đánh nó cũng miễn cưỡng là bị khống chế thôi. Việc bố mẹ lúc đó phải giải thích cho con khái niệm nước là gì, thế nào là đúng, thế nào là sai, sai thì sẽ như thế nào, sai thì tốt hay xấu...Khi nhận ra được thì trẻ sẽ dần hiểu vấn đề và dần nghe lời hơn..

Các bác thử đặt người lớn vào vị trí đó đi, giả sử bác bước ra khỏi nhà có người cầm roi đó, dọa bác 3 lần không vào nhà thì sẽ đánh mà không giải thích rõ lý do, không nói rõ vì sao ra đường là không được phép ko? Lúc đó chắc có án mạng hoặc không làm được gì thì vẫn đi vào với sự căm thù thôi. Quay lại với tụi trẻ, những lúc đánh nó cho dù giải thích theo cách người lớn nó vẫn thấy vô lý và áp đặt, giải thích cho nó phải nói theo kiểu nó hiểu, nói theo cách mà nó chưa biết khái niệm gì ấy và tất nhiên rất khó và tốn công sức và cần phải hiểu thấu con mình nữa
 
có đánh thì dùng cây roi mây hoặc những loại dẻo dẻo mà đánh......nó rất đau phía ngoài da nhưng k chấn thương nội tạng hay xương khớp
 
Con dưới 3 tuổi mà các bác ủng hộ đánh con là sai. Lấy ví dụ 1 bác trên nói con 1 tuổi rưỡi nghịch nước, nhắc 3 lần không dừng là đánh. Thực ra làm vậy nó sợ nhưng để lại trong tâm trí nó là chưa thỏa mãn, vẫn sẽ nghịch khi không có bố mẹ ở đó để nó thỏa mãn sự khám phá, thứ 2 nó sẽ bị ảnh hưởng tâm lý là bố mẹ đánh nó vô cớ và lớn lên chút nó cũng sẽ đánh lại bố mẹ hoặc bạn bè.

Vấn đề mình muốn nói ở đây là lúc sinh ra đến 1.5 tuổi nó không có khái niệm nước là gì, không có khái niệm đúng sai, nên các bác có đánh nó cũng miễn cưỡng là bị khống chế thôi. Việc bố mẹ lúc đó phải giải thích cho con khái niệm nước là gì, thế nào là đúng, thế nào là sai, sai thì sẽ như thế nào, sai thì tốt hay xấu...Khi nhận ra được thì trẻ sẽ dần hiểu vấn đề và dần nghe lời hơn..

Các bác thử đặt người lớn vào vị trí đó đi, giả sử bác bước ra khỏi nhà có người cầm roi đó, dọa bác 3 lần không vào nhà thì sẽ đánh mà không giải thích rõ lý do, không nói rõ vì sao ra đường là không được phép ko? Lúc đó chắc có án mạng hoặc không làm được gì thì vẫn đi vào với sự căm thù thôi. Quay lại với tụi trẻ, những lúc đánh nó cho dù giải thích theo cách người lớn nó vẫn thấy vô lý và áp đặt, giải thích cho nó phải nói theo kiểu nó hiểu, nói theo cách mà nó chưa biết khái niệm gì ấy và tất nhiên rất khó và tốn công sức và cần phải hiểu thấu con mình nữa

Đúng thế. Vì thế mới có chuyện phải đặt quy tắc.
Ví dụ: con không được đái ra quần, không được đái ra đệm.
Con sẽ thắc mắc tại sao không được làm thế, phải giải thích cụ thể chứ không được nói "lớn rồi sẽ hiểu", giải thích tới lúc nào chính nó không muốn nghe nữa thì thôi, nó sẽ ngầm mặc định là cái này phức tạp quá. Sau đó nó sẽ làm thêm một lần nữa, lúc này phải quát và nói cho nó biết là con đã làm những thứ không được phép làm, giờ sẽ bị phạt không cho chơi đồ chơi bla bla. Lúc này nếu ai đó thương và dỗ trẻ thì sẽ đi tới nước như nhà chủ thread, nó thích thì làm vì biết kiểu gì cũng được tha. Tới lúc này thì phải bắt buộc ra roi, vì càng đối thoại, càng nịnh, nó càng cho rằng "bố mẹ chỉ làm được tới vậy, không đáng sợ"

Gửi từ Samsung SM-N950N bằng vozFApp
 
Back
Top