thảo luận Tài chính cá nhân/Tài chính gia đình

Em cũng đang tìm hiểu để đầu tư chứng chỉ quỹ. Hiện tại em thấy trên timo có mục đầu tư của vinacapital và trên viettelpay có savenow. Em không biết 2 dạng đầu tư này so với đầu tư trực tiếp trên các quỹ phương án nào tốt hơn nhỉ?
 

Attachments

  • z2273167573770_310a519bc4a48c366a0fe75ee270910a.jpg
    z2273167573770_310a519bc4a48c366a0fe75ee270910a.jpg
    256.4 KB · Views: 228
  • z2273167611006_dc17dd3816bc7cdf95780696dbbebd93.jpg
    z2273167611006_dc17dd3816bc7cdf95780696dbbebd93.jpg
    190.2 KB · Views: 219
Em cũng đang tìm hiểu để đầu tư chứng chỉ quỹ. Hiện tại em thấy trên timo có mục đầu tư của vinacapital và trên viettelpay có savenow. Em không biết 2 dạng đầu tư này so với đầu tư trực tiếp trên các quỹ phương án nào tốt hơn nhỉ?
Đừng dùng savenow nhé bạn, lởm lắm. Nếu muốn dùng dạng tích lũy vừa và nhỏ thì dùng finhay ấy. Bên đó nhiều sản phẩm hơn, có cả gói tiết kiệm không kì hạn 7% khá ngon.
Ưu điểm của đầu tư qua app so với mua chứng chỉ quỹ trực tiếp đó là khoản đầu tư tối thiểu chỉ 50k, nạp tiền vào nó sẽ mua số lượng chứng chỉ quỹ lẻ lẻ tương ứng.
Mua trực tiếp thì tối thiểu 1tr hay sao đó.
1 phút dành cho quảng cáo: nếu sử dụng finhay thì nhập mã giới thiệu của mình lấy gói tiết kiệm ko kì hạn 7% nhé.
 
Đừng dùng savenow nhé bạn, lởm lắm. Nếu muốn dùng dạng tích lũy vừa và nhỏ thì dùng finhay ấy. Bên đó nhiều sản phẩm hơn, có cả gói tiết kiệm không kì hạn 7% khá ngon.
Ưu điểm của đầu tư qua app so với mua chứng chỉ quỹ trực tiếp đó là khoản đầu tư tối thiểu chỉ 50k, nạp tiền vào nó sẽ mua số lượng chứng chỉ quỹ lẻ lẻ tương ứng.
Mua trực tiếp thì tối thiểu 1tr hay sao đó.
1 phút dành cho quảng cáo: nếu sử dụng finhay thì nhập mã giới thiệu của mình lấy gói tiết kiệm ko kì hạn 7% nhé.
Mình ko rõ bạn là người dùng bên Finhay hay seeder cơ mà mình ko thích Finhay vì rủi ro pháp lý khá cao. Bản chất Finhay (hay Savenow) là 1 dạng quỹ mở fund of funds, nhưng lại ko được quản lý chặt chẽ như 1 quỹ đầu tư bình thường. 1 số sản phẩm Finhay liên kết với Thiên Việt thì tiền còn nằm ở Thiên Việt, chứ 1 số sản phẩm đầu tư vào quỹ mở thì tiền của bạn đứng dưới tên Finhay, còn bạn chỉ có quyền claim Finhay thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC thôi. Và phần tiền này ko được giám sát bởi 1 tổ chức giám sát có uy tín. Ví dụ quỹ mở sẽ phải thuê ngân hàng giám sát (như BIDV hay Standard Chartered), mọi tiền ra tiền vào đều qua ngân hàng này hết. Còn Finhay thì thuê 1 công ty ko ai biết tên để giám sát :D
//Savenow mình k có tài khoản nên ko rõ như nào.
1610376184378.png


Để tiện so sánh thì các bạn có thể tham khảo trang web của VBP và Standard Chartered. VBP là 1 công ty kế/kiểm toán, ko thấy giới thiệu chức năng giám sát quỹ. Còn SC thì được phần lớn các quỹ mở ở VN chọn làm ngân hàng giám sát rồi. Phải được BTC và TTLKCK cấp phép mới được làm chứ.
https://vbp.vn/?scroll=nav-intro
 
Mình ko rõ bạn là người dùng bên Finhay hay seeder cơ mà mình ko thích Finhay vì rủi ro pháp lý khá cao. Bản chất Finhay (hay Savenow) là 1 dạng quỹ mở fund of funds, nhưng lại ko được quản lý chặt chẽ như 1 quỹ đầu tư bình thường. 1 số sản phẩm Finhay liên kết với Thiên Việt thì tiền còn nằm ở Thiên Việt, chứ 1 số sản phẩm đầu tư vào quỹ mở thì tiền của bạn đứng dưới tên Finhay, còn bạn chỉ có quyền claim Finhay thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC thôi. Và phần tiền này ko được giám sát bởi 1 tổ chức giám sát có uy tín. Ví dụ quỹ mở sẽ phải thuê ngân hàng giám sát (như BIDV hay Standard Chartered), mọi tiền ra tiền vào đều qua ngân hàng này hết. Còn Finhay thì thuê 1 công ty ko ai biết tên để giám sát :D
//Savenow mình k có tài khoản nên ko rõ như nào.
View attachment 364779

Để tiện so sánh thì các bạn có thể tham khảo trang web của VBP và Standard Chartered. VBP là 1 công ty kế/kiểm toán, ko thấy giới thiệu chức năng giám sát quỹ. Còn SC thì được phần lớn các quỹ mở ở VN chọn làm ngân hàng giám sát rồi. Phải được BTC và TTLKCK cấp phép mới được làm chứ.
https://vbp.vn/?scroll=nav-intro
Cái này cũng giống thằng Flexicash của TCBS đúng k bác? Đóng rút linh hoạt, nhưng mà lãi suất thấp hơn rõ rệt.
Hỏi bác chút là hiện giờ lãi suất thấp khá thấp, dòng tiền nhỏ lẻ đổ vào CCQ, trái phiếu có vẻ k khả thi lắm. Bác có lời khuyên nào đc k ạ?
 
Cái này cũng giống thằng Flexicash của TCBS đúng k bác? Đóng rút linh hoạt, nhưng mà lãi suất thấp hơn rõ rệt.
Hỏi bác chút là hiện giờ lãi suất thấp khá thấp, dòng tiền nhỏ lẻ đổ vào CCQ, trái phiếu có vẻ k khả thi lắm. Bác có lời khuyên nào đc k ạ?
Flexicash khác chứ bạn, Flexicash vẫn là 1 quỹ đầu tư được cấp phép và giám sát tử tế, có điều họ sẽ đầu tư vào những sản phẩm tài chính ngắn hạn lợi nhuận thấp để đảm bảo tính thanh khoản thôi. Trái phiếu giờ nếu tiền to thì vẫn kiếm được trái lãi 9%/năm, còn CCQ thì muốn tìm kiếm lợi nhuận thì buộc phải đầu tư CCQ cổ phiếu thôi.. Cơ mà nhớ phần rủi ro nữa nhé.
 
Mình ko rõ bạn là người dùng bên Finhay hay seeder cơ mà mình ko thích Finhay vì rủi ro pháp lý khá cao. Bản chất Finhay (hay Savenow) là 1 dạng quỹ mở fund of funds, nhưng lại ko được quản lý chặt chẽ như 1 quỹ đầu tư bình thường. 1 số sản phẩm Finhay liên kết với Thiên Việt thì tiền còn nằm ở Thiên Việt, chứ 1 số sản phẩm đầu tư vào quỹ mở thì tiền của bạn đứng dưới tên Finhay, còn bạn chỉ có quyền claim Finhay thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC thôi. Và phần tiền này ko được giám sát bởi 1 tổ chức giám sát có uy tín. Ví dụ quỹ mở sẽ phải thuê ngân hàng giám sát (như BIDV hay Standard Chartered), mọi tiền ra tiền vào đều qua ngân hàng này hết. Còn Finhay thì thuê 1 công ty ko ai biết tên để giám sát :D
//Savenow mình k có tài khoản nên ko rõ như nào.
View attachment 364779

Để tiện so sánh thì các bạn có thể tham khảo trang web của VBP và Standard Chartered. VBP là 1 công ty kế/kiểm toán, ko thấy giới thiệu chức năng giám sát quỹ. Còn SC thì được phần lớn các quỹ mở ở VN chọn làm ngân hàng giám sát rồi. Phải được BTC và TTLKCK cấp phép mới được làm chứ.
https://vbp.vn/?scroll=nav-intro
Mình là người dùng, chỉ đầu tư nhỏ vài chục triệu nên tìm hiểu sơ qua, thấy nó hoạt động lâu rồi chưa có phốt nên giới thiệu thôi bạn.
Hóng cao nhân vào chỉ giáo thêm.
 
Mình là người dùng, chỉ đầu tư nhỏ vài chục triệu nên tìm hiểu sơ qua, thấy nó hoạt động lâu rồi chưa có phốt nên giới thiệu thôi bạn.
Hóng cao nhân vào chỉ giáo thêm.
Mình thì mình chỉ nói về mặt lý thuyết thì rủi ro là như thế, mọi người biết và chấp nhận rủi ro đó là đợc :D Chứ phốt thì ko dám bóc phốt ai cả, Finhay cũng ko có phốt gì cả.
Cơ mà hey đợi đến lúc phốt rồi thì nói làm gì nữa :D
 
Hnay mới tư vấn cho 1 bạn vozer, mình xin phép chia sẻ nhanh câu chuyện của bạn lên đấy (đã được bạn đồng ý), cái này chắc chắn nhiều người đã/đang/sẽ gặp phải, cần phải hết sức lưu ý.

Bạn vozer này 9x, đã có gia đình. Thu nhập 2 vợ chồng khoảng 20-25tr/tháng. Năm ngoái ra ngân hàng VIB được quảng cáo sản phẩm bảo hiểm đầu tư lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm nên đã chốt 1 hợp đồng phí 30tr/năm với mức bảo vệ như bên dưới (tử vong 1 tỷ, tai nạn 100tr, bệnh hiểm nghèo 100tr). 1 năm sau đọc thớt của mình + tình hình tài chính khó khăn hơn do covid nên ko theo được hợp đồng cũ nên có liên hệ với mình nhờ tư vấn. Sau đây là 1 số vấn đề mà mình phát hiện ra:
1. Hợp đồng này cấu trúc sản phẩm và phí quá tệ và đắt. Đóng 30tr/năm mà bị ung thư chỉ được trả có 100tr thì nói làm gì? Người có 30tr để đóng phí bảo hiểm thì cũng chẳng thiếu 100tr để chữa ung thư. Trước mình có làm cho 1 khách nữ 9x background tương tự, cùng loại sản phẩm nhưng mức bảo vệ là tử vong 1 tỷ, tai nạn 500tr, bệnh hiểm nghèo 500tr, và phí chỉ có 16tr/năm!
2. Sản phẩm này ko phù hợp với tình hình tài chính của bạn vozer này, thu nhập 2 người 25tr/tháng, 1 người khoảng 15tr thôi mà đóng tận 30tr tức là 2 tháng lương của bạn đó cho bảo hiểm! Tiền này để mua CCQ VFM còn hơn.
3. Tình hình sức khỏe của bạn vozer này ko phải quá tốt, và tvv ko hề kê khai 1 tí gì trong hồ sơ cả. Sau khi hỏi hết về tình hình sức khỏe của bạn đó thì mình đã khuyên là nên thay đổi lối sống cải thiện sức khỏe trước rồi 1 năm sau hãy mua! Còn cái hợp đồng cũ chắc chắn là vô hiệu rồi vì ko kê khai đầy đủ khá nhiều bệnh phức tạp.
Bạn này thì BMI 32, gan nhiễm mỡ, mỡ máu (là hệ quả của BMI 32), bệnh tuyến giáp, bệnh dạ dày. Chuyện ko kê khai sức khỏe thì nói mãi rồi, cơ mà mình muốn nói thêm là bản thân thẩm định viên của các cty bảo hiểm làm việc cũng ko có tâm. 1 khách hàng mà BMI 32 mà kê khai "không có bệnh gì" là rất vô lý, nếu "có tâm" thì có thể yêu cầu khách đi khám sức khỏe (khám chắc chắn sẽ ra các bệnh nói trên), sau đó nếu có loại trừ hay tăng phí gì thì còn thông báo cho KH biết. Chứ cứ tự động ok phát hành hợp đồng thu tiền thì cuối cùng khách hàng là người chịu thiệt thôi khi tiền mất mà hợp đồng vô hiệu.

1610378556886.png

1610379755452.png
 
Hnay mới tư vấn cho 1 bạn vozer, mình xin phép chia sẻ nhanh câu chuyện của bạn lên đấy (đã được bạn đồng ý), cái này chắc chắn nhiều người đã/đang/sẽ gặp phải, cần phải hết sức lưu ý.

Bạn vozer này 9x, đã có gia đình. Thu nhập 2 vợ chồng khoảng 20-25tr/tháng. Năm ngoái ra ngân hàng VIB được quảng cáo sản phẩm bảo hiểm đầu tư lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm nên đã chốt 1 hợp đồng phí 30tr/năm với mức bảo vệ như bên dưới (tử vong 1 tỷ, tai nạn 100tr, bệnh hiểm nghèo 100tr). 1 năm sau đọc thớt của mình + tình hình tài chính khó khăn hơn do covid nên ko theo được hợp đồng cũ nên có liên hệ với mình nhờ tư vấn. Sau đây là 1 số vấn đề mà mình phát hiện ra:
1. Hợp đồng này cấu trúc sản phẩm và phí quá tệ và đắt. Đóng 30tr/năm mà bị ung thư chỉ được trả có 100tr thì nói làm gì? Người có 30tr để đóng phí bảo hiểm thì cũng chẳng thiếu 100tr để chữa ung thư. Trước mình có làm cho 1 khách nữ 9x background tương tự, cùng loại sản phẩm nhưng mức bảo vệ là tử vong 1 tỷ, tai nạn 500tr, bệnh hiểm nghèo 500tr, và phí chỉ có 16tr/năm!
2. Sản phẩm này ko phù hợp với tình hình tài chính của bạn vozer này, thu nhập 2 người 25tr/tháng, 1 người khoảng 15tr thôi mà đóng tận 30tr tức là 2 tháng lương của bạn đó cho bảo hiểm! Tiền này để mua CCQ VFM còn hơn.
3. Tình hình sức khỏe của bạn vozer này ko phải quá tốt, và tvv ko hề kê khai 1 tí gì trong hồ sơ cả. Sau khi hỏi hết về tình hình sức khỏe của bạn đó thì mình đã khuyên là nên thay đổi lối sống cải thiện sức khỏe trước rồi 1 năm sau hãy mua! Còn cái hợp đồng cũ chắc chắn là vô hiệu rồi vì ko kê khai đầy đủ khá nhiều bệnh phức tạp.
Bạn này thì BMI 32, gan nhiễm mỡ, mỡ máu (là hệ quả của BMI 32), bệnh tuyến giáp, bệnh dạ dày. Chuyện ko kê khai sức khỏe thì nói mãi rồi, cơ mà mình muốn nói thêm là bản thân thẩm định viên của các cty bảo hiểm làm việc cũng ko có tâm. 1 khách hàng mà BMI 32 mà kê khai "không có bệnh gì" là rất vô lý, nếu "có tâm" thì có thể yêu cầu khách đi khám sức khỏe (khám chắc chắn sẽ ra các bệnh nói trên), sau đó nếu có loại trừ hay tăng phí gì thì còn thông báo cho KH biết. Chứ cứ tự động ok phát hành hợp đồng thu tiền thì cuối cùng khách hàng là người chịu thiệt thôi khi tiền mất mà hợp đồng vô hiệu.

View attachment 364816
View attachment 364848
Mình ghét nhất những thể loại tư vấn bảo hiểm vô lương tâm như thế. Không giải thích cho khách hàng, không đặt mình vào vị trí của khách hàng, chỉ nhăm nhe thuyết phục khách, vẽ ra quyền lợi mà lờ đi những điểm hạn chế của hợp đồng để cho dễ kí còn ăn tiền nhanh.
Một phần nữa là chúng ta quá tin người và chưa có kĩ năng đọc hợp đồng nên mới dẫn đến tình trạng như trên. Cũng may mắn là anh bạn này cũng chỉ mới đóng 1 năm, coi như tiền phí năm đầu mua 1 bài học kinh nghiệm.
Mình lúc mua bảo hiểm tìm hiểu rất kĩ, kê khai bệnh tật từ lúc học mẫu giáo cho khỏi mất công tranh chấp. Anh đã biết tình trạng của tôi, 1 là anh bán bảo hiểm và làm đúng nghĩa vụ của mình, 2 nếu anh thấy rủi ro quá ko bán thì mời anh đi về.
 
nếu được thì thím làm 1 bài giải thích ngắn gọn về các loại quỹ được không,qua giờ tìm hiểu thấy rối quá,nào là quỹ đóng,quỹ mở,quỹ phòng hộ,quỹ tương hỗ,quỹ ETF,...nhiều loại quỹ quá
 
nếu được thì thím làm 1 bài giải thích ngắn gọn về các loại quỹ được không,qua giờ tìm hiểu thấy rối quá,nào là quỹ đóng,quỹ mở,quỹ phòng hộ,quỹ tương hỗ,quỹ ETF,...nhiều loại quỹ quá
Cái này là đi sâu về kiến thức chuyên môn rồi, mình nghĩ với mọi người ko cần tìm hiểu kĩ đến như thế. Chỉ cần tìm hiểu cái quỹ mà mình muốn đầu tư nó sẽ thay mình đầu tư vào loại tài sản nào thôi: Trái phiếu, cổ phiếu hay gì? Và rủi ro của các loại tài sản này là gì, mình có chấp nhận được hay không.
 
Thớt nhận tư vấn trả phí hay thế nào vậy ạ, mình cũng có chút nhu cầu :bad_smelly:
Có gì hộp mình chi tiết với
 
2 cuốn dễ đọc nhất để bắt đầu là Thịnh vượng tài chính tuổi 30 tập 1 và 2. Tôi từng giới thiệu quyển này cho nhiều người, rất nhiều trong số đó không đọc vì cái tên sách nghe rất đa cấp, thế nhưng "don't judge a book by its cover"
E đọc thấy nó cũng sao sao ấy. Hay vì e qua tuổi 30 rồi :))
 
5. Bảo vệ (Protection)

Bảo vệ ở đây chính là các thể loại bảo hiểm mà chúng ta nên có. Ở đây mình muốn làm rõ bản chất của bảo hiểm là 1 dạng chi phí, chúng ta bỏ tiền ra để mua sự an tâm, đổi lại khi có sự kiện rủi ro xảy ra thì sẽ được bồi thường 1 số tiền lớn, nếu sự kiện rủi ro không xảy ra thì chúng ta sẽ mất phần phí đã đóng. Tất cả các loại bảo hiểm trên đời này (trừ bảo hiểm xã hội) đều có chung bản chất như vậy. Vì vậy, nếu có ai đó giới thiệu cho các bạn 1 loại bảo hiểm vừa để bảo vệ vừa để tích lũy/đầu tư thì đừng tin, nói như vậy là hoàn toàn không hiểu gì về bản chất của bảo hiểm và tài chính cá nhân/gia đình cả.
OK giờ mình sẽ điểm qua các loại bảo hiểm (trừ BHXH) mà chúng ta nên có, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Bảo hiểm y tế: Là cái bảo hiểm của Nhà nước mà phí đâu đó khoảng 350k/năm đó. Bảo hiểm này ai cũng phải có, không nên coi thường một chút nào. Có thể nếu bạn hắt hơi sổ mũi thì đi khám dịch vụ cũng được chứ chẳng ai đi khám BHYT, nhưng một khi có bệnh nặng cần điều trị thì BHYT có thể giúp gánh được 1 phần không nhỏ chi phí điều trị. Như mình đã nói ở trên, BHYT là 1 dạng chi phí, không ốm đau vào bệnh viện thì sẽ mất 350k mà không được gì cả.

Bảo hiểm sức khỏe: Tương tự như bảo hiểm y tế nhưng mà là của tư nhân (Bảo Việt, Liberty, VBI, Pacific Cross, PTI, v.v). Ngoài kia có rất nhiều công ty bán BHSK để chúng ta so sánh lựa chọn. Phí hàng năm thường rơi vào khoảng từ 2-10tr/năm tùy gói. Nên có để được chi trả những chi phí ngoài BHYT không chi trả, nếu công ty nơi các bạn làm việc mua cho rồi thì thôi (có mua thêm cũng không được bồi thường 2 lần đâu). Như mình đã nói ở trên, BHSK cũng là 1 dạng chi phí, không ốm đau vào bệnh viện thì sẽ mất 2-10tr mà không được gì cả.

Bảo hiểm nhân thọ: Đây rồi, đây là phần mà mình thấy 96.69% người đã mua BHNT không hiểu gì cả và dẫn đến mua sai -> Chỉ béo công ty bảo hiểm + tư vấn viên. Để mị nói cho mà nghe…
À trước khi nói thì mình phải tuyên bố xung đột lợi ích, đó là mình có đi bán BHNT dạo (như dưới sign), lý do nhảy vào mảng này là vì mình đã từng là người đi mua BHNT và nhận thấy hầu hết các tư vấn viên hoặc là không hiểu về bản chất của BHNT, hoặc có xung đột lợi ích vì lương/hoa hồng của họ gắn trực tiếp vào số hợp đồng/số phí thu được của khách hàng. Đó là lí do vì sao mà hầu hết các khách hàng mua BHNT đều mua sai (hoặc quá đắt hoặc không phù hợp với tình hình tài chính của cá nhân/gia đình), đổi lại cái thiệt của khách hàng chính là hoa hồng của tư vấn viên và lợi nhuận của công ty bảo hiểm. Vì vậy mình quyết định đi bán BHNT dạo là trước là để tự bán cho bản thân + người thân/bạn bè, sau là để giúp các khách hàng khác mua đúng cái họ cần.

Đầu tiên, nói về xung đột lợi ích, các bạn có thể xem bảng dưới đây mình copy từ Thông tư 50/2017 của Bộ Tài chính quy định về mức hoa hồng tối đa cho tư vấn viên sản phẩm BHNT:
View attachment 104466
Tạm bỏ qua các khái niệm bảo hiểm, các bạn có thể thấy mức hoa hồng của tư vấn viên BHNT tối đa theo quy định thường rơi vào khoảng 30-40% phí bảo hiểm năm đầu khách hàng đóng (các năm tiếp theo giảm dần - không đáng kể). Tuy nhiên, mặc dù BTC quy định mức hoa hồng tối đa như vậy, nhưng các công ty bảo hiểm thường tìm cách lách và nâng mức hoa hồng lên thông qua hình thức thưởng, nếu tư vấn viên và/hoặc đội nhóm của tư vấn viên (yup, đa cấp đó) đạt KPI trong kỳ. Vì vậy, hoa hồng cho 1 tư vấn viên có thể lên đến 70-80% phí bảo hiểm thu của khách hàng nếu tvv đó đạt KPI. Điều này tạo ra xung đột lợi ích vô cùng lớn, cộng với việc rất nhiều khách hàng (và bản thân tvv) không có đủ hiểu biết về BHNT/tài chính cá nhân, dẫn đến việc nhiều tvv sẽ tìm cách bán những gói đắt tiền nhất có thể cho khách hàng mặc dù nó không hề phù hợp với tình hình tài chính của cá nhân/gia đình khách hàng đó.

OK quay lại phần chính về BHNT. “Nhân” có nghĩa là “con người”, còn “thọ” có nghĩa là “tính mạng”. Vậy BHNT là bảo hiểm tính mạng con người, có nghĩa là nếu bạn (người được bảo hiểm) chết/thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì gia đình bạn sẽ nhận được 1 khoản bồi thường. Sản phẩm này có 1 tên gọi khác là “bảo hiểm tử kỳ” (như trong bảng phía trên), là bản chất nguyên thủy của BHNT. Như mình đã nói ở trên, BHNT cũng là 1 dạng chi phí, không ai chết/thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì sẽ mất phần phí đóng mà không được gì cả.

Trước tiên, mình hi vọng các bạn hiểu là BHNT là 1 sản phẩm nên có. Tưởng tượng các bạn đang áp dụng các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình như mình chia sẻ ở trên rất thành công, hi vọng vào 1 tương lai sáng ngời đủ tiền mua nhà mua xe cho con cái đi học. Đùng 1 cái bạn ra đường bị tai nạn, nặng thì tử vong nhẹ thì thương tật mất khả năng lao động, thu nhập gia đình giảm sút, tích lũy không còn. Đây chính là những rủi ro mà BHNT có thể bảo vệ giúp bạn.

Nếu các bạn đi mua BHNT, mình có thể khẳng định là 99% tvv sẽ không giới thiệu cho các bạn bảo hiểm tử kỳ, mà thay vào đó họ sẽ giới thiệu bảo hiểm hỗn hợp. Bảo hiểm hỗn hợp bản chất là bảo hiểm tử kỳ + phần tích lũy/đầu tư thêm. Phần bảo hiểm tử kỳ thì giống nhau, nhưng phần khách hàng thiệt (đổi lại công ty bảo hiểm/tvv được lợi) chính là phần tích lũy/đầu tư thêm. Mình sẽ giải thích kĩ hơn ở dưới đây.

View attachment 104467

Hình trên là minh họa 1 cách đơn giản cấu trúc của phí bảo hiểm mà khách hàng đóng, trong đó có 3 phần chính:
  • Phí ban đầu: Được tính bằng X% của phí bảo hiểm (X cố định, được ghi rõ trong hợp đồng). Phần này là phần khách hàng mất trắng, được sử dụng để chi trả hoa hồng cho tư vấn viên (có thể lên đến 70-80% như mình nói ở trên) + chi phí hoạt động của công ty bảo hiểm.
  • Phí bảo hiểm rủi ro: Cái này cũng là chi phí khách hàng mất, nhưng không phải mất trắng mà được sử dụng để chi trả cho phần bảo hiểm rui ro. Phần này thì có công thức để tính, ví dụ với STBH là 1 triệu thì phí sẽ là X nghìn đồng. Nếu khách hàng mua bảo hiểm bảo vệ 1 tỷ thì phí bảo hiểm rủi ro sẽ là X triệu đồng (X nghìn nhân với 1,000). Công thức tính như thế nào thì có hẳn cả 1 chuyên ngành Toán ở bậc Đại học về Định phí bảo hiểm (Actuary), mình ko học nên ko rõ. Nhưng về cơ bản thì vì đều dựa vào công thức nên phí bảo hiểm rủi ro giữa các công ty bảo hiểm hầu như là giống nhau. Mình thấy nhiều khách hàng khi mua BHNT phải mất công đi hỏi giữa các công ty khác nhau để so sánh bên nào rẻ hơn, việc này là không cần thiết.
Phí bảo hiểm của sản phẩm tử kỳ thì chỉ bao gồm 2 cấu phần trên. Phí bảo hiểm của sản phẩm hỗn hợp thì ngoài 2 phần trên còn có 1 phần nữa:
  • Khoản tích lũy/đầu tư thêm: Khoản này bản chất không liên quan gì đến bảo hiểm, mà tương tự như việc bạn đầu tư vào quỹ mở như mình nói ở trên. Khoản tiền này bản chất là bạn ủy thác cho công ty bảo hiểm để họ mang đi đầu tư hộ, sau này họ sẽ trả lại cho bạn.

Vì sao mình lại nói phần tích lũy/đầu tư thêm là thiệt cho khách hàng?
Thứ nhất, phần tích lũy thêm làm tăng TỔNG phí bảo hiểm khách hàng đóng (hình minh họa trên). Vì phí ban đầu được tính bằng X% của tổng phí bảo hiểm (X cố định), nên việc có thêm phần tích lũy sẽ làm tăng phí ban đầu, một loại phí mà khách hàng mất trắng còn tvv/ctbh được hưởng như phân tích ở trên.
Đối với sản phẩm truyền thống, lợi nhuận dự kiến khách hàng được hưởng trên phần tích lũy thêm hiện tại khoảng 5%/năm, thấp hơn cả gửi tiết kiệm (7%/năm). Vậy tại sao phải bỏ tiền vào BHNT để tích lũy trong khi đơn giản hơn có thể mang đi gửi tiết kiệm?
Thứ ba, vì phần tích lũy thêm làm tăng phí bảo hiểm, khách hàng có thể thấy phí bảo hiểm cao quá và yêu cầu giảm bớt bằng cách giảm bớt mức bảo vệ đi. Điều này có thể khiến cho việc mua BHNT trở nên vô nghĩa khi cả phần bảo vệ lẫn phần tiết kiệm đều thấp. Mình đã gặp rất nhiều trường hợp như thế này.

Vì sao các tvv luôn giới thiệu cho khách hàng sản phẩm hỗn hợp thay vì tử kỳ?
Đơn giản là vì bản thân tvv và khách hàng không hiểu bản chất của BHNT như mình phân tích ở trên. Các công ty BHNT ở Việt Nam 30 năm qua đã làm rất tốt việc “nhồi sọ” thị trường, rằng BHNT mang đến lợi ích kép vừa được bảo vệ lại vừa được tiết kiệm. Vì thế đến thời điểm hiện tại, khi nhắc đến BHNT, hầu như mọi người ngoài cân nhắc quyền lợi bảo vệ còn cân nhắc cả quyền lợi tiết kiệm xem sau 20-30 năm nữa nhận lại được bao nhiêu tiền. Điều này là hoàn toàn vô nghĩa, lãng phí, và sai bản chất của bảo hiểm.

OK vậy từ giờ chúng ta sẽ chỉ mua BH tử kỳ thôi, không mua BH hỗn hợp nữa nhé?
Không, rất tiếc là mọi thứ lại không đơn giản như thế :sleep: Thực tế ở Việt Nam ngoài rủi ro tử vong/tai nạn, khách hàng còn rất quan tâm đến rủi ro bệnh hiểm nghèo. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo thường là sản phẩm bổ sung, phải mua BHNT trước rồi mới được đính kèm thêm BH bệnh hiểm nghèo. Và phần lớn (mình tin là 100% nhưng ko chắc chắn) các công ty BHNT sẽ chỉ bán BH bệnh hiểm nghèo cho bạn nếu bạn mua BH hỗn hợp; còn nếu bạn đòi mua BH tử kỳ thì họ sẽ không bán cho bạn BH bệnh hiểm nghèo. Cái này đơn giản là chính sách bán hàng của các công ty BHNT và mình không làm gì được.

Khó thế, vậy phải làm thế nào?
Đoạn này mình xin phép chỉ tiết lộ là có cách để giúp khách hàng cân bằng giữa việc bị bắt phải mua BH hỗn hợp để được mua thêm BH bệnh hiểm nghèo với việc giảm thiểu phí ban đầu để tránh lãng phí cho khách hàng. Cơ mà làm thế nào mình xin phép được giữ lại để tư vấn riêng cho khách hàng, mình chỉ giải thích về mặt bản chất của BHNT ở đây thôi, còn cụ thể từng trường hợp thế nào nếu các bạn có nhu cầu thì pm mình theo như dưới sign nhé :D


Bonus: Một số câu quảng cáo BHNT các bạn sẽ gặp rất nhiều, nghe thì hay nhưng mà vô nghĩa/sai bản chất.
Câu 1: Sản phẩm này của công ty em bảo vệ anh/chị với STBH 1 tỷ đồng cho đến năm 99 tuổi
Giả sử bạn năm nay 30 tuổi. 69 ( :p ) năm nữa các bạn mới được 99 tuổi. Không rõ 69 năm nữa thì 1 tỷ đồng mua được mấy bát phở ta haha. Ngoài ra, thời gian bảo hiểm càng dài thì phí càng cao, nghĩa là các bạn bỏ thêm tiền ra để mua 1 thứ vô nghĩa. Mua BHNT chỉ cần bảo vệ 20-25 năm là OK rồi, ko cần 69 năm đâu.

Câu 2: Chúng ta nên bỏ 10% thu nhập vào BHNT để vừa được bảo vệ vừa được tích lũy dài hạn
Phần tích lũy thì mình đã nói ở trên rồi. Ở đây mình muốn nói về cái con số 10% kia, nếu lắp vào khung các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình ở phía trên thì các bạn sẽ thấy quá cao. Mà các bạn biết rồi, đóng phí BHNT cao thì hoa hồng cho tvv/lợi nhuận cho CTBH cũng sẽ cao theo.

Câu 3: Thay vì đóng tiền vào BHXH phải đợi đến khi về hưu mới nhận lại được tiền, sao anh/chị không dành tiền đó đóng BHNT vừa được bảo vệ rủi ro, vừa được nhận lại tiền từ sớm?
Theo ý kiến của mình, BHXH là 1 loại bảo hiểm đặc biệt, mục đích là an sinh xã hội chứ không phải để bảo vệ rủi ro hay tích lũy cho từng cá nhân. Vì thế việc so sánh BHXH với BHNT là vô nghĩa. Nếu các bạn đang đi làm công ăn lương, thì việc đóng BHXH là bắt buộc không làm gì được. Nếu bạn làm tự do, bạn có thể không cần mua BHXH cũng được, nhưng bạn sẽ cần phải có ý thức tích lũy tài sản theo các nguyên tắc tài chính cá nhân/gia đình mình chia sẻ ở trên, chả liên quan gì đến BHNT mà so sánh ở đây cả.


// Update: Chia sẻ 1 case bị từ chối bồi thường (mà mình tin rằng do tvv vô đạo đức)
Case từ chối bồi thường

//Update: Chia sẻ câu chuyện mình tư vấn cho 1 bạn vozer bị tvv bảo hiểm "lừa"
Chuyện của vozer

//Update phần 6

Bên F17 đang có thớt tranh cãi về mua nhà với thuê nhà, thấy phần lớn mọi người tính toán đều không đúng. hôm trước mình cũng mới bị ăn 1 đống gạch vì chia sẻ chuyện nên đi thuê hơn là mua nên nhân tiện ở đây chia sẻ luôn về vấn đề này :D

6. Mua nhà hay thuê nhà?
Ở đây mình làm 1 ví dụ nhỏ để tính xem về mặt tài chính thuần túy, mua nhà hay thuê nhà có lợi hơn. Giả định 1 cặp vợ chồng đang có trong tay 1 tỷ, muốn mua 1 căn nhà 3 tỷ thì phải đi vay thêm 2 tỷ trong 10 năm, lãi suất thị trường hiện giờ khoảng 11%/năm. Đổi lại nếu cặp vợ chồng này đi thuê thì 1 căn hộ giá 3 tỷ hiện giờ đang cho thuê khoảng 11tr (cap rate 4.5%), giả định tiền thuê tăng 5%/năm, phần tiền tiết kiệm được mang đi đầu tư với lãi suất khoảng 8%/năm. Kết quả thì sau 10 năm cặp vợ chồng nếu đi thuê nhà sẽ tích lũy được khoảng 4.8 tỷ, còn cặp vợ chồng đi vay mua nhà sẽ có 1 căn nhà. Vậy câu hỏi tiên quyết sẽ là: Nếu bạn tin tưởng căn nhà 3 tỷ mình mua hnay sẽ có giá trị lớn hơn 4.8 tỷ 10 năm sau thì nên mua, còn không thì nên thuê.
Theo mình thì đây là 1 câu hỏi khó, cũng không ai nói trước được 10 năm sau sẽ thế nào: Yếu tố giúp căn hộ tăng giá thì bao gồm lạm phát, tăng trưởng dân số, quỹ đất không đủ, v.v Yếu tố khiến căn hộ tăng giá kém thì bao gồm khấu hao, chất lượng xây dựng, rủi ro chủ đầu tư, rủi ro đầu cơ khiến cung > cầu v.v. Các bạn tự suy nghĩ và lựa chọn nhé :D

View attachment 224152

1 điều nữa về mặt tài chính khi cân nhắc 2 phương án trên đó là đa dạng hóa. Với phương án mua nhà thì 10 năm tới 100% tài sản của vợ chồng này sẽ nằm ở bất động sản, nghĩa là bỏ hết trứng vào 1 rỏ. Điều này theo mình là không tốt (như đã trình bày ở mấy post đầu). Tuy nhiên đổi lại thì sẽ được yếu tố tâm lý đấy là "an cư lạc nghiệp", nói chung là tùy mỗi người lựa chọn thôi.


- The end -
thớt hay, đánh dấu tối về đọc
 
Hnay mới tư vấn cho 1 bạn vozer, mình xin phép chia sẻ nhanh câu chuyện của bạn lên đấy (đã được bạn đồng ý), cái này chắc chắn nhiều người đã/đang/sẽ gặp phải, cần phải hết sức lưu ý.

Bạn vozer này 9x, đã có gia đình. Thu nhập 2 vợ chồng khoảng 20-25tr/tháng. Năm ngoái ra ngân hàng VIB được quảng cáo sản phẩm bảo hiểm đầu tư lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm nên đã chốt 1 hợp đồng phí 30tr/năm với mức bảo vệ như bên dưới (tử vong 1 tỷ, tai nạn 100tr, bệnh hiểm nghèo 100tr). 1 năm sau đọc thớt của mình + tình hình tài chính khó khăn hơn do covid nên ko theo được hợp đồng cũ nên có liên hệ với mình nhờ tư vấn. Sau đây là 1 số vấn đề mà mình phát hiện ra:
1. Hợp đồng này cấu trúc sản phẩm và phí quá tệ và đắt. Đóng 30tr/năm mà bị ung thư chỉ được trả có 100tr thì nói làm gì? Người có 30tr để đóng phí bảo hiểm thì cũng chẳng thiếu 100tr để chữa ung thư. Trước mình có làm cho 1 khách nữ 9x background tương tự, cùng loại sản phẩm nhưng mức bảo vệ là tử vong 1 tỷ, tai nạn 500tr, bệnh hiểm nghèo 500tr, và phí chỉ có 16tr/năm!
2. Sản phẩm này ko phù hợp với tình hình tài chính của bạn vozer này, thu nhập 2 người 25tr/tháng, 1 người khoảng 15tr thôi mà đóng tận 30tr tức là 2 tháng lương của bạn đó cho bảo hiểm! Tiền này để mua CCQ VFM còn hơn.
3. Tình hình sức khỏe của bạn vozer này ko phải quá tốt, và tvv ko hề kê khai 1 tí gì trong hồ sơ cả. Sau khi hỏi hết về tình hình sức khỏe của bạn đó thì mình đã khuyên là nên thay đổi lối sống cải thiện sức khỏe trước rồi 1 năm sau hãy mua! Còn cái hợp đồng cũ chắc chắn là vô hiệu rồi vì ko kê khai đầy đủ khá nhiều bệnh phức tạp.
Bạn này thì BMI 32, gan nhiễm mỡ, mỡ máu (là hệ quả của BMI 32), bệnh tuyến giáp, bệnh dạ dày. Chuyện ko kê khai sức khỏe thì nói mãi rồi, cơ mà mình muốn nói thêm là bản thân thẩm định viên của các cty bảo hiểm làm việc cũng ko có tâm. 1 khách hàng mà BMI 32 mà kê khai "không có bệnh gì" là rất vô lý, nếu "có tâm" thì có thể yêu cầu khách đi khám sức khỏe (khám chắc chắn sẽ ra các bệnh nói trên), sau đó nếu có loại trừ hay tăng phí gì thì còn thông báo cho KH biết. Chứ cứ tự động ok phát hành hợp đồng thu tiền thì cuối cùng khách hàng là người chịu thiệt thôi khi tiền mất mà hợp đồng vô hiệu.

View attachment 364816
View attachment 364848
Thằng/con tvv này xứng đáng đc gọi là mất dạy. Bảo hiểm ngoài cty e đang làm việc hạng bèo đã đc 100tr 1 năm đây lại còn đóng tận 30tr :surrender:
 
Mấy quỹ mở của VFM, TCBS, nếu nó sập thì mình mất trắng hả mấy bác? Khả năng sập của nó có đáng để mình bỏ tiền vào ko?
 
Back
Top