tin tức Rap Việt thời hoàng kim đã điểm?

gatami

Senior Member
50-1612409956834.jpg


Binz đem nhiều phụ kiện đắt tiền vào MV Bigcityboy. Chú cún trong ảnh được biết có giá 1.000USD.

Nửa cuối năm 2020, khi các gameshow ca nhạc truyền hình tưởng như đã hết chiêu để chiều khán giả, rap đến như một thứ “phao cứu sinh”. Đùng một cái, hai cuộc thi rap cùng lúc nổ ra trở thành tâm điểm dư luận. Thành công của rap ở thời điểm này liệu có bất ngờ và có chút ăn may?

ĐỘT BIẾN

Đêm chung kết Rap Việt phá kỷ lục thế giới về lượng người xem trực tiếp cùng một lúc (lên tới hơn 1,1 triệu) chỉ tính riêng trên Youtube. Một trong số giám khảo của chương trình này Binz tuyên bố trên báo: “Bây giờ bật ti-vi, mở Youtube, lướt Facebook, đâu đâu cũng thấy rap. Rồi sẽ có những thế hệ trẻ lớn lên bằng những bài nhạc rap chứ không phải là nhạc Trịnh Công Sơn, Bằng Kiều, Trần Thu Hà... Rap không chỉ là thú chơi ngông của giới trẻ mà có thể trở thành văn hóa của cả một thế hệ sau này”. Nhận định có phần chủ quan này cần thời gian để thẩm định.

Nhưng dù sao rap từ một cái bóng mờ trong âm nhạc đại chúng, đùng một cái có được chỗ đứng xem chừng ngang ngửa với các “ông lớn” pop, rock cũng là một căn cứ để người trong giới lạc quan. Thành công đột biến này có thể được lý giải từ hai góc độ. Trước tiên, cái gì mới lạ bao giờ cũng được chú ý. Với đa số công chúng, rap là món mới. Trong thị trường, rap chưa có dáng dấp của một dòng nhạc độc lập. Các rapper thường xuất hiện để phụ trợ cho tiết mục của ca sĩ. Nhân hai show truyền hình với đầy rẫy các rapper độc diễn từ đầu đến cuối, dân ngoại đạo có dịp nhìn nhận rap trọn vẹn hơn. Những định kiến trước đây về dòng nhạc này dần được phá bỏ: Có những bài rap dở không có nghĩa là cả dòng nhạc rap không hay...

Thứ hai, rap vốn đã có một lượng khán giả khủng ở thế giới ngầm nay đơn giản trồi lên. Với người trong giới, thành công của rap không phải một cú ăn may. Rapper JGKiD (tức Quách Văn Thơm), thành viên nhóm Da Lab lý giải: “Đó là cả một quá trình gây giống, chăm sóc, phát triển của rất nhiều thế hệ rapper để đến hôm nay khi lượng khán giả đã đạt đến một mức độ nhất định, khi các ông lớn truyền thông biết đây là vùng đất có nhiều nhân tài có thể khai phá. Tất nhiên vụ gặt phải thành công”.

Rap Việt thời hoàng kim đã điểm? -0


Nhóm nhạc hip-hop Da Lab (thành lập năm 2007) nổi lên từ năm 2015 với hit Một nhà.

Vẫn đại diện Da Lab: “Trong 5 năm gần đây, rap đã và đang chứng minh được vị thế của mình trong tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc uy tín. Rap vốn luôn là tiếng nói tự do, tâm sự thật về thế giới quan của người nghệ sĩ, vì vậy việc rap chạm đến cảm xúc của số đông khán giả là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Và đó chính xác là những thứ mà rap xứng đáng nhận được sau hơn hai thập niên cố gắng vươn lên từ thế giới ngầm”.

VIỆT HÓA

Rap ra đời tại New York, Mỹ vào đầu những năm 1970, nhưng những hình thái ban đầu xuất hiện trước đó từ lâu. Có thể là lối kể chuyện, “hát nói” theo nhịp trống của các nghệ nhân dân gian Tây Phi hay vùng Caribe. Rap Việt cũng được khai sinh tại Mỹ. Bài đầu tiên Vietnamese Gang do Khanh Nhỏ rap bằng tiếng Việt và Thai Viet G - tiếng Anh. Trong nước, Xlim xuất hiện như rapper đầu tiên năm 2002. Thuở manh nha, rap giống như công cụ thể hiện sự khác biệt, thậm chí gây hấn. Hai cộng đồng rap Việt trong nước và hải ngoại ban đầu mượn rap để cãi nhau. Cũng giống như các rapper bờ Đông và Tây New York trước đây...

Nhưng cuối năm 2020 trên sóng truyền hình quốc gia và Youtube, các tiết mục tham gia Rap Việt và King of Rap chủ yếu nói về tình yêu đôi lứa, gia đình hay quê hương đất nước, tâm sự của người trẻ, sự tự tôn, những khát vọng trước ngưỡng cửa cuộc đời... Có thể đó là cái “giá phải trả” để rap được từ underground (thế giới ngầm) bước ra ánh sáng. Nhưng cũng có thể hiểu đó là sự phát triển, lột xác có tính chuyên nghiệp.

Eminem - thần tượng của ICD, quán quân King of Rap - có không ít những bản rap gây hấn, kỳ thị, đụng chạm cá nhân, tập thể. Năm 2001, anh còn bị cộng đồng LGBT ở Mỹ, Anh biểu tình phản đối. Nhưng ICD lại đồng cảm với Eminem ở khía cạnh khác: “Eminem còn là một người trầm lắng, sống với nội tâm quá phức tạp và u tối. Thời điểm đó tôi trùng hợp với mảng đó nên thích. Sau đó phát hiện ra ông ấy là người hay rap tục tĩu, thậm chí còn bị người dân biểu tình phản đối, tôi cũng khá sốc. Tôi cũng nhận ra rapper ở đâu cũng sẽ tương thích với môi trường ở đó. Giả dụ Tài sản của bố là bài tôi vô cùng tâm đắc và gây xúc động cho rất nhiều người. Nhưng cũng bài đó đặt trong môi trường Mỹ chẳng hạn, giá trị sẽ rất ít. Vì bên Mỹ luật trẻ em không cho phép bố đánh con... Cho nên tôi cũng phải cân nhắc, suy nghĩ chứ không bắt chước thần tượng mù quáng”.

Những cố gắng Việt hóa của các rapper tỏ ra không uổng phí. Thời gian gần đây, những tiết mục công phu kết hợp rap với nhạc đỏ (tại chương trình The Remix), chầu văn (Rap Việt), cải lương (King of Rap) hay xẩm (MV của Hà Myo và VBK)... cũng đồng thời kết nối rap với đông đảo các thành phần khán giả.

Rap Việt thời hoàng kim đã điểm? -0

Quán quân King of Rap ICD trình diễn Tài sản của bố trong một chương trình truyền hình cuối năm.

Nội dung chuyển tải của rap hóa ra phong phú như bất cứ dòng nhạc có lời nào nếu không nói là thoải mái hơn về thời lượng và hình thức diễn đạt. Rap ở Việt Nam đang là phương tiện bày tỏ và lan truyền hiệu quả những cảm xúc thiên về tích cực từ người trẻ. Thậm chí nó còn trở thành tiếng nói chung kết nối các thành phần xã hội. Các nhãn hàng đương nhiên không bỏ qua điều này. Một nhãn xe máy vừa mời Đen Vâu và Justa Tee làm một MV mang chủ đề mà mỗi cuối năm nhiều người lại muốn nghe, đó là Đi về nhà. Đen Vâu không biết hát nên cần giọng của Justa Tee. Nhưng rõ ràng rap đã phổ cập đến mức rapper trở thành nhân vật chính, giọng hát chỉ như gia vị.

Rapper nổi tiếng nhất giờ đây phải là người được trích dẫn nhiều nhất. Không phải theo kiểu danh ngôn mà đơn giản đó là những diễn đạt cô đọng, có vần điệu trùng khớp với tâm cảm của nhiều người. Và ngược lại, anh càng nổi tiếng thì càng được trích nhiều, nhất là trên mạng xã hội. Về khoản này khó ai vượt qua Đen Vâu. Câu hay được trích mới đây: “Hạnh phúc, đi về nhà/ Cô đơn, đi về nhà/ Thành công, đi về nhà/ Thất bại, đi về nhà/ Mệt quá, đi về nhà/ Mông lung, đi về nhà/ Chênh vênh, đi về nhà/ Không có việc gì, vậy thì đi về nhà...”. Một bài rap đại chúng thường có những câu hook (găm vào lòng người) kiểu như vậy.

VƯỢT KHÓ

Cái duyên nổi tiếng của rapper cũng vô chừng. Nhưng có vẻ như yếu tố nhân thân khá có trọng lượng. Xuất phát điểm hạn chế đòi hỏi rapper phải gắng gỏi vượt qua để theo đuổi ước mơ trở thành điểm cộng đáng kể trong việc “lấy lòng” khán giả.

Đen Vâu - rapper đầu tiên có show riêng (dù chưa bán vé) - không có tiền đi học đại học, từng làm công nhân vệ sinh bờ biển. Quán quân Rap Việt Dế Choắt đường đời còn ly kỳ hơn: chưa học hết cấp 2, làm phụ hồ rồi thợ xăm và xăm kín người luôn. Các chuyên gia phân tích, lượt xem GDucky (Á quân) cao hơn nhưng lại không bằng lượt bình chọn dẫn đến đăng quang của Dế Choắt, đơn giản vì Dế khiến khán giả ấn tượng hơn... Tất nhiên nhờ những trải nghiệm rất đời ấy, rapper cũng sẽ có một vốn sống phong phú tốt cho rap.
...................................................................................................................................................................................................................................
https://nhandan.com.vn/van-hoa/rap-viet-thoi-hoang-kim-da-diem--634308/
 
hoàng kim kiểu gì ko biết

nhưng còn nói tục chửi thề, real riếc qq gì đó thì mơ nhá :haha:

người ta chỉ nghe Đen, Binz, Hieuthuhai. Hết :go:
 
Lý do Rap ăn khách bởi vì nền âm nhạc Việt Nam từ 1990 đến giờ quá nhiều nhạc tình yêu. Đéo có nhạc life trừ 30% bài của các ban rock như Bức Tường. Rap ra mắt nó đem cho khán giả hoàn toàn là nhạc life
Là một rock/metal fan (chủ yếu nghe các band nước ngoài), tôi phản bác ý kiến này của anh.

Chủ đề về cuộc sống, nhân sinh các nhạc sĩ Việt Nam có viết, chỉ là ít thôi. Tôi xin dẫn vài bài như sau, nhớ gì viết nấy chứ không theo thứ tự, tiêu chí nào:

- Nước ngoài, Bước qua thế giới, Hồi ức, Huyền thoại, Ai cũng có ngày xưa... của nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh.

- Vết chân tròn trên cát, Sắc màu, Về đi em... của nhạc sĩ Trần Tiến.

- Chảy đi sông ơi, Về quê (có chút tình yêu nam nữ, nhưng chủ yếu day dứt với quê hương) của nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Ngoài ra, riêng về genre nhạc rock, anh nói Bức Tường viết 30% bài về life của nền âm nhạc Việt Nam, là anh đã sỉ nhục rất nhiều các anh em, ban nhạc rock khác ở Việt Nam. Tôi dám chắc rock anh chỉ biết và chỉ nghe được có mỗi Bức Tường mới dám thốt ra câu đó. Các ban nhạc rock Việt hiện nay cả mainstream và underground viết rất nhiều chủ đề về cuộc sống, góc nhìn, tâm tư trong XH anh nhé.

Tết rồi, tặng anh một bài rất phù hợp nỗi lòng của những người con đi học, đi làm ăn xa nhà:

 
Là một rock/metal fan (chủ yếu nghe các band nước ngoài), tôi phản bác ý kiến này của anh.

Chủ đề về cuộc sống, nhân sinh các nhạc sĩ Việt Nam có viết, chỉ là ít thôi. Tôi xin dẫn vài bài như sau, nhớ gì viết nấy chứ không theo thứ tự, tiêu chí nào:

- Nước ngoài, Bước qua thế giới, Hồi ức, Huyền thoại, Ai cũng có ngày xưa... của nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh.

- Vết chân tròn trên cát, Sắc màu, Về đi em... của nhạc sĩ Trần Tiến.

- Chảy đi sông ơi, Về quê (có chút tình yêu nam nữ, nhưng chủ yếu day dứt với quê hương) của nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Ngoài ra, riêng về genre nhạc rock, anh nói Bức Tường viết 30% bài về life của nền âm nhạc Việt Nam, là anh đã sỉ nhục rất nhiều các anh em, ban nhạc rock khác ở Việt Nam. Tôi dám chắc rock anh chỉ biết và chỉ nghe được có mỗi Bức Tường mới dám thốt ra câu đó. Các ban nhạc rock Việt hiện nay cả mainstream và underground viết rất nhiều chủ đề về cuộc sống, góc nhìn, tâm tư trong XH anh nhé.

Tết rồi, tặng anh một bài rất phù hợp nỗi lòng của những người con đi học, đi làm ăn xa nhà:

Mỗi Vết chân tròn trên cát, Chảy đi sông ơi, Sắc màu từng là hit quốc dân
Còn lại list của anh không phải hit quốc dân, Đường về thì tôi biết, thuộc giai điệu nhưng đó không phải hit như mấy bài của Bức tường.
Nhạc life quá ít ở Việt Nam, chiếm 1% là cùng
Chứ tôi xem show ca nhạc Tàu trên youtube thì 50% bài hát là nhạc life cơ
 
Mỗi Chảy đi sông ơi, Sắc màu là bài hit quốc dân
Còn lại list của anh không phải hit quốc dân
Tôi chỉ phản đối ý kiến của anh: Việt Nam không có nhạc life từ 1990 tới giờ.

Nhạc về life là CÓ, đúng ko? Anh lại lái qua có phải là "hít quốc dân" hay không.

Chắc còn nhiều bài nữa, đột ngột quá tôi không nhớ ra thôi.
 
Tôi chỉ phản đối ý kiến của anh: Việt Nam không có nhạc life từ 1990 tới giờ.

Nhạc về life là CÓ, đúng ko? Anh lại lái qua có phải là "hít quốc dân" hay không.

Chắc còn nhiều bài nữa, đột ngột quá tôi không nhớ ra thôi.
Tôi nói không có bao giờ ?
Đọc hiểu ở tầm nào vầy ;)
Kể cả những bài như Tìm lại giờ hỏi thế hệ 8x-9x được bao nhiêu thằng biết
 
Hoaàng kim cái đầu ****. Rap Việt chết từ khi được coi là cực thịnh - được mnag tới đại chúng qua hai chương trình RV và KOR, sau đó rap việt thành cái đống hổ lốn gì ?
Rapper giờ chi lo đến cơm áo gạo tiền, viết nhạc quảng cáo, bị thằng khùng điên như Viruss sỉ nhục cũng không dám đoàn kết lại mà bảo vệ nhau. Thằng Viruss đi reaction, kiếm fame, view trắng trợn trên công sức của rapper nhưng anh rapper nào cũng rén vì Viruss CÓ QUAN HỆ. Nhục !
bỏ cái ảnh tiên tri của ICD
1612629755838.png
 
Back
Top