thảo luận Ca từ nhạc Việt: Đời thường, đừng tầm thường!

Vẫn thích nhạc xưa, vì ca từ đầy chất thơ và giàu hình ảnh :p
"Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say"
Bài này là Phạm Duy phổ nhạc cho bài thơ của Phạm Thiên Thư nên nó hay là đúng. Vì Phạm Thiên Thư là ng đi tu và làm thơ, được mệnh danh là ng phổ thơ cho kinh phật, nên vốn dĩ lời nó đã hay, thoát tục rồi, cũng phải công nhận Phạm Duy phổ nhạc quá đỉnh cao, trong loạt phổ nhạc cho thơ Phạm Thiên Thư này có bài hát mình thích nhất đó là ngày xưa Hoàng Thị.
 
Last edited:
Nhìn khách quan thì ta đi so sánh trước đã, cho gần thì cứ 2 thằng hàng xóm đông á là trung và hàn

1. Ca nhạc của bọn hàn lời cũng tạp nham bỉ bu ra, cái mà bọn này làm tốt là lồng các yếu tố nghệ thuật khác vào nên nó tốt lên

Còn bọn trung thì ca từ hay, phải gọi là bọn này ca từ rất có chiều sâu, vì phải nói cho cùng là vốn từ và chất thơ, sự đẹp của nó trong từ vựng của nó không hề thiếu

Việt nam ta thì thiếu từ vựng hay để lời nhạc hay, còn thiếu luôn cả yếu tố chuyên môn khác như bọn hàn, nhạc thì nếu không rên thì cũng là rên × 2

2. Nếu muốn nghe ca từ hay, đời thường mà vẫn đẹp, vẫn thơ thì thử nghe các ca khúc của Triệu Lôi thử xem

Họa, Thành Đô ( thích nhất bài này vì thấy mình trong đó), cô gái từ phương nam,.......

Gửi từ Space_dark bằng vozFApp
Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:

“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”

Dịch nghĩa là:

“Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”

Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

---- Câu chuyện này diễn ra như thế nào thì tự tìm hiểu đi..

Trẩu tre mà thích bình phẩm tiếng Việt
 
Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên, gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:

“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”

Dịch nghĩa là:

“Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!”

Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.

Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.org. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

---- Câu chuyện này diễn ra như thế nào thì tự tìm hiểu đi..

Trẩu tre mà thích bình phẩm tiếng Việt
đọc tới đọc lui vẫn chưa hiểu có ý gì?
Nếu dùng để chứng minh tiếng Việt có tính biểu đạt cao phản bác còm trên thì càng sai. Vì rõ ràng Mạc Đĩnh Chi đang dùng tiếng Hán?
 
Nhìn khách quan thì ta đi so sánh trước đã, cho gần thì cứ 2 thằng hàng xóm đông á là trung và hàn

1. Ca nhạc của bọn hàn lời cũng tạp nham bỉ bu ra, cái mà bọn này làm tốt là lồng các yếu tố nghệ thuật khác vào nên nó tốt lên

Còn bọn trung thì ca từ hay, phải gọi là bọn này ca từ rất có chiều sâu, vì phải nói cho cùng là vốn từ và chất thơ, sự đẹp của nó trong từ vựng của nó không hề thiếu

Việt nam ta thì thiếu từ vựng hay để lời nhạc hay, còn thiếu luôn cả yếu tố chuyên môn khác như bọn hàn, nhạc thì nếu không rên thì cũng là rên × 2

2. Nếu muốn nghe ca từ hay, đời thường mà vẫn đẹp, vẫn thơ thì thử nghe các ca khúc của Triệu Lôi thử xem

Họa, Thành Đô ( thích nhất bài này vì thấy mình trong đó), cô gái từ phương nam,.......

Gửi từ Space_dark bằng vozFApp
Đúng là như vậy, về phần nhạc điện tử hay nhạc pop hiện đại có lẽ ca từ nước nào cũng như nước nào, không có gì nhiều để thưởng thức, ballad là nơi có đất diễn nhất cho ca từ. Đem so sánh ballad của 3 nước thì thằng Hàn đúng là đỉnh cao của âm nhạc, từ phần hòa âm cho tới chất lượng bản mix-master. Chỉ có duy nhất thằng Hàn là so bì được với mấy anh Âu Mỹ về chất lượng và thẩm mỹ âm nhạc, một phần có lẽ là do dân Hàn được tiếp xúc nhiều với nhạc cổ điển hay blue, jazz nhiều hơn 2 nước còn lại. Về ca từ và âm sắc thì thằng Tàu có lẽ là thằng có chiều sâu nhất kể cả đem so với nhiều khu vực khác, chỉ có ông Việt Nam hiện giờ đang bị ảnh hưởng bởi nhạc Tàu quá nhiều, từ nhạc cụ cho tới hòa âm, ngũ cung, ca từ thì cố bắt chước tàu, nhưng rất là kệch cỡm, làm không tới. Trong một câu, chỗ thì dùng Hán Việt, chỗ thì thuần Việt, dùng bừa bãi không đáng dùng, biết từ nào thì nhét vào từ đấy. Vì sao, vì vốn từ Hán Việt không đa dạng đã đành, nhạc sĩ lại toàn mấy cậu biết đôi ba chữ, thuần Việt dùng còn chưa thạo, chưa hay, lại còn cố dùng những thứ mình kém để thể hiện... Tất nhiên là đang nói về nhạc trẻ, còn các chú các anh đi trước vẫn đang cố gắng để giữ gìn phát triển những thứ tinh túy trong âm nhạc Việt Nam. Mong một ngày thẩm mỹ âm nhạc đi lên, khi mà người ta thích nghe jazz, cổ điển, blue, hay ballad nhưng là một ballad sang hơn, từ ca từ cho tới hòa âm,... Lúc đó những người làm nghệ thuật mới có thể làm hết mình với chuyên môn, chứ không phải là chạy theo thị trường, hát và tạo ra những thứ thô bỉ không đáng gọi là nghệ thuật.
 
ngày xưa Vũ Hà cover lại bài Mi Ya Hee bị dân mạng ném đá vì ca từ nhăng nhích, nhưng bản gốc thực sự ca từ cũng nhăng nhích không kém, nhưng Tây họ vẫn đón nhận, chứng tỏ dân Việt gu thưởng thức âm nhạc cao hơn phải không nhỉ :)
 
“Cắm sừng ai thì cắm chứ anh đừng cắm sừng em anh nhé “
cuoi2.png
cuoi2.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Vậy nên nhạc Việt tôi chỉ nghe được mấy bản tình khúc 54-75 của Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, v.v... Nó không quá nặng nề như bolero, âm nhạc vẫn mang nét hiện đại nhưng ca từ được trau chuốt rất cẩn thận và rất thơ
Hr2tOkI.png
Vote nhạc của phạm duy và quốc dũng nữa bạn nhé..giờ vẫn ám ảnh với câu hát "nghìn trùng xa cách, đời đứt ngang rồi" nghe buồn dễ hợ
 

PMQ thiếu gì bài hay mà các ca sỹ nổi tiếng hát đâu.. ấn tượng bài "Bước qua thế giới" a **** hát
g8WUGlQ.jpg
"Ngày xưa khi ta sinh ra chào đời bằng tiếng khóc, vây quanh đón ta là nụ cười niềm vui. Có lẽ nên sống sao khi trở về với đất, người ta khóc còn ta mỉm cườ

PMQ thiếu gì bài hay mà các ca sỹ nổi tiếng hát đâu.. ấn tượng bài "Bước qua thế giới" a **** hát
g8WUGlQ.jpg
"Ngày xưa khi ta sinh ra chào đời bằng tiếng khóc, vây quanh đón ta là nụ cười niềm vui. Có lẽ nên sống sao khi trở về với đất, người ta khóc còn ta mỉm cười."
Mẹ nghe không tiếng ồn ào. Anh em họ gửi lời chào...nghe bình dị nhưng rất vần
 
Nói về cơ từ toạc móng heo thì nhạc bây h phải gọi nhạc 14, 15 năm trc bằng cụ : " Người yêu tôi h lại là em tôi ", " Ở bên người ấy e sẽ không buồn đau ở bên cạnh tôi e sẽ không dc gì ", " Tình tay 3 đã khổ đau giờ tay 4 biết làm sao ", " Sao em nỡ bán đứng cuộc tình " ... v.v... Nhiều nhiều lắm...
Và bây giờ tôi thề tôi hứa tôi sẽ yêu em tôi sẽ bên em suốt đời..
Anh chàng đẹp trai ngồi trong quán uống ly cafe
 
Vậy nên nhạc Việt tôi chỉ nghe được mấy bản tình khúc 54-75 của Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, v.v... Nó không quá nặng nề như bolero, âm nhạc vẫn mang nét hiện đại nhưng ca từ được trau chuốt rất cẩn thận và rất thơ
Hr2tOkI.png
Anh như chim bói cá, em là ánh trăng tàn, chỉ cách một mặt hồ, mà muôn trùng chia xa :sosad:
 
Back
Top